BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 359-NĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 1957 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ TỔ CHỨC THI HẾT CẤP I TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ sắc lệnh số 119-SL ngày 9-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu nghị định số 596-NĐ ngày 30-8-1956 ban hành quy chế Trường phổ thông 10 năm, đặc biệt điều 22 nghị định này;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: - Nay ban hành thể lệ tổ chức thi hết cấp I Trường phổ thông 10 năm, kèm theo nghị định này.
Điều 2: - Bản quy chế này sẽ thi hành kể từ niên học 1956-1957.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
TỔ CHỨC THI HẾT CẤP I TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
Kỳ thi này không nhận thí sinh tự do.
Về mỗi khoá thi, Ty Giáo dục sẽ ấn định ngày thi thống nhất và những nơi đặt Hội đồng thi trong toàn tỉnh sau khi được Khu Giáo dục thông qua.
Điều 4: - Sẽ tổ chức thành nhiều khu vực thi, mỗi khu vực gồm một số trường ở gần nhau.
Mỗi khu vực thi sẽ không tập trung quá đông học sinh để tránh cho học sinh khỏi phải đi xa.
Học sinh trường tư và dân lập (nếu có ở một địa phương) sẽ thi chung với học sinh trường quốc lập gần nhất.
ĐIỀU KIỆN DỰ THI VÀ HỒ SƠ XIN THI
Những học sinh lớp 4 nghỉ học từ 1 tháng trở lên trong học kỳ 4 hoặc từ 2 tháng trở lên trong suốt niên học bất cứ vì một lý do gì sẽ không được dự thi, trừ trường hợp đặc biệt (tuy nghỉ nhiều nhưng hạnh kiểm tốt, học rất tiến bộ về cuối năm) thì Hội đồng nhà trường có thể quyết định cho thi.
Căn cứ vào giấy khai sinh và học bạ của học sinh, nhà trường sẽ lập danh sách những học sinh lớp 4 được Hội đồng nhà trường công nhận đủ điều kiện ghi tên.
Danh sách sẽ ghi rõ ràng họ tên học sinh, ngày tháng năm và nơi sinh, tên trường tên lớp và dành 1 cột để học sinh ký tên ngay tại trường.
Khi vào phòng thi thí sinh sẽ ký vào sổ báo danh.
Ở cuối danh sách Hiệu trưởng có trách nhiệm "kết toán và chứng nhận những học sinh ghi tên trong danh sách đều đủ điều kiện dự thi hết cấp".
Danh sách này, kèm theo giấy khai sinh và học bạ của học sinh, sẽ do Hiệu trưởng từng trường gửi đến Ty (hay đến trường được uỷ nhiệm tổ chức thi cho khu vực trường mình) 20 ngày trước kỳ thi.
Nếu trong cùng một huyện, các trường ở xa nhau quá (như ở miền núi) thì có thể tổ chức Hội đồng giám thị riêng cho từng trường.
Thành phần Hội đồng giám khảo như sau:
- Tất cả Hiệu trưởng trường có học sinh thi.
- Tất cả giáo viên dạy lớp 4.
- Thêm một số giáo viên dạy lớp 3 nếu xét cần.
- Ty có thể cử một, hai cán bộ Ty tham gia Hội đồng.
Nhân viên Hội đồng giám khảo một huyện hay một quận không nhất thiết phải điều động ở huyện hay quận khác đến.
Hội đồng giám thị hay Hội đồng giám khảo có quyền quyết định về mọi công việc trong kỳ thi.
Việc đuổi ra khỏi trường sẽ do Ty quyết định vào báo cáo lên Khu Giáo dục và Ủy ban Hành chính tỉnh.
Việc huỷ bỏ giấy chứng nhận sẽ do Ty Giáo dục quyết định và báo cáo lên Khu Giáo dục.
CHƯƠNG TRÌNH THI VÀ CÁC BÀI THI
Điều 16: - Chỉ có kỳ thi viết. Có 4 bài thi:
1) Tập làm văn
2) Chính tả và câu hỏi (2 câu hỏi: 1 về từ ngữ, 1 về nội dung).
3) Toán: gồm 2 câu hỏi (1 về số học và 1 về mét hệ hay hình học) và 1 bài toán số.
4) Câu hỏi thường thức: (chương trình cả năm chủ yếu chương trình học kỳ 3 và học kỳ 4) gồm 3 câu hỏi: 1 về khoa học, 1 về sử, 1 về địa.
Chính tả và câu hỏi phải coi là một môn thi, câu hỏi thường thức cũng vậy.
Điều 17: - Thời gian mỗi bài thi là 60 phút (không kể thời giờ chép đầu đề)
Sẽ thi làm 2 buổi trong cùng 1 ngày:
- Sáng: Tập làm văn – Câu hỏi thường thức.
- Chiều: Toán – Chính tả và câu hỏi
Chỉ cho điểm 0 (không) trong trường hợp thí sinh nộp giấy trắng. Nếu thí sinh bỏ thi 1 bài hay nộp giấy trắng thì coi là thiếu bài và bị loại (không cộng điểm các bài khác).
ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN VÀ XẾP HẠNG
Điều 20: - Sẽ được trúng tuyển, những thí sinh đủ điều kiện dưới đây:
-Tại Hội đồng thi cho điểm trên 10:
a) Có từ 20 điểm trở lên về tổng số điểm các bài thi,
b) Không thiếu một bài thi nào;
- Tại Hội đồng thi cho điểm 5 bậc:
a) Có điểm "3" trở lên về mỗi bài thi,.
b) Không thiếu một bài thi nào.
Điều 21: - Có hai trường hợp được đưa ra Hội đồng thi xét cùng với học bạ của học sinh:
- Tại Hội đồng thi cho điểm trên 10:
Chỉ được 19 điểm về tổng số điểm, nhưng bài thi về tập làm văn và toán được từ 5/10 trở lên.
- Tại hội đồng thi cho điểm 5 bậc:
Bị một điểm "2" không phải về tập làm văn hay toán, nhưng có 1 điểm "4" hay "5" về tập làm văn hay toán.
Trong việc xét với một thí sinh, toàn thể nhân viên Hội đồng giám khảo có quyền biểu quyết. Quyết định sẽ lấy theo đa số tương đối. Nếu số người biểu quyết ngang nhau, thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo là ý kiến quyết định.
Nghị quyết của Hội đồng về việc xét vớt sẽ ghi rõ vào biên bản.
Điều 22:- Học sinh trúng tuyển được xếp hạng như sau:
- Tại Hội đồng thi cho điểm trên 10:
Thứ: nếu tổng số điểm được từ 20 đến 27 điểm.
Bình: nếu tổng số điểm được từ 28 đến 31 nhưng không có điểm từ "4" trở xuống về bất cứ bài nào.
Ưu: nếu tổng số điểm được từ 32 đến 35 điểm nhưng không có điểm nào từ "5" trở xuống.
Xuất sắc: nếu tổng số điểm được từ 36 điểm trở lên.
- Tại Hội đồng thi cho điểm 5 bậc:
Thứ: nếu các điểm thi đều được "3" trở lên.
Bình: nếu các điểm thực hiện đều được "4" trở lên trừ 1 điểm "3" không phải là về tập làm văn hay toán
Ưu: nếu các điểm thi đều được "5", trừ 1 điểm "4" về bất cứ bài nào.
Xuất sắc: Nếu các điểm thi đều được "5".
Danh sách thí sinh trúng tuyển sẽ niêm yết ngay tại địa điểm thi viết, và tại các trường có thí sinh đi thi.
Nghị định 359-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ tổ chức thi hết cấp I Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 359-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/04/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 05/09/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định