- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về chất lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5998:1995
ISO 5667-9: L992
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU NƯỚC BIỂN
Water quality - Sampling - Guidance on sampling from sea water
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này hướng dẫn những nguyên tắc để lập các chương trình lấy mẫu, các kĩ thuật lấy mẫu và bảo quản, xử lí mẫu nước biển (thí dụ ở cửa sông, lối vào của thuỷ triều vùng ven bờ biển và ngoài khơi). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lấy mẫu để phân tích vi sinh hoặc sinh vật. Hướng dẫn chung về lấy mẫu để phân tích vi sinh theo
ISO 8199.
Những mục đích chính của tiêu chuẩn này là:
1.1 Đo đặc tính chất lượng
Đo những thay đổi về sự phân bố theo không gian và khuynh hướng theo thời gian của chất lượng nước nhằm xác định những tác động của khí hậu, hoạt động sinh học chuyển động nước và ảnh hưởng của con người, đồng thời giúp cho việc xác định độ lớn và hậu quả của những biến động trong tương lai.
1.2. Đo kiểm soát chất lượng
Đo chất lượng nước trong thời gian dài ở một số hoặc nhiều vị trí nhất định độ xác định xem chất lượng nước, một khi đã hiểu rõ, còn thích hợp cho mục đích sử dụng như bãi tắm, bảo vệ thủy sản, làm sạch hoặc làm ngọt hay không, và những biến đổi quan sát được có thể chấp nhận được hay không
1.3. Đo vì những lí do đặc biệt
Nhằm đánh giá nguyên nhân, mức độ và tác động của những thay đổi đáng kể về chất lượng nước; để nghiên cứu nguồn gốc và hậu quả của các chất ô nhiễm thải ra biển. Phát hiện ô nhiễm, thí dụ khi thấy chim, cá, động vật không xương sống bị chết, hoặc những hiện tượng rõ ràng khác như mầu sắc, đục, tạo lớp nổi rác rưởi hoặc dầu đều có thể nghĩ tới sự thải hoặc sự cố tràn dầu, các sinh vật phù du sinh trưởng quá mức. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng mục tiêu này thường rất khó đạt được. Sinh vật bị chết có thể là hiện tượng tự nhiên, còn sự tích tụ các chất ô nhiễm thường lại không nhìn thấy.
1.4. Kiểm tra tác động của các công trình xây dựng
Việc kiểm tra là nhằm đánh giá những thay đổi của chất lượng nước gây ra bởi những công trình như đập, đê, cầu, cảng và do dùng một lượng lớn nước biển để thải chất thải.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn.
2.1. Những mẫu dưới mặt nước có thể lấy bằng cách đơn giản: nhúng bình lấy mẫu xuống nước (dùng tay), mở nút cho nước vào đấy bình rồi đậy lại. Điểm cơ bản là phải tráng bình nhiều lần bằng nước sẽ lẫy mẫu trước khi lấy hẳn. Người lấy mẫu phải dùng bao tay bằng chất dẻo để tránh nhiễm bẩn mẫu. Mẫu phải được lấy ở trên dòng chảy chỗ nước thoáng. Điều đó có thể thực hiện được bằng cách lấy mẫu ở trước mũi tàu, thuyền khi chạy chậm vào chỗ có gió hay dòng hải lưu. Phương pháp đơn giản này giảm đến tối thiểu sự nhiễm bẩn và tránh được phần lớn mất mát do hấp phụ lên mặt trong của dụng cụ lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu theo chiều sâu được trình bày ở 4.2.2 đến 4.2.4.
Chú thích 4: Chi tiết hơn xem ở "Methods of Seawater Analysis “(1983)[2] (“Các phương pháp phân tích nước biển”)
2.1.1. Dụng cụ lấy mẫu mở và lấy mẫu bề mặt
Dụng cụ lấy mẫu mở là những bình hở miệng dùng để lấy mẫu ngay sát dưới mặt nước. Không nên dùng loại này để lấy mẫu ở sâu hơn vì bị ô nhiễm bởi lớp nước ở bề mặt. Lớp nước ở bề mặt có thể chứa một số chất làm sai lạc nồng độ chung của mẫu.
Muốn lấy mẫu lớp nước rất mỏng trên bề mặt cần có dụng cụ đặc biệt, nhưng thường rất khó lấy được mẫu đại diện trong điều kiện ở hiện trường.
Chú thích 5: Thực tế chỉ có thể lấy mẫu lớp nước rất mỏng trên bề mặt bằng phương pháp định tính. Tuy nhiên, đặc điểm hóa học về lớp mỏng này và các phương pháp lấy mẫu nó đã được Liss nghiên cửu (1975)[3]
2.1.2. Thiết bị ống kín
Thiết bị lấy mẫu ống kín là những ống rỗng được đậy kín bằng các van hoặc nút, dùng để lấy mẫu ở độ sâu đã định (mẫu đơn hoặc mẫu loạt) hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu.
Hầu hết các thiết bị loại này được làm bằng polyvinyl clorua (PVC) hoặc vật liệu tương tự, và như vậy chúng là nguồn gây nhiễm bẩn mẫu. Để tránh điề
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2920-QĐ/MTg năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về chất lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5524:1995 về chất lượng nước - yêu cầu chung về bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6199-1:1995 (ISO 8165/1:1992) về chất lượng nước - xác định các Fenola đơn hóa trị lựa chọn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5998:1995 (ISO 5667-9: 1992) về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu nước biển
- Số hiệu: TCVN5998:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực