Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 34-BYT-TT | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1964 |
Kính gửi: | -Các ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, |
Để tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hệ thống bổ túc tại chức của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào tình hình đặc điểm cán bộ trung cấp của ngành hiện nay và yêu cầu đòi hỏi lực lượng cán bộ cao cấp có trình độ tổ chức và lãnh đạo, có khả năng về kỹ thuật ở cấp đại học để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Bộ chủ trương trong những năm tới vẫn tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trung cấp đã công tác lâu năm trong ngành lên cao cấp theo hệ thống vừa bổ túc tại chức vừa tập trung học chuyên tu.
Để thực hiện chủ trương trên, Bộ quy định một số chính sách, tiêu chuẩn, nguyên tắc, kế hoạch và đối tượng tuyển sinh niên khóa 1964 – 1965 như sau:
1. Đối tượng chủ yếu là y sĩ và dược sĩ trung cấp tham gia công tác lâu năm trong ngành, đã được Chính phủ tặng thưởng huân chương, huy chương Kháng chiến và Chiến thắng.
2. Y sĩ và dược sĩ trung cấp là người dân tộc thiểu số, phụ nữ, miền Nam tập kết, chiến sĩ thi đua.
3. Y sĩ và dược sĩ trung cấp công tác lâu năm ở hải đảo, miền núi, lưu động.
1. Chính trị:
Lý lịch phải thật rõ ràng, trong sạch, phẩm chất chính trị tốt, có nhiệt tình hăng say công tác, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương kế hoạch công tác của ngành và các chính sách của Đảng và Nhà nước, ý thưc tổ chức và kỷ luật, tinh thần phục vụ, tư cách đạo đức phải thật tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu công tác của cơ quan giao cho, được tín nhiệm với cán bộ và quần chúng xung quanh.
2. Thâm niên công tác chuyên môn:
a) Là y sĩ và dược sĩ trung cấp đã có 6 năm thâm niên chuyên môn và liên tục công tác kể từ ngày được công nhận là y sĩ và dược sĩ trung cấp chính thức tính đến ngày 31-12-1964.
b) Riêng các đối tượng sau đây được chiếu cố lấy 5 năm thâm niên chuyên môn:
- Là cán bộ trực tiếp tham gia kháng chiến đã được Chính phủ tặng thưởng huân chương hay huy chương Kháng chiến, Chiến thắng và liên tục công tác chuyên môn trong biên chế Nhà nước từ khi tốt nghiệp y sĩ và dược sĩ trung cấp cho đến khi được xét chọn đi học;
- Là chiến sĩ thi đua cơ sở năm 1963;
- Là phụ nữ, cán bộ miền Nam tập kết;
- Cán bộ công tác lưu động liên tục 4 năm liền (1961, 1962, 1963, 1964), các y sĩ phụ trách phong trào vệ sinh phòng bệnh ở các phòng huyện, châu, các y sĩ và dược sĩ trung cấp công tác ở các cơ quan y tế từ cấp tỉnh trở lên thường xuyên đi công tác lưu động ở các cơ sở trung bình mỗi tháng 2 tuần trong 4 năm liền như đã quy định trên cũng được nằm trong diện lưu động);
- Là cán bộ người Kinh lên công tác ở miền núi, hải đảo liên tục 4 năm liền: 1961, 1962, 1963, 1964.
Đặc biệt đối với y sĩ và dược sĩ trung cấp là người dân tộc thiểu số, các chiến sĩ thi đua liên tục 3 năm liền 1961, 1962, 1963 thì không tính thâm niên công tác.
Các địa phương nằm trong khu vực miền núi, hải đảo quy định cụ thể như sau:
- Sơn la, Lai châu, Nghĩa lộ, Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn;
- Thái nguyên (trừ các huyện: Phổ yên, Đồng hỷ, Phú bình, và thị xã Thái nguyên), Tuyên quang, Hà giang, Lào cai, Yên bái, Hòa bình, Hải ninh (thuộc Quảng ninh);
- Các huyện Hoành bồ, Cẩm phả thuộc tỉnh Quảng ninh, các huyện Sơn động, Yên thế thuộc tỉnh Hà bắc; các huyện Thanh sơn, Yên lập thuộc tỉnh Phú thọ; các huyện Bá thước, Cẩm thủy, Lang chánh, Ngọc lạc, Như xuân, Quan hóa, Thạch thành, Thường xuân thuộc tỉnh Thanh hóa; các huyện Con cuông, Nghĩa đàn, Tân kỳ, Quỳ châu, Tương dương thuộc tỉnh Nghệ an; các huyện Tuyên hóa, Bố trạch thuộc tỉnh Quảng bình;
- Các đảo: Bạch long vỹ, Cát bà, Cát hải, Hòn mê.
3. Văn hóa:
a) Đã tốt nghiệp văn hóa cấp III phổ thông, bổ túc văn hóa của ngành hay bổ túc văn hóa buổi tối theo chương trình chung của Bộ Giáo dục.
b) Đối với các anh chị emnằm trong diệnđược chiếu cố thâm niên 5 năm trở xuống thì văn hóa chỉ cần học hết toàn bộ chương trình cấp III chứ không phải có bằng tốt nghiệp cấp III nhưng phải có học bạ lớp 8, 9, 10 hoặc giấy chứng nhận đã học hết lớp 10 do Sở hoặc Ty Giáo dục cấp.
4. Sức khỏe:
Phải có đầy đủ sức khỏe để theo học và công tác sau này, không mắc bệnh truyền nhiễm, mãn tính đang trong thời kỳ điều trị.
5. Tuổi:
Không quá 45 (trừ số anh chị em trong diện hàm thụ văn hóa đã được Bộ tuyển chọn năm 1961).
III. NGUYÊN TẮC, KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC TUYỂN SINH
1. Việc bồi dưỡng, bổ túc chuyển cấp cho cán bộ là một chính sách đề bạt những cán bộ tốt, có nhiều công lao thành tích xây dựng ngành, những cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng thể hiện tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch công tác của ngành và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy khi xét chọn cán bộ đi học các địa phương, các ngành cần tuyển chọn thật đúng tiêu chuẩn và đặc biệt chú ý tiêu chuẩn chính trị.
2. Lớp này Bộ dự kiến tuyển chọn:
- Y sĩ bổ túc tại chức khóa 5 : 200 người
- Y sĩ học chuyên tu tập trung:
Vệ sinh phòng dịch : 100 người
Tổ chức y tế: 50 người
- Dược sĩ trung cấp bổ túc tại chức khóa 4: 50 người
- Dược sĩ trung cấp học chuyên tu về tổ chức y tế: 20 người
Trong khi xét duyệt và chọn cán bộ đi học các cơ quan cần ghi rõ ai xin học tại chức, ai xin học lớp chuyên tu.
3. Việc tuyển sinh năm nay Bộ giao cho trường Đại học Y khoa và Đại học Dược khoa phụ trách, sau khi xét duyệt hồ sơ và thi kiểm tra văn hóa xong, trường Đại học Y khoa và trường đại học Dược khoa sẽ lập danh sách và điểm thi của từng học sinh để trình Bộ xét duyệt.
Hồ sơ và danh sách của cán bộ xin đi học các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương sẽ gửi về trường Đại học Y khoa (nếu là y sĩ) và trường Đại học Dược khoa (nếu là dược sĩ) trung cấp, sau khi đã được Ủy ban hành chính các khu, thành tỉnh và các Bộ sở quan xét duyệt và ra quyết định cử cán bộ đi học.
4. Việc ra quyết định cử cán bộ đi học quy định như sau:
a) Cán bộ công tác ở các Sở, Ty Y tế thuộc quyền quản lý của Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh thì do Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh ra quyết định cử cán bộ đi học.
b) Các cán bộ công tác ở các đơn vị trực thuộc trung ương, nếu đơn vị đó trực thuộc Bộ nào thì Bộ đó ra quyết định cử cán bộ đi học.
c) Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thì Bộ ủy nhiệm cho các ông thủ trưởng các đơn vị đó xét duyệt và ra quyết định cử cán bộ đi học nhưng phải báo cáo và thống nhất với Bộ trước khi ra quyết định.
5. Những y sĩ và dược sĩ trung cấp mắc sai lầm, khuyết điểm đã bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật chính quyền và đoàn thể) trong năm 1963, 1964 đều không được nằm trong diện xét chọn đi học.
6. Đối với những y sĩ và dược sĩ trung cấp năm 1961 đã được Bộ tuyển chọn trong diện hàm thụ và hiện nay đang học bổ túc văn hóa theo chương trình cấp III của ngành, năm nay các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương cũng xét duyệt tuyển sinh theo nguyên tắc chung của thông tư này, nếu ai còn giữ được tiêu chuẩn như thông tư đã quy định thì các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương lập hồ sơ tuyển sinh và xét duyệt theo thủ tục chung như đã quy định trên, nhưng khi xét chọn thì những anh chị em này được ưu tiên chọn trước.
7. Tất cả các y sĩ và dược sĩ trung cấp được xét chọn đi học đều phải qua kỳ kiểm tra văn hóa và chuyên môn, không một trường hợp nào được miễn kiểm tra.
Nội dung kiểm tra: Toán, lý, hóa và chuyên môn cho cả y và dược.
Địa điểm thi: Trường Đại học Y khoa và trường Đại học Dược khoa.
Ngày thi: Trường Đại học Y khoa và trường Đại học Dược khoa sẽ quy định và thông báo sau.
8. Hồ sơ xin học gồm có:
- Đơn xin học hàm thụ tại chức hay chuyên tu;
- Quyết định cử cán bộ đi học;
- Một bản sơ yếu lí lịch (mẫu lý lịch quản lý cán bộ của cơ quan) có nhận xét và xác nhận của thủ trưởng đơn vị mà cán bộ đang công tác;
- Một bản tự kiểm điểm về tinh thần và thái độ công tác, lập trường, tư tưởng, tư cách đạo đưc có nhận xét của cơ quan;
- Một giấy khám sức khỏe;
- Một bản sao văn bằng y sĩ, dược sĩ trung cấp hoặc quyết định công nhận là y sĩ dược sĩ trung cấp chính thức;
- Một bản sao giấy chứng nhận đeo huy chương, huân chương;
- Một giấy chứng nhận là chiến sĩ thi đua;
- Bản sao giấy chứng nhận trình độ văn hóa.
(Tất cả các bản sao đều phải do Ủy ban hành chính từ cấp huyện trở lên ký).
9. Hồ sơ và danh sách của cán bộ được cử đi học, các Sở, Ty Y tế và cơ quan trung ương sẽ gửi về trường Đại học Y khoa (ngành Y) và trường Đại học Dược khoa (ngành Dược) trước ngày 30-12-1964.
Bộ Y tế sẽ có công văn giải thích tỷ mỷ các điều khoản trong thông tư này.
Nhận được thông tư tuyển sinh này, đề nghị các Sở, Ty Y tế và các cơ quan trung ương cho phổ biến và tiến hành tuyển sinh đúng tiêu chuẩn, kế hoạch và thủ tục như đã quy định. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Khi thi hành nếu gặp những khó khăn trở ngại gì thì báo cáo ngay cho Bộ biết để nghiên cứu và giải quyết.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Thông tư 34-BYT-TT-1964 về việc tuyển sinh Y sĩ và Dược sĩ trung cấp để học bổ túc tại chức lên Bác sĩ và Dược sĩ cao cấp niên khóa 1964 – 1965 do Bộ Y Tế ban hành
- Số hiệu: 34-BYT-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/12/1964
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Ngọc Thạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra