Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 21-NCKH | Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 1963 |
VỀ NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC RA HỌC SAN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG CẤP
Mấy năm qua, một số trường đã ra học san và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Tuy nhiên vì là một công tác mới, nên còn nhiều thiếu sót. Ở những trường đã ra học san, nói chung phương hướng còn chưa rõ ràng, mục đích chưa cụ thể, nội dung của nhiều bài thường là chưa phù hợp với đối tượng, hoặc trích dịch tài liệu không sát trình độ, hoặc biên soạn những vấn đề nội dung nghèo nàn, kinh phí mỗi trường lấy ở một nguồn khác nhau, có trường bán học san, có trường chỉ dùng để biếu. Về thủ tục thì hầu hết điều chưa đăng ký xuất bản, chưa tuân theo những quy định đã ban hành.
Căn cứ vào tình hình trên, Bộ giáo dục thấy cần phải quy định một số điểm sau đây:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA HỌC SAN:
Học san có hai mục đích chính:
- đăng các công trình nghiên cứu khoa học;
- trao đổi thảo luận những công tắc của trường thuộc phạm vi giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.
Do mục đích như vậy, nên học san sẽ là tài liệu bồi dưỡng, cung cấp kiến thức thực tế cho cán bộ để nâng cao chất lượng bài giảng; đối với sinh viên học sinh, nó sẽ giúp cho nâng cao nhận thức, củng cố những phần đã học được ở chính khóa và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Căn cứ vào yêu cầu trên, phương hướng của học san là:
1. Nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo của nhà trường để có thể đáp ứng được yêu cầu do thực tế sản xuất đề ra. Phải thật chú ý khâu giảng dạy của cán bộ để có thể thúc đẩy việc học tập của sinh viên, học sinh lên.
2. Trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, phải tích cực phát huy vai trò trung tâm văn hóa, khoa học và kỹ thuật của nhà trường đối với sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời góp phần giải quyết tốt những vấn đề cải thiện đời sống của nhân dân.
Phương hướng cụ thể sẽ do Hội đồng khoa học nhà trường góp ý kiến với Chủ nhiệm học san.
Nội dung học san nên bao gồm những vấn đề sau:
- Giới thiệu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học;
- Giới thiệu những kết quả công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên, học sinh;
- Giới thiệu những vấn đề khoa học tiên tiến ở trong, ngoài nước có tác dụng bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác của cán bộ.
1. Học san không nhất thiết phải ra thường kỳ, cần tùy tình hình bài, nội dung, chất lượng của bài vở mà ra nhiều hay ít, nhưng không ra quá một kỳ trong một tháng. Một học san có thể bao gồm nhiều vấn đề của nhiều ngành chuyên môn, trong trường nhưng cũng có thể chỉ gồm những vấn đề của một ngành, một khoa. Trường hợp này các ngành có thể luận phiên ra những chuyên san, nhưng vẫn bảo đảm hiện nay không thành nhiều học san của trường.
2. Thủ tục đăng ký: Muốn ra học san, các trường phải được:
- Bộ sở quan duyệt về mục đích yêu cầu, cấp kinh phí và đồng ý cho ra.
- Phủ Thủ tướng cho phép ra nội san theo nguyên tắc, thủ tục đã quy định.
3. Tổ chức: Chủ nhiệm học san là Hiệu trưởng hay Hiệu phó hoặc Chủ tịch hay Phó chủ tịch Hội đồng khoa học nhà trường, chịu trách nhiệm về đường lối, chủ trương và các mặt khác của học san.
Ngoài ra mỗi học san cần có một Ban biên tập quy định như sau:
- Một thư ký ban biên tập do Trưởng phòng nghiên cứu khoa học hay Trưởng phòng giáo vụ đảm nhiệm, chịu trách nhiệm về tổ chức các việc: viết, chọn, duyệt bài, xuất bản…
- Một số biên tập viên do trường quy định có nhiệm vụ giúp đỡ chủ nhiệm và thư ký ban biên tập.
- Các cộng tác viên, thông tín viên…
Tài chính của học san do tài vụ của trường quản lý và ghi vào khoản “ Sự nghiệp phí” trong ngân sách của trường (có thể lấy ở quỹ nghiên cứu khoa học).
Trên nguyên tắc, phần lớn các học san phải được bán để thu hồi vốn bỏ ra. Nếu vì tình hình thực tế không cho phép, cần bù lỗ thì phải báo cáo về Bộ biết để điều chỉnh lại giá bán cho thích hợp.
Tiền học san biếu thuộc về ngân sách của Nhà nước, nhưng số lượng biếu phải được Bộ có trường duyệt.
1. Những học san của các trường hiện đã ra rồi phải chấn chỉnh lại cho lại cho phù hợp với tinh thần của thông tư này và chỉ sau khi được Bộ có trường đồng ý thì mới tiếp tục ra.
2. Các trường dự định ra học san mới cần nghiên cứu các điểm trên để thực hiện đúng nội dung và tinh thần của thông tư.
3. Thông tư này áp dụng kể từ ngày ban hành. Trong khi thực hiện, các trường gặp khó khăn gì, cần báo cáo cụ thể về Bộ có trường biết để nghiên cứu giải quyết.
4. Các trường ra học san đều phải gửi mỗi kỳ một bản về vụ Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp (Bộ Giáo dục) để làm tài liệu.
Vụ Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp có trách nhiệm lưu trữ các học san đó và giúp Bộ Giáo dục theo dõi tình hình chất lượng. tác dụng của các học san và đề nghị Bộ các biện pháp để cải tiến công tác học san.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
Thông tư 21-NCKH năm 1963 về nguyên tắc và thủ tục ra học san ở các trường Đại học, Cao đẳng và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 21-NCKH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/04/1963
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Lê Văn Giạng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra