- 1Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 2Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 3Quyết định 177/1999/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 95/2000/QĐ-BTC về Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 96/2001/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 69/2001/QĐ-TTg về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 22/2002/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 8Thông tư 32/2002/TT-BTC hướng dẫn quyết định 172/2001/QĐ-TTG về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở SXKD có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 58/2002/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 11/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/2002/TT-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 76/2002/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP); Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định này.
Những doanh nghiệp thuộc Mục III, Phần A, Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không thuộc đối tượng cổ phần hoá.
2. Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1 "Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập" là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã có đủ điều kiện tổ chức hạch toán kế toán, thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đến kết quả cuối cùng và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định.
2.2 "Tiền thu về bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" là số tiền thu được khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không bao gồm giá trị ưu đãi cho người lao động và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản.
2.3 "Thời điểm doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp" là thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Tuỳ theo quy mô vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, khi xác định phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước có thể lựa chọn và áp dụng một trong những hình thức cổ phần hoá quy định tại Điều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
Trong đó trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP: "Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn" thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào Công ty được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị cổ phần bán trả chậm cho người nghèo) và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
4. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) của doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong những ngành nghề và có các điều kiện như quy định tại điểm 1 mục II của Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Nhà nước sau khi cổ phần hoá mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ thì vẫn là thành viên của Tổng Công ty, nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và không phải nộp kinh phí cấp trên. Tổng Công ty chỉ được quyền chuyển nhượng phần vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
6. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải khẩn trương thực hiện thanh quyết toán thuế, xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp và triển khai thực hiện các bước để cổ phần hoá. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh quyết toán và xử lý những tồn tại về tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước đã quy định.
NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI VỀ CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
I. KIỂM KÊ VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng ở thời điểm lập báo cáo quyết toán tài chính của quý gần nhất trước ngày ra quyết định cổ phần hoá:
1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại thời điểm kiểm kê. Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.
2. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
2.1 Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
2.2 Tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3 Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
2.4 Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi.
3. Đối chiếu xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định sau:
3.1 Nợ phải trả, trong đó:
a. Các khoản nợ phải trả đã quá hạn trả.
b. Các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi (doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3.2 Nợ phải thu, trong đó: nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Phân tích rõ từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả.
- Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo phán quyết của Toà án không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khả năng thu hồi.
- Các khoản nợ phải thu của các khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.
- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
4. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
5. Kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.
II. XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Xử lý tài sản
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
1.1 Đối với tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê thì doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân tài sản thừa, thiếu và xử lý như sau:
- Đối với tài sản thiếu phải xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân kèm theo các biện pháp xử lý hành chính theo các quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản đền bù trách nhiệm, doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh.
- Đối với tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh.
1.2 Đối với những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý thì xử lý như sau:
a. Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác quản lý và sử dụng cụ thể:
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị trong ngành thuộc Bộ thì Bộ quản lý ngành quyết định; chuyển cho đơn vị thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị ngoài ngành, ngoài địa phương thì Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá và doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chỉnh tăng, giảm vốn theo giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp cổ phần hoá.
b. Trường hợp không có đơn vị tiếp nhận tài sản thì doanh nghiệp chủ động tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo chế độ Nhà nước đã quy định. Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước. Doanh nghiệp phải tổ chức Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản do Giám đốc doanh nghiệp làm Chủ tịch.
Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn này được hạch toán vào thu nhập và chi phí bất thường của doanh nghiệp theo chế độ của Nhà nước quy định.
c. Trường hợp đến thời điểm định giá mà vẫn chưa kịp xử lý tài sản thì giá trị của tài sản không cần dùng được loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1.3 Đối với tài sản là công trình phúc lợi như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, nhà ở của cán bộ công nhân viên được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá mà chuyển giao cho tập thể người lao động quản lý và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.
Riêng nhà ở của cán bộ công nhân viên (kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước) thì doanh nghiệp có trách nhiệm tập hợp hồ sơ và làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
1.4 Tài sản được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phức lợi của doanh nghiệp nhưng đang dùng trong sản xuất kinh doanh thì được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo giá trị tài sản đánh giá lại. Phần giá trị tài sản này được chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá và được chia theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người tại doanh nghiệp.
2. Xử lý nợ phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
2.1 Đối với những khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh như:
- Các căn cứ chứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã ngừng hoạt động nhưng không có khả năng thanh toán nợ.
- Đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản phải có quyết định giải thể của cơ quan quyết định thành lập hoặc quyết định của Toà án xử lý đối với đơn vị phá sản.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, không có tài sản thừa kế để trả nợ hoặc đang thi hành án, đang bị truy tố, giam giữ, xét xử không có khả năng trả nợ.
- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.
- Đối với những khoản nợ phải thu đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưng không có khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thu hồi được thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bản đối chiếu công nợ với khách nợ, công văn đòi nợ, công văn đề nghị Toà án thực hiện phá sản theo Luật định.
Các khoản nợ phải thu có đủ căn cứ chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
2.2 Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
2.3 Trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Xử lý các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
3.1 Đối với các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.
3.2 Đối với các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước: Sau khi xử lý các khoản nợ phải thu theo quy định tại mục 2 nói trên mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước thì căn cứ vào thực trạng tài chính và nguyên nhân của các khoản nợ đọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo Cục thuế để kiểm tra trước khi trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp Ngân sách tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm định giá. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại Phần B, Mục IV Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/04/2002 của Bộ Tài chính về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan.
3.3 Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước: Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được khoanh, giãn các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm Quyết định cổ phần hoá trong thời hạn 3 đến 5 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.
Doanh nghiệp cổ phần hoá chủ động phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hay bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.
3.4 Đối với các khoản nợ phải trả nước ngoài quá hạn có bảo lãnh thì doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để xoá lãi, khoanh nợ hoặc giảm nợ gốc và bố trí nguồn để trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được nguồn trả nợ thì người bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn để trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc chuyển thành vốn của người bảo lãnh góp vào Công ty cổ phần.
3.5 Đối với khoản nợ BHXH, nợ cán bộ công nhân viên: Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi cổ phần hoá để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.6 Việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đước thực hiện thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần.
Trường hợp chủ nợ không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì doanh nghiệp và chủ nợ ký thoả thuận về giá chuyển đổi nợ thành vốn góp cổ phần trước khi đấu giá và đây là giá chủ nợ tham gia đấu giá. Trường hợp các bên tham gia có giá đấu bằng nhau thì chủ nợ được quyền ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo giá đã thoả thuận. Riêng việc chuyển nợ phải trả người lao động trong doanh nghiệp thành cổ phần thì thực hiện theo giá "sàn" quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.
b. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quyền mua cổ phần lần đầu và quyền nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
4. Các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính...và các khoản lãi chưa phân phối được xử lý theo quy định sau:
a. Số dư về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán (sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán và xử lý công nợ khó đòi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định) được hoàn nhập vào thu nhập của doanh nghiệp.
b. Số dư về chênh lệch tỷ giá được xử lý như sau:
- Đối với giá trị công trình xây dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì sau khi bù trừ giữa số tăng, số giảm phải tính vào giá trị công trình khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ ngoại tệ khác, sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm thì hạch toán vào chi phí, thu nhập tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.
c. Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được giữ lại để giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
d. Số dư Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất về tài sản và bù lỗ (nếu có) của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số còn lại, hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
e. Trường hợp doanh nghiệp còn số lỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp xoá nợ đối với các khoản nợ thuế, phải nộp Ngân sách và các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Các khoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo quy định hiện hành.
5. Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài.
Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
5.1 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá có kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải tính giá trị tài sản góp vốn liên doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
5.2 Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanh thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định và xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:
+ Thoả thuận để mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh.
+ Thoả thuận với đối tác góp vốn liên doanh với doanh nghiệp để chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và đối tác nước ngoài thống nhất chấm dứt hợp đồng liên doanh thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2002/TT-BTC ngày 11/3/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động.
6. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: được chia cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá để mua cổ phần. Phương thức chia do Giám đốc doanh nghiệp sau khi thoả thuận với tổ chức công đoàn quyết định tuỳ theo mức độ đóng góp của từng người lao động. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
Trường hợp trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được xử lý như một khoản phải thu tồn đọng. Cụ thể:
- Đối với khoản chi cho người lao động còn đang làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá thì được giảm trừ vào phần giá trị tài sản dùng để chia cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại tiết 1.4 điểm 1 Mục II Thông tư này (nếu có); Phần còn thiếu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi của người lao động trước khi thực hiện chính sách ưu đãi giảm giá bán cổ phần hoặc trợ cấp thôi việc, mất việc.
- Đối với các khoản chi vượt Quỹ khen thưởng, phúc lợi do phải hạch toán các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bị xuất toán, các khoản chi biếu, tặng; các khoản chi bổ sung lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động đã nghỉ việc, thôi việc trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính doanh nghiệp, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp để xem xét, xử lý như 1 khoản nợ không có khả năng thu hồi.
1. Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp phải điều chỉnh sổ kế toán và bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện cổ phần hoá phát sinh trong kỳ.
2. Đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động lập báo cáo tài chính, tiếp tục xử lý những vấn đề về tài chính theo quy định tại Mục II Thông tư này và thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác định lại giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá và thực hiện bàn giao giữa doanh nghiệp Nhà nước với công ty cổ phần.
3. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
a. Trường hợp có chênh lệch tăng thì nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng cấp.
b. Trường hợp có chênh lệch giảm thì doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm để xử lý như sau:
- Xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch giảm thuộc trách nhiệm cá nhân, tập thể.
- Toàn bộ khoản chênh lệch giảm sau khi bồi thường vật chất (nếu có) thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá quyết định giảm giá trị doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước cần thiết nắm giữ trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần.
4. Đối với các khoản nợ và tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp:
a. Trong giai đoạn chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượng bán tài sản nói trên (bao gồm cả việc bán lại cho các tổ chức có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng) và nộp toàn bộ số tiền thu được về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
b. Trường hợp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa xử lý xong các khoản nợ và tài sản trên thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển giao việc xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá cho doanh nghiệp khác hoặc uỷ quyền cho công ty tiếp tục bảo quản và xử lý. Công ty cổ phần được hưởng 10% tổng số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi công nợ để bù đắp chi phí và có trách nhiệm nộp số thu còn lại về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần phải tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản này trong thời hạn 6 tháng, nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xử lý. Nếu Công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để thuê hoặc mua theo giá thị trường.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương án bán cổ phần theo trình tự ưu tiên và cơ cấu cổ phần được quy định tại Điều 23 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2001/TT-BTC ngày 23/11/2001 của Bộ Tài chính. Trong đó, phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp thuỷ sản được xác định trên cơ sở diện tích nuôi thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản cung cấp cho doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá và tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi.
1.2 Căn cứ vào số lượng cổ phần thực tế bán ra bên ngoài và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường; doanh nghiệp cổ phần hoá tính toán số cổ phần bán ra bên ngoài để xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài được xác định theo công thức sau:
| = | Tổng số cổ phần của công ty (tương ứng với vốn điều lệ) | - | Số lượng cổ phần Nhà nước tham gia tại công ty cổ phần | - | Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho NLĐ trong DN | - | Số lượng cổ phần dự kiến bán cho người SX và cung cấp NL | x | 30% |
Những doanh nghiệp cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của Pháp luật về chứng khoán.
1.3 Ngoài số cổ phần được mua theo giá ưu đãi, người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được quyền đăng ký mua số cổ phần còn lại (sau khi đã xác định số lượng cổ phần bán ra bên ngoài) theo giá sàn.
Trường hợp người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký mua không hết thì doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh phương án bán cổ phần, bổ sung số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài với mệnh giá cổ phiếu dưới 500 triệu đồng hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa ở vùng sâu, vùng xa có khó khăn trong việc bán thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc dự kiến chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần của tổ chức trung gian vượt quá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan quyết định cổ phần hóa giao cho doanh nghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài theo hình thức đấu giá.
V. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ BÁN CỔ PHẦN
1. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần do thực hiện đấu giá) tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa từ ngày 05/7/2002 trở đi được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu, tiền bán cổ phần của Bộ Tài chính. Tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trước ngày 05/7/2002 được quản lý, sử dụng theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tiền thu từ bán cổ phần do doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn được để lại công ty cổ phần và quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
1. Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
- Chi phí in tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí cho việc lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;
- Tiền thuê tư vấn, kiểm toán (nếu có);
- Chi phí cho Đại hội CNVC doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí cho các hoạt động tuyên truyền thực hiện cáo bạch các thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần (bao gồm cả chi phí cho hoạt động đấu giá);
- Chi phí cho Đại hội cổ đông lần đầu;
- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Mức chi phí tối đa cho việc thực hiện chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần được xác định như sau:
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng được chi không quá 150 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10 tỷ - 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 20 tỷ - 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 30 tỷ - 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 40 tỷ - 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 50 tỷ - 60 tỷ đồng được chi không quá 450 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 60 tỷ đồng được chi không quá 500 triệu đồng;
Giám đốc doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quyết định các chi phí thực tế cần thiết phục vụ quá trình cổ phần hóa theo nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm và có đầy đủ chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp chi vượt mức khống chế trên thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
VII. BÀN GIAO TÀI SẢN, TIỀN VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn bao gồm:
- Báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và báo cáo quyết toán thuế.
- Quyết định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
- Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao.
2. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá, đại diện doanh nghiệp Nhà nước (gồm: Giám đốc, kế toán trưởng), đại diện của công ty cổ phần (Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng) và đại diện của tổ chức công đoàn trong công ty. Biên bản bàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:
- Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm chuyển giao.
- Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần được tiếp tục kế thừa.
- Những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết (bao gồm cả việc tiếp tục theo dõi, thu hồi công nợ, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm...).
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần
Chế độ ưu đãi với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trong đó:
1.1 Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá được hưởng ưu đãi về thuế theo mức quy định tại Điều 18 và Điều 21 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 đối với doanh nghiệp thành lập mới.
Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn để xác định miễn giảm thuế, doanh nghiệp chủ động xác định và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Đồng thời phải gửi kèm bản sao quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có căn cứ xác định mức ưu đãi.
1.2 Công ty cổ phần có trách nhiệm quản lý, duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật được doanh nghiệp Nhà nước chuyển giao để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Trường hợp người lao động không có nhu cầu sử dụng và công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì Công ty cổ phần mua lại hoặc bán cho các đối tượng khác, số tiền thu được chuyển về Quỹ phúc lợi của công ty.
2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Chế độ ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:
2.1 Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần hoá, cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước thì được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với mệnh giá. Theo quy định này thì khi mua mỗi cổ phần ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị ưu đãi của Nhà nước cho người lao động.
2.2 Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá được mua cổ phần hoá với giá ưu đãi theo phương thức trả góp trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải trả lãi suất. Tổng số cổ phần bán cho người lao động nghèo theo phương thức trả góp tối đa không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.3 Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động, ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và giá trị cổ phần ưu đãi bán chịu cho người lao động nghèo được trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và không vượt quá giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã trừ phần vốn Nhà nước cần nắm giữ và chi phí cổ phần hoá.
Việc bán cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện xong phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
(Phương pháp xác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo Phụ lục đính kèm).
Công ty cổ phần có trách nhiệm theo dõi và tổ chức thu hồi giá trị cổ phần mua trả chậm và kịp thời nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần doanh nghiệp Nhà nước.
2.4 Cổ phiếu của cổ phần bán theo giá ưu đãi là cổ phiếu có ghi tên, người sở hữu chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu này sau 3 năm kể từ khi mua. Đối với cổ phần bán theo phương thức trả góp cho người nghèo thì người sử hữu cổ phiếu chỉ được bán sau khi đã trả hết nợ cho Nhà nước. Trường hợp người sở hữu cổ phiếu có nhu cầu chuyển nhượng trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Công ty cổ phần ưu tiên mua lại số cổ phần này theo giá thị trường và hạch toán vào nguồn cổ phiếu ngân quỹ để quản lý và sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
2.5 Người lao động được tuyển dụng trước ngày 21/04/1998 bị mất việc, nghỉ hưu sớm tại thời điểm cổ phần hoá hoặc trong 12 tháng sau khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì được hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán.
Người lao động bị thôi việc, mất việc không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và các văn bản trên thì được hưởng trợ cấp theo quy định của Bộ luật lao động và được quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán như quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
1. Doanh nghiệp được chủ động xử lý tài chính theo chế độ tài chính hiện hành và những điểm hướng dẫn trong Thông tư này trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Cơ quan quyết định cổ phần hoá có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá xử lý những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra doanh nghiệp xử lý những vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo đúng quy định của Nhà nước. Nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 4/7/2002.
Các văn bản hướng dẫn về các vấn đề xử lý tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Trần Văn Tá (Đã ký) |
I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Gọi S1 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa;
- Gọi S2 là số lượng cổ phần thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).
- Gọi T là tổng thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước của toàn bộ lao động trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
- Gọi G1 là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa; G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi C1 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức tối đa; C2 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo xác định lại theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi H là giá trị thực tế phần vốn Nhà nước còn lại sau khi trừ đi chi phí cổ phần hoá và giá trị vốn Nhà nước cần thiết nắm giữ tại công ty cổ phần.
Số lượng cổ phần bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lao động và người cung cấp nguyên liệu xác định như sau:
1. Số lượng cổ phần bán ưu đãi tối đa là:
S1 = T x 10 cổ phần
2. Giá trị ưu đãi tối đa là:
G1= S1 x 30.000 (đồng)
3. Giá trị bán chậm trả tối đa là:
C1 = S1 x 20% x 70.000 (đồng)
- Trường hợp G1 +C1 Ê H thì người lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần chậm trả theo mức tối đa tính trên.
- Trường hợp G1 +C1 > H thì phải tính lại số lượng cổ phần bán ưu đãi, giá trị ưu đãi và giá trị trả chậm của người lao động như sau:
1. Số lượng cổ phần được phép bán ưu đãi:
S1 = | H --------- x S1 |
G1 + C1 |
2. Giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động:
G2 = | H --------- x G1 |
G1 +C1 |
3. Giá trị cổ phần chậm trả thực tế:
C2 = | H --------- x C1 |
G1 + C1 |
- Gọi K là mức khống chế tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Thì K = 10% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi G3 là giá trị ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
G3 = 30% K
- Gọi S3 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
Phương pháp xác định:
S3 = | G3 --------- |
30.000đ |
b. Trường hợp H - (G1 + C1) < G3 thì giá trị ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
H - (G1 + C1)
Số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
S3 = | H - (G1 + C1) ---------------- |
30.000đ |
- 1Quyết định 40/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đã hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 27/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 137/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt Đông Nam thành Công ty cổ phần Dệt Đông Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 3556/QĐ-BCN năm 2005 sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 163/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Giầy An Lạc thành Công ty cổ phần Giầy An Lạc do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 20/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 166/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng thành Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Quyết định 05/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 157/2004/QĐ-BCN về việc chuyển CTy Nhựa Rạng Đông thành Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Quyết định 06/2005/QĐ-BCN để sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4 điều 1 quyết định 123/2004/QĐ-BCN về việc chuyển công ty nguyên liệu thuốc lá nam thành công ty cổ phần Hoà Việt do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 7Quyết định 155/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 8Quyết định 153/2003/QĐ-BCN về việc chuyển phân xưởng Bao bì và Kho bãi thuộc Công ty Rượu Bình Tây thành Công ty cổ phần Bao bì - Kho bãi Bình Tây do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 9Quyết định 483/2002/QĐ-TTg chuyển Công ty Vải sợi May mặc miền Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 48/2002/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn: Hồ chứa nước – Công trình Thuỷ lợi Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 08/2002/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định 76/2000/QĐ-BCN về chuyển Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây thành Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 12Quyết định 62/2001/QĐ-BCN sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 13Quyết định 20/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 và Điều 2 Quyết định 73/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty Dầu thực vật Bình Định thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 14Quyết định 09/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 5 và Xí nghiệp May 6 thuộc Công ty May Phương Đông thành Công ty cổ phần May Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 15Quyết định 08/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 72/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty May Hoà Bình thành Công ty cổ phần May Hoà Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 16Quyết định 05/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu cách điện thành Công ty cổ phần Thiết bị điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 17Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 18Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- 19Quyết định 61/2001/QĐ-BCN sửa đổi Khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- 20Quyết định 28/2002/QĐ-BCN chuyển Khách sạn Thanh lịch Hạ Long thuộc Công ty Du lịch và Thương mại thành Công ty cổ phần Hạ Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 21Quyết định 29/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gia công chế biến kim khí Đức Giang thuộc Công ty Kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần Thép Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 22Quyết định 49/2003/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 33/2002/QĐ-BCN về chuyển Xí nghiệp Vận tải thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Vận tải Gang thép Thái nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 23Quyết định 50/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt NET thành Công ty cổ phần Bột giặt NET do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 24Quyết định 110/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt LIX thành Công ty cổ phần Bột giặt LIX do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 25Quyết định 907/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Dược phẩm Trung ương 7 thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 797/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Thủy sản Cam Ranh thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Công ty May Sài Sòn 2 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 735/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Da giày SAGODA thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 785/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty May Sài Gòn 3 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 789/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 3/2 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Quyết định 03/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 127/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bóng đèn Điện Quang thành Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 32Quyết định 49/2000/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 40/2000/QĐ-BCN về chuyển xí nghiệp sơn Á Đông thành Công ty cổ phần sơn Á Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 33Quyết định 180/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Bê tông ly tâm Thủ Đức thuộc Công ty Xây lắp điện 2 thành Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 34Quyết định 184/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp In bao bì và phụ liệu thuốc lá thành Công ty cổ phần Cát Lợi do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 35Quyết định 186/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam thành Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 36Quyết định 187/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí chính xác số 1 thành Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 37Quyết định 188/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Cơ khí chế tạo Hải Phòng thành Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 38Quyết định 189/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Cổ Loa thành Công ty cổ phần Cơ khí Cổ Loa do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 39Quyết định 190/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Vật tư vận tải thuộc Công ty Vật tư Thiết bị Toàn bộ thành Công ty cổ phần MATEXIM Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 40Quyết định 195/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kinh doanh Thiết bị công nghiệp thành Công ty cổ phần Kinh doanh Thiết bị công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 41Quyết định 198/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Vật tư Hải Phòng thuộc Công ty Vật tư Thiết bị toàn bộ thành Công ty cổ phần MATEXIM Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 42Quyết định 194/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thành Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 43Quyết định 200/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí May Gia Lâm thành Công ty cổ phần Cơ khí May Gia Lâm do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 44Quyết định 201/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Dệt May Hưng Yên thành Công ty cổ phần Cơ khí Dệt May Hưng Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 45Quyết định 202/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty May Nam Định thành Công ty cổ phần May Nam Định do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 46Quyết định 203/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện thuộc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thành Công ty cổ phần Xây lắp điện và Viễn thông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 47Quyết định 205/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp Luyện kim thuộc Công ty Thép miền Nam thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng miền Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 48Quyết định 207/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Pin Hà Nội thành Công ty cổ phần Pin Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 49Quyết định 208/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 12 và Xí nghiệp May 13 (Khu C) thuộc Công ty May Nhà Bè thành Công ty cổ phần May Phú Thịnh - Nhà Bè do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 50Quyết định 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 51Quyết định 210/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May Việt Hà thuộc Công ty May Việt Tiến thành Công ty cổ phần May Việt Hà do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 52Quyết định 213/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Công ty Bông Việt Nam tại Buôn Ma Thuột thành Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 53Quyết định 215/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Phổ Yên thành Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 54Quyết định 218/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xây dựng công nghiệp số 1 thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 55Quyết định 219/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Máy tính Việt Nam 1 thành Công ty cổ phần Máy tính Việt Nam 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 56Quyết định 220/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 57Quyết định 221/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí A74 thành Công ty cổ phần A74 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 58Quyết định 222/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Than miền Trung thành Công ty cổ phần Than miền Trung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 59Quyết định 223/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam tại miền Trung thành Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng miền Trung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 60Quyết định 225/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Lưới thép Bình Tây thuộc Công ty Thép miền Nam thành Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 61Quyết định 226/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phương Đông thành Công ty cổ phần Phương Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 62Quyết định 227/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Địa chất Khoáng sản thành Công ty cổ phần Địa chất Khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 63Quyết định 229/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Biên Hoà thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hoà do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 64Quyết định 230/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Vinh thành Công ty cổ phần Hoá chất Vinh do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 65Quyết định 231/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh thành Công ty cổ phần Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 66Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 67Quyết định 238/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Cơ khí Hồng Nam thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam thành Công ty cổ phần Cơ khí Hồng Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 68Quyết định 239/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Cơ khí xây lắp hoá chất thuộc Công ty Xây lắp Hoá chất thành Công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp Hoá chất do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 69Quyết định 240/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Tân Bình thành Công ty cổ phần Điện tử Tân Bình do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 70Quyết định 241/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kết cấu thép Cơ khí xây dựng thành Công ty cổ phần Kết cấu thép Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 71Quyết định 242/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nước giải khát Chương Dương thành Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 72Quyết định 243/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy In và Văn hoá phẩm Phúc Yên thành Công ty cổ phần In Phúc Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 73Quyết định 245/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Thuỷ tinh Thái Bình thuộc Công ty Bóng đèn Điện Quang thành Công ty cổ phần Thuỷ tinh Thái Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 74Quyết định 246/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bia Thanh Hoá thành Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 75Quyết định 247/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Khí cụ điện 1 thành Công ty cổ phần Khí cụ điện 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 76Quyết định 248/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xà phòng Hà Nội thành Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 77Quyết định 249/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phát triển Khoáng sản 4 thành Công ty cổ phần Phát triển Khoáng sản 4 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 78Quyết định 250/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 79Quyết định 251/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Sứ Thuỷ tinh dân dụng và mỹ nghệ Thái Bình của Xí nghiệp Sứ Thuỷ tinh cách điện thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty cổ phần Sứ Thuỷ tinh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 80Quyết định 1805/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Tư vấn xây dựng dầu khí Petrolimex trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Petrolimex do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 81Quyết định 111/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Sứ Đông Hải thuộc Công ty Sứ Hải Dương thành Công ty Cổ phần Sứ Đông Hải do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 82Quyết định 119/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện Hải Vân thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.6 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 83Quyết định 120/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Sản xuất vật liệu và Xây dựng điện Đông Hà thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.5 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 84Quyết định 121/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Xí nghiệp Cơ điện thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.4 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 85Quyết định 130/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Nhà máy Thuỷ tinh Hưng Phú thành Công ty cổ phần Thuỷ tinh Hưng Phú do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 86Quyết định 131/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Tổng đội Xây lắp điện Pleiku thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.7 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 87Quyết định 132/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện Tây Nguyên thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.8 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 88Quyết định 133/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ thành Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 89Quyết định 135/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Đức Giang thành Công ty cổ phần Hoá chất Đức Giang do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 90Quyết định 136/2003/QĐ-BCN về việc Chuyển Công ty Khoan và Dịch khai thác mỏ thành Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ kỹ thuật khai thác mỏ do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 91Quyết định 137/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Hải Phòng thành Công ty cổ phần Điện tử Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 92Quyết định 141/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Công nghiệp Hoá chất Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần Hoá chất Sông Trà do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 93Thông tư 104/1998/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP) do Bộ Tài chính ban hành
- 94Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 95Quyết định 170/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Đá mài thành Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 96Quyết định 168/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gạch ngói gốm xây dựng thuộc Công ty Phát triển Khoáng sản 6 thành Công ty cổ phần Gạch ngói gốm Xây dựng Mỹ Xuân do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 97Quyết định 167/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Đồng Nai thành Công ty cổ phần Nhựa - Xây dựng Đồng Nai do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 98Quyết định 166/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Que hàn điện Việt - Đức thành Công ty cổ phần Que hàn điện Việt - Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 99Quyết định 165/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần May Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 100Quyết định 164/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Thiết kế công nghiệp thành Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 101Quyết định 163/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Vật tư Mỏ - Địa chất thành Công ty cổ phần Vật tư Mỏ - Địa chất do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 102Quyết định 162/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Vĩnh Thịnh thành Công ty cổ phần Hoá chất Vĩnh Thịnh do Bộ trưởng Bộ Công nhgiệp ban hành
- 103Quyết định 157/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 104Quyết Định 149/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Công ty Dịch vụ Điện tử 2 thành Công ty cổ phần Dịch vụ Điện tử Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 105Quyết Định 150/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Xí nghiệp Dịch vụ Đời sống thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Du lịch Xanh Nghệ An do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 106Quyết định 151/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Khách sạn Phương Nam thuộc Công ty Kim khí và Vật tư tổng hợp miền Trung thành Công ty cổ phần Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 107Quyết Định 152/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Đại lý tàu biển Than Việt Nam thuộc Công ty Cảng và Kinh doanh than thành Công ty cổ phần Đại lý tàu biển Than Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 108Quyết định 123/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Máy và Thiết bị hoá chất thành Công ty cổ phần Máy và Thiết bị hoá chất do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 109Quyết định 124/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Cơ khí của Xí nghiệp Việt Thái thuộc Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam thành Công ty cổ phần Công nghệ cao do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 110Quyết định 154/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Dầu Thủ Đức thuộc Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Thủ Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 111Quyết định 158/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu chịu lửa thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 112Quyết định 176/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Văn phòng phẩm Cửu long thành Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 113Quyết định 1488/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Chi nhánh Vải sợi may mặc Nam Hà thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc thành Công ty Cổ phần do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 114Quyết định 1489/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Chi nhánh Vải sợi may mặc Hải Phòng thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc thành Công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 115Quyết định 1669/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Gas thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 116Quyết định 1804/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú thành Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 117Quyết định 244/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Gỗ Đồng Nai thành Công ty cổ phần Nhất Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 1Quyết định 40/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đã hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Công văn số 12525 TC/TCDN ngày 28/11/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung cơ chế định giá và đấu giá bán cổ phần
- 3Thông tư 104/1998/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP) do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 137/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dệt Đông Nam thành Công ty cổ phần Dệt Đông Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 3556/QĐ-BCN năm 2005 sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 163/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Giầy An Lạc thành Công ty cổ phần Giầy An Lạc do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 20/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 166/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng thành Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 05/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 157/2004/QĐ-BCN về việc chuyển CTy Nhựa Rạng Đông thành Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Quyết định 06/2005/QĐ-BCN để sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4 điều 1 quyết định 123/2004/QĐ-BCN về việc chuyển công ty nguyên liệu thuốc lá nam thành công ty cổ phần Hoà Việt do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Quyết định 155/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 7Quyết định 153/2003/QĐ-BCN về việc chuyển phân xưởng Bao bì và Kho bãi thuộc Công ty Rượu Bình Tây thành Công ty cổ phần Bao bì - Kho bãi Bình Tây do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 8Quyết định 483/2002/QĐ-TTg chuyển Công ty Vải sợi May mặc miền Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 48/2002/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn: Hồ chứa nước – Công trình Thuỷ lợi Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 08/2002/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định 76/2000/QĐ-BCN về chuyển Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây thành Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 11Quyết định 62/2001/QĐ-BCN sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 12Quyết định 20/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 và Điều 2 Quyết định 73/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty Dầu thực vật Bình Định thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Bình Định do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 13Quyết định 09/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 5 và Xí nghiệp May 6 thuộc Công ty May Phương Đông thành Công ty cổ phần May Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 14Quyết định 08/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 72/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty May Hoà Bình thành Công ty cổ phần May Hoà Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 15Quyết định 05/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu cách điện thành Công ty cổ phần Thiết bị điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 16Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 17Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- 18Quyết định 61/2001/QĐ-BCN sửa đổi Khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- 19Quyết định 28/2002/QĐ-BCN chuyển Khách sạn Thanh lịch Hạ Long thuộc Công ty Du lịch và Thương mại thành Công ty cổ phần Hạ Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 20Quyết định 29/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gia công chế biến kim khí Đức Giang thuộc Công ty Kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần Thép Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 21Quyết định 49/2003/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 33/2002/QĐ-BCN về chuyển Xí nghiệp Vận tải thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Vận tải Gang thép Thái nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 22Quyết định 50/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt NET thành Công ty cổ phần Bột giặt NET do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 23Quyết định 110/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt LIX thành Công ty cổ phần Bột giặt LIX do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 24Quyết định 907/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Dược phẩm Trung ương 7 thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 797/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Thủy sản Cam Ranh thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Công ty May Sài Sòn 2 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 735/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Da giày SAGODA thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 785/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty May Sài Gòn 3 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 789/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 3/2 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 03/2005/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 127/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bóng đèn Điện Quang thành Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 31Quyết định 49/2000/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định 40/2000/QĐ-BCN về chuyển xí nghiệp sơn Á Đông thành Công ty cổ phần sơn Á Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 32Quyết định 180/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Bê tông ly tâm Thủ Đức thuộc Công ty Xây lắp điện 2 thành Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 33Quyết định 184/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp In bao bì và phụ liệu thuốc lá thành Công ty cổ phần Cát Lợi do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 34Quyết định 186/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam thành Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 35Quyết định 187/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí chính xác số 1 thành Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 36Quyết định 188/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Cơ khí chế tạo Hải Phòng thành Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 37Quyết định 189/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Cổ Loa thành Công ty cổ phần Cơ khí Cổ Loa do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 38Quyết định 190/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Vật tư vận tải thuộc Công ty Vật tư Thiết bị Toàn bộ thành Công ty cổ phần MATEXIM Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 39Quyết định 195/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kinh doanh Thiết bị công nghiệp thành Công ty cổ phần Kinh doanh Thiết bị công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 40Quyết định 198/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Vật tư Hải Phòng thuộc Công ty Vật tư Thiết bị toàn bộ thành Công ty cổ phần MATEXIM Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 41Quyết định 194/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thành Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 42Quyết định 200/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí May Gia Lâm thành Công ty cổ phần Cơ khí May Gia Lâm do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 43Quyết định 201/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Dệt May Hưng Yên thành Công ty cổ phần Cơ khí Dệt May Hưng Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 44Quyết định 202/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty May Nam Định thành Công ty cổ phần May Nam Định do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 45Quyết định 203/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện thuộc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thành Công ty cổ phần Xây lắp điện và Viễn thông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 46Quyết định 205/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp Luyện kim thuộc Công ty Thép miền Nam thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng miền Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 47Quyết định 207/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Pin Hà Nội thành Công ty cổ phần Pin Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 48Quyết định 208/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 12 và Xí nghiệp May 13 (Khu C) thuộc Công ty May Nhà Bè thành Công ty cổ phần May Phú Thịnh - Nhà Bè do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 49Quyết định 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 50Quyết định 210/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May Việt Hà thuộc Công ty May Việt Tiến thành Công ty cổ phần May Việt Hà do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 51Quyết định 213/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Công ty Bông Việt Nam tại Buôn Ma Thuột thành Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 52Quyết định 215/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí Phổ Yên thành Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 53Quyết định 218/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xây dựng công nghiệp số 1 thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 54Quyết định 219/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Máy tính Việt Nam 1 thành Công ty cổ phần Máy tính Việt Nam 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 55Quyết định 220/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 56Quyết định 221/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cơ khí A74 thành Công ty cổ phần A74 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 57Quyết định 222/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Than miền Trung thành Công ty cổ phần Than miền Trung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 58Quyết định 223/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Chi nhánh Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam tại miền Trung thành Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng miền Trung do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 59Quyết định 225/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Lưới thép Bình Tây thuộc Công ty Thép miền Nam thành Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 60Quyết định 226/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phương Đông thành Công ty cổ phần Phương Đông do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 61Quyết định 227/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Địa chất Khoáng sản thành Công ty cổ phần Địa chất Khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 62Quyết định 229/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Biên Hoà thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hoà do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 63Quyết định 230/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Vinh thành Công ty cổ phần Hoá chất Vinh do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 64Quyết định 231/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh thành Công ty cổ phần Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 65Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 66Quyết định 238/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Cơ khí Hồng Nam thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam thành Công ty cổ phần Cơ khí Hồng Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 67Quyết định 239/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Cơ khí xây lắp hoá chất thuộc Công ty Xây lắp Hoá chất thành Công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp Hoá chất do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 68Quyết định 240/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Tân Bình thành Công ty cổ phần Điện tử Tân Bình do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 69Quyết định 241/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kết cấu thép Cơ khí xây dựng thành Công ty cổ phần Kết cấu thép Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 70Quyết định 242/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nước giải khát Chương Dương thành Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 71Quyết định 243/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy In và Văn hoá phẩm Phúc Yên thành Công ty cổ phần In Phúc Yên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 72Quyết định 245/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Thuỷ tinh Thái Bình thuộc Công ty Bóng đèn Điện Quang thành Công ty cổ phần Thuỷ tinh Thái Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 73Quyết định 246/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bia Thanh Hoá thành Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 74Quyết định 247/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Khí cụ điện 1 thành Công ty cổ phần Khí cụ điện 1 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 75Quyết định 248/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xà phòng Hà Nội thành Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 76Quyết định 249/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phát triển Khoáng sản 4 thành Công ty cổ phần Phát triển Khoáng sản 4 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 77Quyết định 250/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 78Quyết định 251/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Sứ Thuỷ tinh dân dụng và mỹ nghệ Thái Bình của Xí nghiệp Sứ Thuỷ tinh cách điện thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty cổ phần Sứ Thuỷ tinh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 79Quyết định 1805/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Tư vấn xây dựng dầu khí Petrolimex trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Petrolimex do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 80Quyết định 111/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Sứ Đông Hải thuộc Công ty Sứ Hải Dương thành Công ty Cổ phần Sứ Đông Hải do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 81Quyết định 119/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện Hải Vân thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.6 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 82Quyết định 120/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Sản xuất vật liệu và Xây dựng điện Đông Hà thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.5 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 83Quyết định 121/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Xí nghiệp Cơ điện thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.4 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 84Quyết định 130/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Nhà máy Thuỷ tinh Hưng Phú thành Công ty cổ phần Thuỷ tinh Hưng Phú do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 85Quyết định 131/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Tổng đội Xây lắp điện Pleiku thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.7 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 86Quyết định 132/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện Tây Nguyên thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 3.8 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 87Quyết định 133/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ thành Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 88Quyết định 135/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Đức Giang thành Công ty cổ phần Hoá chất Đức Giang do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 89Quyết định 136/2003/QĐ-BCN về việc Chuyển Công ty Khoan và Dịch khai thác mỏ thành Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ kỹ thuật khai thác mỏ do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 90Quyết định 137/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Hải Phòng thành Công ty cổ phần Điện tử Hải Phòng do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 91Quyết định 141/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Công nghiệp Hoá chất Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần Hoá chất Sông Trà do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 92Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 93Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 94Quyết định 177/1999/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 95Quyết định 95/2000/QĐ-BTC về Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 96Thông tư 96/2001/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 69/2001/QĐ-TTg về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến cho người trồng và bán nguyên liệu do Bộ Tài chính ban hành
- 97Thông tư 22/2002/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động do Bộ Tài chính ban hành
- 98Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 99Thông tư 32/2002/TT-BTC hướng dẫn quyết định 172/2001/QĐ-TTG về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở SXKD có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
- 100Quyết định 58/2002/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 101Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 102Thông tư 11/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 103Thông tư 43/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 104Quyết định 170/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Đá mài thành Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 105Quyết định 168/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gạch ngói gốm xây dựng thuộc Công ty Phát triển Khoáng sản 6 thành Công ty cổ phần Gạch ngói gốm Xây dựng Mỹ Xuân do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 106Quyết định 167/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Đồng Nai thành Công ty cổ phần Nhựa - Xây dựng Đồng Nai do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 107Quyết định 166/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Que hàn điện Việt - Đức thành Công ty cổ phần Que hàn điện Việt - Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 108Quyết định 165/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần May Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 109Quyết định 164/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Thiết kế công nghiệp thành Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 110Quyết định 163/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Vật tư Mỏ - Địa chất thành Công ty cổ phần Vật tư Mỏ - Địa chất do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 111Quyết định 162/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Hoá chất Vĩnh Thịnh thành Công ty cổ phần Hoá chất Vĩnh Thịnh do Bộ trưởng Bộ Công nhgiệp ban hành
- 112Quyết định 157/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 113Quyết Định 149/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Công ty Dịch vụ Điện tử 2 thành Công ty cổ phần Dịch vụ Điện tử Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 114Quyết Định 150/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Xí nghiệp Dịch vụ Đời sống thuộc Công ty Xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần Du lịch Xanh Nghệ An do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 115Quyết định 151/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Khách sạn Phương Nam thuộc Công ty Kim khí và Vật tư tổng hợp miền Trung thành Công ty cổ phần Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 116Quyết Định 152/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Đại lý tàu biển Than Việt Nam thuộc Công ty Cảng và Kinh doanh than thành Công ty cổ phần Đại lý tàu biển Than Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 117Quyết định 123/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Máy và Thiết bị hoá chất thành Công ty cổ phần Máy và Thiết bị hoá chất do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 118Quyết định 124/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Cơ khí của Xí nghiệp Việt Thái thuộc Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam thành Công ty cổ phần Công nghệ cao do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 119Quyết định 154/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Dầu Thủ Đức thuộc Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Thủ Đức do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 120Quyết định 158/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu chịu lửa thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 121Quyết định 176/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Văn phòng phẩm Cửu long thành Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 122Quyết định 1488/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Chi nhánh Vải sợi may mặc Nam Hà thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc thành Công ty Cổ phần do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 123Quyết định 1489/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Chi nhánh Vải sợi may mặc Hải Phòng thuộc Công ty Vải sợi may mặc miền Bắc thành Công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 124Quyết định 1669/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Gas thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 125Quyết định 1804/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú thành Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Vĩnh Phú do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 126Quyết định 244/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Gỗ Đồng Nai thành Công ty cổ phần Nhất Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 76/2002/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/09/2002
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: 15/10/2002
- Số công báo: Số 51
- Ngày hiệu lực: 04/07/2002
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực