Hệ thống pháp luật

QCVN 29:2016/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CẦN TRỤC

National technical regulation on safe work for Cranes

Lời nói đầu

QCVN 29:2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 51/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CẦN TRỤC

National technical regulation on safe work for Cranes

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cần trục phục vụ việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại cần trục tự hành phân loại theo TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009) Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 2: Cần trục tự hành.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với các cần trục vận hành bằng tay, cần trục lắp trên tàu thủy chở hàng, cần trục tháp.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, sử dụng, sửa chữa cần trục.

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 1248-1:1997) Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 1: Yêu cầu chung;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5208-1:2008 (ISO 10972-1:1998) Cần trục - Yêu cầu đối với cơ cấu công tác - Phần 1: Yêu cầu chung.

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Yêu cầu đối với tiêu chí thiết kế

2.1.1. Thiết kế và bố trí chung

Khi thiết kế và bố trí chung các cơ cấu cần trục phải chú ý xem xét dựa trên:

- Mục đích sử dụng;

- Công năng sử dụng của từng cơ cấu;

- Độ chính xác của cơ cấu;

- Mức độ rung động, tiếng ồn so với giới hạn cho phép;

- Thuận tiện trong lắp đặt, vận hành, sửa chữa hoặc bảo dưỡng;

- Các thiết bị giới hạn truyền động và các thiết bị chỉ báo, cảnh báo;

- Hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị;

- Tính lắp lẫn của các bộ phận;

- Điều kiện môi trường và các rủi ro;

- Các điều kiện đảm bảo an toàn cho người làm việc với cần trục.

2.1.2. Yêu cầu độ bền các bộ phận

Khi chọn các bộ phận của cơ cấu phải kiểm tra điều kiện chất tải áp dụng cho bộ phận đó như giá trị tải lớn nhất, phổ tải, số chu kỳ tải trọng phải được chọn tương ứng với các đặc tính kỹ thuật danh định của bộ phận.

2.2. Yêu cầu đối với nguồn động lực

Nguồn động lực của cơ cấu phải là động cơ điện, thủy lực, khí nén hoặc động cơ đốt trong.

Cơ cấu cần trục phải có đủ công suất và mô men để kiểm soát chuyển động. Trọng lực, lực quán tính, lực gió trong trạng thái làm việc, lực ma sát và hiệu suất cơ cấu phải được đưa vào tính toán.

2.3. Yêu cầu đối với khớp nối

2.3.1. Yêu cầu chung

Việc lựa chọn dạng khớp nối phải dựa trên cơ sở thiết kế chung của cơ cấu, mục đích sử dụng và các tính năng kỹ thuật yêu cầu nhằm tránh rung động và các phản lực không mong muốn. Việc lựa chọn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.3.2. Yêu cầu đối với khớp trục

Khi khớp trục kiểu chêm (ví dụ ly hợp 1 chiều kiểu con lăn hay thiết bị dừng kiểu con lăn) được sử dụng trong cần trục thì chúng phải hợp thành một chốt khó

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với Cần trục

  • Số hiệu: QCVN29:2016/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/12/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản