- 1Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/1998/TT-BTC | Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1998 |
(Theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998)Thi hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá đã quy định tại Phụ lục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Điều 1 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.
2. Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu là:
2.1. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó có các cổ đông cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp.
2.2. Cổ phần: là số vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau.
2.3. Cổ đông: là những cá nhân, pháp nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần.
2.4. Cổ phiếu: là một loại chứng chỉ có giá do công ty cổ phần phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông.
2.5. "Vốn điều lệ" của công ty cổ phần: là tổng số vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ công ty.
2.6. Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán: là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
2.7. Giá trị thực tế của doanh nghiệp: là tổng giá trị thực tế của tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tính theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2.8. Giá trị phần vốn Nhà nước theo sổ kế toán: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở Bảng cân đối kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng (nếu có).
2.9. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản nợ thực tế phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng (nếu có).
2.10. Cổ tức: là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần để chia cho các cổ đông.
2.11. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp: là giá trị tăng thêm do các yếu tố lợi thế tạo ra như: vị trí địa lý, uy tín mặt hàng của doanh nghiệp.
2.12. Cổ phần chi phối của Nhà nước: là các loại cổ phần đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số cổ phần của Công ty;
- Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong Công ty.
2.13. Cổ phần đặc biệt của Nhà nước: là cổ phần của Nhà nước trong Công ty mà Nhà nước không có cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của Công ty được ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
2.14. Tiền bán cổ phần: là số tiền thu được sau khi bán cổ phần của công ty cổ phần.
2.15. Tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước: là giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) giá trị cổ phần Nhà nước góp vào Công ty.
Số tiền thực thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước là tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước trừ (-) chi phí cổ phần hoá và giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.16. Chi phí cổ phần hoá: là các khoản chi phí thực tế cần thiết để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
2.17. Cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp cổ phần hoá là:
- Bộ quản lý ngành (nếu là doanh nghiệp độc lập do Bộ, ngành quản lý);
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là doanh nghiệp độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý);
- Hội đồng quản trị Tổng Công ty Nhà nước (nếu là doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Nhà nước);
- Giám đốc doanh nghiệp độc lập (nếu là bộ phận của doanh nghiệp độc lập tách ra để cổ phần hoá).
2.19. Thời điểm cổ phần hoá: là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
3. Sau khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì công ty cổ phần được kế thừa tất cả quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước.
4. Hình thức cổ phần hoá
Tuỳ theo tình hình và yêu cầu cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước có thể lựa chọn và vận dụng một trong bốn hình thức cổ phần hoá dưới đây:
4.1. Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Theo hình thức này thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần của người lao động nghèo theo quy định của Nhà nước.
4.2. Bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Theo hình thức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bán cho các cổ đông.
4.3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá. Theo hình thức này thì một bộ phận của doanh nghiệp có thể hoạt động độc lập và hạch toán riêng giá trị tài sản, được tách ra để cổ phần hoá (phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận dịch vụ ...).
4.4. Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Theo hình thức này, Nhà nước không tham gia cổ phần ở Công ty cổ phần.
I. QUYỀN ĐƯỢC MUA CỔ PHẦN LẦN ĐẦU
Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì quyền mua cổ phần lần đầu được quy định tại Điều 8 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ, như sau:
1. Doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân được mua không quá 20%, mỗi cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế pháp nhân, cá nhân mua cổ phần nhưng phải có đủ số cổ đông theo quy định của Luật Công ty.
4. Trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước có vay vốn của người lao động để sản xuất kinh doanh, khi chuyển thành công ty cổ phần thì được chuyển một phần hoặc toàn bộ số vốn đã cho doanh nghiệp vay thành vốn mua cổ phần, nếu họ có yêu cầu.
Sau 30 ngày kể từ ngày bắt đầu bán cổ phần, số cổ phần thực tế bán ra chưa đủ theo đề án đã được duyệt mà các cổ đông có nhu cầu mua cao hơn mức khống chế quy định thì sau khi có đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét cụ thể để điều chỉnh tăng quyền được mua cổ phần cho các cá nhân, pháp nhân phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, thì việc tăng quyền được mua cổ phần không làm ảnh hưởng đến cổ phần chi phối của Nhà nước.
II. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Nguyên tắc xác định: Theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.
2. Kiểm kê tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp phải kiểm kê bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán hiện hành.
Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi được kiểm kê riêng.
2.1. Kiểm kê tài sản phải theo các yêu cầu sau đây:
2.1.1. Xác định số lượng tài sản thực tế hiện có đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2.1.2. Phân loại tài sản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp:
- Tài sản mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thì căn cứ vào thông số kỹ thuật và thực trạng tài sản để xác định chất lượng còn lại của từng tài sản, loại hoặc nhóm tài sản. Chất lượng còn lại thể hiện bằng tỷ lệ % so với chất lượng tài sản mua sắm, đầu tư xây dựng mới.
- Tài sản không có nhu cầu sử dụng bao gồm tài sản không cần dùng, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh được kê khai riêng để có biện pháp xử lý.
- Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có) cần kiểm kê để bàn giao riêng cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng. 2.1.3. Xác định tài sản thiếu hụt so với sổ sách (nếu có).
2.1.4. Đối chiếu và phân loại các khoản công nợ.
Nợ phải thu khó đòi phải có chứng cứ hợp lệ, cụ thể:
- Khoản nợ mà con nợ không xác nhận;
- Con nợ là pháp nhân đã bị giải thể, phá sản;
- Con nợ là cá nhân đã chết, đã bỏ trốn, không có người kế thừa trách nhiệm;
- Các khoản nợ khó đòi do các nguyên nhân khác.
2.2. Tổ chức kiểm kê tài sản
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá phải thành lập Hội đồng để kiểm kê tài sản theo các yêu cầu trên. Thành viên Hội đồng kiểm kê gồm:
- Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là Chủ tịch Hội đồng;
- Kế toán trưởng là thành viên Hội đồng;
- Trưởng phòng kỹ thuật là thành viên Hội đồng;
Ngoài ra, tuỳ theo tình hình cụ thể, giám đốc doanh nghiệp mời các chuyên gia kỹ thuật am hiểu tính năng tác dụng và chất lượng của tài sản để tham gia vào Hội đồng kiểm kê tài sản.
3. Xử lý tài sản và các khoản nợ trước khi cổ phần hoá
3.1. Các tài sản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
3.1.1. Những tài sản mà doanh nghiệp không thể tiếp tục sử dụng đã phản ảnh trên báo cáo tài chính trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có thể xử lý theo một trong những biện pháp sau đây:
- Cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp điều động cho các doanh nghiệp khác thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý); Tiền thu từ bán đấu giá (hoặc thanh lý) sau khi trừ (-) chi phí bán đấu giá (hoặc thanh lý) nếu phát sinh trước thời điểm cổ phần hoá thì tính vào giá trị doanh nghiệp, nếu phát sinh sau thời điểm cổ phần hoá thì phải nộp vào tài khoản tương ứng quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này;
- Nếu khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà các tài sản này không bán đấu giá (hoặc thanh lý) được thì cơ quan quyết định cổ phần hoá uỷ quyền cho công ty cổ phần quản lý hộ. Chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá phải tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý) để thu hồi vốn. Việc bán đấu giá (hoặc thanh lý) tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.
3.1.2. Nợ phải thu khó đòi quy định tại Điểm 2.1.4. mục này.
3.1.3. Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
3.1.4. Các khoản đầu tư dài hạn và doanh nghiệp khác nhưng doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hoá khoản đầu tư này thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xử lý.
3.1.5. Tài sản thuê tài chính: là phần nợ chưa trả cho chủ tài sản.
3.1.6. Tài sản thuê ngoài: Trường hợp bên cho thuê đồng ý bán, doanh nghiệp đi thuê đồng ý mua tài sản đang thuê thì doanh nghiệp đi thuê có trách nhiệm thanh toán theo giá hai bên thoả thuận. Nếu bên cho thuê là doanh nghiệp nhà nước cùng cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp cổ phần hoá thì cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp quyết định điều động tài sản cho bên đi thuê, bên giao tài sản được hạch toán giảm vốn, bên nhận tài sản được hạch toán tăng vốn. Bên nhận tài sản (doanh nghiệp cổ phần hoá) phải đánh giá lại tài sản và tính vào giá trị doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá đi thuê có đầu tư, cải tạo nâng cấp thêm trên tài sản đi thuê thì giá trị còn lại của phần đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xử lý như sau:
+ Nếu doanh nghiệp cho thuê nhận lại tài sản thì doanh nghiệp này thanh toán lại cho cổ phần thuê giá trị đã đầu tư nâng cấp. Nếu bên cho thuê là doanh nghiệp nhà nước đồng ý nhận lại tài sản kèm theo giá trị đã đầu tư cải tạo, nâng cấp thì 2 bên có thể bàn giao giá trị đã đầu tư nâng cấp và hạch toán theo nguyên tắc tăng, giảm như trên;
+ Nếu công ty cổ phần tiếp tục thuê tài sản thì chi phí đã đầu tư cải tạo, nâng cấp được tính vào giá trị doanh nghiệp.
3.1.7. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
3.2. Đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng nhưng chưa xác định được chủ sở hữu thì đều được coi là tài sản thuộc vốn Nhà nước, và phải xác định giá trị. Khi xác định được chủ sở hữu, Bộ Tài chính sẽ xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
3.3. Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỉ giá, các khoản lãi chưa phân phối (nếu có), cũng phải xử lý trước khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp.
3.4. Số dư bằng tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi được chia cho người lao động để mua cổ phần.
4. Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản được quy định như sau:
4.1. Đối với tài sản mà trên thị trường có lưu thông thì giá thị trường là giá đang mua, hoặc đang bán của tài sản đó.
4.2. Đối với tài sản chuyên dùng hoặc là sản phẩm đầu tư xây dựng thì căn cứ vào suất đầu tư (hay giá đầu tư) ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền quy định.
4.3. Nếu là tài sản đặc thù không lưu thông trên thị trường, thì tính theo giá tài sản cùng loại có công suất, tính năng kỹ thuật tương đương, nếu không có tài sản tương đương thì tính theo giá của tài sản đó đã ghi trên sổ kế toán.
5. Nội dung phương pháp xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá.
5.1. Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động là hiện vật đã được kiểm kê và xác định theo công thức sau:
Giá trị thực tế tài sản | = | Số lượng thực tế của từng tài sản | x | Giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp | x | Chất lượng còn lại của tài sản (%) |
5.2. Đối với tài sản là vốn bằng tiền thì tính theo số dư vốn bằng tiền đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nếu số dư là ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm gần nhất.
5.3. Đối với nợ phải thu là các khoản nợ đã được đối chiếu xác nhận.
5.4. Đối với các khoản chi phí dở dang (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng) thì tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán.
5.5. Đối với tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp,
5.6. Đối với tài sản đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn thì tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản mà công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa.
5.7. Đối với tài sản vô hình (nếu có) thì tính theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.
5.8. Đối với doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thì phải tính thêm giá trị lợi thế vào giá trị thực tế của doanh nghiệp, như sau:
- Trường hợp giá trị lợi thế (như uy tín mặt hàng, vị trí địa lý) đã được đánh giá thì lấy số dư thực tế trên sổ kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp;
- Trường hợp chưa xác định được giá trị lợi thế kinh doanh thì căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tính lợi thế theo công thức:
| = | Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề |
Tổng số vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liền kề |
Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch | = | Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp | - | Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của doanh nghiệp nhà nước cùng ngành nghề trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố) |
Giá trị lợi thế tính vào giá trị doanh nghiệp | = | Vốn Nhà nước theo sổ kế toán bình quân của 3 năm liền kề | x | Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch | x | 30% |
Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá là tổng số các khoản (5.1 + 5.2 + 5.3 + 5.4 + 5.5 + 5.6 + 5.7 + 5.8) nói trên.
5.9. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí cổ phần hoá.
6. Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là phần còn lại của giá trị thực tế doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả kể cả số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng.
- Nợ thực tế phải trả: Là tổng số các khoản nợ được quy định tại Mục A (Nợ phải trả - Mã số 300) Bảng cân đối kế toán trừ (-) các khoản nợ không trả được.
- Các khoản nợ không trả được: Là các khoản nợ mà chủ nợ đã giải thể, đã phá sản, đã chết, đã bỏ trốn, hoặc chủ nợ từ bỏ quyền đòi nợ.
7. Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp
7.1. Thành phần Hội đồng gồm có:
- Đại diện cơ quan Tài chính làm Chủ tịch
- Đại diện cơ quan quản lý ngành (Bộ, Sở quản lý ngành, Tổng công ty 91) là thành viên;
- Đại diện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là thành viên;
Ngoài các thành viên chính thức nói trên, căn cứ vào tình hình tài sản trong doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể, Hội đồng được mời thêm các tổ chức hoặc chuyên gia kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài doanh nghiệp cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị thực tế của từng loại tài sản đó.
7.2. Nhiệm vụ của Hội đồng là:
7.2.1. Xem xét thẩm định kết quả kiểm kê của doanh nghiệp đã quy định tại Điểm 2 Mục II của Thông tư này.
7.2.2. Tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp và xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước theo hướng dẫn trên đây.
7.2.3. Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên chính thức về kết quả xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc biểu quyết tập thể. Trong trường hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch là ý kiến quyết định.
Biên bản xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải gửi đến các cơ quan sau đây:
- Bộ quản lý ngành (hoặc Tổng công ty 91) nếu doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành (hoặc Tổng công ty 91) quản lý;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nếu doanh nghiệp do địa phương quản lý;
- Bộ Tài chính.
Thời hạn để xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tối đa là 15 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng.
7.2.4. Xác định lại kết quả giá trị doanh nghiệp nếu người quyết định giá trị doanh nghiệp yêu cầu.
8. Thẩm quyền quyết định và điều chỉnh giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
8.1 Thẩm quyền quyết định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
8.1.1. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (đối với doanh nghiệp độc lập và thành viên Tổng Công ty 90 do Bộ trực tiếp quản lý); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp độc lập và thành viên Tổng Công ty 90 do tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý); Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91 (đối với doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty 91) xem xét quyết định những doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống.
8.1.2. Bộ trường Bộ Tài chính xem xét quyết định những doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo sổ kế toán trên 10 tỷ đồng sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng Công ty 91.
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản xác định giá trị doanh nghiệp và ý kiến thoả thuận như Điểm 8.1.2, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và quyết định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đó.
Trường hợp biên bản xác định giá trị doanh nghiệp chưa đủ căn cứ để quyết định thì chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp yêu cầu, Hội đồng phải bổ sung đủ các căn cứ để quyết định giá trị doanh nghiệp.
8.1.3. Trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
8.2. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
8.2.1. Sau 3 tháng, kể từ ngày quyết định giá trị doanh nghiệp, số cổ phần thực bán chưa đạt 50% tổng số cổ phần dự kiến bán ra thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải xem xét và điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã quyết định, trong thời hạn không quá 10 ngày.
8.2.2. Thẩm quyền điều chỉnh giá trị doanh nghiệp:
- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng Công ty 91 được xem xét điều chỉnh giảm dần giá trị doanh nghiệp đã quyết định cho tới mức giá trị doanh nghiệp ghi trên sổ kế toán của số tài sản đưa vào cổ phần hoá;
- Mọi trường hợp điều chỉnh giá trị doanh nghiệp xuống dưới mức ghi trên sổ kế toán của số tài sản đưa vào cổ phần hoá đều do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Do thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần có khác nhau nên: Nếu có giá trị tăng thì được cộng (+) thêm vào giá trị thực tế doanh nghiệp; Nếu có giá trị giảm thì được trừ (-) vào giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hoá theo quyết định của người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.
III. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần
Chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP nói trên.
2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm như sau:
2.1. Cứ một năm làm việc cho Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần là 100.000 đồng) theo giá bán ưu đãi với mức giảm giá 30% so với đối tượng khác. Theo quy định này, mỗi cổ phần bán ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70. 000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị Nhà nước ưu đãi cho người lao động trong mỗi cổ phần.
2.2. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động là tích số giữa giá trị ưu đãi của mỗi cổ phần với tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động nhưng tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ (vốn tự bổ sung) từ 40% giá trị doanh nghiệp (theo sổ kế toán) trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
2.4. Số cổ phần trả dần của người lao động nghèo trong doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng số cổ phần bán ưu đãi quy định ở điểm 2.2. mục này.
2.5. Khi thực hiện chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cần bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Nếu số cổ phần bán ưu đãi theo mức quy định tối đa của Nhà nước mà tổng giá trị ưu đãi cho người lao động vượt quá mức khống chế (20% hoặc 30% của giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) thì phải điều chỉnh giảm tổng số của phần bán ưu đãi để giá trị ưu đãi không vượt quá mức khống chế trên.
- Nếu tính theo mức khống chế trên mà giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị trả dần của người lao động nghèo vượt quá giá trị cổ phần thuộc vốn Nhà nước bán ra (sau khi trừ (-) chi phí cổ phần hoá) thì phải tiếp tục điều chỉnh giảm tổng số cổ phần bán ưu đãi để thoả mãn điều kiện này.
2.6. Thủ tục và thẩm quyền xét duyệt ưu đãi cho người lao động:
2.6.1. Doanh nghiệp cổ phần hoá lập danh sách người lao động trong doanh nghiệp, số năm làm việc và số cổ phần được mua ưu đãi của từng người.
2.6.2. Đối với người lao động nghèo phải có giấy đề nghị mua cổ phần trả dần và cam kết thời hạn trả tiền cho Nhà nước.
2.6.3. Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá phối hợp với Đảng uỷ, Công đoàn doanh nghiệp xét duyệt danh sách người lao động, số lượng cổ phần mua ưu đãi và danh sách người lao động nghèo, số lượng cổ phần mua trả dần. Danh sách này phải được niêm yết công khai trong doanh nghiệp và gửi cho cơ quan quyết định cổ phần hoá (kèm theo đề án cổ phần hoá của doanh nghiệp).
2.6.4. Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan quyết định cổ phần hoá duyệt mức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và cổ phần trả dần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá.
1. Chi phí cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- In tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hoá doanh nghiệp;
- Kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Lập phương án cổ phần hoá, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;
- Thuê kiểm toán (nếu có);
- Đại hội công nhân viên chức doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hoá;
- Tuyên truyền quảng cáo về cổ phần hoá doanh nghiệp;
- Tổ chức bán cổ phiếu (không tính tiền mua tờ cổ phiếu);
- Đại hội cổ đông lần đầu;
- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp.
Chi phí cho Ban cổ phần hoá các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
2. Mức chi phí cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần quy định như sau:
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 3 tỷ đồng được chi không quá 3% giá trị thực tế doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế từ 3 tỷ đến 10 tỷ đồng thì được cộng thêm 2% của giá trị tăng thêm;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10 tỷ đồng được cộng thêm 1% của giá trị tăng thêm.
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước tự quyết định các chi phí thực tế cần thiết cho quá trình cổ phần hoá theo nguyên tắc tiết kiệm trong mức quy định trên. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước phải quyết toán toàn bộ chi phí cổ phần hoá và báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá phải mở tài khoản phong toả tại Kho bạc Nhà nước để gửi tiền bán cổ phần.
Khi thu tiền của các cổ đông, doanh nghiệp cổ phần hoá phải thực hiện đúng chế độ quản lý về tiền mặt.
2. Đối với số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập, kể cả thành viên Tổng Công ty 90 do địa phương quản lý);
- Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập, kể cả thành viên Tổng Công ty 90 thuộc các Bộ, Tổng cục quản lý);
- Tổng Công ty 91 (đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty).
2.2. Sử dụng tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước.
2.2.1. Số tiền này được sử dụng để:
- Đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động;
- Trợ cấp cho người lao động dôi dư;
- Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố;
- Đầu tư thêm cổ phần của Nhà nước tại các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả.
2.2.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước:
- Căn cứ vào số tiền thu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định sử dụng theo quy định tại điểm 2.2.1 Mục này (đối với các doanh nghiệp do địa phương quản lý);
- Các Bộ quản lý ngành quyết định sử dụng và thông báo cho Bộ Tài chính để cấp phát (đối với các doanh nghiệp do Bộ quản lý).
3. Đối với số tiền thu từ phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn cho công ty cổ phần thuộc quyền sử dụng của công ty cổ phần.
- Khi công ty cổ phần chính thức hoạt động, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đề nghị Kho bạc chuyển số tiền đã huy động từ tài khoản phong toả về tài khoản của công ty cổ phần.
- Tiền bán cổ phần sau khi công ty cổ phần đã đi vào hoạt động:
+ Nếu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước phải nộp vào tài khoản thu về cổ phần hoá quy định tại điểm 2.1. mục này.
+ Nếu bán cổ phần để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thì nộp vào tài khoản của công ty.
VI. QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP TỜ CỔ PHIẾU
1. Kho bạc Nhà nước thống nhất việc in, quản lý tờ cổ phiếu "trắng" để cung cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hoá.
2. Sau khi Đại hội cổ động thành lập và công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động theo Luật Công ty, công ty cổ phần nộp đơn xin mua tờ cổ phiếu (mẫu đính kèm) đến Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi tắt là Kho bạc Nhà nước tỉnh) nơi doanh nghiệp cổ phần hoá mở tài khoản phong toả.
2.1. Tổng mệnh giá cổ phiếu "trắng" xin mua tương ứng với tổng giá trị cổ phần góp vào công ty.
2.2. Cổ phiếu của thành viên Hội đồng quản trị, của cổ đông mua cổ phần trả dần cho Nhà nước phải là cổ phiếu ghi danh không chuyển nhượng.
2.3. Cổ phiếu của Nhà nước là cổ phiếu ghi danh không chuyển nhượng. Người đứng tên trong tờ cổ phiếu là tên cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp cổ phần hoá.
2.4. Mỗi cổ đông có thể nhận một hoặc nhiều tờ cổ phiếu. Tổng mệnh giá các tờ cổ phiếu tương ứng với số tiền đã góp vào công ty cổ phần.
2.5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần chịu trách nhiệm quản lý tờ cổ phiếu "trắng" sau khi đã mua từ Kho bạc Nhà nước, cấp tờ cổ phiếu đến từng cổ đông tương ứng với số cổ phần mà họ sở hữu.
2.6. Hồ sơ kèm theo đơn xin mua tờ cổ phiếu gồm:
- Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền;
- Nghị quyết của Đại hội cổ đông thành lập về việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Nghị quyết Hội đồng quản trị về bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành công ty cổ phần.
3. Căn cứ vào đơn xin mua tờ cổ phiếu vào các công ty nêu trên, Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm bán tờ cổ phiếu cho công ty cổ phần chậm nhất 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
4. Trong phạm vi 10 ngày kể từ khi nhận được tờ cổ phiếu "trắng" từ Kho bạc Nhà nước, công ty cổ phần có trách nhiệm ghi chép đầy đủ vào từng tờ cổ phiếu và chuyển đến từng cổ đông.
5. Các quy định khác về quản lý tờ cổ phiếu không quy định trong Thông tư này vẫn áp dụng theo Quyết định số 529 TC/QĐ-TCDN ngày 31-7-1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ phần.
Thông tư này thay thế Thông tư số 50 TC/TCDN ngày 30 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày ký.
Các văn bản hướng dẫn về các vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cổ phần hoá có những vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
- 1Quyết định 410/2002/QĐ-TTg chuyển Xí nghiệp Cao su y tế thành Công ty cổ phần MERUFA do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 14/2002/QĐ-BCN Chuyển Xí nghiệp Khai thác và Chế biến cao lanh thành Công ty cổ phần Cao lanh Hải Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 12/2002/QĐ-BCN chuyển Xưởng Đúc gang thuộc Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội thành Công ty cổ phần Cơ điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 213/2002/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống cây trồng miền Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 211/2002/QĐ-TTg chuyển Công ty May và In Hữu Nghị thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 183/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Container phía Bắc thành Công ty cổ phần Container phía Bắc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1366/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Muối Khánh Hoà thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 40/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May Việt Hưng thuộc Công ty May Việt Tiến thành Công ty cổ phần Việt Hưng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 10Quyết định 09/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 5 và Xí nghiệp May 6 thuộc Công ty May Phương Đông thành Công ty cổ phần May Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 11Quyết định 08/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 72/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty May Hoà Bình thành Công ty cổ phần May Hoà Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 12Quyết định 05/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu cách điện thành Công ty cổ phần Thiết bị điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 13Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 14Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- 15Quyết định 28/2002/QĐ-BCN chuyển Khách sạn Thanh lịch Hạ Long thuộc Công ty Du lịch và Thương mại thành Công ty cổ phần Hạ Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 16Quyết định 29/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gia công chế biến kim khí Đức Giang thuộc Công ty Kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần Thép Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 17Quyết định 50/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt NET thành Công ty cổ phần Bột giặt NET do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 18Quyết định 907/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Dược phẩm Trung ương 7 thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 797/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Thủy sản Cam Ranh thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Công ty May Sài Sòn 2 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 735/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Da giày SAGODA thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 785/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty May Sài Gòn 3 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 789/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 3/2 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 736/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 70/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Khử trùng Việt Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 640/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty May Đồng Nai thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 49/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Hợp tác kinh tế & xuất nhập khẩu SAVIMEX thành Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế & xuất nhập khẩu SAVIMEX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 54/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Rượu - nước giải khát Thăng Long thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 56/2001/QĐ-TTg sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 49/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX thành Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 60/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu y tế (YTECO) thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Quyết định 44/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Đường Biên Hoà thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 26/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Khánh Hội thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Quyết định 20/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giao nhận kho vận rau quả thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 163/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Bia Nghệ An thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 162/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xây dựng 40 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 09/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xuất nhập khẩu và chế biến thuỷ sản đông lạnh 4 thuộc Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Quyết định 47/2000/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Khai thác Đá và Vật liệu xây dựng Hoá An thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38Quyết định 83/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy May và Bao bì thuộc Công ty Dệt Nha Trang thành Công ty cổ phần May và Dịch vụ Bình Minh do Bộ trưởng Bộ công nghiiệp ban hành
- 39Thông tư 50-TC/TCDN-1996 hướng dẫn vấn đề Tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP-1996 do Bộ Tài chính ban hành
- 40Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 41Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 50-TC/TCDN-1996 hướng dẫn vấn đề Tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP-1996 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 410/2002/QĐ-TTg chuyển Xí nghiệp Cao su y tế thành Công ty cổ phần MERUFA do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 14/2002/QĐ-BCN Chuyển Xí nghiệp Khai thác và Chế biến cao lanh thành Công ty cổ phần Cao lanh Hải Dương do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 12/2002/QĐ-BCN chuyển Xưởng Đúc gang thuộc Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội thành Công ty cổ phần Cơ điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 213/2002/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống cây trồng miền Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 211/2002/QĐ-TTg chuyển Công ty May và In Hữu Nghị thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 183/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Container phía Bắc thành Công ty cổ phần Container phía Bắc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1366/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Muối Khánh Hoà thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 40/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May Việt Hưng thuộc Công ty May Việt Tiến thành Công ty cổ phần Việt Hưng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 10Quyết định 09/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 5 và Xí nghiệp May 6 thuộc Công ty May Phương Đông thành Công ty cổ phần May Phương Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 11Quyết định 08/2001/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 72/2000/QĐ-BCN về chuyển Công ty May Hoà Bình thành Công ty cổ phần May Hoà Bình do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 12Quyết định 05/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Vật liệu cách điện thành Công ty cổ phần Thiết bị điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 13Quyết định 04/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Phân xưởng Bê tông ly tâm - Xí nghiệp Vật tư Vận tải thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Điện lực Sông Hàn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 14Quyết định 03/2001/QĐ-BCN về việc chuyển Khách sạn Điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 thành Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- 15Quyết định 28/2002/QĐ-BCN chuyển Khách sạn Thanh lịch Hạ Long thuộc Công ty Du lịch và Thương mại thành Công ty cổ phần Hạ Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 16Quyết định 29/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Gia công chế biến kim khí Đức Giang thuộc Công ty Kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần Thép Thăng Long do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 17Quyết định 50/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Bột giặt NET thành Công ty cổ phần Bột giặt NET do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 18Quyết định 907/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Dược phẩm Trung ương 7 thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 797/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Thủy sản Cam Ranh thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Công ty May Sài Sòn 2 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 735/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Da giày SAGODA thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 785/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty May Sài Gòn 3 thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 789/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 3/2 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 736/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 thành Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 70/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Khử trùng Việt Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 640/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty May Đồng Nai thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 49/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Hợp tác kinh tế & xuất nhập khẩu SAVIMEX thành Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế & xuất nhập khẩu SAVIMEX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 54/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Rượu - nước giải khát Thăng Long thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 56/2001/QĐ-TTg sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 49/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX thành Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 60/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu y tế (YTECO) thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Quyết định 44/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Đường Biên Hoà thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 26/2001/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Khánh Hội thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Quyết định 20/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giao nhận kho vận rau quả thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 163/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Bia Nghệ An thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 162/QĐ-TTg năm 2001 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xây dựng 40 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 09/2001/QĐ-TTg về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xuất nhập khẩu và chế biến thuỷ sản đông lạnh 4 thuộc Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam thành Công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Quyết định 47/2000/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty Khai thác Đá và Vật liệu xây dựng Hoá An thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38Quyết định 83/1999/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy May và Bao bì thuộc Công ty Dệt Nha Trang thành Công ty cổ phần May và Dịch vụ Bình Minh do Bộ trưởng Bộ công nghiiệp ban hành
- 39Quyết định 529/1997/TC-QĐ-TCDN về việc lưu hành tờ cổ phiếu và ban hành quy chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 40Nghị định 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- 41Công văn về việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Thông tư 104/1998/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP) do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 104/1998/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/1998
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 18/07/1998
- Ngày hết hiệu lực: 04/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực