Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

******** 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********

Số :12/2001/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 12/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHOẺ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30-3-1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30-8-2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ được thành lập theo các Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28-9-1999, số 5995/ QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29-12-1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 2588/YT/K2ĐT ngày 10-4-2001;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành chương trình khung của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ gồm (văn bản kèm theo):

1. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính qui, 6 năm;

2. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 4 năm (hệ chuyên tu cũ);

3. Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm;

4. Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, 6 năm;

5. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 5 năm;

6. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ);

7. Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng, 4 năm;

8. Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, 4 năm;

9. Chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học, 4 năm (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng);

10. Chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng.

Điều 2: Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2001- 2002;

Điều 3: Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập;

Điều 4: Các Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng các trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Y tế;
- Lưu VP, Vụ ĐH.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Vũ Ngọc Hải

 

CHƯƠNG TRÌNH

 KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa khoa được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 370/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 Về việc thành lập hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 Về việc thành lập Hội đồng Ngành Y đa khoa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH Y ĐA KHOA
Nhóm ngành khoa học sức khoẻ

GS.TS. Nguyễn Đình Hối

PGS.TS. Lê Ngọc Trọng

 

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
T/L Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo

VỤ trưởng vụ đại học

PGS.TS.Đỗ Văn Chừng

 

 

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

1. Lời giới thiệu

1

2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo

5

3. Mô tả nhiệm vụ

7

. Mục tiêu tổng quát

8

5. Mục tiêu cụ thể

9

6. Quỹ thời gian của khoá học

12

7. Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ đa khoa

12

8. Mô tả thi tốt nghiệp

16

9. Cơ sở thực hành chủ yếu

18

10.Hướng dẫn thực hiện chương trình

19

11.Tài liệu tham khảo chính

22

LỜI GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-          Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-          Nghị định của Chính phủ số 3/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

-          Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định Về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-          Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định Về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-          Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình đại học và Cao đẳng.

-          Công văn 513/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế Về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Quyết định số 370/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Các Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ Về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y đa khoa được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo.

Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Y đa khoa và Hội đồng chường trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Bác sĩ của nhiều trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Bậc học: Đại học

- Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ

- Ngành đào tạo: Y đa khoa

- Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ đa khoa

- Mã số đào tạo:

- Thời gian đào tạo: 6 năm

- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

- Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc.

- Cơ sở đào tạo: Trường đại học y hoặc khoa Y của Trường Đại học.

- Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các cơ sở y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa.

- Bậc sau đại học: Có thể học tiếp:

+ Bác sỹ nội trú bệnh viện

+ Bác sỹ chuyên khoa I

+ Bác sỹ chuyên khoa II

+ Thạc sĩ

+ Tiến sĩ

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1. Khám chữa bệnh:

1.1. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh nội khoa thông thường.

1.2. Xử trí một số cấp cứu thường gặp trong nội khoa tại tuyến y tế cơ sở.

1.3. Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp trong ngoại khoa, gửi bệnh nhân đến cơ sở điều trị thích hợp và thực hiện các kỹ thuật tiểu phẫu.

1.4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa và gửi đến các cơ sở điều trị thích hợp.

1.5 Thực hiện một số kỹ thuật đơn giản trong chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và đỡ đẻ thường.

1.6. Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu.

1.7. Chỉ định và nhận định kết quả một số xét nghiệm cơ bản phục vụ cho chẩn đoán.

1.8. Sử dụng một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản, chữa bệnh không dùng thuốc, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp.

2. Điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại cộng đồng.

2.1. Điều trị, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại cộng đồng sau khi ra viện hoặc theo chỉ định của các chuyên khoa.

2.2. Theo dõi, điều trị tiếp tục, hướng dẫn chăm sóc và quản lý các trường hợp bệnh mạn tính tại cộng đồng.

2.3. Theo dõi, hưóng dẫn chăm sóc phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và sản phụ sau đẻ.

2.. Hướng dẫn chế độ ăn trong điều trị một số bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, suy dinh dưỡng....

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ.

3.1. Tham gia chỉ đạo thực hiện công tác dự phòng và các chương trình sức khoẻ tại địa phương, các chương trình y tế quốc gia.

3.2. Phát hiện sớm và báo cáo các dấu hiệu của dịch.

3.3. Tham gia bao vây và dập dịch bệnh

3.. Tham gia công tác giáo dục sức khoẻ cho người dân.

3.5. Tham gia phòng chống suy dinh dưỡng, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn chế độ ăn cho một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con, trẻ thiếu sữa mẹ, người cao tuổi....

3.6. Hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, liệu pháp vận động để dự phòng bệnh tật.

3.7. Hướng dẫn, giáo dục người dân xoá bỏ những tập quán có hại đến sức khoẻ.

4.Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

4.1.Tham mưu với chính quyền Về những vấn đề sức khoẻ của địa phương.

4.2. Lập kế hoạch làm việc cho nhóm công tác y tế.

4.3. Lập và tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại địa phương

4.4. Thực hiện các biểu mẫu thống kê và báo cáo công tác chăm sóc sức khoẻ ở địa phương.

4.5. Tham gia điều tra, theo dõi tình hình sức khoẻ, bệnh tật và các nguy cơ mắc bệnh ở địa phương.

4.6. Tham gia giám sát và đánh giá công tác chăm sóc sức khoẻ ở địa phương.

4.7. Lập kế hoạch hợp tác với các ban ngành của địa phương để thực hiện lồng ghép công tác chăm sóc sức khoẻ.

5.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

5.1. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ của địa phương.

5.2. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và với các nhân viên y tế ở cộng đồng.

5.3. Tham gia các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc chương trình nghiên cứu quốc gia thực hiện ở địa phương.

5.3. Tham gia đào tạo liên tục cho nhân viên y tế.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 Đào tạo Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc có kiến thức và kỹ năng cơ bản Về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được Y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

 Mục tiêu cụ thể

1. Về thái độ

1.1. Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

1.2 Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

1.3 Khiêm tốn học tập vươn lên.

1.Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

2. Về kiến thức

Trình bày và áp dụng được:

2.1 Những quy luật cơ bản về:

- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

2.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. 

2.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 

2. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. 

3. Về kỹ năng:

3.1 Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

3.2 Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ.


3.3 Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường.

3.4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa.

3.5. Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng.

3.6. Chỉ định đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.

3.7. Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác

3.8. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch.

3.9. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh.

3.10. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.

QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học: 6 năm

2. Tổng số tuần học và thi : Tối đa 240 tuần 

3.Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục& Đào tạo (Kể cả ôn tập)

4. Tổng khối lượng kiến thức học tập: 320 đơn vị học trình (Tính theo đơn vị học trình)

Cụ thể:

STT 

Đơn vị học trình * 

 

 

TS 

LT 

TH 

Tỷ lệ % 

 

Giáo dục đại cương
(gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản) 

82 

71 

11 

25,6 

 

Giáo dục chuyên nghiệp (gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành):
-Bắt buộc
-Tự chọn
-Thi tốt nghiệp
 

182
1
15
 

112
**
 

70
**
 

56,9
12,8
,7
 

 

Cộng 

320 

  

  

100 

 


* : 01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 5 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục

**: Phần tự chọn ( đặc thù ) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng thể hiện trong chương trình chi tiết.

Chương trình tổng quát đào tạo bác sĩ đa khoa (Tính theo đơn vị học trình)

A.Phần giáo dục đại cương:

Stt 

Mã số 

Tên môn học/học phần 

TS ĐVHT 

Phân bố ĐVHT 

Các môn học chung: 

  

LT 

TH 

  

Lịch sử triết học 

  

Triết học Mác Lênin 

  

  

  

Kinh tế Chính trị Mác Lê nin 

  

  

  

CNXHKH 

  

  

  

Lịch sử Đảng CSVN 

  

  

  

Tư tưởng Hồ Chí Minh 

  

Tâm lý học (TLYH-Y đức) 

  

  

  

Ngoại ngữ (có NNCN) 

20 

20 

  

Giáo dục thể chất 

10 

  

GDQP và YHQS 

  

  

Cộng 

52 

Các môn khoa học cơ bản 

  

  

  

11 

  

Toán cao cấp 

12 

  

Xác suất thống kê 

13 

  

Tin học 

  

  

Vật lý đại cương 

15 

  

Lý sinh 

  

16 

  

Hoá đại cương 

17 

  

Hoá vô cơ 

18 

  

Hoá Hữu cơ 

19 

  

Sinh học đại cương 

  

20 

  

Di truyền học 

Cộng 

30 

25 

Tổng cộng  

82 

71 

11 


B.Phần giáo dục chuyên nghiệp:

Stt 

Mã số 

Tên môn học/học phần 

TS ĐVHT 

Phân bố ĐVHT 

Các môn học cơ sở: 

  

LT 

TH 

21 

  

Giải phẫu I 

  

22 

  

Giải phẫu II 

  

23 

  

Mô phôi 

  

  

Sinh lý học I 

25 

  

Sinh lý học II 

  

26 

  

Hoá sinh 

  

27 

  

Vi sinh 

  

28 

  

Ký sinh trùng 

  

29 

  

Giải phẫu bệnh 

  

30 

  

Sinh lý bệnh và miễn dịch 

  

31 

  

Dược lý 

  

32 

  

Phẫu thuật thực hành 

33 

  

Chẩn đoán hình ảnh 

  

DD-VS an toàn thực phẩm 

35 

  

Điều dưỡng cơ bản 

36 

  

Khoa học môi trường và sức khoẻ môi trường 

  

37 

  

Dịch tễ học 

  

3  

38 

  

Giáo dục nâng cao sức khoẻ 

39 

  

Thực tập cộng đồng I 

Cộng 

71 

52 

19 

Các môn học chuyên môn : 

  

  

  

  

  

Nội cơ sở I 

  

Nội cơ sở II 

  

Ngoại cơ sở I 

  

Ngoại cơ sở II 

  

  

Nội bệnh lý I 

  

  

Nội bệnh lý II 

  

  

Nội bệnh lý II 

  

7  

  

Nội bệnh lý IV 

  

  

Ngoại bệnh lý I 

  

  

Ngoại bệnh lý II 

  

50  

  

Ngoại bệnh lý III 

  

51 

  

Phụ sản I 

  

52 

  

Phụ sản II 

  

53 

  

Phụ sản III 

  

  

Nhi I 

  

55 

  

Nhi II 

  

56 

  

Nhi III 

  

57 

  

Truyền nhiễm 

58 

  

Y học cổ truyền 

  

59 

  

Lao 

  

60 

  

Răng - Hàm Mặt 

61 

  

Tai Mũi Họng 

62 

  

Mắt 

63 

  

Da liễu 

  

Phục hồi chức năng 

  

65 

  

Thần kinh 

66< 

  

Tâm thần 

  

67 

  

Ung thư đại cương 

68 

  

Pháp y 

69 

  

Chương trình y tế quốc gia 

70 

  

Các vấn đề DS - BVSKBMTE-SKSS 

71 

  

Kinh tế y tế - Bảo hiểm y tế 

72 

  

Tổ chức y tế 

73 

  

Thực tập cộng đồng 2 

Cộng 

111 

60 

51 

Tổng cộng 

182 

112 

70 


MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn thi  và làm khoá luận Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2. Thời gian thi :Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3. Hình thức thi  : Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hay thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp : Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 5 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

3.2 Thi cuối khoá: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau.

* Lý thuyết: Thi viết có cải tiến kết hợp trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp các kiến thức mà trọng tâm là các môn: Nội, Ngoại, Sản,Nhi, chú ý đúng mức kiến thức y học cơ sở, y xã hội học..

* Thực hành: Hình thức thi lâm sàng trình bệnh án hoặc hình thức thi nhiều trạm : OSCE, OSPE (chú ý các kỹ năng giao tiếp, phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề).


THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1.Thực tập cận lâm sàng:

Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện.

2.Thực hành tiền lâm sàng:

Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường/ Khoa Y

3.Thực hành ở bệnh viện:

Tại các Bệnh viện, các Viện dạy học ở Trung ương , Tỉnh, Thành phố được Bộ Y tế công nhận.

4.Thực tế tại cộng đồng:

* Một số nhà máy xí nghiệp và cụm dân cư

*  Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1.Chương trình:

Chương trình khung đào tạo Bác sỹ đa khoa được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y để đào tạo Bác sĩ đa khoa. Chương trình gồm 26 đơn vị học trình bắt buộc, 1 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường mà xây dựng phần đặc thù của trường mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện.

2.Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học  phần của các học kỳ nhưng  phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, Tiền lâm sàng rồi mới học các môn Lâm sàng. Trong các môn y học lâm sàng, các môn học Nội, Ngoại, Sản, Nhi là trọng tâm, trong đó môn Nội khoa là trọng tâm nhất, cần bố trí các môn này học trước khi học các môn y học lâm sàng khác.

Trên cơ sở chương trình khung đã được hai Bộ duyệt, các trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3.Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

3.1. Thực tập:

Tổ chức thực hiện tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập.

3.2. Thực hành lâm sàng:

Nên sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được bắt đầu vào học kỳ IV hoặc V và bố trí từ buổi/tuần hoặc 6 buổi/tuần, cả buổi sáng và buổi chiều.

3.3. Thực tế tại cộng đồng:

Trong khoá học sẽ có hai đợt đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp như sau:

Đợt 1:  Vào cuối năm thứ ba (02 tuần) sau khi sinh viên học xong các môn Y học cơ sở, Y học tiền lâm sàng, Môi trường học, Dinh dưỡng, Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Giáo dục nâng cao sức khoẻ.

Đợt 2: Vào cuối năm thứ năm (02 tuần) sau khi sinh viên đã học các môn Dịch tễ học và hầu hết các môn Y học lâm sàng.

4. Phương pháp Dạy / Học:

- Coi trọng tự học của sinh viên

- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

- Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

- Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5.Kiểm tra, Thi:

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình (lượng giá quá trình đào tạo)

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ (lượng giá kết thúc):

- Đối với các môn: Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, tiền lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

- Đối với các môn học Y học lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành).

5.3. Cách tính điểm

Theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

Vũ Ngọc Hải

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1.       Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 1993 - 1994.

2.       Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 1995.

3.       Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1995

4.       Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Huế năm 1995

5.       Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Bắc Thái năm 1995.

6.       Bộ chương trình giáo dục đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các trường Đại học, các trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.

7.       Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.

8.       Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.

9.       Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

10.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học London (Anh) năm 1993-1994.

11.   Chương trình đào tạo bác sĩ của trường Đại học Stanford (Mỹ) năm 1994-1995.

12.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Davis (Mỹ) năm 1994-1995.

13.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Harvard (Mỹ) năm 1994-1995.

14.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học New South Wales (úc) năm 1995-1996.

15.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Sydney (úc) năm 1995-1996.

16.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Singapore năm 1996.

17.   Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Mahidol (Thailand) năm 1994-1995.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA, 4 NĂM (chuyên tu)
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu) được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Y đa khoa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Nghành Y Đa Khoa


GS.TS. Nguyễn Đình Hối

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Nhóm ngành khoa học sức khoẻ


PGS.TS. Lê Ngọc Trọng


ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

PGS.TS.Đỗ Văn Chừng

 

Mục lục 

 

 

Nội dung:  

Trang 

 

 

1. Lời giới thiệu 

 

 

2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo 

 

 

3. Mô tả nhiệm vụ 

 

 

4. Mục tiêu tổng quát 

 

 

4. Mục tiêu cụ thể 

 

 

5. Quỹ thời gian của khoá học 

 

 

6. Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu) 

19 

 

 

7. Mô tả thi tốt nghiệp 

14 

 

 

8. Cơ sở thực hành chủ yếu  

16 

 

 

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình 

18 

 

 

10.Tài liệu tham khảo chính 

21 

 

 

 

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ chuyên tu được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-  Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-  Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. -  Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-  Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-  Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình Đại học và Cao đẳng.

-  Công văn 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học sức khoẻ.

-  Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-  Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-  Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Các Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

-  Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y đa khoa được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 22/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo.

Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Y đa khoa và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Bác sĩ của nhiều trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán Bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

Giới thiệu ngành nghề đào tạo

- Bậc học: Đại học

- Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ

- Ngành đào tạo: Y đa khoa

- Hệ đào tạo:Chuyên tu

- Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ đa khoa (Tuyến y tế cơ sở)

- Mã số đào tạo:

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hình thức đào tạo: Tập trung

- Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp y sĩ trung học đa khoa và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc.

- Cơ sở đào tạo: Trường đại học Y hoặc khoa Y của Trường Đại học.

- Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các đơn vị y tế tuyến cơ sở.

- Bậc sau đại học: Có thể tiếp tục học

+ Bác sỹ chuyên khoa I

+ Bác sỹ chuyên khoa II

+ Thạc sĩ

+ Tiến sĩ

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1.Khám chữa bệnh:

1.1. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh thường gặp tại tuyến y tế cơ sở.

1.2. Phát hiện và xử trí một số cấp cứu thường tại tuyến y tế cơ sở.

1.3. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân ngoại trú theo chỉ đạo của chuyên khoa.

1.4. Đỡ đẻ thường, chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ thường.

1.5 Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản tại cơ sở.

2. Thực hiện công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường.

2.1. Theo dõi và phát hiện dịch sớm.

2.2. Tổ chức phòng chống dịch bệnh ở địa phương.

2.3. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.4. Chăm sóc sức khoẻ gia đình.

3. Thực hiện các chương trình y tế và giáo dục sức khoẻ.

3.1. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá các chương trình y tế, sức khoẻ tại cơ sở.

3.2. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, vận động hướng dẫn nhân dân tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.

3.3. Thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng các thông tin liên quan đến bệnh, dịch, sức khoẻ các gia đình và cộng đồng.

3.4. Xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên, tham mưu cho chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch hành động để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

4.Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

4.1.Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới y tế cơ sở.

4.2. Lồng ghép các hoạt động sức khoẻ - y tế tại cơ sở.

5.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

5.1. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ của địa phương.

5.2. Cộng tác, hỗ trợ chuyên môn cho nhân viên y tế cơ sở để tăng cường hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở.

5.3. Tham gia các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc chương trình nghiên cứu quốc gia thực hiện ở địa phương.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo tiếp tục y sỹ thành Bác sỹ đa khoa hướng cộng đồng (chuyên tu) có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở ; có năng lực chuyên môn, kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở.

Mục tiêu cụ thể:

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ đa khoa hệ bốn năm tập trung (chuyên tu) có khả năng công tác ở tuyến y tế cơ sở, cụ thể như sau:

1.  Về thái độ

1.1 Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và hết lòng phục vụ người bệnh.

1.2 Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

1.3 Luôn khiêm tốn tự học vươn lên.

1.4 Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

2.  Về kiến thức

Trình bày và áp dụng được:

2.1 Những quy luật cơ bản về:

-  Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

-  Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

 2.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

2.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

2.4 Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

3.  Về kỹ năng:

Về y tế dự phòng:

3.1  Tổ chức, quản lý hoạt động mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại tuyến y tế cơ sở.

3.2  Thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hướng tới chăm sóc sức khoẻ các gia đình.

3.3  Tổ chức, quản lý, phòng ngừa các bệnh xã hội trong cộng đồng.

3.4  Tổ chức thực hiện các chương trình y tế tại tuyến y tế cơ sở.

3.5  Phát hiện dịch bệnh sớm, tổ chức và tham gia phòng chống dịch.

3.6  Xây dựng tiêu chí để theo dõi, giám sát, đánh giá những vấn đề sức khoẻ cộng đồng.

3.7  Giáo dục sức khoẻ để bảo vệ và cải thiện sức khoẻ cho nhân dân.

3.8  Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở

Về chẩn đoán và điều trị.

3.9  Khám và theo dõi bệnh cho nhân dân tại y tế cơ sở.

3.10 Phát hiện sớm và điều trị được các bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở.

3.11 Xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu thông thường tại tuyến y tế cơ sở.

3.12 Đề xuất chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

3.13 Khai thác và ứng dụng được các kinh nghiệm dân gian ở địa phương trong việc chữa bệnh và dùng y học cổ truyền để chữa các bệnh thông thường. 

Về quản lý

3.14 Thống kê, tổng kết, lập biểu đồ tình hình sức khoẻ và bệnh tật tại cơ sở

3.15 Quản lý được các chương trình y tế tại cơ sở.

3.16 Tham gia quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn của trung tâm y tế cơ sở.

QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học: 4 năm

2. Tổng số tuần học và thi: Tối đa 160 tuần

3.Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo (Kể cả ôn tập)

4. Tổng khối lượng kiến thức học tập: 210 đơn vị học trình (Tính theo đơn vị học trình)

Cụ thể:

STT 

Khối lượng học tập 

Đơn vị học trình

TS  

LT  

TH  

Tỷ lệ %  

1  

Giáo dục đại cương (gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản)  

46  

37  

9  

21,9%  

2  

Giáo dục chuyên nghiệp (gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành):
-Bắt buộc
-Tự chọn
-Thi tốt nghiệp

146
08
10

95
**
 

51
**
 

69,5%
3,8%
4,8%
 

Cộng  

210  

 

 

100%  

* :01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục

**: phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng.

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT
Đào tạo bác sĩ đa khoa hệ 4 năm (chuyên tu)
(Tính theo đơn vị học trình: ĐVHT)

A. Phần giáo dục đại cương:

Stt  

Mã số  

Tên môn học/học phần  

TS ĐVHT  

Phân bố ĐVHT  

CÁC MÔN HỌC CHUNG:  

 

LT  

TH  

1  

 

Lịch sử triết học  

1  

1  

0  

2  

 

Triết học Mác Lê nin  

2  

2  

0  

3  

 

Kinh tế Chính trị Mác Lê nin  

2  

2  

0  

4  

 

CNXHKH  

2  

2  

0  

5  

 

Lịch sử Đảng CSVN  

2  

2  

0  

6  

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh  

2  

2  

0  

7  

 

Tâm lý học (có TLYH)  

2  

2  

0  

8  

 

Ngoại ngữ (có NNCN)  

10  

10  

0  

Cộng  

23  

23  

0  

Các môn khoa học cơ bản:  

 

 

 

9  

 

Xác xuất thống kê  

2  

2  

0  

10  

 

Tin học  

4  

2  

2  

11  

 

Vật lý đại cương - Lý sinh  

4  

2  

2  

12  

 

Hoá đại cương, vô cơ , hữu cơ  

6  

3  

3  

13  

 

Sinh học đại cương  

4  

3  

1  

14  

 

Di truyền học  

3  

2  

1  

Cộng  

23  

14  

9  

Tổng cộng  

46  

37  

9  

B. Phần giáo dục chuyên nghiệp:

Stt  

Mã số  

Tên môn học/học phần  

TS ĐVHT  

Phân bố ĐVHT  

Các môn học cơ sở:  

 

LT  

TH  

15  

 

Giải phẫu  

6  

4  

2  

16  

 

Mô phôi  

3  

2  

1  

17  

 

Sinh lý học  

6  

5  

1  

18  

 

Hoá sinh  

5  

4  

1  

19  

 

Vi sinh  

3  

2  

1  

20  

 

Ký sinh trùng  

3  

2  

1  

21  

 

Giải phẫu bệnh  

3  

2  

1  

22  

 

Sinh lý bệnh và miễn dịch  

5  

3  

2  

23  

 

Dược lý  

4  

3  

1  

24  

 

DD - VS an toàn thực phẩm  

2  

2  

0  

25  

 

Điều dưỡng cơ bản  

2  

1  

1  

26  

 

Sức khoẻ môi trường/ bệnh nghề nghiệp  

3  

3  

0  

27  

 

Dịch tễ học  

4  

4  

0  

28  

 

Giáo dục nâng cao sức khoẻ  

2  

2  

0  

29  

 

Chẩn đoán hình ảnh  

3  

2  

1  

30  

 

Phẫu thuật thực hành  

2  

1  

1  

31  

 

Thực tập cộng đồng I  

2  

0  

2  

Cộng  

58  

42  

16  

CÁC MÔN CHUYÊN MÔN:  

 

 

 

32  

 

Nội cơ sở  

3  

2  

1  

33  

 

Ngoại cơ sở  

3  

2  

1  

34  

 

Nội bệnh lý  

10  

6  

4  

35  

 

Ngoại bệnh lý  

9  

5  

4  

36  

 

Phụ sản  

9  

5  

4  

37  

 

Nhi khoa  

9  

5  

4  

38  

 

Truyền nhiễm  

4  

3  

1  

39  

 

Y học cổ truyền  

4  

2  

2  

40  

 

Lao và bệnh phổi  

3  

2  

1  

41  

 

Răng - Hàm Mặt  

3  

2  

1  

42  

 

Tai Mũi Họng  

3  

2  

1  

43  

 

Mắt  

3  

2  

1  

44  

 

Da liễu  

3  

2  

1  

45  

 

Phục hồi chức năng  

3  

2  

1  

46  

 

Thần kinh  

2  

1  

1  

47  

 

Tâm thần  

3  

2  

1  

48  

 

Ung thư đại cương  

2  

1  

1  

49  

 

Pháp y  

2  

1  

1  

50  

 

Chương trình y tế quốc gia  

2  

2  

0  

51  

 

Các vấn đề DS - BVSKBMTE-SKSS  

2  

2  

0  

52  

 

Tổ chức y tế - Bảo hiểm y tế  

2  

2  

0  

53  

 

Thực tập cộng đồng 2  

4  

0  

4  

Cộng  

88  

53  

35  

Tổng cộng  

146  

95  

51  

 

 

 

 

 

 

 

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1.  Thời gian ôn thi và làm khoá luận :Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2.  Thời gian thi:Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3.  Hình thức thi: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hoặc thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 3 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

3.2 Thi cuối khoá: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau.

© Lý thuyết: Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp các kiến thức các môn học mà trọng tâm là các môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, chú ý đúng mức kiến thức y học cơ sở, y xã hội học và các môn y tế cộng đồng.

© Thực hành: Hình thức thi lâm sàng trình bệnh án có thể thi thực hành nhiều trạm: (OSCE, OSPE), chú ý các kỹ năng giao tiếp, phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề.

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1.  Thực tập cận lâm sàng:

Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện.

2.  Thực hành tiền lâm sàng:

Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường/ Khoa Y

3.  Thực hành ở bệnh viện:

p1>Tại các Bệnh viện, các Viện dạy học ở Trung ương , Tỉnh, Thành phố được Bộ Y tế công nhận. Tại các bệnh viện Huyện được Bộ Y tế công nhận

4.  Thực tế tại cộng đồng:

© Tại trạm y tế xã/phường.

© Một số nhà máy xí nghiệp và cụm dân cư.

© Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1.  Chương trình:

Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu) được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y để đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu). Chương trình gồm 192 đơn vị học trình bắt buộc (không tính phần khối lượng kiến thức đã học được ở chương trình đào tạo y sĩ), 08 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù ) và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường mà xây dựng phần đặc thù của trường mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện.

2.  Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần của các học kỳ nhưng� phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, Tiền lâm sàng rồi mới học các môn Lâm sàng. Trong các môn y học lâm sàng, các môn học Nội, Ngoại, Sản, Nhi là trọng tâm.

Các trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần nghiên cứu thận trọng, chuẩn bị kỹ, báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3.  Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

3.1. Thực tập:

Tổ chức thực hiện tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập.

3.2. Thực hành lâm sàng:

Nên sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được sắp xếp 4-5 buổi/tuần, ở cả buổi sáng và buổi chiều.

3.3. Thực tế tại cộng đồng:

Trong khoá học sẽ có 06 đơn vị học trình đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp thành một hoặc hai đợt, sau khi sinh viên học xong hầu hết các môn y học cơ sở, y học tiền lâm sàng, môi trường học, Dinh dưỡng - VSATTP và giáo dục nâng cao sức khoẻ.

Phương pháp Dạy / Học:

-  Coi trọng tự học của sinh viên

-  Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

-  Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

-  Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

-  Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở để theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

4.  Kiểm tra, Thi:

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình (lượng giá quá trình đào tạo)

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ (lượng giá kết thúc):

-  Đối với các môn: Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, tiền lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

-  Đối với các môn học Y học lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành).

5.3. Cách tính điểm

Theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

 

Vũ Ngọc Hải 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 1993 - 1994.

2. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 1995.

3. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1995

4. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Huế năm 1995

5. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Bắc Thái năm 1995.

6. Bộ chương trình giáo dục đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các trường Đại học, các trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.

7. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.

8. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.

9. Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên tu tuyến y tế cơ sở của Bộ Y tế năm 1998

10.  Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

11. Chương trình đào tạo y sĩ trung học 1989.

12.  Dự thảo chương trình y sĩ trung học 2000.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Bác sỹ Y học Cổ truyền được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Y học cổ truyền.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH Y HỌC
CỔ TRUYỀN


GS. TRẦN THÚY

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNH
KHOA HỌC SỨC KHỎE


PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC


PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG

 

MỤC LỤC

  1. Lời giới thiệu.
  2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
  3. Mô tả nhiệm vụ.
  4. Mục tiêu tổng quát.
  5. Quỹ thời gian của khoá học.
  6. Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ YHCT.
  7. Mô tả thi tốt nghiệp.
  8. Cơ sở thực hành chủ yếu.
  9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
  10. Tài liệu tham khảo chính.

 

LỜI GIỚI THIỆU:

Chương trình đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-          Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-          Nghị định của Chính phủ  số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết  và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

-          Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-          Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-          Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình đại học và Cao đẳng.

-          Công văn 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Các  Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y học cổ truyền được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 30/6/2000.

Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo của nhiều trường Đại học trong và ngoài nước, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

Bậc học: Đại học

Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ

Ngành Đào tạo: Y học cổ truyền

Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ Y học cổ truyền

Mã số đào tạo

Thời gian đào tạo : 6 năm

Hình thức đào tạo : Tập trung

Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc

Cơ sở đào tạo: Đại học Y học cổ truyền hoặc khoa Y học cổ truyền của Trường Đại học.

Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các Bệnh viện, Viện YHCT, Trường Đại học Y Dược, các Khoa YHCT của bệnh viện đa khoa và các cơ sở y tế khác.

Bậc sau đại học có thể tiếp tục học

: - Bác sỹ nội trú bệnh viện Y học cổ truyền.
: - Bác sỹ chuyên khoa I  Y học cổ truyền.
: - Bác sỹ chuyên khoa II Y học cổ truyền.
: - Thạc sĩ
: - Tiến sỹ.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Đào tạo Bác sỹ y học cổ truyền có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học hiện đại và Y học Phương Đông; có khả năng tiếp thu thừa kế và phát triển vốn Y cổ truyền, kết hợp được Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

 

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:`

1. Về thái độ:

Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy  truyền thống tốt đẹp của ngành.

Khiêm tốn học tập vươn lên.

2. Về kiến thức:

Trình bày và áp dụng được

2.1 . Những quy luật cơ bản về:

Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý theo quan điểm y học cổ truyền.

Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.

Lý luận cơ bản của y học Phương Đông.

2.2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo y học cổ truyền kết hợp với các phương tiện của y học hiện đại.

2.3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

2.4. Phương pháp luận khoa học trong y học cổ truyền đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

3. Về kỹ năng:

3.1 Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại.

3.2 Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu.

3.3 Chỉ định và hiểu rõ ý nghĩa một số xét nghiệm thường quy và một số xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh thường gặp.

3.4 Làm được các bệnh án Y học cổ truyền và Y học hiện đại bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương,  tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp)  để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).

3.5. Làm được các thủ thuật điều trị như : Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo...) bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại khi cần thiết.

3.6. Làm một số thủ thuật (Bộ Y tế cho phép) chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại.

3.7. Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn đề theo phương pháp luận khoa học của Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Y học cổ truyền.

3.8. Tham gia thực hiện giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.

3.9. Tham gia ngăn chặn, bao vây, dập tắt dịch bằng phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

3.10. Tham gia và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ, công tác dự phòng tại các cơ sở y tế nhất là chương trình Y học cổ truyền như thừa kế, xã hội hoá Y học cổ truyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

3.11. Tham gia điều tra theo dõi để hiểu rõ tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, các chỉ số sức khoẻ và thực trạng Y học cổ truyền tại địa phương, đồng thời thực hiện các biểu mẫu hồ sơ thống kê liên quan.

3.12. Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên và kế hoạch thực hiện phát triển Y học cổ truyền.

3.13. Huy động cộng đồng, lồng ghép liên ngành để thực hiện chương trình y học cổ truyền và công tác sức khoẻ.

3.14. Tham gia giám sát và đánh giá các công tác Y học cổ truyền tại địa phương.

QUỸ THỜI GIAN:

1.

Số năm học

: 6 năm

2.

Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi

: Tối đa 240 tuần

3.

Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập)

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.

Tổng số khối lượng kiến thức học tập

: 320 đơn vị học trình

( Tính theo đơn vị học trình )

 

Cụ thể:

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

1.

Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )

82

71

11

25,6

2.

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

202

121

81

63,1

 

+ Phần tự chọn

21

**

**

6,6

 

+ Thi tốt nghiệp

15

 

 

4,7

Cộng

320

 

 

100

 

* :01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục

**: Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa  đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

 

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO BÁC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN:

Các môn học chung:

A - PHẨN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2

0

2.

 

Triết học Mác-Lênin

4

4

0

3.

 

Kinh tế chính trị Mác Lê nin

4

4

0

4.

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

0

5.

 

Lịch sử Đảng CSVN

4

4

0

6.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

0

7.

 

Tâm lý học (TLYH-Y đức)

4

4

0

8.

 

Ngoại ngữ (có NNCN)

20

20

0

9.

 

Giáo dục thể chất

3

1

2

10.

 

GDQP và YHQS

4

0

4

Cộng

52

46

6

 

Các môn khoa học cơ bản:

 

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

11.

 

Toán cao cấp

3

3

0

12.

 

Toán xác suất thống kê

3

3

0

13.

 

Tin học

4

2

2

14.

 

Vật lý đại cương

2

2

0

15.

 

Lý sinh

4

3

1

16.

 

Hoá đại cương

3

2

1

17.

 

Hoá vô cơ

2

2

0

18.

 

Hoá hữu cơ

2

2

0

19.

 

Sinh học đại cương

3

2

1

20.

 

Di truyền học

3

3

0

 

 

Cộng

30

25

5

 

 

Tổng Cộng

82

71

11

B - Phần Giáo dục chuyên nghiệp:

Các môn học cơ sở:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

21.

 

Giải phẫu I

3

2

1

22.

 

Giải phẫu II

3

2

1

23.

 

Mô phôi

3

2

1

24.

 

Sinh lý học I

3

2

1

25.

 

Sinh lý học II

3

2

1

26.

 

Hoá sinh

4

3

1

27.

 

Vi sinh

3

2

1

28.

 

Ký sinh trùng

3

2

1

29.

 

Giải phẫu bệnh

3

2

1

30.

 

Sinh lý bệnh và miễn dịch

3

2

1

31.

 

Dược lý

5

4

1

32.

 

Phẫu thuật thực hành

2

1

1

33.

 

Chẩn đoán hình ảnh

3

2

1

34.

 

DD-VS an toàn thực phẩm

2

1

1

35.

 

Điều dưỡng cơ bản

3

2

1

36.

 

Môi trường học

2

1

1

37.

 

Dịch tễ học

2

1

1

38.

 

Giáo dục nâng cao sức khoẻ

2

2

0

 

 

Cộng

52

35

20

Các môn học chuyên môn:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

39.

 

Nội cơ sở

5

3

2

40.

 

Ngoại cơ sở

3

2

1

41.

 

Y lý YHCT (Lý luận cơ bản, Tứ chẩn bát cương,tác phẩm kinh điển, y dịch)

12

8

4

42.

 

Thực vật dược

2

1

1

43.

 

Chế biến Dược liệu

3

2

1

44.

 

Nội lâm sàng I

6

4

2

45.

 

Nội lâm sàng II

4

2

2

46.

 

Ngoại lâm sàng

5

3

2

47.

 

Phụ sản

5

3

2

48.

 

Nhi

5

3

2

48

 

Truyền nhiễm

3

2

1

.50.

 

Lao và bệnh phổi

2

1

1

52.

 

Các chương trình YTQG và Các vấn đề DS-BVSKBM-TE-SKSS

3

2

1

53.

 

Da liễu

2

1

1

54

 

Phục hồi chức năng

2

1

1

55.

 

Thần kinh

2

1

1

56.

 

Tâm thần

2

1

1

57.

 

Pháp y

2

1

1

58.

 

Tổ chức y tế- Kinh tế y tế-Bảo hiểm y tế

3

3

0

59.

 

Thực tập cồng đồng YHCT

4

0

4

60.

 

Dược học cổ truyền-Dược lâm sàng

5

3

2

61.

 

Các hình thức châm cứu

10

6

4

62.

 

Phương tễ

8

5

3

63.

 

Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như Dưỡng sinh, khí công, xoa bóp...

5

3

2

64.

 

Bệnh học nội khoa YHCT

6

3

2

65.

 

Bệnh học ngoại khoa YHCT

3

2

1

67.

 

Bệnh học nhi khoa YHCT

3

2

1

68.

 

Bệnh học sản phụ khoa YHCT

3

2

1

69.

 

Bệnh học Lão khoa YHCT

4

2

2

70.

 

Bệnh học ngũ quan khoa YHCT

10

5

5

71.

 

Bệnh học truyền nhiễm YHCT

2

1

1

72.

 

Hồi sức cấp cứu YHCT kết hợp YHHĐ

4

2

2

73.

 

Điều trị học YHCT

12

6

6

 

 

Cộng

150

86

64

 

 

Tổng Cộng

02

121

81

 

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2. Thời gian thi : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3. Hình thức thi :  Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hay thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp : Sinh viên có điểm trung bình trung học tập  trong 5 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. 

3.2 Thi cuối khoá : Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:

    * Lý thuyết: Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến, trắc nghiệm hoặc kết hợp.  Nội dung là kiến thức tổng hợp.

    * Thực hành: Hình thức thi lâm sàng trình bệnh án hoặc hình thức thi nhiều trạm : OSCE, OSPE  (chú ý các kỹ năng giao tiếp, phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề).

 

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập cận lâm sàng:

Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện.

2. Thực hành tiền lâm sàng:

Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường/ Khoa Y

3. Thực hành ở bệnh viện:

Tại các Bệnh viện, các Viện y học cổ truyền ở Trung ương , Tỉnh, Thành phố và các khoa YHCT của bệnh viện đa khoa được Bộ Y tế công nhận.

4. Thực tế tại cộng đồng:

Các trạm y tế cơ sở và cụm dân cư

Một số nhà máy, xí nghiệp

Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng.

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình:

Chương trình khung đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền được Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y học cổ truyền để đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền.  Chương trình gồm 284 đơn vị học trình bắt buộc,  21 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù ) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội  dung chương trình bắt buộc, các  Trường/khoa y học cổ truyền phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường mà xây dựng phần đặc thù của trường  mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học  trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện.


2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

Các Trường/khoa y học cổ truyền chủ động bố trí và điều  chỉnh các môn học/học  phần của các học kỳ nhưng  phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, tiền lâm sàng rồi mới học các môn lâm sàng và các môn chuyên ngành y học cổ truyền.

Trên cơ sở chương trình khung đã được duyệt, các trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

3.1 Thực tập:

Tổ chức thực hiện tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập.

3.2. Thực tế lâm sàng:

Nguyên tắc sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được bắt đầu vào học kỳ IV hoặc V và bố trí từ 4 buổi/tuần hoặc 5 buổi/tuần, cả buổi sáng và buổi chiều.

3.3 Thực tế tại cộng đồng:      

Trong khoá học sẽ có một đợt đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp vào học kỳ IX  năm thứ năm , thời gian là 04 tuần sau khi sinh viên đã học các môn Dịch tễ học, một số môn Y học lâm sàng và một số môn học chuyên ngành YHCT.

4. Phương pháp Dạy/Học:

4.1. Coi trọng tự học của sinh viên.

4.2. Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực.

4.3. Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho  sinh viên.

4.4. Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

4.5. Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên,  tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5. Kiểm tra, Thi:

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):

-  Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

-  Đối với các môn học y học lâm sàng chuyên ngành, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành).

5.3. Cách tính điểm:

Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

  1. Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 1993 - 1994.
  2. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 1995.
  3. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1995
  4. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Huế năm 1995
  5. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Bắc Thái năm 1995.
  6. Bộ chương trình giáo dục đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các trường Đại học, các trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.
  7. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.
  8. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.
  9. Chương trình đào tạo bác sĩ y học cổ truyền của Bộ Y tế năm 1997.
  10. Chương trình đào tạo bác sĩ y học cổ truyền của các Trường Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc.
  11. Chương trình đào tạo bác sĩ y học cổ truyền của các trường Đại học Y học cổ truyền Hàn Quốc.
  12. Định hướng chiến lược phát triển ngành y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 30/2002/QĐ-BGD&ĐT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng
ngành Kỹ thuật y học

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 - 3 - 1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục & Đào tạo; 

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 - 3- 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ; 

- Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 - 8 - 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; 

- Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 1755/YT/K2ĐT ngày 7 - 3 - 2002; 

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học;  

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng ngành Kỹ thuật Y học (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh y học, Phục hình răng, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng). Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng ngành Kỹ thuật y học từ năm học 2002- 2003

Điều 2: Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho ngành đào tạo này, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập

Điều 3: Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng trường đại học có khoa Y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

Nơi nhận: 

     - Như điều 3; 
     - Bộ Y tế; 
     - Luư VP, Vụ ĐH 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

 

GS.TS. TRẨN VĂN NHUNG

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo: Đại học 

- Nhóm ngành đào tạo: Khoa học sức khoẻ 

- Ngành đào tạo: Kỹ thuật y học  

- Chức danh khi tốt nghiệp: Kỹ thuật viên cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh  

- Mã số đào tạo: 

- Thời gian đào tạo: 3 năm 

- Hình thức đào tạo: Chính quy  

- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp văn hoá Trung học phổ thông hoặc tương đương.  

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học, Cao đẳng Kỹ thuật y tế, Khoa y thuộc Trường Đại học được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thẩm định cho phép. 

- Cơ sở làm việc: Các bệnh viện, Viện nghiên cứu, Trường Y, Trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác. 

- Bậc học tiếp sau: Trình độ đại học 

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1. Về chuyên môn: 

1.1. Thực hiện kỹ thuật chụp Xquang quy ước các bộ phận cơ thể: đầu, mặt, cổ, lồng ngực, bụng, cột sống, chi. 

1.2. Thực hiện các kỹ thuật chụp X-quang có dùng thuốc cản quang và không cản quang một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp. 

1.3. Phân tích các biểu hiện bất thường trên phim Xquang và đưa ra hướng chẩn đoán bệnh lý thường gặp của hệ thống hô hấp, tim mạch, tiết niệu, sọ xoang, xương khớp, tiêu hoá và trung thất. 

1.4. Phối hợp với bác sĩ Xquang, bác sĩ lâm sàng để thực hiện những kỹ thuật chụp Xquang đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán bệnh. 

1.5. Tham gia cùng bác sĩ thực hiện các kỹ thuật hình ảnh can thiệp. 

2. Về tổ chức quản lý: 

2.1. Tham gia tổ chức và quản lý khoa Chẩn đoán hình ảnh khi được phân công. 

2.2. Trực tiếp quản lý và sử dụng máy móc, trang thiết bị tạo hình và chẩn đoán hình ảnh y học 

2.3. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phóng xạ. 

3. Phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ: 

3.1. Tham gia phòng chống dịch bệnh và chương trình y tế quốc gia. 

3.2. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình và cộng đồng. 

4. Đào tạo và nghiên cứu khoa học: 

4.1. Thường xuyên tự học cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới. 

4.2. Tham gia đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho học sinh, nhân viên mới và cán bộ y tế tuyến dưới 

4.3. Tham gia nghiên cứu khoa học. 

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo trình độ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức - kỹ năng chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật hình ảnh y học phục vụ yêu cầu chẩn đoán và điều trị; có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.  

Mục tiêu cụ thể

1.Về thái độ: 

1.1  Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. 

1.2  Trung thực, khách quan, thận trọng trong thực hiện các công việc chuyên môn. 

1.3  Khiêm tốn học tập, quan hệ hợp tác với đồng nghiệp. 

2. Về kiến thức và kỹ năng: 

2.1  Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành vào hoạt động nghề nghiệp, giải thích được các nguyên lý của kỹ thuật hình ảnh y học. 

2.2  . Thực hiện được các kỹ thuật chụp Xquang quy ước và một số kỹ thuật Xquang có dùng thuốc cản quang. 

2.3  . Phân tích được chất lượng hình ảnh y học. 

2.4  . Mô tả và phân tích được các biểu hiện bất thường hay gặp trên phim và đề nghị hướng chẩn đoán. 

2.5  Thực hiện được một số kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ hạt nhân. 

2.6  Phối hợp với Bác sĩ thực hiện được một số kỹ thuật hình ảnh can thiệp. 

2.7  Thực hiện được các biện pháp bảo đảm an toàn phóng xạ. 

2.8  Tham gia tổ chức và quản lý được khoa Chẩn đoán hình ảnh ở tuyến huyện. 

2.9  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành. 

QUỸ THỜI GIAN

* Số năm học: 03 

* Tổng số tuần học và Thi: Tối đa 120 tuần 

* Tổng số tuần thi và ôn tập: Theo quy chế của Bộ GD&ĐT 

* Tổng số khối lượng kiến thức: 180 ĐVHT 

  ( tính theo đơn vị học trình ) 

Cụ thể: 

 

STT 

 

Khối lượng học tập 

Đơn vị học trình

Tổng số 

LT 

TH 

Tỷ lệ% 

Giáo dục đại cương  ( gồm các môn học chung và các môn khoa học cơ bản ): 

54 

47 

07 

30% 

Giáo dục chuyên nghiệp  

( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành ): 

    Bắt buộc 

   Tự chọn (đặc thù) 

   Thi tốt nghiệp 

 

 

108 

10 

 

 

53 

  

 

 

55 

  

 

 

60% 

4,4% 

5,6% 

  

Tổng cộng 

 

180 

  

  

100 % 


* : 01 đơn vị học trình (ĐVHT) tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm,� 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. 

** : Phần tự chọn: Do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết. 


CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỌ CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT HÌNH ẢNH ÂM THANH

A.   Phần giáo dục đại cương: 

Stt 

Tên môn học/Học phần 

TS 

ĐVHT 

Phân bố 

ĐVHT 

LT 

TH 

Các môn học chung 

Lich sử triết học và triết học Mac-Lênin 

Kinh tế chính trị Mác Lênin 

Chủ nghĩa xã hội khoa học 

Lịch sử Đảng CSVN 

Tư tưởng Hồ Chi Minh 

Tâm lý học và y đức 

Ngoại ngữ (có NNCN )  

15 

15 

Giáo dục thể chất 

Giáo dục quốc phòng và YHQS 

 

Cộng 

36 

32 

Các môn khoa học cơ bản 

10 

Toán cao cấp và xác suất thống kê 

11 

Tin học 

12 

Vật lý đại cương - Lý sinh 

13 

Hoá học 

14 

Sinh học đại cương và Di truyền 

 

Cộng 

18 

15 

 

Tổng cộng 

54 

47 

B.   Phần giáo dục chuyên nghiệp: 

Stt 

Tên môn học/Học phần 

TS 

ĐVHT 

Phân bố 

LT 

TH 

15 

Giải phẫu 

16 

Mô phôi 

17 

Sinh lý 

18 

Hoá sinh  

19 

Vi sinh  

20 

Ký sinh trùng 

21 

Giải phẫu bệnh 

22 

Sinh lý bệnh-Miễn dịch 

23 

Dược học 

24 

Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu 

25 

Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm 

26 

Sức khoẻ môi trường 

27 

Dịch tễ học  

28 

Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia 

29 

GDSK- Dân số - KHHGĐ- SK sinh sản 

 

Cộng 

34 

24 

10 

Các môn học chuyên ngành 

Stt 

Tên môn học/Học phần 

TS 

ĐVHT 

Phân bố 

LT 

TH 

30 

Vật lý tia X - Điện kỹ thuật 

31 

Kỹ thuật Xquang không dùng thuốc cản quang 

11 

32 

Bệnh học nội khoa 

33 

Bệnh học ngoại và chấn thương 

34 

Bệnh học chuyên khoa 

35 

Kỹ thuật phòng tối 

36 

Kỹ thuật Xquang có dùng thuốc cản quang 

37 

Giải phẫu Xquang 

38 

Y học hạt nhân và xạ trị 

39 

Kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ hạt nhân 

40 

Bảo trì máy 

41 

Kỹ thuật siêu âm 

42 

Chẩn đoán hình ảnh Xquang 

43 

Quản lý khoa Xquang và chẩn đoán hình ảnh 

44 

Thực tập lâm sàng I 

45 

Thực tập lâm sàng II 

46 

Thực tập lâm sàng III 

47 

Thực tập tốt nghiệp và thực tế cộng đồng 

10 

10 

 

Cộng: 

74 

29 

43 

 

Tổng cộng 

108 

53 

55 

Cơ sở thực hành chủ yếu 

1. Các phòng thực tập tại bộ môn Chẩn đoán hình ảnh và các bộ môn khác của trường. 

2. Thực hành lâm sàng và thực tập tốt nghiệp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh y học thuộc các bệnh viện Trung ương, tỉnh, thành phố, Trung tâm y tế Quận /huyện. 

3. Thực tế cộng đồng: Tại các huyện, xã, phường  

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn và thi:Từ 8 đến 10 tuần tương đương 10 ĐVHT 

2. Thời gian thi:Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo 

3. Hình thức thi: Thi tốt nghiệp gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành mỗi phần được tính điểm độc lập. 

3.2.1. Thi lý thuyết: 

Nội dung: Bao gồm 6 môn môn chuyên ngành: 

-  Vật lý tia X,  

-  Kỹ thuật Xquang thông thường không dùng thuốc cản quang, 

-  Kỹ thuật phòng tối,  

-  Kỹ thuật X-quang có dùng thuốc cản quang, 

-  Giải phẫu Xquang 

-  Chẩn đoán hình ảnh Xquang. 

Hình thức:  

Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc viết câu hỏi trắc nghiệm hoặc phối hợp cả hai hình thức.  

3.2.2 Thi thực hành: 

-  Nội dung: Gồm các kỹ năng của các môn chuyên ngành: 

-  Kỹ thuật X-quang thông thường không dùng thuốc cản quang. 

-  Kỹ thuật phòng tối. 

-  Kỹ thuật X-quang có dùng thuốc cản quang 

-  Giải phẫu Xquang 

-  Chẩn đoán hình ảnh Xquang. 

-  Hình thức: Mỗi sinh viên phải thao tác thực hành một số kỹ thuật (có kết quả sản phẩm) của các môn chuyên ngành theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên.

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. chương trình 

          Chương trình khung đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành thực hiện ở Trường Cao đẳng kỹ thuật y tế, Khoa Y học thuộc trường Đại học để đào tạo trình độ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh. 

         Chương trình gồm 180 đơn vị học trình, trong đó có 162 đơn vị học trình bắt buộc, 8 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù),10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai thực hiện chương trình chi tiết và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các trường phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức, kỹ năng đã quy định cho từng môn. Phần nội dung chương trình tự chọn, căn cứ vào đặc điểm riêng của mỗi Trường/ Khoa để xây dựng cho phù hợp. 

         Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc, học trình tự chọn trong chương trình khung đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/ học phần và trình Hội đồng chương trình đào tạo Kỹ thuật y học quốc gia thẩm định, Hiệu trưởng các trường ban hành để thực hiện. 

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

          Các Trường Đại học Y, Cao đẳng kỹ thuật y tế, khoa Y thuộc trường đại học được giao nhiệm vụ và chỉ tiêu đào tạo, chủ động bố trí, điều chỉnh các môn học/ học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic hệ thống giữa các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở và các môn chuyên ngành 

           Các trường triển khai thực hiện chương trình có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép cấu trúc chương trình theo khối thời gian nhưng cần chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện. 

3. Thực tập:

3.1. Thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành tiền lâm sàng: 

        Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành tiền lâm sàng� theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Đào tạo trình độ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh có yêu cầu thực hành cao, vì vậy để đảm bảo chất lượng đào tạo, có thể quy định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là điểm độc lập hoặc điểm tổng hợp của điểm lý thuyết và điểm thực hành (từng phần đều phải đạt). 

3.2. Thực hành tại bệnh viện: 

Nên bố trí thực hành bệnh viện bắt đầu từ học kỳ IV, thực tập tốt nghiệp nên bố trí vào học kỳ VI. 

- Trường phải xây dựng mục tiêu, nội dung thực tập và chỉ tiêu tay nghề cho từng khoa, công bố cho sinh viên, giảng viên thực hiện. 

- Kết thúc mỗi học phần thực tập phải tổ chức đánh giá sinh viên, kết quả đánh giá được đưa vào tính điểm trung bình chung học tập. 

3.3. Thực tập tại cộng đồng: 

Có thể tổ chức cho sinh viên thực tập cộng đồng vào học kỳ VI tại huyện, xã, phường, thời gian 1 tuần để thực hiện chẩn đoán cộng đồng và giáo dục sức khoẻ. 

4. Phương pháp dạy/ học: 

-  Coi trọng việc tự học của sinh viên. 

-  Tăng cường các phương tiện nghe, nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực. 

-  Đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tự học. 

-  Đảm bảo đủ phương tiện, điều kiện cho sinh viên thực tập 

-  Tổ chức tốt việc dạy thực hành tại trường, tại bệnh viện, cộng đồng. 

-  Phối hợp chặt chẽ với cơ sở thực hành để nâng cao hiệu quả dạy/học. 

5.  Kiểm tra, thi: 

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình� (lượng giá quá trình đào tạo). 

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ (lượng giá kết thúc): 

- Đối với các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, sau mỗi môn học/ học phần sinh viên phải có một kết quả thi (một chứng chỉ). 

- Đối với các môn học chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh, sau mỗi môn học/ học phần sinh viên phải có 2 điểm kết quả thi (chứng chỉ lý thuyết và chứng chỉ thực hành). 

5.3.  Cách tính điểm: 

Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

 

GS.TS Trần Văn Nhung

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

(Ban hành theo Quyết định số:12/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo)

 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Số:  12/2001/QĐ-BGD&ĐT

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001              

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành chương trình khung các ngành đào tạo Đại Học, Cao Đẳng
thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

-

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 - 3- 1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 - 3- 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ.

-

Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 - 8 - 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục.

-

Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ được thành lập theo Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày  28 - 9 - 1999, số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29 - 12 - 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 2588/YT/K2ĐT ngày 10 - 4 - 2001.

-

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học.

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

Ban hành chương trình khung của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ gồm (văn bản kèm theo).

 

1.

Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy, 6 năm.

 

2.

Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)..

 

3.

Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm.

 

4.

Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, 6 năm.

 

5.

Chương trình đào tạo Dược sĩ, 5 năm.

 

6.

Chương trình đào tạo Dược sĩ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)

 

7.

Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng, 4 năm.

 

8.

Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, 4 năm

 

9.

Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học, 4 năm (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng)

 

10.

Chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng.

Điều 2

Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2001 - 2002

Điều 3:

Bộ y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập.

Điều 4:

Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

              Nơi nhận:
                   - Như điều 4.
                   - Bộ Y tế.
                   - Lưu VP, Vụ ĐH.

THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Cử nhân Điều dưõng được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Điều dưỡng.

 

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

 


ThS. ĐỖ ĐÌNH XUÂN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNH

 KHOA HỌC SỨC KHỎE


PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC


PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG

 

MỤC LỤC

1. Lời giới thiệu.
2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
3. Mô tả nhiệm vụ.
4. Mục tiêu tổng quát.
5. Mục tiêu cụ thể.
6. Quỹ thời gian của khoá học.
7. Chương trình tổng quát đào tạo Cử nhân Điều dưỡng
8. Mô tả thi tốt nghiệp.
9. Cơ sở thực hành chủ yếu.
10. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
11. Tài liệu tham khảo chính.

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU:

 

Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đa khoa hệ chính qui được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-

Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-

Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều của Luật Giáo dục.

-

Quyết định 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-

Quyết định 2678/GD-ĐT  của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-

Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục và  Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình Đại học và Cao đẳng.

-

Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục và  Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.

-

Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-

Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học, Cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-

Công văn số 9898/K2ĐT của Vụ trưởng  Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế ký ngày 30/12/1999 gửi  Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch  Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm Khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-

Kết quả chương trình khung của Hội đồng Đào tạo ngành Điều dưỡng được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000.

          Trong quá trình hoạt động biên soạn, Hội đồng ngành Điều dưỡng, Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội giáo dục Y học Quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực Y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư,  giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học và Cao đẳng, Viện nghiên cứu trong nước. Hội đồng đã làm việc nghiêm túc, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

 

 

 

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

 

-

Bậc học

: Đại học

 

-

Nhóm ngành nghề đào tạo

: Khoa học sức khoẻ

 

-

Ngành Đào tạo

: Điều dưỡng

 

-

Chức danh khi tốt nghiệp

: Cử nhân Điều dưỡng

 

-

Mã số đào tạo

 

 

-

Thời gian đào tạo

: 4 năm

 

 

Hình thức đào tạo

: Tập trung

 

-

Đối tượng tuyển sinh

: Tốt nghiệp văn hoá Trung học phổ thông hay bổ túc

 

-

Cơ sở đào tạo

Trường Đại học Điều dưỡng/ Khoa Điều dưỡng của Trường Đại học .

 

-

Nơi làm việc sau tốt nghiệp

: Các cơ sở dược nhà nước và tư nhân có nhu cầu

 

-

Bậc sau đại học có thể tiếp tục học

: - Thạc sỹ điều dưỡng
  - Tiến sỹ điều dưỡng

 

 

 

 

 

MÔ TẢ NHIỆM VỤ:

1.

Thực hành chăm sóc và giáo dục sức khoẻ:

 

1.1.

Đón tiếp, giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân, nhân dân đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh hoặc yêu cầu tư vấn.

 

1.2.

Xây dựng và tổ chức thực hiện qui trình điều dưỡng.

 

1.3.

Theo dõi và phát hiện những diễn biến của bệnh, ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi và trao đổi với Bác sỹ điều trị.

 

1.4

Thực hiện cấp cứu ban đầu và tham gia cấp cứu người bệnh.

 

1.5

Thực hiện và tổ chức thực hiện y lệnh của thầy thuốc, hỗ trợ bác sĩ tiến hành các thủ thuật điều trị.

 

1.6

Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, thực hiện tốt chế độ tử vong.

 

1.7

Tham gia CSSK ban đầu cho cộng đồng trong phạm vi được phân công.

2.

Quản lý điều dưỡng:

 

2.1.

Quản lý buồng bệnh, bệnh nhân, phòng khám nơi làm việc.

 

2.2.

Quản lý trang thiết bị, thuốc, hồ sơ bệnh án và các tài sản khác.

 

2.3.

Quản lý công tác hành chính tại khoa phòng viện, bệnh viện.

 

2.4.

Quản lý, điều hành và sử dụng nhân lực để chăm sóc, phục vụ người bệnh.

 

2.5.

Điều hành, giám sát các hoạt động điều dưỡng và thực hiện các chế độ của đơn vị.

3.

 Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

 

3.1.

Giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y tế.

 

3.2.

Tham gia nghiên cứu  về điều dưỡng và các NCKH khác trong phạm vi có thể.

 

3.3.

Tham dự các lớp đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn và tự học để nâng cao nghiệp vụ.

 

 

 

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

 

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn;  có kiến thức khoa học cơ bản vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, phục hồi sức khoẻ nhân dân, có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

 

 

 

MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1

Về thái độ

 

1.1.

Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

 

1.2.

Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

 

1.3.

Khiêm tốn học tập vươn lên.

2.

Về kiến thức:

 

Trình bày và áp dụng được:

 

2.1.

Những quy luật cơ bản về:

 

-

- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

 

-

Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

 

2.2.

Những nguyên tắc cơ bản về  chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh

 

2.3.

Luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

 

2.4.

Phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

3.

Về kỹ năng:

 

Cử nhân điều dưỡng có khă năng:

 

3.1.

Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của Bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với Bác sỹ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.

 

3.2.

Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.

 

3.3.

 Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.

 

3.4.

Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên Y tế .

 

3.5.

ÁP dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.

 

3.6.

Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.

 

3.7.

Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.

 

3.8.

Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ.

 

3.9.

Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.

 

 

 

QUỸ THỜI GIAN:

 

1.

Số năm học

: 4 năm

 

2.

Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi

: Tối đa 160 tuần

 

3.

Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập)

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

4.

Tổng số khối lượng kiến thức học tập

: 210 đơn vị học trình

 

 

( Tính theo đơn vị học trình )

 

Cụ thể:

 

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

1.

Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )

76

65

11

36,2

2.

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

101

72

29

48,1

 

+ Phần tự chọn

23

**

**

10,9

 

+ Thi tốt nghiệp

10

 

 

4,8

Cộng

210

 

 

100

01 đơn vị học trình: Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, thực tế tại cộng đồng, quân sự và thể dục.

**

 

Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa  đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỂU DƯỠNG:

A - Phần Giáo Dục Đại Cương:

              Các môn học chung:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2

0

2.

 

Triết học Mác-Lênin

4

4

0

3.

 

Kinh tế chính trị

4

4

0

4.

 

Lịch sử Đảng CSVN

4

4

0

5.

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

6.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

7.

 

Tâm lý học - Y đức

2

2

0

8.

 

Ngoại ngữ  (NNNC)

15

15

15

9.

 

Giáo dục thể chất

2

1

1

10.

 

GDQP và YHQS

4

0

4

Cộng

41

36

5

              Các môn khoa học cơ bản:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

11.

 

Toán cao cấp

3

3

0

12.

 

Xác suất thống kê

3

3

0

13.

 

Tin học

4

2

2

14.

 

Vật lý đại cương - Lý Sinh

4

3

1

15.

 

Hoá học đại cương

2

2

0

16.

 

Hoá vô cơ - Hoá hữu cơ

3

3

0

17.

 

Sinh học Đại cương

4

3

1

18.

 

Di truyền học

2

2

0

 

 

Cộng

25

21

4

 

 

Tổng Cộng

66

57

9

B - Phần Giáo Dục Chuyên Nghiệp:

              Các môn học cơ sở:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

19.

 

Giải phẫu học

5

4

1

20.

 

Mô phôi

3

2

1

21.

 

Sinh lý học

4

3

1

22.

 

Hoá sinh

3

2

1

23.

 

Vi sinh vật

3

2

1

24.

 

Ký sinh trùng

2

1

1

25.

 

Sinh lý bệnh - Miễn dịch

3

2

1

26.

 

Dược lý học

4

3

1

27.

 

Dịch tễ học

3

2

1

28.

 

Sức khoẻ môi trường

2

2

0

29.

 

Dinhdưỡng- Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

2

0

30.

 

Giáo dục sức khoẻ và Kỹ năng giao tiếp

3

2

1

31.

 

Tổ chức y tế-Chương trình YTQG

2

2

0

32.

 

Dân số-KHHGĐ-SKSS

2

2

0

 

 

Cộng

64

44

20

              Các môn học chuyên môn:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

33.

 

Điều dưỡng cơ bản 1

6

4

2

34.

 

Điều dưỡng cơ bản 2

8

4

4

35.

 

Phục hồi chức năng

2

1

1

36.

 

ĐD cấp cứu hồi sức

2

1

1

37.

 

Điều dưỡng Nội

10

6

4

38.

 

Điều dưỡng Ngoại

10

6

4

39.

 

Điều dưỡng Nhi

6

3

3

40.

 

ĐD Phụ Sản 

8

4

4

41.

 

ĐD Truyền nhiễm

6

3

3

42.

 

ĐD chuyên khoa hệ nội

6

3

3

43.

 

ĐD chuyên khoa hệ ngoại

6

3

3

44.

 

Quản lý điều dưỡng

4

3

1

45.

 

Y học cổ truyền

3

2

1

46.

 

Thực tập điều dưỡng tổng hợp cộng đồngI và II

4

0

4

47.

 

Cộng

81

43

38

 

 

Tổng Cộng

122

74

48

 

 

 

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP:

1.

Thời gian ôn thi và làm khoá luận

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2.

Thời gian thi

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3.

Hình thức thi

: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp,  thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

 

3.1.

Làm khoá luận tốt nghiệp

: Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 3 năm học đầu đạt từ loại khá trở lên thì được Nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

3.2

Thi cuối khoá

: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:

 

 

* Lý thuyết:

   -     Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.
   -     Nội dung tổng hợp kiến thức các môn học mà trọng tâm là các môn: Điều dưõng Nội, Điều dưỡng Ngoại, Điều dưỡng Nhi, Điều dưỡng Phụ sản, Quản lý điều dưỡng, chú ý đúng mức kiến thức các môn học Tâm lý Y học - Y đức và Giáo dục sức khoẻ.

 

 

* Thực hành:

   -     Thi theo hình thức truyền thống, rút thăm chọn bệnh nhân, làm kế hoạch chăm sóc và tiến hành các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
   -     Hoặc thi theo hình thức thi thực hành nhiều trạm (OSPE,OSCE) chú ý kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề.

 

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU:

1

Thực tập cận lâm sàng:

 

Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện.

2.

Thực hành tiền lâm sàng:

 

Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường đại học Điều dưỡng/ Khoa điều dưỡng Trường đại học.

3.

Thực hành tại bệnh viện:

 

Tại các Bệnh viện, các Viện  Trung ương, Tỉnh, Thành phố, Huyện được Bộ Y tế công nhận  là cơ sở thực hành.

4.

Thực tập tại cộng đồng:

 

   -     Một số nhà máy, xí nghiệp, trạm y tế xã, phường và cụm dân cư.
   -     Cơ sở thực tập của nhà trường tại cộng đồng.

 

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1

Chương trình:

 

-

Chương trình khung đào tạo Cử nhân Điều dưỡng được Bộ giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành  thực hiện ở tất cả các Trường Đại học Điều dưỡng/ Khoa Điều dưỡng Trường Đại học để đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đa khoa. Chương trình gồm 210 đơn vị học trình, trong đó có 186 đơn vị học trình bắt buộc, 12 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp.  Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường/Khoa  phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường/Khoa mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa mình.

 

-

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được phê duyệt, từng Trường/Khoa biên soạn chương trình chi tiết từng Môn học/Học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành để thực hiện.

2.

Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

 

-

Các Trường/Khoa chủ động bố trí và điều chỉnh các Môn học/Học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính lôgic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự  để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, tiền lâm sàng rồi mới học các môn chuyên ngành Điều dưỡng. .

 

-

Các Trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện

3.

Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

 

3.1

Thực tập:

 

 

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.  Tuy nhiên do yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể quy định điểm kết thúc Môn học/Học phần là tổng hợp của điểm lý thuyết và  điểm thực tập.

 

3.2

Thực tế lâm sàng:

 

 

Nên sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được sắp xếp từ 4 - 5 buổi/tuần, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

 

3.3

Thực tế tại cộng đồng:

 

 

Trong khoá học sẽ có 2 đợt đi thực tập tại cộng đồng, có thể sắp xếp như sau:

 

 

Đợt I: Nên vào cuối năm thứ hai (02 tuần) sau khi sinh viên học xong các môn Y học cơ sở, Y học tiền lâm sàng, Môi trường học, Dinh dưỡng- Vệ sinh- An toàn thực phẩm, Giáo dục nâng cao sức khoẻ.
Đợt II:
Nên học kỳ VII năm thứ tư (02 tuần) sau khi sinh viên đã học các môn Dịch tễ học và hầu hết các môn học lâm sàng.

 

 

 

4.

Phương pháp Dạy/Học:

 

-

Coi trọng tự học của sinh viên.

 

-

Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực.

 

-

Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

 

-

Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp  lý thuyết để sinh viên có thêm thời gian tự học.

 

-

Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi kỹ thuật xét nghiệm, mỗi kỹ thuật chăm sóc và  mỗi đơn vị học trình.

5.

Kiểm tra, Thi:

 

5.1

Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )

 

5.2

Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):

 

 

- Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, tiền lâm sàng và một số môn học lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên có một điểm thi (một chứng chỉ).

 

 

- Đối với các môn  học lâm sàng như  ĐD Nội, Ngoại Phụ sản, Nhi và Truyền nhiễm, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm  thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành ).

 

5.3

Cách tính điểm:

 

 

Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

                    K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
                           THỨ TRƯỞNG


                             VŨ NGỌC HẢI

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

1.

Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 1996

2.

Định hướng phát triển nghành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

3.

Bộ chương trình giáo dục đại cương của Bộ Giáo dục & Đào tạo dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm năm 1995

4.

Quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho đào tạo giai đoạn II bậc Đại học ngành Y tế (ban hành theo quy chế 195 BYT/QĐ ngày 14/2/1995 của Bộ trưởng Bộ Y tế )

5.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của Bộ Y tế năm 1997.

6.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh.

7.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học LOMA  LINDA (Hoa kỳ) năm 1995.

8.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học của trường Đại học KHON KAEN ( Thái lan) năm 1990.

9.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học của trường Đại học CHIANG MAI ( Thái lan) năm 1994.

10.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học của trường Đại học SINGAPOR  năm 1995.

11.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học SYDNEY (Uc)  năm 1997.

12.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học ALABAMA  BIRMINGHAM (Hoa kỳ)  năm 1997.

13.

Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng của trường Đại học BURAPHA (Thái lan)  năm 1999.

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001) 

Chương trình khung đào tạo Dược sỹ được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Dược học.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH DƯỢC HỌC



PGS.TS. TỪ MINH KOÓNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNH
KHOA HỌC SỨC KHỎE


PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC


PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG

  

MỤC LỤC

  1. Lời giới thiệu.
  2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
  3. Mô tả nhiệm vụ.
  4. Mục tiêu tổng quát.
  5. Quỹ thời gian của khoá học.
  6. Chương trình tổng quát đào tạo Dược sỹ.
  7. Mô tả thi tốt nghiệp.
  8. Cơ sở thực hành chủ yếu.
  9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
  10. Tài liệu tham khảo chính.

 LỜI GIỚI THIỆU:

 Chương trình đào tạo Dược sỹ đại học hệ chính quy tập trung được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

- Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

- Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

- Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

- Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giaó trình đại học và Cao đẳng.

- Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.

- Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

- Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

- Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y tế gửi Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành khoa học sức khoẻ.

- Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành ngành Dược được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo.

Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Dược sỹ và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Dược sỹ của nhiều Trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến của các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

 GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

 - Bậc học : Đại học

 - Nhóm ngành nghề đào tạo : Khoa học sức khoẻ

 - Ngành Đào tạo : Dược

 - Chức danh khi tốt nghiệp : Dược sĩ

 - Mã số đào tạo

 - Thời gian đào tạo : 5 năm

  Hình thức đào tạo : Chính quy tập trung

 - Đối tượng tuyển sinh : Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc.

 - Cơ sở đào tạo Trường Đại học Dược, Khoa dược của các trường Đại học

 - Nơi làm việc sau tốt nghiệp : Các cơ sở dược nhà nước và tư nhân có nhu cầu

 - Bậc sau đại học có thể tiếp tục học      : - Thạc sỹ.

: - Tiến sỹ.
            : - Chuyên khoa I
            : - Chuyên khoa II

  

 MÔ TẢ NHIỆM VỤ:

1. Hướng dẫn sử dụng thuốc:

 1.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.

 1.2. Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

 1.3. Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.

2. Bào chế, sản xuất thuốc:

 2.1. Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.

 2.2. Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.

3. Quản lý và cung ứng thuốc:

 3.1. Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.

 3.2. Thực hiện các văn bản pháp qui về dược.

 3.3. Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.

4. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp:

 4.1. Cập nhật các kiến thức về Y Dược học và về các lĩnh vực có liên quan, tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo được một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.

 4.2. Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.

 MỤC TIÊU:

 Đào tạo Dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y-dược học cơ sở vững, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với Bác sỹ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

QUỸ THỜI GIAN:

 1. Số năm học : 5 năm

 2. Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi : Tối đa 200 tuần

 3. Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập) : Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 4. Tổng số khối lượng kiến thức học tập : 270 đơn vị học trình
  ( Tính theo đơn vị học trình )

 Cụ thể:

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

 

1.

Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )

103

79

21

38,1

 

2.

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):

 

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

132

85

47

48,9

 

 

+ Phần tự chọn

20

**

**

7,4

 

 

+ Thi tốt nghiệp

15

 

 

5,6

 

Cộng

270

 

 

100

 

*: 01 đơn vị học trình: Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, thể dục và quân sự.

* * : Phần tự chọn ( đặc thù) lý thuyết, thực hành các trường đề xuất và xây dựng.

 CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO

A- Các môn học chung:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2

0

2.

 

Triết học Mác-Lênin

4

4

0

3.

 

Kinh tế chính trị Mác Lê nin

4

4

0

4.

 

Tâm lý và đạo đức y-dược học

2

2

0

5.

 

Lịch sử Đảng CSVN

4

4

0

6.

 

Ngoại ngữ ( có NNCN)

18

18

0

7.

 

Giáo dục thể chất

3

1

2

8.

 

Giáo dục quốc phòng & y học quân sự

6

1

5

9.

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

0

10.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

0

Cộng

50

43

7

B. Các môn khoa học cơ bản

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Toán cao cấp

4

4

0

2.

 

Toán xác suất thống kê

3

3

0

3.

 

Tin học

5

3

2

4.

 

Vật lý đại cương

8

6

2

5.

 

Hoá đại cương vô cơ

9

6

3

6.

 

Hoá hữu cơ

9

6

3

7.

 

Hoá phân tích

10

5

5

8.

 

Sinh học

5

3

2

 

 

Cộng

53

36

17

 

 

Tổng Cộng

103

73

24

C- Các môn học cơ sở:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Giải phẫu sinh lý

8

6

2

2.

 

Hoá sinh

8

6

2

3.

 

Vi sinh

4

3

1

4.

 

Ký sinh trùng

3

2

1

5.

 

Sinh lý bệnh và Miễn dịch

4

4

0

6.

 

Dược lý

9

7

2

7.

 

Bệnh học cơ sở

6

4

2

8.

 

Môi trường

2

2

0

9.

 

Độc chất

3

2

1

10.

 

Dược dịch tễ học

3

2

1

11.

 

Thực vật dược

6

3

3

12.

 

Hoá lý dược

5

3

2

13.

 

Thực tế 1

3

0

3

 

 

Cộng

64

44

20

D- Các môn học chuyên môn:

 

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Y Dược học cổ truyền

6

4

2

2.

 

Dược liệu

9

5

4

3.

 

Hoá dược

8

6

2

4.

 

Bào chế và sinh dược học

10

7

3

5.

 

Pháp chế dược

3

2

1

6.

 

Kinh tế dược

4

3

1

7.

 

Dược lâm sàng

7

4

3

8.

 

Kiểm nghiệm dược phẩm

5

2

3

9.

 

Công nghệ sản xuất dược phẩm

10

5

5

10.

 

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE, các CTYTQG

3

3

3

11.

 

Thực tế 2

3

0

3

 

 

Cộng

68

41

27

 

 

Tổng Cộng

132

85

47

 MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP

1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2. Thời gian thi : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3. Hình thức thi : Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp, thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

 3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong 4 năm đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 3.2 Thi cuối khoá : Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:

  * Lý thuyết: : Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp kiến thức các môn học chuyên môn.

  * Thực hành: : Có thể thi thực hành nhiều trạm ( OSPE ), chú ý đánh giá các kỹ năng thực hành bằng kết quả sản phẩm cụ thể, kỹ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề.

4. Các Trường đại học Dược /Khoa Dược tham gia đào tạo Dược sỹ xác định nội dung, hình thức và lập kế hoạch thi tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế, báo cáo hai Bộ phê duyệt trước khi tổ chức thi.

 CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1 Các phòng thực hành Trường Đại học Dược, Khoa Dược trường đại học, Khoa Dược bệnh viện và một số khoa phòng lâm sàng của các bệnh viện Trung ương được Bộ Y tế quy định.

2. Viện kiểm nghiệm, Công ty dược Trung ương, Xí nghiệp dược Trung ương, các hiệu thuốc được Bộ Y tế quy định.

3. Sở y tế, Công ty dược các tỉnh, Bệnh viện tỉnh, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm y tế huyện, Tram y tế xã.

 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình:

  Chương trình khung đào tạo Dược sỹ được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường Đại học Dược/Khoa Dược để đào tạo Dược sỹ trình độ đại học. Chương trình gồm 270 đơn vị học trình, trong đố có 235 đơn vị học trình bắt buộc và 20 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường/Khoa mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được phê duyệt, từng Trường/Khoa biên soạn chương trình chi tiết từng môn học và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành để thực hiện.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

 - Các Trường/Khoa chủ động bố trí và điều chỉnh các học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn khoa học cơ bản, Y- Dược học cơ sở, trước khi học các môn chuyên ngành.

 - Các Trường/Khoa sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

 3.1 Thực tập:

  Tổ chức thực hiện thực tập tại phòng thí nghiệm theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu nghề nghiệp và để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi học phần là điểm độc lập hoặc tổng hợp của điểm lý thuyết và điểm thực tập.

 3.2 Thực tế tại cộng đồng

  Trong khoá học sẽ có đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp thành một hoặc hai đợt tại các cơ sở thực hành dược ở Trung ương, Thành phố, Tỉnh, sau khi đã học xong các môn học/học phần Y-Dược học cơ sở, Môi trường học, Giáo dục sức khoẻ và một số chuyên ngành Dược.

4. Phương pháp Dạy/Học:

 - Coi trọng tự học của sinh viên.

 - Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực.

 - Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

 - Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên theo dõi giám sát kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5. Kiểm tra, Thi:

 5.1 Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )

 5.2 Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):

  - Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y - Dược học cơ sở sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

  - Đối với các môn học chuyên ngành Dược, sau mỗi học phần sinh viên có thể phải có hai điểm thi ( chứng chỉ lý thuyết và thực hành ).

 5.3 Cách tính điểm:

  Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

1. Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các Trường Đại học, các Trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.

2. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.

3. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.

4. Chương trình đào tạo Dược sỹ Đại học, Bộ Y tế năm 1997

5. Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

6. Chương trình đào tạo Dược sỹ của trường Đại Học NEW SOUTH WALES (ÚC)&NBSP; năm 1995-1996.

7. Chương trình đào tạo Dược sỹ của trường Đại Học SYDNEY (ÚC) năm 1995-1996

8. Chương trình đào tạo Dược sỹ tại Thái lan.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU:

 

Chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành Vật lý trị liệu hệ chính qui được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-

Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-

Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-

Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-

Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình đại học và Cao đẳng.

-

Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.

-

Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, các Ông Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành khoa học sức khoẻ.

-

Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y đa khoa được Ông chủ tịch ký ngày 22/6/2000.

-

Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

          Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y học và Hội đồng chương trình đào tạo Đại học, Cao đẳng nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật y học trong nước và nước ngoài, cá khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI.
          Các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

 

 

 

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

 

-

Bậc học

: Đại học

 

-

Nhóm ngành nghề đào tạo

: Khoa học sức khoẻ

 

-

Ngành Đào tạo

: Kỹ thuật y học

 

-

Chức danh khi tốt nghiệp

: Cử nhân Kỹ thuật y học chuyên ngành Vật lý trị liệu

 

-

Mã số đào tạo

 

 

-

Thời gian đào tạo

: 4 năm

 

 

Hình thức đào tạo

: Tập trung

 

-

Đối tượng tuyển sinh

: Theo quy chế Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế.

 

-

Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học Dược, Khoa dược của các trường Đại học

 

-

Nơi làm việc sau tốt nghiệp

: Các Trường, Viện, Bệnh Viện trung ương, thành phố, Trung tâm Chỉnh hình-Phục hồi chức năng và các cơ sở y tế khác

 

-

Bậc sau đại học có thể tiếp tục học

: - Thạc sỹ.
: - Tiến sỹ.

 

 

 

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

 

Cử nhân Kỹ thuật y học chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu trình độ đại học có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở và kỹ năng chuyên ngành sâu để thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị, quản lý, truyền đạt kỹ năng chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu. Có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

 

 

 

MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1.

Về thái độ:

 

1.1

Tận tuỵ, với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

 

1.2

Khiêm tốn học tập, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

 

1.3

Trung thực, khách quan, cẩn trọng trong công việc chuyên môn.

2.

Về kiến thức và kỹ năng:

 

2.1

Có kiến thức cơ bản về y học, khả năng phòng ngừa các thương tật thứ cấp.

 

2.2

Lượng giá VLTL các trường hợp bệnh phức tạp.

 

2.3

Đưa ra mục tiêu, lập kế hoạch điều trị và tiên lượng phù hợp trên từng trường hợp cụ thể

 

2.4

Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên ngành sâu Vật Lý Trị Liệu.

 

2.5

Chuyển giao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cho bệnh nhân, gia đinhg bệnh nhân, sinh viên và cán bộ y tế khác.

 

2.6

Tham gia kết hợp những khoa học.

 

2.7

Tổ chức, quản lý và  làm việ ở tất cả mọi tuyến.

 

2.8

Tự đánh giá những hạn chế của bản thân về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để học tập nâng cao nghiệp vụ.

 

 

 

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1.

Chuyên Môn:

 

1.1.

Đón tiếp bệnh nhân, người tàn tật, thân nhân đến khoa (phòng) Vật Lý Trị Liệu (VLTL) hoặc kho Phục Hồi Chức Năng để khám chữa bệnh bằng phương pháp VLTL hoặc xin tư vấn.

 

1.2.

Thực hiện thành thạo các kỹ thuật lượng giá VLTL.

 

1.3.

Thiết lập được mục tiêu, kế hoạch điều trị bằng phương pháp VLTL.

 

1.4.

Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên ngành sâu như: Kỹ thuật P.N.F, Bobath, Kỹ thuật di động khớp.

2.

Quản lý chuyên môn:

 

2.1.

Tham gia tổ chức, quản lý khoa-phòng VLTL - PHCN.

 

2.2.

Trực tiếp quản lý trang thiết bị, tài sản, hồ sơ bệnh án.

 

2.3.

Tham gia quản lý điều hành, sử dụng nhân lực để chăm sóc, phục vụ cho bệnh nhân.

3.

Tham gia phòng ngừa tàn tật và giáo dục sức khoẻ:

 

3.1.

Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng để phòng ngừa những thương tật thứ cấp và tàn tật có thể xảy ra.

 

3.2.

Tham gia hỗ trợ các hoạt động VLTL trong phạm vi mình phụ trách.

 

3.3.

Tham gia chương trình PHCN dựa và cộng đồng tại địa phương.

4.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

 

4.1.

Luôn luôn tự học vươn lên để cập nhật và nâng cao trình độ kỹ thuật.

 

4.2.

Giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên.

 

4.3.

Tham gia nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vựcVLTL.

 

4.4.

Tham dự các lớp đào tạo liên tục, học tập khác khi có điều kiện.

 

QUỸ THỜI GIAN

 

1.

Số năm học

: 4 năm

 

2.

Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi

: Tối đa 141 tuần

 

3.

Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập)

: 22

 

4.

Tổng số khối lượng kiến thức học tập

: 210 đơn vị học trình

 

 

( Tính theo đơn vị học trình )

 

Cụ thể:

 

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

1.

Giáo dục đại cương:

68

55

13

32,3

2.

Giáo dục chuyên nghiệp:

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

126

63

63

60

 

+ Thi tốt nghiệp

6

3

3

2,9

 

+ Tự chọn (đặv thù)

10

 

 

4,8

Cộng

210

121

79

100

 

 

 

Phân bố quỹ thời gian của khoá học
(Tính theo đơn vị tuần)

 

Học kỳ

Học tập

Thi

Tết/ hè

GDQP

Lao động

Thực tế

Hoạt động khác

Dự trữ

Tổng số

I

16

2

2

4

 

 

1

1

26

II

18

2

4

 

1

 

 

1

26

III

18

2

2

 

1

 

2

1

26

IV

18

2

4

 

1

 

 

1

26

V

19

3

2

 

1

 

 

1

26

VI

19

2

4

 

 

 

 

1

26

VII

19

3

2

 

1

 

 

1

26

VIII

14

6

0

 

 

4

1

1

26

Tổng số

141

22

20

4

5

4

4

8

208

 

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

A - Phần Giáo Dục Đại Cương:

              Các môn học chung:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2(30)

 

2.

 

Triết học Mác-Lênin

4

4(60)

 

3.

 

Kinh tế chính trị Mác Lê nin

4

4(60)

 

4.

 

Tâm lý Y học

2

2(30)

 

5.

 

Lịch sử cách mạng Việt Nam

4

4(60)

 

6.

 

Dân số học&Kế hoạch hoá gia đình

2

2(30)

 

7.

 

Ngoại ngữ

20

20(300)

 

8.

 

Giáo dục thể chất

3

1(15)

2(60)

9.

 

Giáo dục quốc phòng

4

 

4

Cộng

45

39(585)

3

              Các môn khoa học cơ bản:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

10.

 

Toán cao cấp

3

3(45)

 

11.

 

Xác suất thống kê

2

2(30)

 

12.

 

Tin học

2

1(15)

1(30)

13.

 

Vật lý Y học và lý sinh

3

2(30)

1(30)

14.

 

Hoá đại cương

3

2(30)

1(30)

15.

 

Hóa hữu cơ

2

1(15)

1(30)

16.

 

Hoá phân tích

2

1(15)

1(30)

17.

 

Sinh học

4

3(45)

1(30)

18.

 

Di truyền học

2

1(15)

1(30)

 

 

Cộng

23

16(240)

7(210)

B - Phần Giáo Dục Chuyên Nghiệp:

              Các môn học cơ sở:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

 

 

 

 

 

 

19.

 

Giải phẫu

4

3(45)

1(30)

20.

 

Mô phôi

3

2(30)

1(30)

21.

 

Sinh lý

4

3(45)

1(30)

22.

 

Hoá sinh

3

2(30)

1(30)

23.

 

Vi sinh

3

2(30)

1(30)

24.

 

Ký sinh

2

1(20)

1(30)

25.

 

Giải phẫu bệnh

2

1(20)

1(30)

26.

 

SL bệnh - Miễn dịch

3

2(30)

1(30)

27.

 

Dược học

3

2(30)

1(30)

28.

 

Nội cơ sở*

3

2(30)

1(30)

29.

 

Ngoại cơ sở*

2

1(20)

1(30)

30.

 

Dịch tễ học

2

2(30)

 

31.

 

Môi trường học

2

2(30)

 

32.

 

Giáo dục sức khoẻ

1

1(15)

 

33.

 

Dinh dưỡng-VSAT thực phẩm

2

1(20)

1(30)

34.

 

Đạo đức Y học

1

1(15)

 

 

 

Cộng

40

28(440)

12(370)

              Các môn học chuyên môn:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

35.

 

Điều dưỡng cơ bản

2

1(15)

1(30)

36.

 

Chẩn đoán hình ảnh

2

1(15)

1(30)

37.

 

Giải phẫu chức năng

5

3(45)

2(60)

38.

 

Khoa học thần kinh

3

2(30)

1(30)

39.

 

Quá trình phát triển con người

3

2(30)

1(30)

40.

 

Vận động học

3

1(15)

2(60)

41.

 

Thử cơ và đo tầm hoạt động

4

2(30)

2(60)

42.

 

Vận động trị liệu

5

3(45)

2(60)

43.

 

Các phương thức điều trị VLTL

6

3(45)

3(90

44.

 

Bệnh lý& VLTL hệ cơ xương I

6

3(45)

3(90)

45.

 

Bệnh lý& VLTL hệ cơ xương II

5

3(45)

2(60)

46.

 

Bệnh lý và VLTL hệ tim mạch - hô hấp

5

2(30)

3(90)

47.

 

Bệnh lý và VLTL hệ da- tiêu- hoá- tiết niệu- sinh dục- nội tiết

4

2(30)

2(60)

48.

 

Bệnh lý&VLTL hệ thần kinh-cơ

6

3(45)

3(90)

49.

 

Tổ chức và quản lý khoa VLTL hoặc khoa PH

1

1(20)

 

50.

 

VLTL một số trường hợp bệnh phức tạp

4

2(30)

2(60)

51.

 

Y học cổ truyền và dưỡng sinh

2

1(15)

1(30)

52.

 

Thực tập lâm sàng 1

4

 

4(360)

53.

 

Thực tập lâm sàng 2

4

 

4(360)

54.

 

Thực tập lâm sàng 3

4

 

4(360)

55.

 

Thực tập lâm sàng 4

4

 

4(360)

56.

 

Thực tế tốt nghiệp

4

 

4(360)

 

 

Cộng

86

35

51

 

 

 

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP:

1.

Thời gian ôn thi và làm khoá luận

: 5 tuần

2.

Thời gian thi

:  1 tuần

3.

Hình thức thi

:  Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hoặc thi cuối khóa.

 

3.1.

Làm khoá luận tốt nghiệp

: Trong thời gian học tập, sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong 3 năm học đầu và các môn học/ học phần đã thi trong năm thứ tư đạt kết quả học tập giỏi thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp (theo quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế).

 

3.2

Thi cuối khoá

: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:

 

 

3.2.. Thi Lý thuyết:

Nội dung: 5 môn chuyên ngành

 

 

 

1    Nội dung: 5 môn chuyên ngành

            Bệnh lý và VLTL hệ cơ xương 1 và 2.

            Bệnh lý và VLTL hệ tim mạch - hô hấp

            Bệnh lý và VLTL hệ thần kinh-cơ

            Bệnh lý và VLTL hệ da- tiêu- hoá- tiết niệu- sinh dục- nội tiết

            VLTL trong các trường hợp bệnh phức tạp.

2    Hình thức:

            Viết cổ điển với nhiều câu hỏi. Thời gian thi: 180 phút.

            Thi trắc nghiệm. Thời gian từ 60 đến 90 phút.

 

 

3.2.2. Thi thực hành

Thời gian: 240 phút.

 

 

 

1    Nội dung: 5 môn chuyên ngành.

ã                  Bệnh lý và VLTL hệ cơ xương 1 và 2.

                    Bệnh lý và VLTL hệ tim mạch ? hô hấp

ã                  Bệnh lý và VLTL hệ thần kinh-cơ

ã                  Bệnh lý và VLTL hệ da- tiêu- hoá- tiết niệu- sinh dục- nội tiết

                    VLTL trong các trường hợp bệnh phức tạp.

2    Hình thức thi: Khám và lượng gái bệnh nhân, đưa ra mục tiêu và kế hoạch điều trị Vật Lý Trị Liệu. Thực hiện kỹ thuật VLTL trên người bệnh.

 

 

 

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU:

 

Cận lâm sàng/ Tiền lâm sàng:
                    Phòng thực tập nhà trường.
Lâm sàng:
                    Bệnh viện tuyến trung ương, thành phố, tỉnh, huyện.

                    Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.

                    Các trung tâm PHCN chỉnh hình người lớn và trẻ em.

 

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1

Chương trình:

 

-

Đây là chương trình thống nhất thực hiện ở tất cả các khoa Kỹ thuật Y học của Trường Đại học Y để đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu. Chương trình gồm 194 đơn vị học trình bắt buộc, 6 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) cho mỗi cơ sở đào tạo và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Chương trình được Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào toạ và Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất bạ hành. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung bắt buộc, các kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trương/ Khoa Kỹ thuật Y học mà xây dựng phù hợp với Trường hoặc Khoa của mình.

 

-

Trên cơ sở nội dung các đơn vị học trình bắt buộc và các đơn vị học trình tự chọn đã phê duyệt, từng Trường/ Khoa Kỹ thuật Y học biên soạn chương trình chi tiết từng môn học và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện.

2.

Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

 

-

Các Trường/ Khoa Kỹ thuật Y học chủ động bố trí và điều chỉnh các học phần của các học kỳ nhưng phải bảo đảm tính logic và có hệ thống của chương trình đào tạo. chương trình phải được sắp xếp để đưa sinh viên học các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, tiền lâm sàng rồi mới học các môn chuyên môn chuyên ngành.

 

-

Trên cơ sở chương trình khung đã được duyệt, các Trường sắp xếp và bố trí triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo Bloc? nhưng phải được nghiên cứu cẩn thận, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế trước khi thực hiện.

3.

Thực tập, thực hành bệnh viện:

 

3.1

Thực tập phòng thực hành tiền lâm sàng:

 

-

Chương trình đào tạo cán bộ y tế được tổ chức thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy định của Bộ Y tế, hiện nay điểm thực tập là điều kiện để thi lý thuyết và điểm thi lý thuyết là điểm kết thúc học phần theo quy chế đã ban hành kèm theo quyết định số 04/1999/QĐ - BGD&ĐT ngày 11/02/1999. Tuy nhiên, do mục tiêu đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu có yêu cầu thực hành rất cao nên điểm thực tập phải được đánh giá ngang bằng với điểm lý thuyết và điểm kết thúc học phần là tổng hợp phần lý thuyết và phần thực hành.

 

3.2

Thực tập lâm sàng bệnh viện:

 

-

Ở học kỳ 5 đến học kỳ sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện mỗi sáng 5 buổi SÁNG/ 1 TUẨN. Ở học kỳ 8 sinh viên đi thực hành lâm sàng BV cả ngày và sau đó đi thực tế tốt nghiệp.

 

-

Mỗi đơn vị học trình thực hành lâm sàng bệnh viện và thực tế tốt nghiệp tương đương với 90 tiết.

4.

Phương pháp Dạy/Học:

 

-

Coi trọng việc tự học của sinh viên.

 

-

Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

 

-

Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên khi đã tương đối đủ tài liệu học tập, số giờ lý thuyết trong chương trình không nhất thiết phải lên lớp đầy đủ. Sinh viên có thể tự học một phần của chương trình.

 

-

Tăng cường hiệu quả các đợt thực tập ở các cơ sở thực hành bệnh viện bằng cách tổ chức thi kiểm tra kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5.

Kiểm tra, Thi:

 

-

Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình.

 

-

Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ; đối với môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, sau mỗi học phân sinh viên phải có một kết quả thi (một chứng chỉ). Đối với môn chuyên môn chuyên ngành, sau mỗi học phần sinh viên phải có điểm kết quả thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành).

 

-

Cách tính điểm: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

 

Qua quá trình làm chương trình chúng tôi đã tham khảo một số chương trình đào tạo của các nước bạn như:

1.

Chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu hệ Đại học của trường đại học Melbour ne - ÚC.

2.

Chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu ở Thái Lan.

3.

Chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu ở trường Đại học Pacific - Oregon - Hoa Kỳ.

4.

Chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu của trường Đại học Nairobi - Kenya.

5.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên xoa bóp và vận động trị liệu (Masso ? Kinési thérapie) của Pháp.

6.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên Vật Lý Trị Liệu của trường cán bộ y tế trung ương ở Phnom Penh - Cambodia.

7.

Chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu tại chức của trường Đại học Y Dược TP. HCM.

8.

Chương trình đào tạo KTV/ PHCN hệ trung cấp của Bộ Y tế.

9.

Dự thảo chương trình đào tạo cử nhân Vật Lý Trị Liệu họp tại khoa PHCN bệnh viện Bạch Mai năm 1997.

-

Tuy nhiên do chưa đầy đủ tư liệu và kinh nghiệm nên chúng tôi chắc chắn còn nhiều sai sót và chưa hoàn chỉnhmột số môn học trong chương trình dự thảo.

-

Kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để từng bước hoàn thiện hoá chương trình đào tạo Cử nhân Vật Lý Trị Liệu hệ Đại học chính quy.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
Hệ 4 năm (chuyên tu)
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Dược sỹ hệ 4 năm (chuyên tu) được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Dược  học.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH DƯỢC HỌC

 

PGS.TS. TỪ MINH KOÓNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNH
KHOA HỌC SỨC KHỎE


PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC


PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG

 

MỤC LỤC

  1. Lời giới thiệu.
  2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
  3. Mô tả nhiệm vụ.
  4. Mục tiêu tổng quát.
  5. Quỹ thời gian của khoá học.
  6. Chương trình tổng quát đào tạo Dược sỹ hệ 4 năm (chuyên tu)
  7. Mô tả thi tốt nghiệp.
  8. Cơ sở thực hành chủ yếu.
  9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
  10. Tài liệu tham khảo chính.

 

LỜI GIỚI THIỆU:

Chương trình đào tạo Dược sỹ  hệ chuyên tu tập trung được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-          Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

-          Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều của Luật Giáo dục.

-          Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

-          Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

-          Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giaó trình đại học và Cao đẳng.

-          Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.

-          Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y tế gửi Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành khoa học sức khoẻ.

-          Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành ngành Dược được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo.

          Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Dược sỹ và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Dược sỹ của nhiều Trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến của các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

 

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

Bậc học : Đại học

Nhóm ngành nghề đào tạo : Khoa học sức khoẻ

Ngành Đào tạo : Dược

Chức danh khi tốt nghiệp : Dược sĩ

Mã số đào tạo

Thời gian đào tạo : 4 năm

Hình thức đào tạo : Tập trung

Đối tượng tuyển sinh : Có bằng tốt nghiệp Dược sỹ trung học và bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc.

Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Dược, Khoa dược của các trường Đại học

Nơi làm việc sau tốt nghiệp : Các cơ sở dược nhà nước và tư nhân có nhu cầu

Bậc sau đại học có thể tiếp tục học    : - Thạc sỹ.
: - Tiến sỹ.
: - Chuyên khoa I
: - Chuyên khoa II

 

MÔ TẢ NHIỆM VỤ:

1. Hướng dẫn sử dụng thuốc:

-          Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.

-          Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

-          Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.

2. Bào chế, sản xuất thuốc:

-          Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.

-          Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.

3. Quản lý và cung ứng thuốc:

-          Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.

-          Thực hiện các văn bản pháp qui về dược.

-          Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.

4. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp:

-          Cập nhật các kiến thức về Y Dược học và về các lĩnh vực có liên quan, tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo được một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.

-          Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.

MỤC TIÊU:

Đào tạo Dược sĩ hệ bốn năm (chuyên tu) có đạo đức; có kiến thức khoa học cơ bản và y - dược học cơ sở vững; có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với Bác sỹ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

QUỸ THỜI GIAN:

Số năm học

: 4 năm

Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi

: Tối đa 160 tuần

Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập)

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổng số khối lượng kiến thức học tập

: 210 đơn vị học trình

( Tính theo đơn vị học trình )

Cụ thể:

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

1.

Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )

76

65

11

36,2

2.

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

101

72

29

48,1

 

+ Phần tự chọn

23

**

**

10,9

 

+ Thi tốt nghiệp

10

 

 

4,8

Cộng

210

 

 

100

* : 01 đơn vị học trình: Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, thực tế tại cộng đồng, quân sự và thể dục.

** : Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa  đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ HỆ CHUYÊN TU 4 NĂM:

A - Phần Giáo Dục Đại Cương:

Các môn học chung:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2

0

2.

 

Triết học Mác-Lênin

3

3

0

3.

 

Kinh tế chính trị Mác Lê nin

3

3

0

4.

 

Lịch sử Đảng CSVN

3

3

0

5.

 

Ngoại ngữ

15

15

0

6.

 

Y học quân sự

2

1

1

7.

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

3

0

8.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

Cộng

50

43

7

Các môn khoa học cơ bản:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

9.

 

Toán cao cấp

4

4

0

10.

 

Toán xác suất thống kê

3

3

0

11.

 

Tin học

4

3

1

12.

 

Vật lý đại cương

6

5

1

13.

 

Hoá đại cương vô cơ

7

5

2

14.

 

Hoá hữu cơ

7

5

2

15.

 

Hoá phân tích

7

4

3

16.

 

Sinh học Đại cương

5

4

1

 

 

Cộng

43

3

10

 

 

Tổng Cộng

76

65

11


B - Phần Giáo Dục Chuyên Nghiệp:

Các môn học cơ sở:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

 

 

 

 

 

 

17.

 

Giải phẫu sinh lý

5

4

1

18.

 

Hoá sinh

7

6

1

19.

 

Vi sinh

3

2

1

20.

 

Ký sinh trùng

3

2

1

21.

 

Sinh lý bệnh và Miễn dịch

3

3

0

22.

 

Dược lý

7

6

1

23.

 

Bệnh học

5

4

1

24.

 

Môi trường

2

2

0

25.

 

Độc chất

3

2

1

26.

 

Dược dịch tễ học

2

2

0

27.

 

Thực vật dược

4

3

1

28.

 

Hoá lý dược

4

3

1

 

 

Cộng

64

44

20


Các môn học chuyên môn:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Y Dược học cổ truyền

5

4

1

2.

 

Dược liệu

6

4

2

3.

 

Hoá dược

6

4

2

4.

 

Bào chế và sinh dược học

7

5

2

5.

 

Pháp chế dược

2

2

0

6.

 

Kinh tế dược

3

2

1

7.

 

Dược lâm sàng

6

4

2

8.

 

Kiểm nghiệm dược phẩm

4

2

2

9.

 

Công nghệ sản xuất dược phẩm

7

3

4

10.

 

Dược xã hội học: DS,SKSS, SKBMTE, CTYTQG,y đức

3

3

0

11.

 

Thực tế

4

0

4

 

 

Cộng

53

33

20

 

 

Tổng Cộng

101

72

29


MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP:

1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2. Thời gian thi

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3. Hình thức thi

: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hay thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức. Tuy nhiên với đối tượng này hình thức thi tốt nghiệp cuối khoá là chủ yếu: 

3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp

: Sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong 3 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp Nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

3.2. Thi cuối khoá

: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:

* Lý thuyết:

Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc trắc nghiệm, Nội dung tổng hợp kiến thức các môn học chuyên môn.

* Thực hành:

Có thể thi thực hành nhiều trạm ( OSPE ), chú ý đánh giá kỹ năng thực hành bằng kết quả có sản phẩm cụ thể, kỹ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề.

4. Các Trường đại học Dược/ Khoa Dược tham gia đào tạo Dược sỹ xác định nội dung, hình thức và lập kế hoạch thi tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế, báo cáo hai Bộ phê duyệt trước khi tổ chức thi.


CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU:

Các phòng thực hành Trường Đại học Dược, Khoa Dược Trường Đại học, khoa Dược bệnh viện và một số khoa  lâm sàng của các bệnh viện Trung ương được Bộ Y tế quy định.

Viện kiểm nghiệm, Công ty dược Trung ương, Xí nghiệp dược Trung ương, các hiệu thuốc được Bộ Y tế quy định.

Sở y tế, Công ty dược các tỉnh, Bệnh viện tỉnh, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm y tế huyện, Tram y tế xã.

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Chương trình:

Chương trình đào tạo Dược sỹ đại học hệ 4 năm (chuyên tu) được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Dược để đào tạo Dược sỹ đại học hệ bốn năm. Chương trình gồm 210 đơn vị học trình (không tính  phần khối lượng kiến thức đã học ở chương trình đào tạo Dược sỹ trung học), trong đó có 177 đơn vị học trình bắt buộc 23 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp . Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường/Khoa phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức đã quy định.  Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường/Khoa mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được phê duyệt,  từng Trường/Khoa biên soạn chương trình chi tiết từng Môn học/Học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành để thực hiện.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các Môn học/Học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự  để sinh viên học các môn khoa học cơ bản, Y-Dược học cơ sở sau đó học các môn học chuyên ngành.

Các Trường/Khoa sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần nghiên cứu thận trọng,  chuẩn bị kỹ báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:

3.1 Thực tập:

Tổ chức thực tập tại các phòng thí nghiệm theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.  Tuy nhiên do yêu cầu nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường có thể quy định điểm kết thúc Môn học/Học phần là điểm độc lập hoặc tổng hợp của điểm lý thuyết và điểm thực tập.

3.2. Thực tế tại cộng đồng

Trong khoá học sẽ có đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp thành một hoặc hai đợt tại các cơ sở thực hành dược ở Trung ương, Thành phố, Tỉnh  sau khi sinh viên học xong các môn Y-Dược học cơ sở, Môi trường học, Dinh dưỡng-Vệ sinh-An toàn thực phẩm, Giáo dục và nâng cao sức khoẻ và một số môn chuyên ngành Dược.

4. Phương pháp Dạy/Học:

Coi trọng tự học của sinh viên.

Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực.

Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên theo dõi giám sát kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5. Kiểm tra, Thi:

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):

Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y - Dược học cơ sở sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

Đối với các môn học chuyên ngành Dược, sau mỗi học phần sinh viên có thể phải có hai điểm thi ( chứng chỉ lý thuyết và thực hành ).

Cách tính điểm: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

  1. Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các Trường Đại học, các Trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.
  2. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.
  3. Chương trình đào tạo Dược sỹ đại học của Bộ Y tế năm 1997.
  4. Chương trình đào tạo Dược sỹ chuyên tu  năm 1998
  5. Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.
  6. Chương trình đào tạo dược sỹ của trường Đại Học NEW SOUTH WALES (ÚC)&NBSP; năm 1995-1996.
  7. Chương trình đào tạo dược sỹ của trường Đại Học SYDNEY (ÚC) năm 1995-1996

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT Ngày 26 tháng 4 năm 2001)

Chương trình khung đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Răng - Hàm - Mặt.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGÀNH RĂNG - HÀM - MẶT
 
PGS.TS. Hoàng Tử Hùng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Nhóm ngành khoa học sức khoẻ
 
PGS.TS. Lê Ngọc Trọng

Đại diện Bộ Giáo dục & đào tạo
T/L Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo
Vụ trưởng vụ đại học
 
PGS.TS. Đỗ văn chừng

MỤC LỤC

   Nội dung                                                                                            Trang 

1.       Lời giới thiệu                                                                                         3

2.       Giới thiệu ngành nghề đạo tạo                                                                4

3.       Mô tả nhiệm vụ                                                                                      5

4.       Mục tiêu tổng quát                                                                                 8

5.       Mục tiêu cụ thể                                                                                      9

6.       Quỹ thời gian của khoá học                                                                   11

7.       Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt                            12

8.       Mô tả thi tốt nghiệp                                                                               16

9.       Cơ sở thực hành chủ yếu                                                                      18

10.   Hướng dẫn thực hiện chương trình                                                          20 

11.   Tài liệu tham khảo chính,                                                                         22


LỜI GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt hệ chính qui được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

-          Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2.12.1998.

-          Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

-          Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3.12.1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc đại học.

-          Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3.12.1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình đại học.

-          Công văn số 2162/ĐH ngày 15.3.1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình đại học và cao đẳng.

-          Công văn số số 5413/ĐH ngày 12.6.1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.

-          Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

-          Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30.12.1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, các Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.

-          Kết quả của Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt được Chủ tịch Hội đồng ngành ký ngày 27/4/2000.

Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học, nhóm ngành khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa và bác sỹ Răng Hàm Mặt của nhiều trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Hội giáo dục y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán Bộ quản lý của nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước và các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

Giới thiệu ngành nghề đào tạo

-          Bậc học: Đại học

-          Nhóm ngành đào tạo: 2

-          Khoa học sức khoẻ

-          Ngành đào tạo: Răng Hàm Mặt

-          Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ Răng Hàm Mặt

-          Mã số đào tạo:

-          Thời gian đào tạo: 6 năm

-          Hình thức đào tạo: Chính qui tập trung

-          Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc bổ túc

-          Cơ sở đào tạo: Trường/Khoa Răng Hàm Mặt của các trường Đại học.

-          Cơ sở làm việc sau tốt nghiệp : Các Trường/Khoa Răng Hàm Mặt của Trường Đại học, các Bệnh viện, Viện và các cơ sở y tế khác.

-          Bậc sau đại học có thể tiếp tục học:

+ Bác sỹ nội trú bệnh viện

+ Bác sỹ chuyên khoa RHM

+ Bác sỹ chuyên khoa II RHM

+ Thạc sỹ

+ Tiến sỹ

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1. Điều trị bảo tồn đối với các bệnh răng miệng phổ biến:

1.1. Đối với bệnh sâu răng:

1.1.1. Chẩn đoán sớm và chính xác bệnh sâu răng ở mọi giai đoạn tiến triển, cho trẻ em và người lớn.

1.1.2. Điều trị dự phòng sâu răng bằng các biện pháp toàn thân và tại chỗ, sử dụng Fluore và các thủ thuật nha khoa phòng ngừa khác.

1.1.3. Điều trị trám răng theo quan điểm bảo tồn răng bằng vật liệu thông dụng.

1.1.4. Điều trị tuỷ răng và các biến chứng bằng kỹ thuật nội nha thông dụng.

1.2. Đối với bệnh nha chu:

1.2.1. Điều trị và phòng ngừa bệnh nha chu bằng các biện pháp làm sạch răng, cạo vôi răng.

1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh nha chu viêm bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật thông dụng.

2. Nhổ răng, phẫu thuật miệng và hàm mặt:

2.1. Chẩn đoán và chỉ định nhổ răng đúng đối với các trường hợp răng không bảo tồn được cũng như các trường hợp có chỉ định giải quyết bằng phương pháp phẫu thuật.

2.2. Gây tê bằng kỹ thuật thích hợp và nhổ răng thông thường.

2.3. Nhổ phẫu thuật răng khôn mọc lệch, răng ngầm.

2.4. Làm được phẫu thuật cắt chóp và nang lành tính, cắt bỏ các u bướu phần mềm.

2.5. Chẩn đoán và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu hàm mặt.

2.6. Phối hợp với các bác sỹ ngoại khoa và các khoa khác tại bệnh viện để giải quyết được các phẫu thuật liên chuyên khoa thông thường.

3. Điều trị các trường hợp bệnh lý vùng miệng:

3.1. Khám và điều trị nội khoa được các bệnh lý vùng miệng - hàm mặt.

3.2. Chẩn đoán và xử trí được các bệnh viêm nhiễm miệng - hàm mặt.

3.3. Chẩn đoán được các bệnh lý hàm mặt (khối u, viêm nhiễm,� chấn thương, dị tật) và xác định được định hướng điều trị. Phát hiện sớm và hướng dẫn đến cơ sở điều trị thích hợp các trường hợp bướu lành tính và ác tính vùng miệng.

4. Điều trị phục hồi các trường hợp mất răng và thiếu hỏng mô vùng miệng:

Thực hiện được trên lâm sàng và một phần ở labô phục hình răng các loại phục hình răng cố định và tháo lắp.

5. Điều trị khớp cắn chỉnh hình răng mặt:

5.1. Chẩn đoán được các rối loạn chức năng ở hệ thống nhai.

5.2. Giải quyết được các vấn đề thông thường về khớp cắn bằng mài điều chỉnh và máng nhai.

5.3. Thực hiện các phương pháp điều trị chỉnh nha, can thiệp và phòng ngừa đơn giản.

6. Bảo vệ sức khoẻ răng miệng cộng đồng:

6.1. Tham gia các chương trình sức khoẻ và các công tác dự phòng tại địa phương.

6.2. Đánh giá được tình hình bệnh sâu răng và bệnh nha chu. Xác định nhu cầu điều trị trong cộng đồng qua điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng.

6.3. Thực hiện được công tác giáo dục nha khoa, chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu tại địa phương đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em.

6.4. Lập được kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá được chương trình sức khoẻ răng miệng cho cộng đồng.

7. Tổ chức và quản lý được một cơ sở điều trị nha khoa hoạt động có hiệu quả tại bệnh viện, phòng khám hay trường học.

8. Tham gia nghiên cứu khoa học và tự học chuyên môn và ngoại ngữ để nâng cao trình độ nghề nghiệp:

8.1. Tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn đề thời sự về răng hàm mặt.

8.2. Tham gia các chương trình đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức và nâng cao tay nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ răng miệng của nhân dân.

9. Chấp hành các chính sách của Nhà nước và hành nghề theo luật pháp hiện hành, tôn trọng đồng nghiệp và tận tình phục vụ người style="-spacerun: yes"  bệnh.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đào tạo Bác sỹ Răng - Hàm - Mặt có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản; có kiến thức cơ bản của y học và nha khoa hiện đại; có kiến thức và kỹ năng thực hành trong dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Sau khi tốt nghiệp, người bác sỹ Răng hàm mặt có những khả năng:

1. VỀ THÁI ĐỘ

1.1. Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và hết lòng phục vụ người bệnh.

1.2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành RHM.

1.3. Luôn khiêm tốn tự học vươn lên.

2. VỀ KIẾN THỨC

Trình bày và áp dụng được:

2.1. Những quy luật cơ bản về:

2.1.1. Cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống nhai của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

2.1.2. Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ răng miệng con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ sức khoẻ răng miệng và nâng cao sức khoẻ chung.

2.2. Những quan niệm cơ bản về bệnh sinh, bệnh căn, chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị cho cộng đồng và cá nhân các bệnh răng miệng và hàm mặt thường gặp như bệnh sâu răng, bệnh nha chu, các lệch lạc răng, các tình trạng mất răng, ung thư, viêm nhiễm, dị tật bẩm sinh và chấn thương.

2.3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng.

2.4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt.

3. VỀ KỸ NĂNG

3.1. Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Răng Hàm Mặt , bảo vệ vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp.

3.2. Chẩn đoán và xử trí những bệnh Răng Hàm Mặt thông thường: sâu răng, nha chu,viêm nhiễm răng miệng.

3.3. Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh Răng Hàm Mặt như: lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt...

3.4. Xử trí được các trường hợp cấp cứu Răng Hàm Mặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tuỷ răng, gãy xương hàm...

3.5. Sử dụng kết hợp được một số biện pháp Y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh Răng hàm mặt.

3.6. Quản lý được một cơ sở điều trị nha khoa.

3.7. Sử dụng tối thiểu được một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.

QUỸ THỜI GIAN

1. Số năm học: 6 năm

2. Tổng số tuần học và thi: Tối đa 240 tuần

3.Tổng số tuần thi :2 Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo(kể cả ôn tập)

4. Tổng khối lượng kiến thức học tập: 320 đơn vị học trình (tính theo đơn vị học trình)

Cụ thể:

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị học trình *

TS

LT

TH

Tỷ lệ%

1  

Giáo dục đại cương > ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )  

82

71

11

25,6

2  

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành ):  

 

 

 

 

 

+ Bắt buộc  

206

110

96

64,4

 

+ Tự chọn (đặc thù)  

17

**

**

� 5,3

 

+ Thi tốt nghiệp  

15

 

 

4,7

 

Cộng  

320

 

 

100

* : 01 đơn vị học trình: Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục.

** :Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng, thể hiện trong chương trình chi tiết.

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỤ THỂ

Bác sỹ răng hàm mặt (Tính theo đơn vị học trình)           

  1. Phần giáo dục đại cương (GDĐC):

Stt  

Mã số  

Tên môn học/ Học phần  

TS ĐVHT  

Phân bố ĐVHT  

LT  

TH  

Các môn học chung:  

1  

 

Lịch sử triết học  

2  

2  

0  

2  

 

Triết học Mác - Lê nin  

4  

4  

0  

3  

 

Kinh tế chính trị  

4  

4  

0  

4  

 

Chủ nghĩa xã hội KH  

4  

4  

0  

5  

 

Lịch sử Đảng CSVN  

4  

4  

0  

6  

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh  

3  

3  

0  

7  

 

Tâm lý học (TLYH-Y đức)  

4  

4  

0  

8  

 

Ngoại ngữ  

20  

20  

0  

9  

 

Giáo dục thể chất  

3  

1  

2  

10  

 

GDQP và YHQS  

4  

0  

4  

 

 

Cộng  

52  

46  

6  

Các môn học cơ bản:  

11  

 

Toán cao cấp  

3  

3  

0  

12  

 

Xác suất thống kê  

3  

3  

0  

13  

 

Tin học  

4  

2  

2  

14  

 

Vật lý đại cương  

2  

2  

0  

15  

 

Lý sinh  

4  

3  

1  

16  

 

Hoá đại cương  

3  

2  

1  

17  

 

Hoá vô cơ  

2  

2  

0  

18  

 

Hoá hữu cơ  

2  

2  

0  

19  

 

Sinh học đại cương  

4  

3  

1  

20  

 

Di truyền học  

3  

3  

0  

 

 

Cộng  

30  

25  

5  

 

 

Tổng cộng  

82  

71  

11  

  1. Phần giáo dục chuyên nghiệp (GDCN): 

Stt  

Mã số  

Tên môn học/ Học phần  

TS ĐVHT  

Phân bố ĐVHT  

LT  

TH  

Các môn cơ sở:  

21  

 

Giải phẫu I  

3  

2  

1  

22  

 

Giải phẫu II  

3  

2  

1  

23  

 

Mô phôi  

3  

2  

1  

24  

 

Sinh lý  

4  

3  

1  

25  

 

Hoá sinh  

3  

2  

1  

26  

 

Vi sinh  

3  

2  

1  

27  

 

Ký sinh trùng  

2  

1  

1  

28  

 

Giải phẫu bệnh  

3  

2  

1  

29  

 

Sinh lý bệnh & Miễn dịch  

3  

2  

1  

30  

 

Dược học (có dược lý lâm sàng)  

4  

3  

1  

31  

 

Phẫu thuật thực hành  

3  

2  

1  

32  

 

Chẩn đoán bằng hình ảnh  

3  

2  

1  

33  

 

Nội cơ sở  

3  

2  

1  

34  

 

Ngoại cơ sở  

3  

2  

1  

35  

 

D Dưỡng- VS an toàn thực phẩm  

2  

2  

0  

36  

 

Điều dưỡng cơ bản và RHM  

3  

2  

1  

37  

 

Môi trường học  

2  

2  

0  

38  

 

Dịch tễ học chung và RHM  

4  

3  

1  

39  

 

Giáo dục nâng cao sức khoẻ  

2  

2  

0  

40  

 

Thực tập cộng đồng 1  

2  

0  

2  

41  

 

Các vấn đề DS- BVSKBMTE - SKSS  

1  

1  

0  

42  

 

Các chương trình y tế quốc gia  

1  

1  

0  

43  

 

Kinh tế y tế- Bảo hiểm y tế  

1  

1  

0  

44  

 

Pháp y chung và RHM  

1  

1  

0  

 

 

Cộng  

62  

43  

19  

Các môn chuyên ngành

45  

 

Nội bệnh lý  

4  

2  

2  

46  

 

Ngoại bệnh lý  

8  

4  

4  

47  

 

Nhi  

2  

1  

1  

48  

 

Y học cổ truyền  

2  

1  

1  

49  

 

Vật liệu và thiết bị nha khoa  

3  

3  

0  

50  

 

Nha khoa hình thái (GPR, Mô phôi RM)  

9  

4  

5  

51  

 

Nha khoa chức năng (CK,SHR)  

7  

3  

4  

52  

 

Nhổ răng tiểu phẫu  

9  

4  

5  

53  

 

Phẫu thuật hàm mặt  

7  

3  

4  

54  

 

Bệnh lý miệng  

10  

6  

4  

55  

 

Tia X nha khoa  

6  

2  

4  

56  

 

Chữa răng -Nội nha  

10  

4  

6  

57  

 

Răng trẻ em  

7  

2  

5  

58  

 

Nha chu  

11  

5  

6  

59  

 

Chỉnh hình răng  

6  

4  

2  

60  

 

Phục hình 1,2  

23  

10  

13  

61  

 

Nha khoa công cộng  

6  

4  

2  

62  

 

Mô phỏng lâm sàng  

4  

1  

3  

63  

 

Tai mũi họng  

2  

1  

1  

64  

 

Mắt  

2  

1  

1  

65  

 

Da liễu  

2  

1  

1  

66  

 

Sản Phụ khoa  

2  

1  

1  

67  

 

Thực tập cộng đồng 2  

2  

0  

2  

 

 

Cộng  

144  

67  

77  

 

 

Tổng cộng  

206  

110  

96  

MÔ TẢ NHIỆM VỤ

1. Thời gian ôn thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và làm khoá luận

2. Thời gian thi:Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Hình thức thi: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hay thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:

3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong 5 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

3.2. Thi cuối khoá:Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau.

3.2.1. Lý thuyết: Trọng tâm là các môn học thuộc chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Có thể áp dụng một trong các hình thức:

- Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến.

- Thi viết hỏi trắc nghiệm trả lời 180 câu trong 180 phút.

Kết quả thi lý thuyết đạt yêu cầu nếu có từ 60% số câu trả lời đúng trở lên Hoặc kết hợp hai hình thức.

3.2.2. Thực hành: Có thể áp dụng một trong các hình thức:

* Thi theo hình thức trình bệnh án

* Thi theo hình thức nhiều trạm (OSPE )

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU

1. Thực tập cận lâm sàng:

Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện

2. Thực hành tiền lâm sàng:

Tại các phòng tiền lâm sàng của Trường, Khoa Răng Hàm Mặt

3. Thực hành ở Bệnh viện:

Tại các Bệnh viện, các Viện dạy học chuyên khoa Răng Hàm Mặt ở Trung ương, Tỉnh, Thành phố được Bộ Y tế công nhận.

4. Thực tế tại cộng đồng:

-Một số trường học

- Một số nhà máy, xí nghiệp và cụm dân cư

- Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình:

Chương trình khung đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Răng Hàm Mặt để đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt. Chương trình gồm 288 đơn vị học trình bắt buộc, 17 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường/Khoa Răng Hàm Mặt phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường/ Khoa RHM mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa mình.

Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường/Khoa RHM biên soạn chương trình chi tiết từng Môn học/Học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành để thực hiện.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Các Trường /Khoa RHM chủ động bố trí và điều chỉnh các Môn học/Học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn khoa học cơ bản, y học và RHM cơ sở, tiền lâm sàng rồi mới học các môn lâm sàng RHM.

Trên cơ sở chương trình khung đã được duyệt, các Trường/Khoa sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng

3.1. Thực tập:

Tổ chức thực tập tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà Trường có thể quy định điểm kết thúc Môn học/Học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập.

3.2. Thực hành lâm sàng:

Nguyên tắc sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được bắt đầu vào học kỳ IV hoặc V và bố trí từ 4 buổi/tuần hoặc 5 buổi/tuần, cả buổi sáng và buổi chiều.

3.3. Thực tế tại cộng đồng:

Trong khoá học sẽ có hai đợt đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp như sau:

Đợt 1: Vào thời điểm sau khi sinh viên học xong các môn y học và Răng Hàm Mặt cơ sở, y học tiền lâm sàng, Môi trường học, Dinh dưỡng - Vệ sinh - An toàn thực phẩm, Giáo dục nâng cao sức khoẻ.

Đợt 2: Vào thời điểm sau khi sinh viên đã học các môn Dịch tễ học và một số các môn lâm sàng Răng Hàm Mặt.

4. Phương pháp Dạy / Học:

- Coi trọng tự học của sinh viên

- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

- Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

- Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở để theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5. Kiểm tra, Thi

5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình (lượng giá quá trình đào tạo)

5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ (lượng giá kết thúc):

- Đối với các môn khoa học cơ bản, Y học và RHM cơ sở, tiền lâm sàng và một số môn lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

- Đối với các môn học lâm sàng chuyên ngành, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành).

5.3. Cách tính điểm:

Theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

Vũ Ngọc Hải

 

Tài liệu tham khảo chính

1. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 1993 - 1994.

2. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa giai đoạn II của trường đại học Y Hà Nội năm học 1995.

3. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa� giai đoạn II của trường đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995.

4. Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.

5. Dự thảo định hướng chiếnlược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.

6. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.

7. Chương trình đào tạo bác sỹ Răng Hàm Mặt của Bộ Y tế năm 1997.

8. Định hướng chiến lược phát triển ngành y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

9. Chương trình đào tạo bác sỹ của Trường đại học London (Anh) năm 1993 - 1994.

10. Chương trình đào tạo bác sỹ của Trường Đại học Stanford (Mỹ) năm 1994 - 1995

11. Chương trình đào tạo bác sỹ của Trường Đại học Davis (Mỹ) năm 1994 - 1995.

12. Chương trình đào tạo bác sỹ của Trường Đại học Harvard (Mỹ) năm 1994 - 1995.

13. Chương trình đào tạo bác sỹ Răng Hàm Mặt của Trường Đại học New South Wales (úc) năm 1995 - 1996.

14. Chương trình đào tạo bác sỹ Răng Hàm Mặt của Trường Đại học Sydney (úc) năm 1995 - 1996.

15. Chương trình đào tạo bác sỹ Răng Hàm Mặt của Trường Đại học Singapore năm 1994.

 

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Số:  12/2001/QĐ-BGD&ĐT

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành chương trình khung các ngành đào tạo Đại Học, Cao Đẳng
thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

-          Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 - 3- 1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-          Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 - 3- 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ.

-          Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 - 8 - 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

-          Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ được thành lập theo Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày  28 - 9 - 1999, số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29 - 12 - 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-          Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 2588/YT/K2ĐT ngày 10 - 4 - 2001.

-          Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành chương trình khung của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ gồm (văn bản kèm theo).

  1. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy, 6 năm.
  2. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)..
  3. Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm.
  4. Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, 6 năm.
  5. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 5 năm.
  6. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)
  7. Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng, 4 năm.
  8. Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, 4 năm
  9. Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học, 4 năm (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng)
  10. Chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng.

Điều 2:  Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2001 - 2002

 

Điều 3:  Bộ y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập.

 

Điều 4:  Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
                   - Như điều 4.
                   - Bộ Y tế.
                   - Lưu VP, Vụ ĐH.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CỘNG ĐỒNG
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001)
 

Chương trình khung đào tạo Cử nhân y tế công cộng được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Y tế công cộng.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH DƯỢC HỌC



PGS.TS. ĐÀO NGỌC PHONG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNH
 KHOA HỌC SỨC KHỎE


PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG

ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC


PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG

MỤC LỤC

1. Lời giới thiệu.
2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
3. Mô tả nhiệm vụ.
4. Mục tiêu tổng quát.
5. Quỹ thời gian của khoá học.
6. Chương trình tổng quát đào tạo Cử nhân y tế công cộng.
7. Mô tả thi tốt nghiệp.
8. Cơ sở thực hành chủ yếu.
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
10. Tài liệu tham khảo chính.

LỜI GIỚI THIỆU:

Chương trình đào tạo Cử nhân Y tế công cộng được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:

1.       Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998.

2.       Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

3.       Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.

4.       Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.

5.       Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giaó trình Đại học và Cao đẳng

6.       Công văn 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học Sức khoẻ.

7.       Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

8.       Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

9.       Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.

10.   Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y tế công cộng được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 11/9/2000 và ý kiến góp ý của các cơ sở đào tạo.

          Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo ngành Y tế công cộng và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành khoa học sức khoẻ, đã tham khảo một số chương trình đào tạo Đại học y tế công cộng của một số nước trên thế giới, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến của các giáo sư, giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

Bậc học

: Đại học

Nhóm ngành nghề đào tạo

: Khoa học sức khoẻ

Ngành Đào tạo

: Y tế công cộng (YTCC)

Chức danh khi tốt nghiệp

: Cử nhân Y tế công cộng (CNYTCC)

Mã số đào tạo

 

Thời gian đào tạo

: 4 năm

Hình thức đào tạo

: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh

: Tốt nghiệp văn hoá Trung học phổ thông hoặc bổ túc.

Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Trung tâm y tế dự phòng, Sở y tế/ Các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan đến y tế công cộng và y học dự phòng.

Nơi làm việc sau tốt nghiệp

:

Bậc sau đại học

: Có thể tiếp tục học các loại hình:
: - Thạc sỹ.
: - Tiến sỹ.
: - Chuyên khoa cấp I YTCC và YHDP
: - Chuyên khoa cấp II YTCC và YHDP

MÔ TẢ NHIỆM VỤ:

1.       Tham gia xác định một số yếu tố cơ bản của môi trường và xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng.

2.       Tham gia xác định các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để thực hiện và tổ chức thực hiện mười nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.

3.       Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm thay đổi lối sống và hành vi xấu có hại cho sức khoẻ.

4.       Theo dõi giám sát đánh giá được việc thực hiện những chương trình y tế tại nơi làm việc.

5.       Tổ chức thực hiện các hoạt động y tế, phòng bệnh, khám chữa bệnh, giáo dục sức khoẻ và các dịch vụ y tế khác tại tuyến cơ sở.

6.       Tham gia xác định những vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng, đưa ra những giải pháp và biện pháp giải quyết phù hợp, khả thi trong cộng đồng.

7.       Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, tổ chức phòng chống tại cộng đồng.

8.       Phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh thông thường tại cộng đồng.

9.       Phát hiện và xử lý ban đầu một số cấp cứu thông thường tại cộng đồng

10.   Tham gia thúc đẩy việc xã hội hoá, phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

11.   Tự học và tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và nhu cầu phát triển nhân lực y tế công cộng.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

Đào tạo Cử nhân YTCC có y đức, sức khoẻ; có kiến thức  về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng;  có kỹ năng thực hành cơ bản về YTCC để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

MỤC TIÊU CỤ THỂ:

Sau khi kết thúc khoá học, học viên có khả năng:

1.       Về kiến thức:

1.1.  Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng

1.2. Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng.

2.       Về kỹ năng:

2.1.  Tham gia xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.

2.2.  Tham gia xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.

2.3.  Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

2.4.  Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng.

2.5.  Tham gia  giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng.

2.6.  Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.

3.       Về thái độ:

3.1.  Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

3.2.  Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ của cộng đồng.

3.3.  Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành.

3.4.  Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

QUỸ THỜI GIAN:

Số năm học

: 04 năm

Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi

: Tối đa 160 tuần

Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập)

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổng số khối lượng kiến thức học tập

: 210 đơn vị học trình

( Tính theo đơn vị học trình )

 

Cụ thể:

STT

Khối lượng học tập

Đơn vị trình *

 

 

TS

LT

TH

Tỷ lệ %

1.

Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )

68

49

13

29,5

2.

Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):

 

 

 

 

 

+ Phần bắt buộc

120

72

48

57,1

 

+ Phần tự chọn

18

**

**

8,6

 

+ Thi tốt nghiệp

10

 

 

4,8

Cộng

210

 

 

100

*: 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tế tại cộng đồng, quân sự và thể dục.

**: Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất, xây dựng và thể hiện trong chương trình chi tiết.

 

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CỘNG ĐỒNG:

A - PHẨN GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG:

              Các môn học chung:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

1.

 

Lịch sử triết học

2

2

0

2.

 

Triết học Mác-Lênin

4

4

0

3.

 

Kinh tế chính trị Mác Lênin

4

4

0

4.

 

Lịch sử Đảng CSVN

4

4

0

5.

 

Ngoại ngữ (có NNCN)

15

15

0

6.

 

Giáo dục quốc phòng và YHQS

4

0

4

7.

 

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

8.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

9.

 

Giáo dục thể chất

2

1

1

10.

 

Tâm lý học/Y đức

2

2

0

Cộng

41

36

5

Các môn khoa học cơ bản:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

11.

 

Nhà nước và pháp luật

2

2

0

12.

 

Tin học

4

1

3

13.

 

Vật lý đại cương

3

2

1

14.

 

Sinh học và Di truyền

2

1

1

15.

 

Hoá đại cương vô cơ

3

2

1

16.

 

Hoá hữu cơ &phân tích

3

2

 

17.

 

Toán cao cấp

4

3

1

 

 

Cộng

21

13

8

 

 

Tổng Cộng

62

13

B - Phần Giáo dục chuyên nghiệp:

        Các môn học cơ sở: 

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

18.

 

Giải phẫu

3

2

1

19.

 

Sinh lý

4

3

1

20.

 

Hoá sinh

3

2

1

21.

 

Triệu chứng học cơ sở

4

2

2

22.

 

Dịch tễ học cơ sở

3

2

1

23.

 

KHMT & Sinh thái

3

2

1

24.

 

Dân số-KHHGĐ

3

2

1

25.

 

Nhân chủng học

3

2

1

26.

 

Vi sinh vật và ký sinh trùng

4

2

2

27.

 

Kinh tế y tế

3

2

1

28.

 

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ

2

1

1

29.

 

Thống kê y tế công cộng

4

2

2

30.

 

Sinh lý bệnh và Miễn dịch học

3

2

1

31.

 

Dược lý và độc chất học

3

2

1

 

 

Cộng

45

28

17

Các môn học chuyên môn:

STT

Mã số

Môn học/học phần

TS ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT

TH

32.

 

Các bệnh cấp cứu thông thường và các bệnh thông thường ở cộng đồng.

5

3

2

33.

 

Các nguyên lý về sức khoẻ cộng đồng  và CSSKBĐ

4

3

1

34.

 

Sức khoẻ môi trường và thảm hoạ

6

5

1

35.

 

Tổ chức, Quản lý y tế và chính sách y tế

5

3

2

36.

 

Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ

5

4

1

37.

 

Sức khoẻ nghề nghiệp

5

3

2

38.

 

Dinh dưỡng & An toàn TP

5

3

1

39.

 

Pháp y

2

1

1

40.

 

Nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng

3

2

1

41.

 

Dịch tễ học các bệnh lây

6

4

2

Ab1.

 

Dịch tễ học các bệnh không lây

3

2

1

43.

 

Các CTYT Quốc gia

8

5

3

44.

 

Sức khoẻ sinh sản

3

2

1

45.

 

Phục hồi chức năng

3

2

1

46.

 

Sức khoẻ các lứa tuổi

3

2

1

47.

 

Thực tập cộng đồng I,II,III

9

0

9

 

 

Cộng

75

44

31

 

 

Tổng Cộng

120

72

48

 

 

 

 

 

MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP:

1

Thời gian ôn thi và làm khoá luận

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

2

Thời gian thi

: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

3

Hình thức thi

: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hoặc khoá luận kết hợp với thi thực hành.

3.1

Làm khoá luận tốt nghiệp

: Thực hiện khoá luận tốt  nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

3.2

Làm khoá luận kết hợp với thi thực hành:

:

 

* Phần khoá luận: 

Sinh viên làm khoá luận theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

 

* Phần thực hành:

-  Nội dung thi thực hành gồm các kỹ năng của y tế công cộng.
- Hình thức:  Bài tập tình huống, chú ý đánh giá kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng chọn ưu tiên, ra quyết định  và giải quyết vấn đề.

 

CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU:

1.      Các bệnh viện / phòng khám/ trung tâm là đơn vị thực hành của Trường.

2.      Các Viện nghiên cứu/ các đơn vị nghiên cứu được Bộ Y tế công nhận.

3.      Các cơ quan quản lý như : Các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các Sở Y tế, các phòng nghiệp vụ, các Trung tâm y học dự phòng.

4.      Các cơ sở y tế có liên quan tới y tế công cộng và y học dự phòng

5.      Các phòng thí nghiệm và thực địa chuyên ngành.

6.      Thư viện và trung tâm tin học.

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1.      Chương trình:

-          Chương trình  đào tạo Cử nhân Y tế công cộng được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y tế công cộng để đào tạo Cử nhân Y tế công cộng.  Chương trình gồm  210 đơn vị học trình , trong đó có 182  đơn vị học trình   bắt buộc, 18 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội  dung chương trình bắt buộc, các  Trường/Khoa YTCC phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của từng Trường/Khoa YTCC mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa  mình.

-          Các Trường/Khoa YTCC  sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế,  Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

2.      Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:

-          Các Trường/Khoa YTCC chủ động bố trí và điều  chỉnh các Môn học/ Học phần của các học kỳ nhưng  phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự  để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y - Dược học cơ sở sau đó học các môn học chuyên ngành.

-         Các Trường/Khoa sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần nghiên cứu thận trọng,  chuẩn bị kỹ báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3.      Thực tập, thực tế tại cộng đồng:

Trong khoá học sẽ có ba đợt thực tế tại cộng đồng với tổng số 09 đơn vị học trình, có thể sắp xếp như sau:

3.1.  Thực tập:

Đợt I: Trong năm thứ hai
Đợt II: Trong năm thứ ba
Đợt III: Trong năm thứ tư

3.2.  Thực tế tại cộng đồng

3.3. Trong khoá học sẽ có đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp thành một hoặc hai đợt tại các cơ sở thực hành dược ở Trung ương, Thành phố, Tỉnh  sau khi sinh viên học xong các môn Y-Dược học cơ sở, Môi trường học, Dinh dưỡng-Vệ sinh-An toàn thực phẩm, Giáo dục và nâng cao sức khoẻ và một số môn chuyên ngành Dược.

4.      Phương pháp Dạy/Học:

-          Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

-          Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho  sinh viên.

-          Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

-         Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thảo luận trên lớp và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên theo dõi, giám sát các hoạt động của sinh viên kết hợp với các giảng viên kiêm nhiệm tại cơ sở, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5.       Kiểm tra, Thi:

5.1     Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )

5.2     Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):

-           Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, sau mỗi Môn học/Học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).

-          Đối với các môn học Y tế công cộng, sau mỗi Môn học/Học phần sinh viên phải có một điểm thi ( một chứng chỉ) hoặc hai điểm thi ( chứng chỉ lý thuyết và thực hành )

5.3       Cách tính điểm:

Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

1.      Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các Trường Đại học, các Trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.

2.      Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.

3.      Chương trình đào tạo Cử nhân Y tế công cộng của Bộ Y tế năm 1997.

4.      Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.

5.      John M.Last, Maxcy - Rosennau: Public Health and Preventive Medicine, Eleventh Edition, Appleton-Century-Crofts/NewYork,1980.

6.      Ten core funtion of Public Health, Australian Public Health Association,1999.

7.      Chương trình đào tạo Thạc sỹ Y tế công cộng, Khoa YTCC, Trường Đại học Y Hà nội, 1999.

8.      Chương trình đào tạo Thạc sỹ Y học dự phòng, Khoa YTCC, Trường Đại học Y Hà nội, 1995.

9.      Chương trình đào tạo Thạc sỹ y tế công cộng, Trường cán bộ quản lý y tế, Bộ Y tế, năm 2000.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 12/2001/QĐ-BGD&ĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/04/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Vũ Ngọc Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản