Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 2065/BGD&ĐT- GDCN
V/v Hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2006

 

Kính gửi:

- Các Trường Trung cấp chuyên nghiệp;
- Các Trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác có đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp

 

Để tăng cường quản lý chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và tạo Điều kiện thuận lợi cho các trường trung học chuyên nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, theo Luật Giáo dục 2005), đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác có đào tạo TCCN (gọi tắt là trường) trong việc đăng ký mở ngành đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo công văn này “Hướng dẫn đăng ký mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”.

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo TCCN hệ chính quy được thực hiện thống nhất theo đúng hướng dẫn này. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực hiện đúng thủ tục, quy trình đăng ký mở ngành đào tạo. Đề nghị các cơ quan chủ quản trường căn cứ quy định về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện hành để phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trung cấp chuyên nghiệp./.

 

 

Noi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Các Bộ, ngành, UBND tỉnh có trường
(để phối hợp);
- Các Sở GD&ĐT (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ GDCN.

K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

 

HƯỚNG DẪN

ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY
(Kèm theo công văn số 2065/BGD&ĐT- GDCN ngày 17 tháng 3 năm 2006)

Hướng dẫn này được dùng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác có đào tạo TCCN (gọi tắt là trường) trong việc đăng ký mở ngành đào tạo TCCN hệ chính quy.

Nội dung Hướng dẫn gồm: Hồ sơ, quy trình thực hiện và phụ lục đính kèm.

Trường có nhu cầu đào tạo TCCN ngành mới phải lập hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo đối với ngành định mở và thực hiện đúng theo hướng dẫn sau đây:

I. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo gồm có:

1. Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo (Mẫu 1, Phụ lục);

2. Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường địa phương); Bộ, ngành (đối với trường trung ương) về việc đăng ký mở ngành đào tạo (kèm theo

Phiếu theo dõi thủ tục và quy trình đăng ký mở ngành đào tạo: Mẫu 7, Phụ lục);

3. Đề án mở ngành đào tạo.

Đề án mở ngành đào tạo bao gồm:

a) Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (Mẫu 2, Phụ lục)

Khi xây dựng chương trình, trường cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thời lượng chương trình và phân phối thời gian cho các hoạt động toàn khoá, cho từng kỳ học được xác định theo Tiết và đúng quy định tại Chương trình khung giáo dục TCCN hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nội dung chương trình bám sát quy định của Chương trình khung ngành hiện hành.

- Nếu một ngành đào tạo mở cho hệ tuyển thì căn cứ vào quy định của chương trình khung để phân bố các môn học và thời lượng cho (Mục 7.2, Mẫu 2, Phụ lục có thể tách riêng theo từng hệ tuyển).

- Đối với ngành học đặc thù, thời lượng chương trình các môn chuyên ngành được thực hiện theo chương trình khung ngành đã được phê duyệt.

b) Chương trình chi Tiết môn học thuộc ngành đào tạo (Mẫu 3, Phụ lục)

c) Các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:

- Danh sách giáo viên tham gia đào tạo (Mẫu 4, Phụ lục);

- Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng (Mẫu 5, Phụ lục);

- Bảng kê cở sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục (Mẫu 6, Phụ lục).

d) Phụ trương đề án:

- Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng;

- Hợp đồng đối với các đối tác khác (nếu có) trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Các bản hợp đồng đều phải có xác nhận của nhà trường (nếu phụ trương có từ 3 văn bản trở lên thì lập bảng kê).

Đề án mở ngành được đóng bìa (Mẫu 8, Phụ lục) và dấu giáp lai.

Hồ sơ (2 bộ) được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp).

Đối với các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo được lập theo hướng dẫn tại Khoản 1 và 3 của Mục này.

II. Quy trình thực hiện

* Buớc 1: Các trường có nhu mở ngành đào tạo TCCN lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Mục I của văn bản này gửi về cơ quan chủ quản trường.

Đối với trường địa phương, hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo phải có ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Buớc 2: Cơ quan chủ quản trường nghiên cứu hồ sơ, gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp).

* Buớc 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu hồ sơ, căn cứ các quy định hiện hành về giáo dục trung cấp chuyên nghiệp để trả lời (bằng văn bản) với cơ quan chủ quản (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ).

III. Phụ lục (đính kèm)

TT

Tên loại

Ghi chú

1

Mẫu 1: Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo

 

2

Mẫu 2: Chương trình giáo dục TCCN

 

3

Mẫu 3: Chương trình chi Tiết môn học

 

4

Mẫu 4: Danh sách giáo viên tham gia đào tạo

 

5

Mẫu 5: Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng

 

6

Mẫu 6: Bảng kê cơ sở vật chất

 

7

Mẫu 7: Phiếu theo dõi thủ tục và quy trình đăng ký mở ngành đào tạo

 

8

8 Mẫu 8: Bìa Đề án mở ngành đào tạo

 

9

Mẫu 9: Phiếu đánh giá chương trình

 

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiếp nhận, xử lý Hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo khi đảm bảo các thủ tục và thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn trên đây./.

 

 

Mẫu 1

BỘ, NGÀNH (CQ CHỦ QUẢN) ....

TRƯỜNG ...................................

-------------

Số: /            TT- (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

.........(2)........, ngày tháng năm 200……

 

TỜ TRÌNH

Đăng ký mở ngành đào tạo

 

....................................................(3).....................................................……………

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...............................................................................................................................………..

...................................................................................................../.

 


Nơi nhận:
- ..........................;
- ..........................;
- Lưu: VT, ... (4)…

Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

----------------------------------------------------------------------------------------

* Ghi chú:

(1): Chữ viết tắt tên trường

(2): Địa danh (tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi trường đóng)

(3): Nội dung của Tờ trình

Nội dung của Tờ trình nêu khái quát: nhiệm vụ đào tạo của trường; lý do mở ngành (nhu cầu của xã hội, địa phương); thời Điểm mở ngành; các Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành định mở.

(4): Chữ viết tắt tên trường (đơn vị soạn thảo Tờ trình)

 


 

Mẫu 2

BỘ, NGÀNH (CQ CHỦ QUẢN) ....
TRƯỜNG ...................................
-------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

(Hệ đào tạo chính quy)

1. Ngành đào tạo:

2. Mã ngành (theo Danh Mục ngành đào tạo TCCN hiện hành):................

3. Thời gian đào tạo (số tháng):

4. Đối tượng (yêu cầu trình độ đầu vào của người học):

5. Giới thiệu chương trình:

- Khẳng định trình độ người học đạt được khi học xong chương trình;

- Khái quát những nội dung cốt lõi (lý thuyết, thực hành) của chương trình;

- Khái quát những lợi ích mà chương trình có thể đem lại cho người học về các mặt phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; cơ hội việc làm và cơ hội học tập nâng cao sau khi kết thúc khoá đào tạo.

6. Mục tiêu đào tạo:

Phần này khẳng định cụ thể những yêu cầu và mong muốn mà người học cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo về các mặt:

+ Chuẩn kiến thức (hiểu biết được gì);

+ Chuẩn kỹ năng (làm được những việc gì? Trong môi trường và Điều kiện nào?);

+ Tác phong, thái độ nghề nghiệp;

+ Đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân.

7. Kế hoạch thực hiện

    7.1. Phân bố thời gian hoạt động toàn khoá (kế hoạch tổng thể)

Hoạt động đào tạo

 

Đơn vị

tính

Hệ tuyển

THPT

 

Hệ tuyển

THCS

 

Ghi chú

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1. Học

Tiết

 

 

 

2. Sinh hoạt công dân

Buổi

 

 

 

3. Thi

Tuần

 

 

 

        3.1. Thi học kỳ

 

 

 

 

       3.2. Thi tốt nghiệp

 

 

 

 

4. Thực tập Tuần

 

 

 

 

       4.1. Thực tập môn học

 

 

 

 

       4.2. Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

 

5. Hoạt động ngoại khoá

Tuần

 

 

 

6. Nhgỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết

Tuần

 

 

 

7. Lao động công ích

Tuần

 

 

 

8. Dự trữ

Tuần

 

 

 

Tổng cổng (1+2+3+4+5+6+7)

 

 

 

 

7.2. Các môn học của chương trình và thời lượng (Hệ tuyển: ...........)

Tên môn học

Số Tiết học

Môn

thi (1)

Bố trí theo học kỳ(HK)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

HK1

HK2

HK3

HK4

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

A. Môn Văn hoá phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Môn chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Môn cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Môn chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D1. Môn bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D2. Môn tự chọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú: (1) Môn thi thì ghi chữ “T”, môn kiểm tra thì để trống.

7.3. Thực tập

Môn thực tập

Hệ số

Thời lượng

Năm thứ ….

Năm thứ ….

Địa Điểm

Tuần

Giờ

HK1

HK2

HK3

HK4

A. Thực tập

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

7.4. Thi tốt nghiệp

TT

Môn thi

Hình thức thi

(Viết, vấn đáp, T. hành)

Thời gian

(phút)

Ghi chú

1

Văn hoá phổ thông

 

 

 

 

+ Môn 1: ............................

 

 

 

 

+ Môn 2: ............................

 

 

 

 

+ Môn 3: ............................

 

 

 

2

Chính trị

 

 

 

3

Lý thuyết tổng hợp (gồm các môn học:….)

 

 

 

4

Thực hành nghề nghiệp

 

 

 

 

........................., ngày tháng năm 20....

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu 3

 

CHƯƠNG TRÌNH TIẾT MÔN HỌC

1. Tên môn học: .............................................................................................

2. Mã số môn học: (nếu có) ………..

3. Số Tiết: .....................................................

4. Thời Điểm thực hiện: Học kỳ thứ ............

5. Thời gian: Số Tiết/tuần: ........., tổng số ........ tuần

6. Mục đích của môn học:

Phần này nêu cụ thể: sau khi học xong môn học này, người học có kiến thức và kỹ năng gì; có khả năng làm được những gì

7. Điều kiện tiên quyết:

Phần này cần xác định rõ để tiếp thu được kiến thức môn học này, trước đó, người học cần phải có kiến thức của những môn học nào

8. Nội dung tóm tắt (mô tả vắn tắt nội dung chính của môn học):

9. Kế hoạch lên lớp

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

Tổng số

 

 

 

 

9. Phương pháp dạy và học (Thuyết trình, trình diễn, bài tập, semina...)

10. Đánh giá kết thúc môn học (hình thức thi, kiểm tra và cách cho Điểm):

11. Đề cương chi Tiết môn học:

+ Mục đích của chương

+ Liệt kê nội dung chính của chương

12. Trang, thiết bị dạy - học cho môn học

13. Yêu cầu về giáo viên (trình độ, năng lực, kinh nghiệm,..)

14. Tài liệu tham khảo dùng cho môn học

 

Mẫu 4

BỘ, NGÀNH (CQ CHỦ QUẢN) ....

TRƯỜNG ...................................

-------------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO

Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành: ....................................................................................................

Khóa đào tạo: .........................................................................................

Lớp mở tại:..............................................................................................

1. Giáo viên cơ hữu (theo thứ tự từng môn)

TT

Họ tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn (1)

Nghiệp vụ sư phạm (2)

Giảng dạy môn

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên thỉnh giảng (theo thứ tự từng môn)

TT

Họ tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn (1)

Nghiệp vụ sư phạm (2)

Giảng dạy môn

Đơn vị công tác

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

............., ngày tháng nam 20.....

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng d.u)

* Ghi chú:

(1) Ghi theo tên của bằng tốt nghiệp

(2) Chứng chỉ Sư phạm (bậc:...)

 

 

Mẫu 5

BỘ, NGÀNH (CQ CHỦ QUẢN) ....

TRƯỜNG ...................................

-------------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

……., ngày     tháng     năm 200…

 

HỒ SƠ TRÍCH NGANG CỦA GIÁO VIÊN THỈNH GIẢNG

(Đào tạo ngành:......................................... khoá:......................)

1. Họ và tên: .........................................................................Nam (Nữ).................

2. Năm sinh ......................................................................................................…..

3. Địa chỉ: ...........................................................................................................…

4. Điện thoại: ............................................. E-mail: ..............................................

5. Trình độ:............................................................ Năm tốt nghiệp.......................

6. Ngành học chuyên ngành được đào tạo:........................................................….

7. Công tác tại: ............................................ thuộc (Bộ, ngành, tỉnh).....................

8. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: có                   ;         chưa có:                       

* Ghi chú: Khoản 8, điền thông tin bằng cách đánh dấu "Ö" vào ô trống.

9. Số năm đã giảng dạy:.......................................................................................

10. Số giờ giảng dạy trung bình/năm (trong 2 năm trở lại đây): .........................

11. Các công việc kiêm nhiệm hiện tại: ..............................................................

..............................................................................................................................

12. Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

 

............, ngày.... tháng......năm.........

Người khai

(ký, ghi rõ họ và tên)

 

Lãnh đạo trường: ..................................................................................................

Xác nhận ông (bà):......................................................................................……..

là giáo viên thỉnh giảng tham gia dạy môn............................................................………

 

............, ngày.... tháng......năm.........

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 6

BỘ, NGÀNH (CQ CHỦ QUẢN) ....

TRƯỜNG ...................................

-------------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

 

BẢNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT

PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Ngành: ...................................................................................

1. Phòng học: ........... phòng

Trong đó:

- Phòng học các bộ môn lý thuyết (số lượng phòng, bàn ghế):

- Phòng thực hành (số lượng phòng, trang thiết bị):

- Phòng máy vi tính (số lượng phòng, máy):

- Phòng học nghe nhìn (số phòng, số trang thiết bị):

...

2. Cơ sở thực hành, thực tập (xưởng, vườn, trạm, trại..)

STT

Tên cơ sở

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thư viện và học liệu (giáo trình, sách, tài liệu tham khảo, phần mềm máy tính..)

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

4. Các Điều kiện khác (do hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hoặc cơ sở khác)

- Tên (đơn vị liên kết):

................................................................................................................................................

- Hợp đồng liên kết (số, ngày tháng...) :

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

............, ngày.... tháng......năm.........

Hiệu trưởng

(ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7

 

PHIẾU THEO DÕI THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

(Dùng cho công tác quản lý)

I. Hồ sơ mở khóa đào tạo

TT

Nội dung

Tình trạng hồ sơ

Đảm bảo

Chưa đảm bảo

1.

Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo. Trong đó thể hiện rõ:





 

- Lý do mở khóa đào tạo (nhu cầu của xã hội, địa phương, của người học…) đối với ngành định mở.





 

- Tên và mã số của ngành định mở (theo danh Mục ngành đào tạo TCCN hiện hành)





 

- Thời Điểm mở ngành đào tạo (từ năm học nào)





2.

Đề án mở ngành





 

a/ Chương trình giáo dục:





 

- Thời gian đào tạo





 

- Đối tượng tuyển sinh





 

- Giới thiệu chương trình





 

+ Mục tiêu chung (khẳng định trình độ đạt được…)





 

+ Nội dung cốt lõi (lý thuyết, thực hành)





 

+ Cơ hội việc làm và học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp





 

- Mục tiêu đào tạo cụ thể





 

+ Chuẩn kiến thức





 

+ Chuẩn kỹ năng





 

+ Thái độ, đạo đức, lối sống, trách nhiệm công dân





 

- Kế hoạch thực hiện





 

+ Phân bố thời gian hoạt động toàn khóa





 

+ Các môn học và thời lượng (theo số Tiết)





 

+ Thực tập (thực tập môn và thực tập tốt nghiệp)





 

+ Thi tốt nghiệp





 

b/ Chương trình chi Tiết





 

- Tên môn học





 

- Mục đích của môn học (học xong môn học, người học có kiến thức, kỹ năng gì, có thể làm được những gì)





 

- Điều kiện tiên quyết (để môn học này, người học cần phải có kiến thức và kỹ năng gì)





 

- Nội dung tóm tắt





 

- Kế hoạch lên lớp





 

- Phương pháp dạy và học





 

- Đánh giá kết thúc môn học (thi hay kiểm tra; hình thức)





 

- Đề cương chi Tiết của môn học





 

- Trang, thiết bị dạy - học





 

- Yêu cầu về giáo viên (Trình độ, năng lực, kinh nghiệm,…)





 

- Tài liệu tham khảo





 

c/ Danh sách giáo viên tham gia đào tạo





 

d/ Hồ sơ trích ngang của giáo viên tham gia giảng dạy





 

đ/ Bảng kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (phòng học, bàn ghế, thiết bị, thư viện, học liệu và các Điều kiện khác)





 

e/ Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng





 

f/ Các văn bản khác liên quan tới việc mở khóa đào tạo (nếu có)





3.

Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản





II. Kết luận của cán bộ xử lý hồ sơ (Bộ, ngành, Sở GD&ĐT)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

............., ngày        tháng       năm 200....

Cán bộ xử lý hồ sơ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Điện thoại liên lạc của CB phụ trách đào tạo:..........................................................

*Ghi chú: Cán bộ quản lý và theo dõi mở ngành đào tạo đối chiếu hiện trạng hồ sơ của trường với thủ tục, quy trình để đánh dấu và kết luận Ö“ vào cột (3) hoặc (4) ở Mục I và ghi kết luận xử lý.

 

Mẫu 8

 

BỘ, NGÀNH:………………………………………..

TRƯỜNG:…………………………………………..

ĐỀ ÁN

ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY

NGÀNH:…………………………………………

MÃ SỐ:…………………………………………..

…….., THÁNG …. NĂM 200…

 

 

 

Mẫu 9

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Dùng trong thẩm định chương trình đào tạo)

 

TT

Tiêu chí

Biểu hiện

1

2

3

4

5

1

Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu trình bày chính xác đúng trình độ đào tạo, rõ ràng trên ba phương diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ.











2. Phản ánh đúng nhu cầu xã hội, ngành đào tạo và của người học.











2

Tính hiện đại và cập nhật về nội dung

1. Qua nội dung mô tả vắn tắt về nội dung

chương trình, môn học và học phần











2. Phương pháp thực hiện CTĐT hiện đại

(ứng dụng ICT, phương pháp giảng dạy mới, kiểm tra đánh giá)











3. So sánh với CTĐT tương ứng tại một số nước khác về Mục tiêu, nội dung chương trình.











4. Tài liệu tham khảo đã sử dụng để biên

soạn, tài liệu khuyến cáo, năm xuất bản,

nước, trang Web (Web page)...











3

Khung thời gian

Đề cương chi Tiết

1. Đúng quy định của chương trình khung

giáo dục TCCN hiện hành         











1. Trình bày đầy đủ các Mục như quy định











2. Từ ngữ dùng chính xác theo đúng các chuẩn mực sư phạm và quy tắc trong tiếng Việt











4

Đặc trưng chuyên môn

1. Thể hiện ở Mục tiêu đào tạo khẳng định rõ ràng; trình tự môn học











2. Kết cấu chương trình (tỷ lệ lý thuyết-thực hành)         











3. Phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung chuyên môn











4. Thủ tục và công cụ đánh giá hợp lý











5

Tính khả thi

1. Phù hợp với Điều kiện về giáo viên











2. Phù hợp với cơ sở vật chất











3. Phù hợp với đối tượng học sinh











4. Tải trọng và sự phân bố tải trọng học tập











6

Tính kinh tế

1. Sử dụng trong nhiều ngành học và mức độ tương đương của Mục tiêu và nội dung











2. Thiết kế mềm dẻo linh hoạt (có phần cốt lõi, tự chọn và dễ cập nhật)         











3. Thể hiện tính liên thông - trọn vẹn học

phần, tên gọi học phần hoặc môn học, mức độ trùng lặp kiến thức (thời gian đào tạo kéo dài? Khoá học bắc cầu dài?...)











* Ghi chú: Thang Điểm được chia theo phương pháp Likert: 1 Điểm - không thể hiện được; 2 Điểm - Thể hiện ở mức độ yếu; 3 - Thể hiện ở mức độ trung bình; 4 - Thể hiện ở mức độ khá; 5 - Thể hiện ở mức độ tốt.

Ý kiến khác của người viết nhận xét: ...................................................................

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

...............................................................................................................................………

Đ/c liên hệ (của người nhận xét):

 

Người nhận xét

(Ký, ghi rõ họ và tên)

------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Ghi chú: Mẫu này dùng trong thẩm định chương trình đào tạo (không phải gửi theo hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 2065/BGD&ĐT-GDCN của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

  • Số hiệu: 2065/BGD&ĐT-GDCN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 17/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Bành Tiến Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/03/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản