Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC | VIỆT |
Số: 620-NĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 1957 |
BAN HÀNH THỂ LỆ VỀ KỲ THI KIỂM TRA VĂN HÓA VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG CẤP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Chiếu sắc lệnh số 119-SL ngày 9-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu nghị định số 378-NĐ ngày 8-5-1957 ban hành quy chế tuyển sinh cho các trường trung cấp Chuyên nghiệp và Đại học;
Sau khi thỏa thuận với các Bộ có trường Chuyên nghiệp trung cấp và Đại học;
Theo đề nghị của Ông Giám đốc Vụ Đại học và Chuyên nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH:
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
VỀ KỲ THI KIỂM TRA VĂN HÓA VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP TRUNG CẤP NIÊN KHÓA 1957-58
I- NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO KỲ THI
1) Tất cả thí sinh có đủ điều kiện vào học chuyên nghiệp trung cấp theo quy chế tuyển sinh đã công bố, đều phải qua kỳ thi kiểm tra văn hóa. Không có trường hợp nào miễn thi. Chỉ thi viết, không có thi vấn đáp.
2) Ngày thi thống nhất tại các trường chuyên nghiệp trung cấp tại Sở Giáo dục Hải Phòng, Khu Giáo dục Khu Tự trị Thái Mèo và các Ty Giáo dục các tỉnh là 15-8-1957.
3) Sở Giáo dục Hải Phòng, Khu Tự trị Thái Mèo, các Ty Giáo dục tỉnh và các trường chuyên nghiệp trung cấp phụ trách mọi công việc về tổ chức kỳ thi trong phạm vi địa phương của mình dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Vụ Đại học và Chuyên nghiệp.
1) Tại mỗi trường chuyên nghiệp trung cấp sẽ tổ chức một Hội đồng Giám khảo kiêm Giám thị phụ trách việc coi thi tại trường và cả việc chấm bài thi viết cho học sinh do các địa phương gửi về.
2) Tại Sở Giáo dục Hải Phòng, Khu Tự trị Thái Mèo, các Ty Giáo dục tỉnh sẽ tổ chức một Hội đồng Giám thị trông coi riêng thi viết.
Nếu số thí sinh quá đông và nếu địa phương xét cần có thể tổ chức hai Hội đồng Giám thị và báo cáo về Vụ Đại học và Chuyên nghiệp biết.
3) Nhân viên của Hội đồng thi ở Sở Giáo dục Hải PHòng, Khu Tự trị Thái Mèo và các Ty Giáo dục tỉnh do Ủy ban Hành chính Hải Phòng, Ủy ban Hành chính Khu Tự trị Thái Mèo và Ủy ban Hành chính tỉnh cử theo đề nghị của Khu, Sở, Ty Giáo dục nói trên và báo cho Vụ Đại học và Chuyên nghiệp biết.
Nhân viên của Hội đồng Giám khảo cho các trường Chuyên nghiệp trung cấp do Ban Giám đốc trường đề nghị và do Bộ Sở quan cử Hiệu trưởng, Hiệu phó trường đương nhiên là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thi của trường mình.
4) Tại mỗi Hội đồng thi (Hội đồng Giám thị hay Hội đồng Giám khảo) các vị Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký họp thành Ban lãnh đạo Hội đồng thi.
Hội đồng Giám khảo hay Hội đồng Giám thị có quyền quyết định mọi công việc trong kỳ thi.
5) Khi có thí sinh bị bắt quả tang gian lậu hay cố ý gian lậu, Ban lãnh đạo Hội đồng thi có quyền đuổi ngày ra khỏi phòng thi.
Quyết định này phải ghi rõ ràng vào biên bản.
1) Trong khi thi, thí sinh không được thông đồng với nhau hoặc với người ngoài, không được mang vào phòng thi những giấy tờ, sách vở, tài liệu… Trái lệ này thí sính sẽ bị đuổi ra khỏi phòng thi.
2) Thí sinh nào bị bắt quả tang gian lậu hay cố ý gian lậu trong kỳ thi, không những bị cảnh cáo hay đuổi ngay ra khỏi phòng thi mà còn có thể bị cẩm thi trong một hay hai năm tuỳ theo trường hợp.
Việc cấm thi sẽ do Bộ Giáo dục quyết định.
3) Thí sinh nào gian lậu hoặc đã nộp giấy tờ có chỗ gian trá mà Hội đồng thi không bắt được quả tang, nhưng sau mới bị phát giác cũng có thể bị cấm thi và đuổi ra khỏi trường.
IV- ĐỊA ĐIỂM THI – CHƯƠNG TRÌNH THI – BÀI THI - GIỜ VÀ HỆ SỐ - CÁCH CHO ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỌN
1) Địa điểm thi: do Sở, Khu, các Ty và các trường Chuyên nghiệp trung cấp ấn định.
2) Chương trình thi và môn thi: theo như quy chế tuyển sinh đã công bố.
3) Đề thi: do các trường chuyên nghiệp trung cấp đề nghị, Vụ Đại học – Chuyên nghiệp chọn đề thi thống nhát cho tất cả các địa điểm thi.
4) Giờ và hệ số:
- Toán 2 giờ
- Lý 2 giờ
- Hóa 2 giờ
- Vạn 2 giờ không kể giờ chép đề thi
- Sử 2 giờ
- Địa 2 giờ
- Văn 2 giờ
Hệ số 1 cho tất cả các bài thi.
5) Cách cho điểm thi: Từ 0 đến 10, không cho điểm số lể.
6) Điều kiện được chọn:
- Điểm trung bình chung các môn là 5 trở lên mới được xét chọn.
- Căn cứ tổng số điểm thi cao nhất lần lượt chọn đủ số học sinh cần tuyển và kết hợp với nguyên tắc ưu tiên đối với một số đối tượng được chiếu cố.
- Nếu một trong các bài thi có điểm 1 thì không được xét chọn.
- Thí sinh nào bỏ không thi 1 bài sẽ coi là bỏ dở kỳ thi và bị loại.
- Trường hợp xét vớt thí sinh, ban lãnh đạo Hội đồng thi đưa ra toàn thể nhân viên Hội đòng Giám khảo biểu quyết, lấy theo đa số tương đối. Nếu số người biểu quyết ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Giám khảo là ý kiến đa số.
Nghị quyết của Hội đồng về việc vớt sẽ ghi rõ vào biên bản.
Các điểm thi của thí sinh được vớt vẫn giữ nguyên trong sổ ghi điểm. Chỉ cần ghi riêng vớt vào cột chú thích sổ ghi điểm.
7) Tuyên bố kết quả thi: trước ngày 5-9-1957.
Các trường chuyên nghiệp trung cấp sẽ gửi thư báo kết quả cho thí sinh được xét chọn đồng thời gửi danh sách thí sinh được chọn về các Ty, Sở, Khu Giáo dục để niêm yết cho thí sinh biết.
1) Sau ngày 16-8-1957 vị Chủ tịch Hội đồng Giám thị, các Ty, Sở Hải Phòng và Khu Tự trị Thái Mèo gửi lên Vụ Đại học và Chuyên nghiệp biên bản Hội đồng thi kèm theo sổ ghi tên và gọi tên của thí sinh, hồ sơ kỳ thi và các bài thi của thí sinh có gói kín (kế hoạch cụ thể do Vụ Đại học và Chuyên nghiệp hướng dẫn).
2) Hội đồng Giám khảo trường Chuyên nghiệp trung cấp phụ trách tổng kết việc tổ chức thi tại trường mình và báo cáo lên Bộ Giáo dục (Vụ Đại học và Chuyên nghiệp) và Bộ sở quan đồng gửi danh sách thí sinh được xét chọn và hồ sơ kỳ thi.
Vụ Đại học Chuyên nghiệp làm tổng kết chung.
Biên bản phải có chữ ký của tất cả nhân viên Hội đồng thi (Giám khảo hay Giám thị).
3) Kết quả kỳ thi chỉ coi là chính thức sau khi được Liên Bộ Giáo dục và Sở quan duyệt y.
Nghị định 20-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ về kỳ thi kiểm tra văn hóa vào các trường Đại học và Chuyên nghiệp trung cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 620-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/07/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 34
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra