PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 195-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 1961 |
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ sự cố gắng học tập của anh chị em cán bộ, công nhân viên nên phong trào bổ túc văn hóa phát triển sâu rộng.
Công tác bổ túc văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo cán bộ nhằm nâng cao dần trình độ văn hóa của cán bộ, công nhân viên từng bước, giúp cho họ có kiến thức phổ thông để cải tiến nghiệp vụ, nâng hiệu suất công tác tăng khả năng phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập lý luận chính trị, nghiệp vụ, kỹ thuật (Thông tư số 265-TTg đã đề cập đến).
Tuy nhiên phong trào phát triển chưa đều, nhất là xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất ngày càng phát triển, lẻ tẻ hãy còn một số công nhân viên mù chữ.
Gần đây các ngành có liên quan đã quy định một số chế độ thiếu cụ thể và thiếu nhất trí giữa các ngành, có ảnh hưởng một phần đến phong trào bổ túc văn hóa tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường.
Phủ Thủ tướng quy định lại việc tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường như sau:
Trong phạm vi xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, lãnh đạo việc học tập văn hóa cho cán bộ, công nhân viên như; lãnh đạo thực hiện kế hoạch học tập văn hóa cho đơn vị mình, xếp đặt nơi học, thi hành các chế độ đối với cán bộ, giáo viên chuyên trách, giáo viên kiêm chức phụ trách công tác bổ túc văn hóa.
Công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức người đi học, động viên khen thưởng, đề nghị xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường thi hành các chế độ đã quy định v.v…
Ngành Giáo dục có nhiệm vụ nghiên cứu chương trình, biên soạn tài liệu giáo khoa, đào tạo và cung cấp cán bộ và giáo viên về nghiệp vụ với sự phối hợp của các Bộ chủ quản xí nghiệp.
Phương châm tiến hành công tác bổ túc văn hóa là phải dựa vào quần chúng có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước. Xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường dựa trên cơ sở sẵn có cung cấp phương tiện cho lớp học như: bàn ghế, bảng đen, ánh sáng. Học viên sẽ phải đóng góp một phần vào việc học tập của mình như: đóng học phí, mua sách giáo khoa cho giáo viên giảng dạy, học cụ cho lớp học, góp sức vào việc xây dựng trường lớp.
Hiện nay việc tổ chức lớp học nhiều nơi còn gặp khó khăn, nên ở xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường tập trung đông người thì có thể có một cán bộ chuyên trách và một giáo viên chuyên trách làm công tác bổ túc văn hóa.
Những nơi kể trên tập trung từ 500 đến 1.000 cán bộ, công nhân viên thì có một giáo viên chuyên trách làm công tác bổ túc văn hóa. Từ 1.000 đến 1.500, ngoài giáo viên chuyên trách được thêm một cán bộ chuyên trách làm công tác văn hóa.
Trường hợp đặc biệt ở một số xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường nào nhiều lớp cấp II và cấp III do yêu cầu công tác văn hóa đòi hỏi nhiều thì giờ, nếu xét cần có thêm giáo viên chuyên trách thì xí nghiệp đề nghị. Bộ chủ quản xét và quyết định.
Việc quy định trên đây là nhằm giải quyết cho những xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường nào có khó khăn, như vậy có nghĩa là nơi nào tuy tập trung đông cán bộ, công nhân viên (như quy định trên) nhưng có điều kiện thì nên tích cực sử dụng cán bộ, giáo viên kiêm chức.
Các cán bộ và giáo viên chuyên trách, giáo viên kiêm chức được hưởng mọi chế độ hiện hành như cán bộ, công nhân viên và do xí nghiệp, công trường, nông trường quản lý và sử dụng. Số tiền chi cho cán bộ, giáo viên chuyên trách do Bộ chủ quản ghi vào ngân sách hàng năm của Bộ (phần kinh phí sự nghiệp).
Đối với cán bộ và giáo viên kiêm chức vừa công tác, vừa làm nhiệm vụ giảng dạy xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, cần bố trí thời gian cần thiết cho anh chị em soạn bài, chấm bài.
Trợ cấpthù lao theo giờ dạy của giáo viên kiêm chức do học viên đóng góp, trường hợp học viên ít, anh chị em đã góp học phí đến mức tối đa vẫn không đủ trả cho giáo viên thì nên phối hợp với các xí nghiệp, công trường hay cơ quan gần đó tổ chức cho đủ số học viên. Nếu không có điều kiện giải quyết, thì số tiền chênh lệch đó sẽ trích quỹ xí nghiệp để chi, nơi nào không có quỹ xí nghiệp, đề nghị Công đoàn chi.
Trường hợp lẻ tẻ có số công nhân viên mù chũ ở các xí nghiệp, công trường, lâm trường, thì đặt thành nhiệm vụ tự nguyện kèm cặp giúp đỡ không đặt thành vấn đề trả thù lao.
Thông tư này thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1961.
Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục hướng dẫn chi tiết thi hành thông tư này.
T.L. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 265-TTg năm 1958 về việc chấn chỉnh công tác dạy văn hóa cho cán bộ, công nhân viên cơ quan do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 115-TTg năm 1963 về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật Giáo dục 1998
- 1Thông tư 265-TTg năm 1958 về việc chấn chỉnh công tác dạy văn hóa cho cán bộ, công nhân viên cơ quan do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 115-TTg năm 1963 về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư liên bộ 54-LB/TT năm 1961 hướng dẫn Thông tư 195-TTg về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hoá ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Giáo dục 1998
Thông tư 195-TTg năm 1961 về vấn đề tổ chức, lãnh đạo công tác dạy văn hóa ngoài giờ tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường do Phủ Thủ tướng ban hành
- Số hiệu: 195-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/05/1961
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Nguyễn Khang
- Ngày công báo: 31/05/1961
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1961
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định