- 1Quyết định 03/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp công dân của cơ quan Bộ và các đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư
- 4Nghị định 35/2001/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 5Nghị định 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
- 6Nghị định 165/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 7Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/1998/QH10 | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1998 |
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI SỐ 11/1998/QH10 NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1998 GIÁO DỤC
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật giáo dục
Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
3. Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất.
Điều 5. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
2. Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;
3. Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
4. Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, bảo đảm điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng.
1. Nhà nước quyết định kế hoạch và trình độ giáo dục phổ cập, có chính sách bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy định của gia đình mình được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
Điều 11. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Điều 13. Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.
2. Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Điều 16. Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác
Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 17. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
Cấm mọi hành vi thương mại hoá hoạt động giáo dục.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Điều 19. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Điều 20. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
2. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.
Điều 21. Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;
2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;
3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và trường mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Giáo dục phổ thông gồm:
1. Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
2. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
3. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể bắt đầu học ở tuổi cao hơn tuổi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 23. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học.
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1. Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học, lớp học.
3. Nhà nước quản lý việc xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.
Điều 26. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học sơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Điều 27. Văn bằng giáo dục phổ thông
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học; được thực hiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề ngắn hạn, từ một đến ba năm đối với các chương trình dạy nghề dài hạn.
Điều 29. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp.
Dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.
2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề.
3. Nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải được thể hiện thành chương trình giáo dục.
Điều 31. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn
1. Giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghề dài hạn.
Điều 32. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) Trường trung học chuyên nghiệp;
b) Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
Điều 33. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Học sinh học hết chương trình trung học chuyên nghiệp, chương trình dạy nghề dài hạn, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp.
Học sinh học hết chương trình dạy nghề ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định được dự kiểm tra để lấy chứng chỉ.
2. Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề.
Hiệu trưởng trường dạy nghề cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề; Giám đốc trung tâm dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.
Mục 4: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
Điều 34. Giáo dục đại học và sau đại học
Giáo dục đại học và sau đại học gồm:
1. Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ đại học:
a) Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
b) Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.
2. Giáo dục sau đại học đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ:
a) Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện trong hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;
b) Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo sau đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Điều 35. Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học
Mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề khoa học - công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn.
Điều 36. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học và sau đại học được quy định như sau:
1. Đối với giáo dục đại học:
a) Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn;
b) Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng;
2. Đối với giáo dục sau đại học:
a) Nội dung giáo dục sau đại học phải giúp cho người học phát triển và hoàn thiện kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các bộ môn khoa học Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước.
Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.
Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn;
b) Phương pháp đào tạo thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
Phương pháp đào tạo tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn;
c) Nội dung, phương pháp giáo dục các môn học, chuyên đề, luận văn, luận án theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 37. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học
1. Giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng, trường đại học.
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm để các trường cao đẳng, trường đại học có đủ giáo trình chủ yếu.
Điều 38. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gồm:
a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;
b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
c) Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định.
Điều 39. Văn bằng giáo dục đại học và sau đại học
1. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng.
Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học.
Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư, của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư, của ngành y tế là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.
2. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận văn và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng thạc sĩ.
Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tiến sĩ.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tiến sĩ.
Đối với bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, nhà trường được phép đào tạo ở trình độ nào thì Hiệu trưởng cấp bằng ở trình độ ấy.
4. Chính phủ quy định văn bằng tốt nghiệp sau đại học của một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Mục 5: PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY
Điều 40. Giáo dục không chính quy
Giáo dục không chính quy là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Điều 41. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục không chính quy
1. Nội dung giáo dục không chính quy được thể hiện trong các chương trình sau đây:
a) Chương trình xoá nạn mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b) Chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng;
c) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
2. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Phương pháp giáo dục không chính quy phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học.
Điều 42. Cơ sở giáo dục không chính quy
1. Cơ sở giáo dục không chính quy gồm:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Giáo dục không chính quy còn được thực hiện tại trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cơ sở giáo dục chính quy thực hiện các chương trình giáo dục theo phương thức giáo dục không chính quy phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình; chỉ thực hiện đối với chương trình giáo dục quy định tại
2. Trung tâm giáo dục thường xuyên không thực hiện các chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học.
Điều 43. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục không chính quy
1. Học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại
a) Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở bậc học, cấp học, trình độ tương ứng;
b) Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học viên học hết các chương trình giáo dục quy định tại các
3. Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại
4. Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục không chính quy được quy định như thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục chính quy.
5. Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục không chính quy.
NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Mục 1: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 44. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
1. Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhà trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này đối với nhà trường quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Điều 47. Thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập nhà trường được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng, trường dự bị đại học;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học.
2. Cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.
Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và Điều lệ nhà trường.
2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
d) Nhiệm vụ và quyền của người học ;
đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;
e) Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường;
g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ nhà trường ở các bậc học, cấp học khác.
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các bậc học, cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 50. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định của Luật này. Hội đồng tư vấn trong trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông gọi là Hội đồng giáo dục; trong trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề gọi là Hội đồng đào tạo; trong trường cao đẳng, trường đại học gọi là Hội đồng khoa học và đào tạo.
2. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn nói tại khoản 1 Điều này được quy định trong Điều lệ nhà trường.
Điều 51. Tổ chức Đảng trong nhà trường
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 52. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
Đoàn thể, tổ chức xã hội hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.
Mục 2: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 53. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục;
2. Quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
6. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước;
b) Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây:
a) Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, miễn giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;
c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường đại học
Trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ nhà trường trong các công tác sau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;
2. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩm quyền;
3. Tổ chức bộ máy nhà trường;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Mục 3: CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT
Điều 56. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
Điều 57. Trường chuyên, trường năng khiếu
1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.
2. Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.
3. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho các trường này.
Điều 58. Trường, lớp dành cho người tàn tật
Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, hoà nhập với cộng đồng.
1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hội nhập vào đời sống xã hội.
2. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho loại trường này.
Mục 4: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Điều 60. Các cơ sở giáo dục khác
Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
Mục 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây :
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.
Giáo sư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Điều 63. Nhiệm vụ của nhà giáo
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho;
4. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại
3. Người được mời thỉnh giảng nếu là cán bộ, công chức thì phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Điều 66. Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mục 2: ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO
Điều 67. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối với giáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở trường dạy nghề;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp;
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng hoặc đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
1.Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giáo dục.
2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cấp kinh phí đào tạo.
3. Trường sư phạm có ký túc xá, trường hoặc cơ sở thực hành.
Điều 69. Đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học
Việc đào tạo nhà giáo cho trường cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo phương thức ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, sau đại học, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Mục 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Điều 70. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
1. Thang, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
2. Nhà giáo được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo ở vùng thuận lợi đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo ở vùng này an tâm công tác.
Mục 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC
1. Người học là người đang học tập tại nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:
a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
c) Sinh viên của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học;
d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
e) Học viên theo học các chương trình giáo dục không chính quy.
2. Những quy định trong Chương này chỉ áp dụng cho người học nói tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Điều 74. Nhiệm vụ của người học
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2. Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Điều lệ nhà trường;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình;
2. Học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3. Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
4. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
Điều 76. Nghĩa vụ của người học tại trường cao đẳng, trường đại học công lập
1. Người tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp đại học tại các trường công lập; người đi học chương trình đại học, sau đại học ở nước ngoài nếu hưởng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Điều 77. Học bổng, trợ cấp xã hội
3. Học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với con em các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức cho vùng này.
2. Người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học. Thời gian công tác tối thiểu ở địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cử đi học quy định. Nếu không chấp hành sự điều động và bố trí công tác, người học phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan cử người đi học và cơ quan tiếp nhận người học theo chế độ cử tuyển phải cử người đi học và tiếp nhận người học theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cơ quan cử người đi học có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí công tác cho người đi học sau khi tốt nghiệp.
Người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học có khó khăn về kinh tế được Quỹ tín dụng giáo dục của Ngân hàng cho vay để học tập.
Điều 80. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về y tế, giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Chính phủ.
NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 81. Trách nhiệm của nhà trường
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 82. Trách nhiệm của gia đình
1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Điều 83. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:
1. Yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ;
2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ, người giám hộ của học sinh do nhà trường tổ chức;
3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.
Điều 84. Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm :
a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực cho sự nghiệp giáo dục tuỳ theo khả năng của mình.
2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Điều 85. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật.
Mục 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Điều 86. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm :
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng;
4. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
5. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục;
8. Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
9. Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
Điều 87. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Điều 88. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
Điều 89. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hoá, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch xây dựng cơ bản và dành ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng trường học, ký túc xá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.
Điều 91. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho giáo dục. Khoản đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp; khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân không phải tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định của Chính phủ.
2. Chi phí của tổ chức kinh tế để mở trường, lớp đào tạo tại cơ sở, phối hợp đào tạo với trường học, viện nghiên cứu khoa học, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của đơn vị mình được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác được hưởng các ưu đãi về quyền sử dụng đất, tín dụng, miễn giảm thuế do Chính phủ quy định.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
Điều 92. Học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường
Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình trường, cơ sở giáo dục khác theo nguyên tắc không bình quân, thực hiện miễn, giảm cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội và người nghèo.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với các trường, cơ sở giáo dục khác thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Chính phủ về học phí hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh của các trường và cơ sở giáo dục khác trực thuộc trung ương.
Điều 93. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất đồ dùng dạy học, đồ chơi
Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Mục 3: QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
Điều 94. Quan hệ quốc tế về giáo dục
Nhà nước mở rộng, phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 95. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo các hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 96. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường, cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định.
Điều 97. Công nhận văn bằng nước ngoài
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hiệp định tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục.
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục do Chính phủ quy định.
Điều 99. Nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục ;
2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;
3. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động giáo dục; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục;
4. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.
Điều 100. Quyền hạn của Thanh tra giáo dục
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
2. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 101. Trách nhiệm của Thanh tra giáo dục
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra giáo dục có những trách nhiệm sau đây:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, cản trở hoạt động giáo dục bình thường và gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của người dạy và người học;
3. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mọi hành vi và quyết định của mình.
Điều 102. Quyền của đối tượng thanh tra
Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những quyền sau đây:
1. Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ Thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của Thanh tra viên và kết luận thanh tra mà mình có căn cứ cho là không đúng;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên gây ra.
Điều 103. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra
Khi Thanh tra giáo dục thực hiện việc thanh tra, đối tượng thanh tra có những trách nhiệm sau đây:
1. Thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên;
2. Tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ;
3. Chấp hành các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
Điều 104. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Điều 105. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về giáo dục
Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 106. Khen thưởng đối với người học
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng. Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 107. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế; nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật :
Thành lập cơ sở giáo dục trái phép;
Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;
Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục; xuyên tạc nội dung giáo dục;
Xuất bản, phát hành sách giáo khoa trái phép;
Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;
Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;
Sử dụng kinh phí giáo dục sai mục đích, làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định;
Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác;
Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1999.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Chỉ thị 40/2004/CT-BGDĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn số 8217/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá luận án tiến sĩ
- 5Công văn số 978/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học
- 6Quyết định 04/2006/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 54/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Đô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 62/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 02/2006/QĐ-BCN phê duyệt Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 10Thông tư 05/2006/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo đại học và cao đẳng điều dưỡng, kỹ thuật y học, đại học y tế cộng đồng hệ vừa học vừa làm do Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 501/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Quản lý giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Quyết định 78/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 82/2006/QĐ-TTg điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định 194/2001/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 10/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học An ninh trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Quyết định 13/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Quyết định 14/2006/QĐ-BGDĐT về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 18Quyết định 11/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 19Quyết định 2539/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập Phân Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 20Quyết định 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 21Quyết định 20/2006/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông theo Quyết định 18/2002/QĐ-BGD&ĐT và được sửa đổi tại Quyết định 46/2002/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định 12/2004/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 22Quyết định 19/2006/QĐ-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông sửa đổi Quyết định 17/2002/QĐ-BGD&ĐT,Quyết định 13/2004/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định 06/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 23Quyết định 17/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 24Quyết định 111/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Điện lực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 750/2006/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý - Kinh doanh Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 122/2006/QĐ-TTg về chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 28Quyết định 18/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực các môn văn hóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 29Quyết định 09/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Bộ tiêu chuẩn Ngành của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 30Công văn số 2065/BGD&ĐT-GDCN của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
- 31Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 32Quyết định 1757/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Website Bộ giáo dục và đào tạo trên Internet do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 33Quyết định 117/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Chỉ thị 116/2006/CT-UBTDTT về nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 35Quyết định 135/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Chu Văn An do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 134/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Quyết định 141/2006/QĐ-TTg về việc thành lập trường đại học Trà Vinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38Quyết định 146/2006/QĐ-TTg về việc chuyển loại hình trường đại học, cao đẳng bán công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Quyết định 145/2006/QĐ-TTg về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40Quyết định 17/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 41Quyết định 19/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 42Quyết định 18/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Xây lắp Điện do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 43Quyết định 3003/QĐ-BGDĐT năm 2006 ban hành hướng dẫn xét bổ nhiệm ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 44Quyết định 22/2006/QĐ-BGDĐT về bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 45Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 46Quyết định 3168/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam trên cơ sở Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 47Quyết định 3167/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về việc thành lập Trường Cao đẳng Thương mại trên cơ sở Trường trung học Thương mại TW II do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 48Quyết định 05/2006/QĐ-BLĐTBXH về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 49Thông tư liên tịch 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú do Bộ tài chính - Bộ lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 50Chỉ thị 10/2006/CT-BXD về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo của các trường thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2005 – 2010 do bộ xây dựng ban hành
- 51Quyết định 168/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Hàng không Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 52Quyết định 01/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 53Quyết định 02/2004/QĐ-BGDĐT bổ sung Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học , cao đẳng hệ chính quy theo Quyết định 04/1999/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 54Quyết định 14/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Khung chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) cho giáo viên Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 55Chỉ thị 16/2004/CT-BGDĐT về tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 56Thông tư liên tịch 05/2003/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo-Bộ Tài chính ban hành
- 57Quyết định 20/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 8 kèm theo Quyết định 03/2004/QĐ-BGDĐT ;Quyết định 10/2004/QĐ-BGDĐT phê duyệt Bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 8 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 58Quyết định 30/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II (2004-2007) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 59Thông tư 04-TBXH-1978 quy định chế độ tạm thời đối với giáo viên dạy chữ và dạy nghề cho người mù, người điếc câm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 60Quyết định 29/2005/QĐ-BGDĐT về Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Xã hội trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 61Thông tư 27-TTg/VG-1965 bổ sung chế độ học bổng đối với học sinh, sinh viên miền Nam trong các trường chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 62Quyết định 32/2004/QĐ-BGDĐT về Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 63Quyết định 23/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Kinh tế- Quản trị Kinh doanh trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 64Chỉ thị 25/2001/CT-BGDĐT về biện pháp tăng cường công tác giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành trong tình hình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 65Quyết định 33/2002/QĐ-BGDĐT về Chương trình quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 66Thông tư 05-TT-1965 hướng dẫn và giải thích về thể lệ thi Tốt nghiệp các lớp tại chức đại học và Trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 67Thông tư 07-BYT-TT-1965 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh hiện đang công tác tại các xã và hợp tác xã nông nghiệp đi học bổ túc lên y sĩ niên khóa 1965-1966 do Bộ Y tế ban hành
- 68Thông tư 27-TT/BTVH-1966 về việc thành lập trường bổ túc văn hoá công nông do Bộ Giáo dục ban hành
- 69Thông tư 24-TT/BTVH-1966 về việc thành lập trường Sư phạm Bổ túc văn hóa cấp II do Bộ Giáo dục ban hành
- 70Thông tư 386-BD-1972 hướng dẫn cấp bằng cho cán bộ, giáo viên tốt nghiệp hàm thụ đại học và trung học sư phạm do Bộ Giáo dục ban hành
- 71Thông tư 38-TT-ĐH năm 1963 về việc cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 72Thông tư 08-TT-ĐH năm 1963 về chế độ dự thính ở các trường Đại học do Bộ Giáo Dục ban hành
- 73Thông tư 12-TTg-1964 sửa đổi chế độ học bổng cấp Đại học và Trung cấp, Sơ cấp chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 74Thông tư 22-NV năm 1963 hướng dẫn việc thống nhất trường Hành chính vào trường Đảng bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Nội vụ ban hành
- 75Thông tư 10-TT-1964 về việc tuyển sinh vào các trường Cán bộ Thể dục Thể thao Trung ương, Trung học Hàng hải, Trung học Lâm nghiệp và Trung học Công nghiệp rừng năm học 1964 – 1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 76Thông tư 13-TT-1964 về thể lệ thi tốt nghiệp Phổ thông công nghiệp năm 1963-1964 do Bộ Giáo dục ban hành
- 77Thông tư 14-TT-1964 về thể lệ thi tốt nghiệp phổ thông của các trường Hoa và Hán do Bộ Giáo dục ban hành
- 78Thông tư 16-TT-1964 về việc thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp do Bộ Giáo Dục ban hành
- 79Thông tư 286-TC/HCVX-1970 quy định chế độ quản lý chi tiêu về học bổng cấp cho học sinh và cán bộ đi học (gọi tắt là quỹ học bổng) do Bộ Tài chính ban hành
- 80Thông tư 08-LĐ-TT-1964 hướng dẫn thi hành Quyết định 30-LĐ-QĐ-1964 ban hành chương trình đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề do Bộ lao Động ban hành
- 81Thông tư 31-TT-1964 bổ sung quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 82Thông tư 35-TT-1964 quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua trong ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành
- 83Thông tư 57-TT-ĐH năm 1963 giải thích quy chế tạm thời về thi và kiểm tra ở các trường đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 84Thông tư 58-TT-QL năm 1963 về việc chuyển ngành học, chuyển trường cho học sinh và sinh viên do Bộ Giáo dục ban hành
- 85Thông tư 2451-TCh-1970 hướng dẫn tuyển sinh vào các trường, lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp tại chức do Bộ Đại hoc và Trung học chuyên nghiệp ban hành
- 86Thông tư 17-TT-GD3-1964 về việc thi tốt nghiệp cấp III Bổ túc văn hoá Công nông do Bộ Giáo dục ban hành
- 87Thông tư 25-TT-QL-1964 về việc chiêu sinh khóa II lớp Đại học tại chức và chuyên tu Kỹ sư kinh tế công nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 88Thông tư 20-TT-ĐH-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 171- CP-1963 về quy chế mở trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 89Thông tư 21-NCKH năm 1963 về nguyên tắc và thủ tục ra học san ở các trường Đại học, Cao đẳng và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 90Thông tư 36-TT năm 1963 về thủ tục xét duyệt tốt nghiệp ở các trường Đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 91Thông tư 25-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh vào trường y sĩ và dược sĩ trung cấp do Bộ Y Tế ban hành
- 92Thông tư 34-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh Y sĩ và Dược sĩ trung cấp để học bổ túc tại chức lên Bác sĩ và Dược sĩ cao cấp niên khóa 1964 – 1965 do Bộ Y Tế ban hành
- 93Thông tư 90-TTg-VG-1964 quy định chính sách và chế độ cụ thể đối với lưu học sinh ở lại trong nước học tập và công tác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 94Thông tư 06-TT năm 1962 về việc tuyển sinh vào các Trường Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
- 95Thông tư 07-TT năm 1962 về việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi về một số môn học năm học 1961-1962 do Bộ Giáo dục ban hành
- 96Thông tư 09-TT/ĐH năm 1962 quy định tổ chức và quản lý hồ sơ lý lịch của sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 97Thông tư 14-TT năm 1962 thi hành Nghị định quy định việc dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái và chữ Mèo của Hội đồng Chính phủ trong phạm vi giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành
- 98Thông tư 57-TT-ĐH-1964 hướng dẫn việc tiêu chuẩn hóa các lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp chuyên tu tập trung và tại chức do Bộ Giáo dục ban hành
- 99Quyết định 1363/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt đề án ''''Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân'''' do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 100Thông tư 31-TT/GD năm 1962 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với giáo viên chính trị do Bộ Giáo dục ban hành
- 101Nghị định 101-TTg năm 1962 quy chế chung về tổ chức các trường lớp trung cấp và đại học tại chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 102Thông tư 41-TT-DTBD 1964 về việc đào tạo, bồi dưỡng thầy giáo do Bộ Giáo dục ban hành
- 103Thông tư 42-TT-QL 1964 về việc tuyển sinh đợt 2 vào các trường trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 104Thông tư 195-TTg năm 1961 về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Phủ Thủ tướng ban hành
- 105Thông tư 47-TT năm 1962 giải thích và hướng dẫn Thông tư 46-TT về cải tiến và sửa đổi chế độ công tác của giáo viên, Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục ban hành
- 106Thông tư 46-TT-ĐTBD-1964 hướng dẫn việc thành lập trường bồi dưỡng cán bộ giáo viên do Bộ Giáo dục ban hành
- 107Thông tư 06-BYT/TT năm 1961 về kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển sinh các lớp bổ túc chuyên môn lên trung cấp và cao cấp năm 1961 do Bộ Y tế ban hành
- 108Quyết định 35/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
- 109Quyết định 1161/2004/QĐ-BLĐTBXH Quy định Hội giảng giáo viên dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,thương binh và xã hội ban hành
- 110Quyết định 38/2004/QĐ-BGDĐT Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- 111Nghị định 199-NĐ năm 1957 quy định phụ cấp giảng dạy cho những giáo viên, cán bộ dạy các lớp bổ túc văn hóa tổ chức ngoài giờ làm việc cho cán bộ công nhân viên cơ quan, xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh và Công trường xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 112Nghị định 224-NĐ năm 1945 về các phụ giáo trường Y khoa đại học Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 113Nghị định 250-NĐ năm 1957 về ấn định số giờ lên lớp giảng bài hàng tuần của cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 114Nghị định 306-NĐ năm 1957 quy định khoản phụ cấp cho sinh viên, học sinh các trường chuyên nghiệp các cấp trong thời gian thực tập do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 115Nghị định 336-NĐ năm 1957 về thể lệ tổ chức thi hết cấp 2 Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 116Nghị định 169-NĐ năm 1959 Quy định thể lệ tổ chức kỳ thi hết cấp 2 trường phổ thông áp dụng từ niên học 1958-1959 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 117Nghị định 1101-NĐ năm 1957 Quy định chế độ tạm thời đối với lưu học sinh học ở nước ngoài về do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 118Nghị định 359-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ tổ chức thi hết cấp I Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 119Nghị định 531-QĐ năm 1957 về việc mở một kỳ thi tuyển học sinh vào các trường chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1957 – 1958 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 120Thông tư 17-TT-ĐH năm 1962 bổ sung một số điểm về tuyển sinh vào các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo Dục ban hành.
- 121Nghị định 775-NĐ-LB năm 1956 về việc cấp học bổng cho học sinh các trường chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 122Nghị định 473-NĐ năm 1958 về tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban Bảo trợ nhà trường cấp I do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 123Nghị định 410-NĐ năm 1957 ban hành quy chế lên lớp cho học sinh các lớp 1, 2, 3 các Trường phổ thông cấp I do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 124Nghị định 43-NĐ năm 1956 về việc thành lập trường bổ túc văn hóa cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 125Nghị định 379-NĐ năm 1959 về việc thành lập các trường Sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 126Nghị định 380-NĐ năm 1959 về việc thành lập các trường Bổ túc văn hóa công nông liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 127Nghị định 94-NĐ năm 1956 về thể lệ mở trường tư thục Hoa kiều do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 128Nghị định 147-NĐ năm 1956 về việc thành lập Trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 129Nghị định 158-NĐ năm 1956 về việc thành lập trường sư phạm trung cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 130Nghị định 20-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ về kỳ thi kiểm tra văn hóa vào các trường Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 131Nghị định 596-NĐ năm 1956 về việc Ban hành quy chế trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 132Thông tư 03-LĐ/TT-1974 về giáo dục ý thức ngành nghề và hướng dẫn học sinh phổ thông đi học nghề do Bộ Giáo dục- Bộ Lao động ban hành
- 133Nghị định 983-TTg năm 1956 về việc thành lập Vụ Sư phạm thuộc Bộ Giáo dục do Thủ tướng ban hành
- 134Nghị định 1027-TTg năm 1956 về bản chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng ban hành
- 135Nghị định 117-GTCC năm 1945 về Mở lớp Chính trị Xã hội do Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ban hành
- 136Nghị định 417-NĐ năm 1946 về Bậc học của nền giáo dục Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành
- 137Thông tư 132-TTg-1973 quy định chế độ động viên và tổ chức những cán bộ có trình độ ngoại ngữ đang công tác ở các ngành tham gia dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 138Quyết định 195-QĐ năm 1973 ban hành quy chế tạm thời về nhiệm vụ của học sinh, của thầy giáo và của nhà trường phổ thông về cách đánh giá học sinh, thầy giáo, nhà trường phổ thông, về danh hiệu thi đua trong nhà trường phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
- 139Nghị định 134-CP năm 1975 Quy chế phân phối nghiên cứu sinh và học sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã tốt nghiệp
- 140Chương trình số 9783/BGD&TƯĐTN ngày 6/10/2003 của Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn Thanh niên về việc chương trình phối hợp công tác năm học 2003-2004 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- 141Sắc lệnh số 18 về việc bãi bỏ ngạch học quan do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 142Sắc lệnh số 20 về việc định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 143Sắc lệnh số 43 về việc thiết lập một quỹ tự trị cho trường đại học Việt nam do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 144Sắc lệnh số 110 về việc mở lớp huấn luyện cán bộ bình dân học vụ cho đại biểu dân tộc thiểu số do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 145Sắc lệnh số 146 về việc đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa ban hành
- 146Sắc lệnh số 194 về việc thành lập ngành học sư phạm do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 147Sắc lệnh số 197 về việc mở tại trường đại học một ban pháp lý học do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 148Sắc lệnh số 92/SL về việc cho phép ông Hoàng Thiếu Sơn từ chức Chánh văn phòng Bộ quốc gia giáo dục do Chủ tịch nước ban hành
- 149Nghị định 114-HĐBT năm 1986 về chế độ học bổng và sinh hoạt phí của học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 150Nghị định 151-HĐBT năm 1987 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 151Nghị định 93-HĐBT năm 1988 về việc thành lập trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo trung ương số 1 trên cơ sở giải thể trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo trung ương số 1 và trường Nuôi dạy trẻ trung ương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 152Nghị định 418-HĐBT năm 1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 153Nghị định 1010/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn công nhận thanh toán nạn mù chữ cho các đơn vị gia đình, xã, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường, huyện, tỉnh và thể thức kiểm tra, công nhận thanh toán nạn mù chữ do Bộ Giáo dục ban hành
- 154Nghị định 123-HĐBT năm 1985 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 155Nghị định 136-HĐBT năm 1985 về việc sáp nhập trường Cao đẳng Lâm nghiệp với trường Đại học Nông nghiệp 4 thành trường Đại học Nông - Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 156Quyết định 02/2001/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh sau đại học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 157Chỉ thị 19/2001/CT-BGD&ĐT về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo hè 2001 do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 158Quyết định 776/2001/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dậy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 159Quyết định 37/2001/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 160Thông báo số 746/2002/BGDĐT về công tác tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng năm 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 161Công văn 1319/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển cán bộ đi học sau đại học tại Nhật Bản năm 2002-2003
- 162Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 về giáo dục do Quốc Hội ban hành
- 163Quyết định 27/2004/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề cơ bản để đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ, thợ máy, thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba trên phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 164Thông tư 30-TT/QLTN-1966 hướng dẫn thi hành Thông tư 12-Vg-1966 về việc cải tiến chế độ học bổng đối với sinh viên, học sinh (người miền Bắc) học trong các trường chuyên nghiệp do Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ban hành
- 165Thông tư 31-TTGD năm 1962 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với giáo viên chính trị do Bộ Giáo dục ban hành.
- 166Thông tư 04-UB/GD-ĐT-1975 giải thích và hướng dẫn Nghị định 134-CP-1975 về việc phân phối nghiên cứu sinh, học sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp do Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành
- 167Quyết định 175/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 168Thông Tư 08-TT-1976 quy định tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II và bổ túc văn hoá cho cán bộ và thanh niên do Bộ Giáo Dục ban hành
- 169Chỉ thị 33/2003/CT-BGDĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 170Chỉ thị 54/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 171Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2007 Về việc giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho Trường Đại học dân lập Hồng Bàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 172Quyết định 26/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung ngành Lâm nghiệp trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 173Quyết định 25/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung ngành Trồng trọt trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 174Quyết định 24/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Kiến trúc cảnh quan trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 175Quyết định 21/2007/QĐ-BGDĐT Quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 176Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 177Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Trường đại học Phú Yên trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 178Quyết định 1168/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Trường Đại học Phạm Văn Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 179Quyết định 04/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 08/2003/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 180Nghị định 770-NĐ năm 1957 sửa đổi Nghị định 80-NĐ về ấn định điều kiện làm hiệu trưởng và giáo viên tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
- 181Thông tư 2404-BCNNg/KB3 năm 1965 hướng dẫn Chỉ thị 96-TTg năm 1963 về chế độ nghỉ sản xuất, công tác để ôn tập, thi cho học viên các lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức do Bộ Công nghiệp nặng ban hành
- 182Lệnh công bố Luật Giáo dục; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai sửa đổi năm 1998
- 1Chỉ thị 40/2004/CT-BGDĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn số 8217/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá luận án tiến sĩ
- 4Công văn số 978/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học
- 5Quyết định 04/2006/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 54/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Đô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 62/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 02/2006/QĐ-BCN phê duyệt Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 9Thông tư 05/2006/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo đại học và cao đẳng điều dưỡng, kỹ thuật y học, đại học y tế cộng đồng hệ vừa học vừa làm do Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 501/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Quản lý giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 78/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 82/2006/QĐ-TTg điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định 194/2001/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 10/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học An ninh trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Quyết định 13/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Quyết định 14/2006/QĐ-BGDĐT về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Quyết định 11/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 18Quyết định 2539/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập Phân Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 19Quyết định 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 20Quyết định 20/2006/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông theo Quyết định 18/2002/QĐ-BGD&ĐT và được sửa đổi tại Quyết định 46/2002/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định 12/2004/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 21Quyết định 19/2006/QĐ-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông sửa đổi Quyết định 17/2002/QĐ-BGD&ĐT,Quyết định 13/2004/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định 06/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 22Quyết định 17/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 23Quyết định 111/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Điện lực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 750/2006/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý - Kinh doanh Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 122/2006/QĐ-TTg về chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 27Quyết định 18/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực các môn văn hóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 28Quyết định 09/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Bộ tiêu chuẩn Ngành của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 29Công văn số 2065/BGD&ĐT-GDCN của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
- 30Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 31Quyết định 1757/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Website Bộ giáo dục và đào tạo trên Internet do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 32Quyết định 117/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Chỉ thị 116/2006/CT-UBTDTT về nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 34Quyết định 135/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Chu Văn An do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 134/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 141/2006/QĐ-TTg về việc thành lập trường đại học Trà Vinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Quyết định 146/2006/QĐ-TTg về việc chuyển loại hình trường đại học, cao đẳng bán công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38Quyết định 145/2006/QĐ-TTg về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Quyết định 17/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 40Quyết định 19/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 41Quyết định 18/2006/QĐ-BCN về Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghiệp Xây lắp Điện do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 42Quyết định 3003/QĐ-BGDĐT năm 2006 ban hành hướng dẫn xét bổ nhiệm ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 43Quyết định 22/2006/QĐ-BGDĐT về bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 44Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 45Quyết định 3168/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về việc thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam trên cơ sở Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 46Quyết định 3167/QĐ-BGD&ĐT năm 2006 về việc thành lập Trường Cao đẳng Thương mại trên cơ sở Trường trung học Thương mại TW II do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 47Quyết định 05/2006/QĐ-BLĐTBXH về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 48Thông tư liên tịch 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú do Bộ tài chính - Bộ lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 49Chỉ thị 10/2006/CT-BXD về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo của các trường thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2005 – 2010 do bộ xây dựng ban hành
- 50Quyết định 168/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Hàng không Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 51Quyết định 01/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 52Quyết định 02/2004/QĐ-BGDĐT bổ sung Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học , cao đẳng hệ chính quy theo Quyết định 04/1999/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 53Quyết định 14/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Khung chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) cho giáo viên Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 54Chỉ thị 16/2004/CT-BGDĐT về tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 55Quyết định 03/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp công dân của cơ quan Bộ và các đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 56Thông tư liên tịch 05/2003/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo-Bộ Tài chính ban hành
- 57Quyết định 20/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 8 kèm theo Quyết định 03/2004/QĐ-BGDĐT ;Quyết định 10/2004/QĐ-BGDĐT phê duyệt Bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 8 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 58Quyết định 30/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II (2004-2007) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 59Thông tư 04-TBXH-1978 quy định chế độ tạm thời đối với giáo viên dạy chữ và dạy nghề cho người mù, người điếc câm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 60Quyết định 29/2005/QĐ-BGDĐT về Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học Xã hội trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 61Thông tư 27-TTg/VG-1965 bổ sung chế độ học bổng đối với học sinh, sinh viên miền Nam trong các trường chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 62Quyết định 32/2004/QĐ-BGDĐT về Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 63Quyết định 23/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Kinh tế- Quản trị Kinh doanh trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 64Chỉ thị 25/2001/CT-BGDĐT về biện pháp tăng cường công tác giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành trong tình hình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 65Quyết định 33/2002/QĐ-BGDĐT về Chương trình quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 66Thông tư 05-TT-1965 hướng dẫn và giải thích về thể lệ thi Tốt nghiệp các lớp tại chức đại học và Trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 67Thông tư 07-BYT-TT-1965 về việc tuyển sinh y tá, nữ hộ sinh hiện đang công tác tại các xã và hợp tác xã nông nghiệp đi học bổ túc lên y sĩ niên khóa 1965-1966 do Bộ Y tế ban hành
- 68Thông tư 27-TT/BTVH-1966 về việc thành lập trường bổ túc văn hoá công nông do Bộ Giáo dục ban hành
- 69Thông tư 24-TT/BTVH-1966 về việc thành lập trường Sư phạm Bổ túc văn hóa cấp II do Bộ Giáo dục ban hành
- 70Thông tư 386-BD-1972 hướng dẫn cấp bằng cho cán bộ, giáo viên tốt nghiệp hàm thụ đại học và trung học sư phạm do Bộ Giáo dục ban hành
- 71Thông tư 38-TT-ĐH năm 1963 về việc cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 72Thông tư 08-TT-ĐH năm 1963 về chế độ dự thính ở các trường Đại học do Bộ Giáo Dục ban hành
- 73Thông tư 12-TTg-1964 sửa đổi chế độ học bổng cấp Đại học và Trung cấp, Sơ cấp chuyên nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 74Thông tư 22-NV năm 1963 hướng dẫn việc thống nhất trường Hành chính vào trường Đảng bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Nội vụ ban hành
- 75Thông tư 10-TT-1964 về việc tuyển sinh vào các trường Cán bộ Thể dục Thể thao Trung ương, Trung học Hàng hải, Trung học Lâm nghiệp và Trung học Công nghiệp rừng năm học 1964 – 1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 76Thông tư 13-TT-1964 về thể lệ thi tốt nghiệp Phổ thông công nghiệp năm 1963-1964 do Bộ Giáo dục ban hành
- 77Thông tư 14-TT-1964 về thể lệ thi tốt nghiệp phổ thông của các trường Hoa và Hán do Bộ Giáo dục ban hành
- 78Thông tư 16-TT-1964 về việc thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp do Bộ Giáo Dục ban hành
- 79Thông tư 286-TC/HCVX-1970 quy định chế độ quản lý chi tiêu về học bổng cấp cho học sinh và cán bộ đi học (gọi tắt là quỹ học bổng) do Bộ Tài chính ban hành
- 80Thông tư 08-LĐ-TT-1964 hướng dẫn thi hành Quyết định 30-LĐ-QĐ-1964 ban hành chương trình đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề do Bộ lao Động ban hành
- 81Thông tư 31-TT-1964 bổ sung quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 82Thông tư 35-TT-1964 quy định nội dung tiêu chuẩn thi đua trong ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành
- 83Thông tư 57-TT-ĐH năm 1963 giải thích quy chế tạm thời về thi và kiểm tra ở các trường đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 84Thông tư 58-TT-QL năm 1963 về việc chuyển ngành học, chuyển trường cho học sinh và sinh viên do Bộ Giáo dục ban hành
- 85Thông tư 2451-TCh-1970 hướng dẫn tuyển sinh vào các trường, lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp tại chức do Bộ Đại hoc và Trung học chuyên nghiệp ban hành
- 86Thông tư 17-TT-GD3-1964 về việc thi tốt nghiệp cấp III Bổ túc văn hoá Công nông do Bộ Giáo dục ban hành
- 87Thông tư 25-TT-QL-1964 về việc chiêu sinh khóa II lớp Đại học tại chức và chuyên tu Kỹ sư kinh tế công nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 88Thông tư 20-TT-ĐH-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 171- CP-1963 về quy chế mở trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 89Thông tư 21-NCKH năm 1963 về nguyên tắc và thủ tục ra học san ở các trường Đại học, Cao đẳng và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 90Thông tư 36-TT năm 1963 về thủ tục xét duyệt tốt nghiệp ở các trường Đại học do Bộ Giáo dục ban hành
- 91Thông tư 25-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh vào trường y sĩ và dược sĩ trung cấp do Bộ Y Tế ban hành
- 92Thông tư 34-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh Y sĩ và Dược sĩ trung cấp để học bổ túc tại chức lên Bác sĩ và Dược sĩ cao cấp niên khóa 1964 – 1965 do Bộ Y Tế ban hành
- 93Thông tư 90-TTg-VG-1964 quy định chính sách và chế độ cụ thể đối với lưu học sinh ở lại trong nước học tập và công tác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 94Thông tư 06-TT năm 1962 về việc tuyển sinh vào các Trường Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo dục ban hành
- 95Thông tư 07-TT năm 1962 về việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi về một số môn học năm học 1961-1962 do Bộ Giáo dục ban hành
- 96Thông tư 09-TT/ĐH năm 1962 quy định tổ chức và quản lý hồ sơ lý lịch của sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 97Thông tư 14-TT năm 1962 thi hành Nghị định quy định việc dùng chữ Tày - Nùng, chữ Thái và chữ Mèo của Hội đồng Chính phủ trong phạm vi giáo dục do Bộ Giáo dục ban hành
- 98Thông tư 57-TT-ĐH-1964 hướng dẫn việc tiêu chuẩn hóa các lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp chuyên tu tập trung và tại chức do Bộ Giáo dục ban hành
- 99Quyết định 1363/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt đề án ''''Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân'''' do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 100Thông tư 31-TT/GD năm 1962 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với giáo viên chính trị do Bộ Giáo dục ban hành
- 101Nghị định 101-TTg năm 1962 quy chế chung về tổ chức các trường lớp trung cấp và đại học tại chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 102Thông tư 41-TT-DTBD 1964 về việc đào tạo, bồi dưỡng thầy giáo do Bộ Giáo dục ban hành
- 103Thông tư 42-TT-QL 1964 về việc tuyển sinh đợt 2 vào các trường trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 104Thông tư 195-TTg năm 1961 về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Phủ Thủ tướng ban hành
- 105Thông tư 47-TT năm 1962 giải thích và hướng dẫn Thông tư 46-TT về cải tiến và sửa đổi chế độ công tác của giáo viên, Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục ban hành
- 106Thông tư 46-TT-ĐTBD-1964 hướng dẫn việc thành lập trường bồi dưỡng cán bộ giáo viên do Bộ Giáo dục ban hành
- 107Thông tư 06-BYT/TT năm 1961 về kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển sinh các lớp bổ túc chuyên môn lên trung cấp và cao cấp năm 1961 do Bộ Y tế ban hành
- 108Quyết định 35/2004/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác Xã hội trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
- 109Quyết định 1161/2004/QĐ-BLĐTBXH Quy định Hội giảng giáo viên dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,thương binh và xã hội ban hành
- 110Quyết định 38/2004/QĐ-BGDĐT Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
- 111Nghị định 199-NĐ năm 1957 quy định phụ cấp giảng dạy cho những giáo viên, cán bộ dạy các lớp bổ túc văn hóa tổ chức ngoài giờ làm việc cho cán bộ công nhân viên cơ quan, xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh và Công trường xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 112Nghị định 224-NĐ năm 1945 về các phụ giáo trường Y khoa đại học Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 113Nghị định 250-NĐ năm 1957 về ấn định số giờ lên lớp giảng bài hàng tuần của cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 114Nghị định 306-NĐ năm 1957 quy định khoản phụ cấp cho sinh viên, học sinh các trường chuyên nghiệp các cấp trong thời gian thực tập do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 115Nghị định 336-NĐ năm 1957 về thể lệ tổ chức thi hết cấp 2 Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 116Nghị định 169-NĐ năm 1959 Quy định thể lệ tổ chức kỳ thi hết cấp 2 trường phổ thông áp dụng từ niên học 1958-1959 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 117Nghị định 1101-NĐ năm 1957 Quy định chế độ tạm thời đối với lưu học sinh học ở nước ngoài về do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 118Nghị định 359-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ tổ chức thi hết cấp I Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 119Nghị định 531-QĐ năm 1957 về việc mở một kỳ thi tuyển học sinh vào các trường chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1957 – 1958 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 120Thông tư 17-TT-ĐH năm 1962 bổ sung một số điểm về tuyển sinh vào các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp niên khóa 1962-1963 do Bộ Giáo Dục ban hành.
- 121Nghị định 775-NĐ-LB năm 1956 về việc cấp học bổng cho học sinh các trường chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 122Nghị định 473-NĐ năm 1958 về tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban Bảo trợ nhà trường cấp I do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 123Nghị định 410-NĐ năm 1957 ban hành quy chế lên lớp cho học sinh các lớp 1, 2, 3 các Trường phổ thông cấp I do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 124Nghị định 43-NĐ năm 1956 về việc thành lập trường bổ túc văn hóa cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 125Nghị định 379-NĐ năm 1959 về việc thành lập các trường Sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 126Nghị định 380-NĐ năm 1959 về việc thành lập các trường Bổ túc văn hóa công nông liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 127Nghị định 94-NĐ năm 1956 về thể lệ mở trường tư thục Hoa kiều do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 128Nghị định 147-NĐ năm 1956 về việc thành lập Trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 129Nghị định 158-NĐ năm 1956 về việc thành lập trường sư phạm trung cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 130Nghị định 20-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ về kỳ thi kiểm tra văn hóa vào các trường Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 131Nghị định 596-NĐ năm 1956 về việc Ban hành quy chế trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 132Thông tư 03-LĐ/TT-1974 về giáo dục ý thức ngành nghề và hướng dẫn học sinh phổ thông đi học nghề do Bộ Giáo dục- Bộ Lao động ban hành
- 133Nghị định 983-TTg năm 1956 về việc thành lập Vụ Sư phạm thuộc Bộ Giáo dục do Thủ tướng ban hành
- 134Nghị định 1027-TTg năm 1956 về bản chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng ban hành
- 135Nghị định 117-GTCC năm 1945 về Mở lớp Chính trị Xã hội do Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ban hành
- 136Nghị định 417-NĐ năm 1946 về Bậc học của nền giáo dục Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành
- 137Thông tư 132-TTg-1973 quy định chế độ động viên và tổ chức những cán bộ có trình độ ngoại ngữ đang công tác ở các ngành tham gia dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 138Quyết định 195-QĐ năm 1973 ban hành quy chế tạm thời về nhiệm vụ của học sinh, của thầy giáo và của nhà trường phổ thông về cách đánh giá học sinh, thầy giáo, nhà trường phổ thông, về danh hiệu thi đua trong nhà trường phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
- 139Nghị định 134-CP năm 1975 Quy chế phân phối nghiên cứu sinh và học sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã tốt nghiệp
- 140Chương trình số 9783/BGD&TƯĐTN ngày 6/10/2003 của Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn Thanh niên về việc chương trình phối hợp công tác năm học 2003-2004 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- 141Sắc lệnh số 18 về việc bãi bỏ ngạch học quan do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 142Sắc lệnh số 20 về việc định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 143Sắc lệnh số 43 về việc thiết lập một quỹ tự trị cho trường đại học Việt nam do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 144Sắc lệnh số 110 về việc mở lớp huấn luyện cán bộ bình dân học vụ cho đại biểu dân tộc thiểu số do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 145Sắc lệnh số 146 về việc đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa ban hành
- 146Sắc lệnh số 194 về việc thành lập ngành học sư phạm do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 147Sắc lệnh số 197 về việc mở tại trường đại học một ban pháp lý học do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 148Sắc lệnh số 92/SL về việc cho phép ông Hoàng Thiếu Sơn từ chức Chánh văn phòng Bộ quốc gia giáo dục do Chủ tịch nước ban hành
- 149Nghị định 114-HĐBT năm 1986 về chế độ học bổng và sinh hoạt phí của học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 150Nghị định 151-HĐBT năm 1987 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 151Nghị định 93-HĐBT năm 1988 về việc thành lập trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo trung ương số 1 trên cơ sở giải thể trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo trung ương số 1 và trường Nuôi dạy trẻ trung ương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 152Nghị định 418-HĐBT năm 1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 153Hiến pháp năm 1992
- 154Nghị định 1010/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn công nhận thanh toán nạn mù chữ cho các đơn vị gia đình, xã, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường, huyện, tỉnh và thể thức kiểm tra, công nhận thanh toán nạn mù chữ do Bộ Giáo dục ban hành
- 155Nghị định 123-HĐBT năm 1985 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 156Nghị định 136-HĐBT năm 1985 về việc sáp nhập trường Cao đẳng Lâm nghiệp với trường Đại học Nông nghiệp 4 thành trường Đại học Nông - Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 157Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 158Quyết định 02/2001/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh sau đại học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 159Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư
- 160Chỉ thị 19/2001/CT-BGD&ĐT về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo hè 2001 do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 161Nghị định 35/2001/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 162Quyết định 776/2001/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dậy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 163Quyết định 37/2001/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 164Thông báo số 746/2002/BGDĐT về công tác tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng năm 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 165Công văn 1319/SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển cán bộ đi học sau đại học tại Nhật Bản năm 2002-2003
- 166Nghị định 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
- 167Nghị định 165/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục về quản lý hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 168Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 169Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 về giáo dục do Quốc Hội ban hành
- 170Quyết định 27/2004/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề cơ bản để đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ, thợ máy, thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba trên phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 171Thông tư 30-TT/QLTN-1966 hướng dẫn thi hành Thông tư 12-Vg-1966 về việc cải tiến chế độ học bổng đối với sinh viên, học sinh (người miền Bắc) học trong các trường chuyên nghiệp do Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp ban hành
- 172Thông tư 31-TTGD năm 1962 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với giáo viên chính trị do Bộ Giáo dục ban hành.
- 173Thông tư 04-UB/GD-ĐT-1975 giải thích và hướng dẫn Nghị định 134-CP-1975 về việc phân phối nghiên cứu sinh, học sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp do Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành
- 174Quyết định 175/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 175Thông Tư 08-TT-1976 quy định tiêu chuẩn phổ cập trình độ văn hoá cấp II và bổ túc văn hoá cho cán bộ và thanh niên do Bộ Giáo Dục ban hành
- 176Chỉ thị 33/2003/CT-BGDĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 177Chỉ thị 54/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 178Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2007 Về việc giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho Trường Đại học dân lập Hồng Bàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 179Quyết định 26/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung ngành Lâm nghiệp trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 180Quyết định 25/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung ngành Trồng trọt trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 181Quyết định 24/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Kiến trúc cảnh quan trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 182Quyết định 21/2007/QĐ-BGDĐT Quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 183Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 184Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Trường đại học Phú Yên trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 185Quyết định 1168/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Trường Đại học Phạm Văn Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 186Quyết định 04/2004/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 08/2003/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 187Nghị định 770-NĐ năm 1957 sửa đổi Nghị định 80-NĐ về ấn định điều kiện làm hiệu trưởng và giáo viên tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
- 188Thông tư 2404-BCNNg/KB3 năm 1965 hướng dẫn Chỉ thị 96-TTg năm 1963 về chế độ nghỉ sản xuất, công tác để ôn tập, thi cho học viên các lớp đại học và trung học chuyên nghiệp tại chức do Bộ Công nghiệp nặng ban hành
- 189Lệnh công bố Luật Giáo dục; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai sửa đổi năm 1998
Luật Giáo dục 1998
- Số hiệu: 11/1998/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 02/12/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/06/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực