- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 03/2019/TT-BKHCN quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 3Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn và biện pháp thi hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP, 154/2018/NĐ-CP và 119/2017/NĐ-CP do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2012/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).
Điều 4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
Điều 6. Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 7. Nguyên tắc công bố hợp chuẩn
1. Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
2. Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:
a) Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Điều 8. Trình tự công bố hợp chuẩn
Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại
b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
Điều 10. Xử lý hồ sơ công bố hợp chuẩn
Hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục được xử lý như sau:
1. Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn không đầy đủ theo quy định tại
2. Đối với hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định tại
a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này). Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp hoặc có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp chuẩn (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp chuẩn).
b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
1. Lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp phù hợp với đối tượng của công bố hợp chuẩn để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp chuẩn trong quá trình lưu thông, sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
c) Thông báo bằng văn bản cho Chi cục về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận đã đăng ký;
b) Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
5. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Cung cấp bản sao y bản chính Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
7. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn.
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.
Điều 15. Xử lý hồ sơ công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy gửi tới cơ quan chuyên ngành được xử lý như sau:
1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại
2. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại
a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);
b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.
2. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
3. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại
4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
6. Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.
a) Chỉ đạo hoạt động công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý;
b) Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp, quản lý;
c) Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho các cơ quan chuyên ngành;
2. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
b) Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện việc theo dõi tình hình công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở báo cáo của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; theo dõi việc chỉ định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
3. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hoạt động công bố hợp quy; định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan về tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phối hợp quản lý;
4. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý;
- Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).
c) Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp quy để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
5. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp chuẩn; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp chuẩn;
- Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy;
- Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định).
c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp chuẩn để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Điều 18. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; | KT. BỘ TRƯỞNG |
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA DẤU HỢP QUY
1. Dấu hợp quy có hình dạng được mô tả tại Hình 1.
Hình 1. Hình dạng của dấu hợp quy
2. Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy quy định tại Hình 2.
Hình 2. Kích thước cơ bản của dấu hợp quy
Chú thích:
H = 1,5 a
h = 0,5 H
C = 7,5 H
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
I. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 1
Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
II. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 2 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực HTQLCL, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, đồng thời báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
a) Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hóa được đánh giá giám sát.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng phương thức 2:
Phương thức 2 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ rủi ro về an toàn, sức khỏe, môi trường ở mức thấp;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
III. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 3 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá, giám sát phải đảm bảo không được quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 3:
Phương thức 3 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá theo phương thức 2;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa về bản chất ít hoặc không bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Khó có biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
IV. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của thông báo về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ kết luận về sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 4:
Phương thức 4 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 3;
b) Thiết kế của sản phẩm, hàng hóa cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hóa theo từng kiểu, loại đặc trưng;
c) Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;
d) Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất ổn định trong quá trình sản xuất và bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;
đ) Có biện pháp cho phép thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.
V. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 5 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Tiến hành như quy định tại mục 1.1 của Phương thức 1.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Tiến hành như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
1.4. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.4 của Phương thức 2.
1.5. Kết luận về sự phù hợp:
Tiến hành như quy định tại mục 1.5 của Phương thức 2.
1.6. Giám sát:
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được thực hiện như quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phương thức 1.
Việc đánh giá quá trình sản xuất được thực hiện như quy định tại mục 1.3 của Phương thức 2.
Kết quả đánh giá giám sát sẽ được sử dụng làm căn cứ để quyết định việc duy trì, đình chỉ hay hủy bỏ thông báo sự phù hợp.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 5:
Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Cần sử dụng một phương thức có độ tin cậy cao như phương thức 4, nhưng cho phép linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giám sát để giảm được chi phí;
b) Cần sử dụng một phương thức được áp dụng phổ biến nhằm hướng tới việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp.
VI. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 6 bao gồm:
1.1. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý:
- Hệ thống quản lý được đánh giá theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Báo cáo kết quả đánh giá đối chiếu với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.2. Kết luận về sự phù hợp:
Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện hệ thống quản lý được đánh giá giám sát.
1.3. Giám sát hệ thống quản lý.
- Giám sát thông qua việc đánh giá hệ thống quản lý với tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
- Kết quả giám sát là căn cứ để quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ, hủy bỏ sự phù hợp của hệ thống quản lý.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6:
Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
VII. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 7 bao gồm:
1.1. Lấy mẫu:
Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
1.2. Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
Tiến hành như quy định tại mục 1.2 của Phương thức 1.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
2. Nguyên tắc sử dụng Phương thức 7:
Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các điều kiện:
a) Sản phẩm, hàng hóa đuợc phân định theo lô đồng nhất;
b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.
VIII. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 8 bao gồm:
1.1. Xác định sản phẩm, hàng hóa cần được thử nghiệm hoặc kiểm định;
1.2. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa:
a) Việc thử nghiệm hoặc kiểm định sản phẩm, hàng hóa do phòng thử nghiệm, phòng kiểm định đã đăng ký lĩnh vực hoạt động có năng lực tiến hành tại nơi sản xuất, nơi lắp đặt, nơi sử dụng hoặc tại phòng thử nghiệm, phòng kiểm định.
Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm, phòng kiểm định được công nhận.
b) Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm, kiểm định và phương pháp thử nghiệm, kiểm định được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.3. Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm định so với yêu cầu.
1.4. Kết luận về sự phù hợp:
Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu tất cả các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm hoặc kiểm định phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Nguyên tắc sử dụng của Phương thức 8:
Phương thức 8 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng./.
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG VIỆC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Kế hoạch kiểm soát chất lượng:
Mẫu 1. KHKSCL
28/2012/TT-BKHCN.
2. Bản công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN.
3. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 3. TBTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
4. Báo cáo tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy:
Mẫu 4. BCTNHS
28/2012/TT-BKHCN.
5. Báo cáo đánh giá hợp chuẩn/hợp quy:
Mẫu 5. BCĐG
28/2012/TT-BKHCN.
Mẫu 1. KHKSCL
28/2012/TT-BKHCN
Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….
Các quá trình sản xuất cụ thể | Kế hoạch kiểm soát chất lượng | ||||||
Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát | Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật | Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu | Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra | Phương pháp thử/kiểm tra | Biểu ghi chép | Ghi chú | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| …………., ngày …… tháng …… năm ..…. |
Mẫu 2. CBHC/HQ
28/2012/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số …………………………. Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………..……………………………………………… Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………………………… E-mail: ……………………………………………………..……………………………………………… CÔNG BỐ: Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... ) …………………………..………………………………………..………………………………………… ……………………………………………………………………..……………………………………….. Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) …………………………..………………………………………..………………………………………… ……………………………………………………………………..……………………………………….. Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...): ……………………………………………………..………………………………………………………… ……………………………………………………..………………………………………………………… ……………………………………………………..………………………………………………………… .....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.
| |
| …………., ngày …… tháng …… năm ….
|
28/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….../TB-…… | ………, ngày … tháng …. năm ….. |
TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
……. (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) …… xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy số …. ngày …….. tháng …… năm …….. của:…………………………… (tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………………………………
địa chỉ tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………
cho sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật...): ……………………………………………………………………………………………….
phù hợp tiêu chuẩn (số hiệu, ký hiệu, tên gọi tiêu chuẩn)/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi quy chuẩn kỹ thuật) và có giá trị đến ngày ….. tháng …… năm ……. (hoặc ghi: có giá trị 3 năm kể từ ngày …… tháng ……. năm ….).
Thông báo này ghi nhận sự cam kết của tổ chức, cá nhân. Thông báo này không có giá trị chứng nhận cho sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(Tên tổ chức, cá nhân) …… phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.
Nơi nhận: - Tổ chức, cá nhân; | Đại diện có thẩm quyền của |
Mẫu 4. BCTNHS
28/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………….. | ………, ngày … tháng …. năm ….. |
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY
(Từ ngày....tháng.... năm….. đến ngày.... tháng.... năm.....)
STT | Số tiếp nhận | Tên tổ chức, cá nhân công bố | Tên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường | Tiêu chuẩn/quy chuẩn | Loại hình đánh giá | Ghi chú | |
Bên thứ nhất (tên tổ chức chứng nhận đã đăng ký/được chỉ định) | Bên thứ ba (tự đánh giá) |
| |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy đã tiếp nhận:…………………………………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: - Tổng cục TC ĐL CL; | Đại diện có thẩm quyền của |
28/2012/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……........... | ………, ngày … tháng …. năm ….. |
1. Ngày đánh giá:.....................................................................................................................
2. Địa điểm đánh giá:................................................................................................................
3. Tên sản phẩm:.....................................................................................................................
4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:....................................................................
5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:.......................................................................................
6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng và hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:..........................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
7. Các nội dung khác (nếu có):..................................................................................................
8. Kết luận:
Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.
Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.
Người đánh giá | Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân |
- 1Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 2746/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 12 Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án thuộc Quy hoạch Thủy lợi Chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 183/TCHQ-TXNK năm 2014 tiêu chuẩn kỹ thuật của xe đạp đua địa hình do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 1Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN năm 2017 hợp nhất Thông tư Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Thông tư 03/2019/TT-BKHCN quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 5Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn và biện pháp thi hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP, 154/2018/NĐ-CP và 119/2017/NĐ-CP do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 4Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 5Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 6Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Thông tư 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Quyết định 2746/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 12 Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án thuộc Quy hoạch Thủy lợi Chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 183/TCHQ-TXNK năm 2014 tiêu chuẩn kỹ thuật của xe đạp đua địa hình do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 13:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với Pa lăng điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Quy chuẩn kỹ thuật QCVN16:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với máy vận thăng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 16Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 17Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 56:2013/BTNMT về tái chế dầu thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 18Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2014/BCT về An toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động
- 19Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây
- 20Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2014/BCT về trang thiết bị phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu
- 21Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2014/BCT về trang thiết bị, phụ trợ và phương tiện sử dụng trong pha chế, tồn trữ và vận chuyển etanol nhiên liệu, xăng sinh học E10 tại kho xăng dầu
- 22Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT về thiết bị giám sát hành trình của ô tô
- 23Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2014/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người
- 24Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2014/BLĐTBXH đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
- 25Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2014/BLĐTBXH đối với găng tay cách điện
- 26Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2015/BCT về Máy nổ mìn điện
- 27Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2015/BCT về Các loại kíp nổ điện
- 28Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2015/BCT về Dây nổ chịu nước
- 29Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2015/BCT về Kíp nổ đốt số 8
- 30Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2015/BCT về Amôni Nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương
- 31Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2015/BCT về Thuốc nổ Amonit AD1
- 32Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2015/BCT về Dây cháy chậm công nghiệp
- 33Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16-1:2015/BYT đối với thuốc lá điếu
- 34Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh do Bộ Công Thương ban hành
- 35Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN về Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học
- 36Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người
- 37Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên
- 38Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
- 39Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
- 40Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2015/BCT về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước do Bộ Công Thương ban hành
- 41Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT về Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành
- 42Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2016/BQP về Mã hóa dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- 43Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2016/BQP về Chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- 44Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2016/BQP về Quản lý khóa sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- 45Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông
- 46Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử - Sửa đổi lần 1:2016
- 47Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 109:2017/BTTTT về Cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- 48Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2016/BLĐTBXH
- 49Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn
- 50Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy
- 51Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với Cần trục
- 52Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục
- 53Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2017/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với đường ống dẫn hơi nước, nước nóng
- 54Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT về Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
- 55Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số
- 56Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 150:2017/BNNPTNT về Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung
- 57Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN về Dầu nhờn động cơ đốt trong
- 58Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN/SĐ1:2018 về Tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự
- 59Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình
- 60Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT về Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm
- 61Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-188:2018/BNNPTNT về Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật
- 62Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2018/BCT về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò
- 63Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- 64Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2018/BNNPTNT về Keo dán gỗ
- 65Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 151:2017/BNNPTNT về Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - Yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm
- 66Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 104:2019/BGTVT về Hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động
- 67Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-186:2017/BNNPTNT về Sữa tươi nguyên liệu
- 68Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 1: Thức ăn hỗn hợp
- 69Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 2: Thức ăn bổ sung
- 70Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 3: Thức ăn tươi, sống
- 71Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2017/BCT về An toàn vì chống thủy lực sử dụng trong mỏ than hầm lò
- 72Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT về Chất lượng phân bón
- 73Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học
- 74Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2019/BLĐTBXH về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa
- 75Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2019/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn
- 76Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN về Sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED
- 77Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em
- 78Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ
- 79Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2019/BKHCN về Thép làm cốt bê tông
- 80Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2019/BKHCN về Khí dầu mỏ hóa lỏng (LGP)
- 81Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN về Thép không gỉ
- 82Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2019/BCT về An toàn trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 83Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
- 84Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-32-2:2020/BNNPTNT về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Phần 2: Hỗn hợp khoáng (premix khoáng), hỗn hợp vitamin (premix vitamin)
- 85Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT về Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
- 86Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-33-1: 2020/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 1: Cá chép, cá rô phi
- 87Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy
- 88Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2020/BTTTT về Chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông
- 89Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2020/BTNMT về Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
- 90Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT về Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ
- 91Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2020/BCT về Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên
- 92Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2020/BCT về Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên
- 93Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2020/BCT về Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có độ thoát khí mê tan siêu hạng
- 94Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2020/BCT về An toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 95Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy
- 96Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2020/BCT về Chất lượng natri hydroxit công nghiệp
- 97Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT về Hàm lượng thủy ngân trong đèn huỳnh quang
- 98Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BCT về Chất lượng Poly Aluminium Chloride (PAC)
- 99Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2020/BCT về Chất lượng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- 100Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2020/BCT về Chất lượng amôniắc công nghiệp
- 101Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2020/BTNMT về Dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới
- 102Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 125:2021/BTTTT về Cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin báo cáo trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia
- 103Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-190:2020/BNNPTNT/SĐ1:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản - Sửa đổi 1:2021
- 104Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
- 105Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2021/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên
- 106Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2021/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Mìn phá đá quá cỡ
- 107Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2021/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ TNP1
- 108Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2021/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ nhũ tương rời bao gói
- 109Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2021/BTTTT về Tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác
- 110Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2021/BCT về An toàn đối với khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 111Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-33 -2:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 2: Cá tra
- 112Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-33-3:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 3: Cá bống tượng, cá he vàng, cá lóc, cá lóc bông, cá mè hoa, cá mè trắng hoa nam, cá mè vinh, cá mrigal, cá rô hu, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá trôi việt, cá trê phi, cá trê vàng, cá trê lai F1, cá lăng chấm, cá nheo mỹ, lươn, cá bỗng, cá chim trắng
- 113Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng
- 114Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-34-2:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 2: Tôm hùm
- 115Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-36:2021/BNNPTNT về Giống cá mặn, lợ
- 116Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa
- 117Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN/SĐ1:2021 về Thép không gỉ
- 118Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ
- 119Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 105:2020/BGTVT về Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe
- 120Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2020/BCT về Giới hạn hàm lượng chì trong sơn
- 121Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2022/BQP về Đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPsec và TLS
- 122Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 106:2020/BGTVT về Thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe - Cabin học lái xe ô tô
- 123Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2022/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 124Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 125Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2022/BNNPTNT về Keo dán gỗ
- 126Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-6:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp vi sai phi điện nổ chậm LP
- 127Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-5:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp vi sai phi điện MS
- 128Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-9:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ ANFO chịu nước
- 129Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-8:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp khởi nổ phi điện (cuộn dây LIL)
- 130Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-13:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ Hexogen
- 131Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-10:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ nhũ tương rời
- 132Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-12:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)
- 133Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-11:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Mồi nổ tăng cường
- 134Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN18:2022/BCT về An toàn đối với rơle bảo vệ rò điện điện áp đến 1 140 V phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 135Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 17:2022/BCT về An toàn đối với tủ phân phối điện áp 6 kV phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
- 136Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-7:2022/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Dây nổ thường
- 137Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BKHCN về Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học
- 138Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng
- 139Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 47:2022/BTNMT về Quan trắc thủy văn
- 140Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000
- 141Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
- 142Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-184:2017/BNNPTNT về Yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh lợn
- 143Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 73:2023/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000
- 144Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN74:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000
- 145Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 75:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:500.000, 1:1.000.000
- 146Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2023/BQP về Đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ
- 147Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 77:2023/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000
- 148Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 76:2023/BTNMT về Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát
- 149Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-20:2023/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ
- 150Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-18:2023/BCT về An toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - Thuốc nổ Pentrit
- 151Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2023/BTNMT về Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học
- 152Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT về đo đạc trọng lực chi tiết phục vụ công tác đo đạc và bản đồ - Phần đo mặt đất
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 28/2012/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Việt Thanh
- Ngày công báo: 22/01/2013
- Số công báo: Từ số 39 đến số 40
- Ngày hiệu lực: 27/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết