Hệ thống pháp luật

 

QCVN 10: 2013/BKHCN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA

National technical regulation on National Environmental Radiation Monitoring and Warning Network

Lời nói đầu

QCVN 10:2013/BKHCN do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2013.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA

National technical regulation on National Environmental Radiation Monitoring and Warning Network

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Qui chuẩn này quy định về:

1.1.1. Yêu cầu đối với địa điểm xây dựng Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường (QT&CB PXMT) khu vực (Trạm vùng), Trạm QT&CB PXMT địa phương (Trạm địa phương) và Trạm QT&CB PXMT cơ sở (Trạm cơ sở);

1.1.2. Yêu cầu nhân lực của Mạng lưới QT&CB PXMT quốc gia;

1.1.3. Yêu cầu cơ sở vật chất của Mạng lưới QT&CB PXMT quốc gia;

1.1.4. Yêu cầu trang thiết bị chính của Mạng lưới QT&CB PXMT quốc gia;

1.1.5. Các kỹ thuật quan trắc và phân tích phóng xạ môi trường.

1.2. Đối tượng áp dụng

Qui chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với:

1.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và kiểm soát phóng xạ môi trường (PXMT) ở Trung ương, địa phương và ở các cơ sở;

1.2.2. Các trạm, trung tâm thuộc mạng lưới QT&CB PXMT quốc gia; mạng lưới QT&CB PXMT của địa phương và của các cơ sở hạt nhân.

2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠM VÙNG, TRẠM ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRẠM CƠ SỞ

2.1. Yêu cầu đối với Trạm vùng

Địa điểm đối với Trạm vùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

2.1.1. Nằm trong khu vực có mật độ dân cư tương đối cao (phục vụ trực tiếp cho nhân dân trong khu vực) và có tổng diện tích mặt bằng tối thiểu 3000m2;

2.1.2. Địa hình phải tương đối bằng phẳng, cao ráo, không bị che khuất bởi các công trình cao tầng hoặc đồi núi...;

2.1.3. Có hạ tầng cơ sở thuận tiện, tiếp cận dễ dàng (có đường ô tô; hệ thống cấp nước đầy đủ, liên tục; hệ thống thông tin liên lạc - sóng vô tuyến, có hệ thống internet tốc độ cao đảm bảo các kết nối trực tuyến và liên tục với Trung tâm điều hành và các Trạm vùng khác...) và đại diện được cho khu vực cần quan trắc (khu vực đại diện càng rộng càng tốt);

2.1.4. Không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ tự nhiên, cục bộ (không thuộc khu vực có dị thường phóng xạ tự nhiên);

2.1.5. Vị trí có thể đón nhận được các chất ô nhiễm phóng xạ lan truyền từ cơ sở hạt nhân đến điểm quan trắc (cần xem xét các yếu tố khí tượng tác động đến lan truyền ô nhiễm, đặc biệt là các hướng gió thịnh hành trong khu vực cần quan trắc trước khi quyết định lựa chọn địa điểm đặt trạm);

2.1.6. Ưu tiên vị trí trong hoặc gần vườn quan trắc khí tượng (để tranh thủ các thông số khí tượng có sẵn);

2.1.7. Vị trí phải ổn định lâu dài, không nằm trong qui hoạch giải tỏa để xây dựng các công trình khác;

2.1.8. Vị trí phải đảm bảo an toàn, an ninh cho các thiết bị đáp ứng yêu cầu quan trắc thường xuyên, liên tục.

2.1.9. Hệ thống cấp điện công suất lớn, máy phát điện dự phòng công suất tối thiểu 300kVA cấp điện liên tục tối

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2013/BKHCN về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: QCVN10:2013/BKHCN
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/07/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản