Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Water quality - Determination of the activity concentration of radionuclides - Method by high resolution gamma-ray spectrometry
Lời nói đầu
TCVN 7175:2011 thay thế cho TCVN 7175:2002.
TCVN 7175:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 10703:2007.
TCVN 7175:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này cho phép (sau khi lấy mẫu phù hợp, xử lý mẫu và, khi cần hoặc mong muốn, chuẩn bị mẫu) các phép xác định mô phỏng nồng độ hoạt độ của một vài nuclit phóng xạ phát tia gamma trong mẫu nước bằng phổ tia gamma sử dụng detector germani tinh khiết cao (HPGe). Nuclit phóng xạ phát tia gamma ở khắp cả theo cách tự nhiên và nuclit nhân tạo. Do vậy, mẫu môi trường thường chứa nhiều bộ phát tia gamma khác nhau và phương pháp phổ gamma độ phân giải cao cung cấp một công cụ phân tích hữu ích đối với các phép đo môi trường.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HOẠT ĐỘ CỦA CÁC NUCLIT PHÓNG XẠ - PHƯƠNG PHÁP PHỔ GAMMA ĐỘ PHÂN GIẢI CAO
Water quality - Determination of the activity concentration of radionuclides - Method by high resolution gamma-ray spectrometry
CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo với các thực hành trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn đối với người sử dụng tiêu chuẩn, nếu có. Người sử dụng có trách nhiệm xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.
QUAN TRỌNG - Chỉ những nhân viên được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định đồng thời nồng độ hoạt độ của các nuclit phóng xạ khác nhau phát ra tia gamma với năng lượng 40 keV < E < 2 MeV trong mẫu nước bằng phổ gamma sử dụng detector gecmani có độ phân giải năng lượng cao kết hợp với bộ phân tích đa kênh.
CHÚ THÍCH: Có thể xác định nồng độ hoạt độ của nuclit phóng xạ phát tia gamma với năng lượng dưới 40 keV và trên 2 MeV trong phạm vi tiêu chuẩn này với điều kiện hiệu chuẩn hệ thống đo và che chắn phù hợp với mục đích tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này bao gồm qui trình hiệu chuẩn năng lượng, xác định độ nhạy phụ thuộc vào năng lượng của hệ thống đo, phân tích phổ và xác định nồng độ hoạt độ của các nuclit phóng xạ khác nhau trong mẫu nghiên cứu. Qui trình này chỉ áp dụng cho các mẫu đồng thể. Có thể đo được các mẫu có hoạt độ nằm trong khoảng từ 1 Bq đến 104 Bq tức là không pha loãng hoặc làm giàu mẫu hoặc không phải dùng thiết bị (điện tử) đặc biệt.
Tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau như năng lượng của tia gamma, xác suất phát xạ trên một phân rã hạt nhân, kích thước và hình dạng của mẫu và detector, sự che chắn, thời gian đếm và các thông số thực nghiệm khác, cần làm giàu mẫu bằng bay hơi khi hoạt độ cần đo nhỏ hơn 1 Bq. Khi hoạt độ lớn hơn 104 Bq đáng kể, mẫu cần được pha loãng hoặc lấy một phần để đo, hoặc tăng khoảng cách giữa detector với nguồn, hoặc hiệu chỉnh hiệu ứng chồng chất.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 6663-1 (ISO 5667-1), Chất
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8881:2011 (ISO 16266:2006) về Chất lượng nước - Phát hiện và đếm pseudomonas aeruginosa - Phương pháp màng lọc
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9720:2013 (ASTM D 3082-09) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng Bo trong nước
- 4Tiêu chuẩn ngành 64TCN 118:2000 về Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng Xyanua trong nước thải công nghiệp
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7175:2002 (ISO 10703: 1997) về chất lượng nước - xác định nồng độ hoạt độ của các hạt nhân phóng xạ bằng phổ gamma có độ phân giải cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3 : 2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009) về Đại lượng và đơn vị - Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8881:2011 (ISO 16266:2006) về Chất lượng nước - Phát hiện và đếm pseudomonas aeruginosa - Phương pháp màng lọc
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9717:2013 (ISO 19250:2010) về Chất lượng nước - Phát hiện Samonella spp
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9720:2013 (ASTM D 3082-09) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng Bo trong nước
- 11Tiêu chuẩn ngành 64TCN 118:2000 về Chất lượng nước - Phương pháp xác định hàm lượng Xyanua trong nước thải công nghiệp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7175:2011 (ISO 10703:2007) về Chất lượng nước - Xác định nồng độ hoạt độ của các nuclit phóng xạ - Phương pháp phổ gamma độ phân giải cao
- Số hiệu: TCVN7175:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra