Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5994:1995
ISO 5667-4: 1987

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – LẤY MẪU- HƯỚNG DẪN LẤY MẪU Ở HỒ AO TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO
Water quality - Sampling - Guidance on sampling from natural lakes and man- made lakes

 

0. Mở đầu

Tiêu  chuẩn  này  cần  được  áp  dụng  cùng  với  ISO  5667-  l,  TCVN  5992:  1995  (ISO 5667-2) và TCVN 5993: 1995 (ISo 5667- 3).

Các thuật ngữ chung  được  dùng  phù  hợp với các phần của  TCVN 5981:  1995  (ISO 6107-2).

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày những nguyên tắc chi tiết áp dụng để vạch kế hoạch lấy mẫu, cho các  kĩ thuật  lấy mẫu và  bảo quản mẫu nước lấy từ hồ ao tự nhiên và nhân tạo. Phần này không bao gồm lấy mẫu phân tích vi sinh. Các đối tượng chính được trình bày ở các mục 1.l. đến l.3.

1.1. Đo đặc trưng chất lượng

Đo chất lượng nước trong một thời gian dài (vài năm) trên toàn bộ một vùng nước.

1.2. Đo kiểm tra chất lượng

Đo chất lượng nước trong một thời gian dài ở một hoặc nhiều điểm xác định của một vùng nước, ở đó nước được (hoặc có thể được) lấy để sử dụng.

1.3. Đo vì những lí do đặc biệt

Nhận biết và do độ ô nhiễm, thí dụ chim, tôm cá bị chết, hoặc những hiện tượng bất thường khác (xuất hiện màu mùi lạ hoặc đục, tạo các lớp váng).

 2. Tiêu chuẩn trích dẫn

SO 5667- l, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần l: Hướng dẫn vạch các chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2), Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3), Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu.

TCVN 5981: 1995 (ISO 6107-2), Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2.

3. Định nghĩa

3.1. Mẫu đơn

Mẫu riêng lẻ được lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước (có chú ý đến thời gian và/hoặc địa điểm). (Định nghĩa rút từ TCVN: 5981 (ISO 6107-2).

3.2. Mẫu theo chiều sâu

Một loạt mẫu nước lấy từ những độ sâu khác nhau và ở một địa điểm đã định của một vùng nước.

Chú thích: Để biết đặc trưng chất lượng của toàn bộ vùng nước cần lấy mẫu ở những độ sâu ở nhiều địa điểm khác nhau.

3.3. Mẫu theo bề mặt

Một loạt mẫu nước lấy ở một độ sâu nhất định và ở nhiều địa điểm khác nhau của một vùng nước.

3.4. Mẫu tổ hợp

3.4.1. Mẫu tổ hợp theo chiều sâu

Hai hoặc nhiều mẫu nước lấy gián đoạn hoặc liên tục ở một địa điểm xác định của một vùng nước, hoặc giữa bề mặt và lớp trầm tích, hoặc giữa hai độ sâu xác định, theo một đường thẳng đứng, và sau đó trộn lại với nhau.

3.4.2. Mẫu tổ hợp theo diện tích

Mẫu nước trộn của một loạt mẫu lấy ở nhlều địa điểm và ở một độ sâu nhất định của một vùng nước.

 

4. Thiết bị lấy mẫu

4.1. Vật liệu

Các bình chứa mẫu phải được chọn sao cho không có sự tác động giữa nước và vật liệu làm bình (như thép không gỉ, chất dẻo). ánh sáng có thể ảnh hưởng đến các sinh  vật  có  trong  mẫu  và  có  thể  dẫn  đến  những  phản  ứng  hoá  học  không  mong muốn.

Hướng dẫn chung trình bày ở TCVN: 5992 (ISO 5667-2).

4.2. Các loại dụng cụ, máy móc

4.2.1. Dụng cụ lấy mẫu mở và dụng cụ lấy mẫu bề mặt

Dụng cụ lấy mẫu mở là những bình hở miệng, dùng để lấy mẫu nước ở sát mặt nước. Nếu có các vật nổi, không thể lầy được mẫu đại diện hoặc mẫu lặp lại.

4.2.2. Dụng cụ lấy mẫu đóng

Đó là những vật thể rỗng, có van, dùng để lấy mẫu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về chất lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo

  • Số hiệu: TCVN5994:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản