BỘ GIÁO DỤC | VIỆT |
Số: 473-NĐ | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 1958 |
TẠM THỜI ẤN ĐỊNH THỂ LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG CẤP I
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ nghị định số 744-NĐ ngày
Theo đề nghị của ông giám đốc Nha Giáo dục phổ thông.
NGHỊ ĐỊNH:
HỘI NGHỊ PHỤ HUYNH HỌC SINH TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG
Hội nghị đầu năm nhằm mục đích:
Nghe báo cáo của nhà trường về nhiệm vụ năm học mới
Thảo luận nhiệm vụ của phụ huynh học sinh đối với nhà trường trong năm học.
Thông qua nhiệm vụ và chương trình hoạt động của Ban Bảo trợ nhà trường.
Bầu ra Ban Bảo trợ nhà trường mới.
Hội nghị giữa năm, vào cuối học kỳ I để sơ kết tình hình một học kỳ của nhà trường và Ban Bảo trợ nhà trường.
Hội nghị cuối năm nhằm mục đích:
Nghe báo cáo tổng kết năm học của nhà trường.
Thông qua báo cáo một năm hoạt động xây dựng nhà trường và quản lý thu chi của Ban Bảo trợ nhà trường.
a) Chấp hành nghị quyết của hội nghị phụ huynh học sinh.
b) Bảo đảm quyền lợi của giáo viên dân lập đã được quy định.
c) Triệu tập hội nghị phụ huynh học sinh thường lệ và bất thường.
d) Báo cáo tình hình hoạt động và tài chính hàng tháng cho Ty, Sở Giáo dục hay Ủy ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã hay Ủy ban Hành chính quận nơi mở trường.
Mẫu báo cáo do Ty, Sở Giáo dục ấn định.
Điều 6. – Ban Bảo trợ nhà trường phân công như sau:
a) Trưởng ban: chịu trách nhiệm chung, triệu tập các cuộc họp, thường xuyên liên lạc với nhà trường phản ánh những ý kiến xây dựng nhà trường thu lượm được của nhân dân, quyết định mọi việc chi tiêu theo nguyên tắc đã định.
b) Thư ký: Giữ sổ sách, ghi chép sổ sách trong các kỳ thu, chi, làm thư ký các cuộc họp.
c) Thủ quỹ: nghiên cứu phương pháp và kế hoạch thực hiện thu chi, giữ quỹ.
d) Các Ủy viên: phụ trách các công việc khác do Ban Bảo trợ nhà trường phân công và tùy tình hình địa phương có thể làm nhiệm vụ vận động nhân dân xây dựng các lớp vỡ lòng ở các xóm, khu phố…
a) Kiểm điểm sự thực hiện chương trình công tác trong thời gian đã qua, tình hình tài chính của ban.
b) Nghiên cứu những thắc mắc và ý kiến xây dựng nhà trường của phụ huynh học sinh, của nhân dân và của học sinh rồi đặt kế hoạch giải quyết.
c) Ấn định chương trình công tác mới.
QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG VỚI NHÀ TRƯỜNG, VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN VÀ GIÁO DỤC
a) Xuất trình đầy đủ sổ sách giấy tờ, báo cáo tình hình hoạt động và tài chính với các cấp chính quyền và giáo dục nói trên mỗi khi các cấp này cần đến.
b) Mời đại diện chính quyền tới tham dự các cuộc họp.
c) Tham dự các cuộc họp do Ty, Sở Giáo dục, Ủy ban Hành chính quận, huyện, xã... triệu tập.
Điều 13. – Quỹ Ban Bảo trợ nhà trường gồm có những khoản sau đây:
a) Học phí
b) Tiền hay vật phẩm do tư nhân hay đoàn thể có nhiệt tâm ủng hộ.
c) Tiền thu được về những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao… do Ban Bảo trợ nhà trường được phép tổ chức.
a) Định trước những khoản chi thường xuyên, có tiêu chuẩn rõ ràng theo thứ tự ưu tiên để Ban Bảo trợ nhà trường có quyền quyết định việc chi,
b) Ngoài những khoản chi đã định trước, hoặc muốn chi quá mức các khoản đã quy định, Ban Bảo trợ nhà trường phải thỉnh thị Ty, Sở Giáo dục trước khi chi.
a) Sổ biên bản họp thường lệ và bất thường.
b) Sổ ghi tên học sinh phải nộp học phí và được miễn giảm.
c) Sổ biên lai thu
d) Sổ xuất nhập quỹ
đ) Phiếu xuất quỹ
Sổ sách của Ban Bảo trợ nhà trường phải rõ ràng, đầy đủ. Riêng sổ xuất nhập quỹ phải kết toán hàng tháng trước khi làm báo cáo.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
Nghị định 473-NĐ năm 1958 về tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban Bảo trợ nhà trường cấp I do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 473-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/06/1958
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 15/07/1958
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định