Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY GIA ĐÌNH
National technical regulation on safe work for homelift
Lời nói đầu
QCVN 32:2018/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2018, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY GIA ĐÌNH
National technical regulation on safe work for homelift
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các loại thang máy gia đình (sau đây gọi tắt là thang máy).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và sử dụng thang máy.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Thang máy gia đình là thang máy điện được điều khiển tự động, lắp đặt cố định, chỉ sử dụng để vận chuyển người, phục vụ những tầng dừng xác định, được dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 15°, với kích thước sàn cabin, vận tốc định mức và hành trình nâng như sau:
1.3.1.1. Vận tốc định mức của cabin thang máy không vượt quá 0,3m/s.
1.3.1.2. Diện tích hữu ích sàn cabin không lớn hơn 1,6 m2 và kích thước các cạnh của sàn cabin không nhỏ hơn 0,6 m.
1.3.1.3. Hành trình nâng của cabin không lớn hơn 15 m.
1.3.2. Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395:2008, TCVN 6396-2:2009.
TCVN 6395:2008, Electric lift - Safety requirements for the construction and installation (Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt).
TCVN 6396-2:2009, Hydraulic lifts - Safety requirements for the construction and installation (Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt).
AS/NZS 1735.18:2002, Lifts, escalators, and moving walks - Part 18: Passenger lifts for private residence - Automatically controlled
(Thang máy, thang cuốn, và băng tải bộ - Phần 18: Thang máy gia đình - Điều khiển tự động).
3.1. Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại TCVN 6395:2008 Thang máy điện - Yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt (trừ quy định tại các mục: 4.6.3.5, 5, 6.3.1, 7.1, 7.2, 7.4.2, 8.6, 10.8, 11.8.1.4 của TCVN này).
3.2. Tải định mức không nhỏ hơn 200 kg trên một mét vuông của sàn cabin và chịu được tối thiểu là 115 kg.
3.3. Khoảng hở giữa đáy giếng thang máy với cabin.
3.3.1. Khi cabin dừng ở tầng thấp nhất, khoảng hở từ giảm chấn cabin đến phần thấp nhất của sàn cabin không nhỏ hơn 25 mm và không lớn hơn 75 mm.
3.3.2. Khoảng không gian dưới cabin còn lại trong hố thang phải chứa được một khối chữ nhật nhỏ nhất là 1370 mm x 450 mm x 600 mm hoặc 600 mm x 500 mm x 1290 mm. Kích thước này được đo khi cabin tỳ lên thiết bị chặn cơ khí. Thiết bị chặn cơ khí đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Thiết bị chặn cơ khí phải được bố trí trước khi người đi vào bên dưới cabin;
b) Khi thiết bị chặn cơ khí được sử dụng thì nó phải có khả năng dừng cabin đầy tải đang chuyển động hướng xuống với vận tốc định mức và tác động lên thiết bị mà không gây ra bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào cho cabin;
c) Thiết bị chặn cơ khí phải được đánh dấu rõ ràng bằng cách sơn màu tương phản và phải có dấu hiệu chỉ dẫn;
d) Hệ thống truyền động có khả năng gây ra lực cơ học tác động vào thiết bị chặn (bao gồm hệ thống treo) thì thiết bị chặn phải có thiết bị đàn hồi để hấp thu năng lượng từ hệ thống và được lắp công tắc giới hạn theo các quy định của TCVN 6395:2008.
3.4. Quy định các khoảng cách an toàn
Khoảng hở giữa phần nhô ra của cabin với vách giếng thang máy, và giữa cabin với đối trọng theo phương ngang không nhỏ hơn 20 mm.
Khoảng hở giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng theo phương ngang không lớn hơn 30mm.
3.5. Quy định về cửa tầng, cửa cabin
3.5.1. Lối vào tầng phải được bảo vệ bởi cửa tầng, không được phép dùng tấm che để che chắn, phải có đủ khoảng trống ở mỗi tầng dừng để cửa tầng được mở tối đa.
3.5.2. Cửa tầng có thể sử dụng loại trượt theo phương ngang hoặc kiểu gập hoặc kiểu bản lề không mở vào bên trong cabin.
3.5.3. Cửa cabin không được mở ra bên ngoài sàn tầng.
3.5.4. Chiều cao thông thủy của cửa tầng không được nhỏ hơn 1850 mm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2018/BGTVT về An toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển
- 1Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395:2008 về Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- 5Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2 : 1998) về Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng
- 10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2018/BGTVT về An toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy gia đình
- Số hiệu: QCVN32:2018/BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 12/10/2018
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra