Hệ thống pháp luật

QCVN 27:2016/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN DÙNG TRONG CÔNG VIỆC HÀN

National technical regulation for Personal eye - protector for welding

Lời nói đầu

QCVN 27:2016/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 49/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN DÙNG TRONG CÔNG VIỆC HÀN

National technical regulation for Personal eye - protector for welding

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân được sử dụng để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây tổn thương mắt, giảm thị lực để bảo vệ mắt cho người lao động khi hàn và cắt kim loại bằng nhiệt.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn.

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

1.3.1. Phương tiện bảo vệ mắt

Là dạng thiết bị bảo vệ cho mắt để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại.

1.3.2. Mắt kính

Phần trong suốt của phương tiện bảo vệ mắt qua đó người đeo nhìn được.

1.3.3. Mặt chắn

Phương tiện bảo vệ mắt che kín toàn bộ hoặc một phần quan trọng của mặt.

1.3.4. Kính lọc

Mắt kính có tác dụng làm giảm cường độ các bức xạ chiếu tới.

1.3.5. Độ khúc xạ; tụ số hay độ tụ

Nghịch đảo của tiêu cự của một hệ quang học. Được biểu thị bằng mét mũ trừ một (m-1).

1.3.6. Độ truyền ánh sáng

Tỷ số giữa quang thông truyền qua kính lọc và quang thông tới.

1.3.7. Độ truyền quang phổ

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ truyền qua và thông lượng bức xạ chiếu tới.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Phân loại

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn được phân loại như sau:

2.1.1. Phân loại theo kiểu, hình dạng:

- Kính có gọng hoặc không có gọng;

- Kính bảo vệ mắt kiểu kín;

- Mặt nạ;

- Tấm che mặt cầm tay (bảo vệ mắt, mặt và cổ);

- Chụp đầu bảo vệ (bảo vệ mắt, mặt, cổ và đầu)

2.1.2. Phân loại theo mắt kính:

- Mắt kính thủy tinh (gồm hai loại mắt kính thủy tinh dòn và mắt kính thủy tinh bền hóa, nhiệt, va đập...)

- Mắt kính bằng hợp chất hữu cơ (chất dẻo)

- Mắt kính nhiều lớp: mắt kính chế tạo từ nhiều lớp liên kết với nhau bằng chất kết dính.

Tất cả các kiểu mắt kính có thể còn được phủ lên một hoặc hai mặt một lớp vật liệu để có thêm những đặc tính phụ.

2.1.3. Phân loại theo chức năng bảo vệ

Các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn có một hoặc nhiều chức năng sau:

- Sự tác động của các vật cứng khác nhau;

- Bức xạ quang học;

- Kim loại nóng chảy văng bắn;

- Chất lỏng rơi và văng bắn;

- Bụi;

- Khí

- Bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn

  • Số hiệu: QCVN27:2016/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/12/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản