- 1Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 3Nghị định 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
- 4Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 1Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
ưCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành), Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã).
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề đối với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.
Điều 2. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
1. Bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
2. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các công việc được phân cấp.
3. Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành, của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với sự nghiệp giáo dục đồng thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại: Điều 86, Điều 87 Luật Giáo dục, Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 47, Điều 48, Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ
1. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
2. Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc còn có trách nhiệm:
a) Tham gia ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình khung giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi và quản lý hệ thống văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thực hiện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của các cơ sở giáo dục trực thuộc;
d) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan, tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng hàng năm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan lập dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo đảm tài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nuớc và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
Thực hiện những quy định về quản lý biên chế ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 11 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và thực hiện quản lý viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp học được giao theo thẩm quyền.
3. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên cơ sở bảo đảm đúng quy hoạch, điều kiện và thủ tục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh.
5. Quyết định công nhận trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong việc lập kế hoạch biên chế và thực hiện định mức biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
8. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi và việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong giáo dục theo quy định của pháp luật.
12. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tổng biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh hàng năm trên cơ sở định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh:
1. Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chịu trách nhiệm quản lý các trường trực thuộc: trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cấp tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường, lớp dành cho người tàn tật, trường, cơ sở thực hành sư phạm.
3. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ du học tự túc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc các Sở, ngành khác.
6. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý việc này.
7. Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
8. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn.
9. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc sở quản lý.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn tỉnh.
11. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.
12. Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác theo quy định.
13. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những quy định cụ thể về quản lý giáo dục, chế độ chính sách đối với nhà giáo và học sinh phù hợp với các quy định của pháp luật.
14. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
16. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền, phân công.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện:
1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật để thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn.
3. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi.
5. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục của huyện theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về mô hình tổ chức bộ máy và khung biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm đủ biên chế hành chính cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong giáo dục theo quy định của pháp luật.
8. Quyết định số lượng biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong tổng biên chế hành chính của huyện.
Điều 8. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:
1. Chủ trì xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục huyện theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện gửi cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Sau khi được giao dự toán ngân sách, phối hợp với cơ quan chuyên môn về tài chính, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
5. Chủ trì, phối hợp với các phòng và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện.
6. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm và sáng kiến của địa phương.
7. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.
8. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.
9. Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; việc phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý.
10. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.
11. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền, phân công.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
2. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch xây dựng, tu sửa trường lớp trên địa bàn xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt.
3. Phối hợp với nhà trường tổ chức đăng ký, huy động trẻ em đến trường, vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ.
4. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, lớp tiểu học linh hoạt, lớp tiểu học gia đình trên địa bàn xã.
5. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn.
6. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân phối hợp với nhà trường giáo dục con em và tham gia bảo vệ, tôn tạo các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục của xã.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng các Bộ có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 22/2005/CT-BGD&ĐT nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 3Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 1Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 1Chỉ thị 22/2005/CT-BGD&ĐT nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Luật Giáo dục 1998
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 5Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 6Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 7Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 8Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 9Nghị định 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
- 10Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 11Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 12Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- Số hiệu: 166/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/09/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 35
- Ngày hiệu lực: 09/10/2004
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực