- 1Quyết định 19/2004/QĐ-BCN sửa đổi Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 52/2004/QĐ-BCN sửa đổi tên Công ty cổ phần Vinapac tại Điều 2 Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/2003/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
Xét đề nghị của Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong (Tờ trình số 42/PA-NTP ngày 20 tháng 11 năm 2003), Phương án cổ phần hoá Nhà máy Bao bì Vinapac và Biên bản thẩm định Phương án của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 17 tháng 12 năm 2003;
Theo đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hoá Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong (doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp) gồm những điểm chính như sau :
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng chẵn). Trong đó :
- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 20,00 %;
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Nhà máy : 65,32 %;
- Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Nhà máy : 14,68 %.
Trị giá một cổ phần : 100.000 đồng.
2. Giá trị thực tế của Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2002 để cổ phần hoá (Quyết định số 2947/QĐ-TCKT ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp) là 21.222.809.043 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Nhà máy là 2.572.388.871 đồng.
3. Ưu đãi cho người lao động trong Nhà máy.
Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 134 lao động trong Nhà máy là 12.430 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 372.900.000 đồng.
4. Về chi phí cổ phần hoá của Nhà máy, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong làm thủ tục, báo cáo Bộ Công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt theo các quy định hiện hành.
- Tên giao dịch quốc tế: VINAPAC JOINT STOCK COMPANY;
- Tên viết tắt: VINAPAC;
- Trụ sở chính đặt tại: số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề:
- Sản xuất bao bì PP, bao xi măng và bao giấy các loại;
- Sản xuất bao bì màng phức hợp;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 4. Công ty cổ phần Vinapac là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp.
Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong có trách nhiệm điều hành công việc của Nhà máy cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, đất đai cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Giám đốc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Vinapac chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 79/2002/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 15/2002/TT-BLĐTBXH về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 1Quyết định 19/2004/QĐ-BCN sửa đổi Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 52/2004/QĐ-BCN sửa đổi tên Công ty cổ phần Vinapac tại Điều 2 Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành.
- 1Luật Doanh nghiệp 1999
- 2Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 3Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 79/2002/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 15/2002/TT-BLĐTBXH về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 6Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
Quyết định 235/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Bao bì Vinapac thuộc Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty cổ phần Vinapac do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- Số hiệu: 235/2003/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Bùi Xuân Khu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 18/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định