Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6663-14 : 2000

ISO 5667-14 : 1998

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 14: HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LẤY MẪU VÀ SỬ LÝ MẪU NƯỚC MÔI TRƯỜNG
Water quality – Sampling - Part 14: Guidance on quality assurance of environmental water sampling and handling

Lời nói đầu

TCVN 6663-14 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-14 : 1998.

TCVN 6663-14 : 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 14: HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU NƯỚC MÔI TRƯỜNG

Water quality – Sampling - Part 14: Guidance on quality assurance of environmental water sampling and handling

Cảnh báo: Phải xem xét và giảm thiểu mọi nguy cơ và tuân thủ các quy định về an toàn. Xem các chú ý an toàn trong ISO 5667-1, bao gồm cả việc lấy mẫu từ thuyền và trên sông.

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng các kỹ thuật đảm bảo chất lượng khác nhau liên quan đến việc lấy mẫu thủ công nước mặt, nước uống, nước thải, nước biển và nước ngầm.

Chú thích -  Các nguyên tắc chung nêu ra trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho việc lấy mẫu bùn và cặn lắng trong một số trường hợp.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5667-1: 1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu

TCVN 5993-1996 (ISO 5667-3: 1985), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

3 Định nghĩa

Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho tiêu chuẩn này (TCVN 6663-14: 2000 /ISO 5667-14:1998)

3.1 độ đúng

độ gần nhau về sự tương đồng giữa một kết quả kiểm tra và giá trị đối chứng được chấp nhận.

 [ISO 3534-1]

Chú thích -  Khái niệm độ đúng, khi áp dụng vào một loạt các kết quả kiểm tra, bao gồm sự kết hợp của các yếu tố sai số hoặc độ lệch ngẫu nhiên và hệ thống.

3.2 độ chệch

sự khác nhau giữa kỳ vọng của kết quả kiểm tra và giá trị đối chứng được chấp nhận.

 [ISO 3534-1]

Chú thích - Độ lệch là sai số toàn bộ mang tính hệ thống, ngược lại với sai số ngẫu nhiên. Có thể có một hoặc nhiều thành phần sai số mang tính hệ thống góp phần tạo ra độ lệch. Độ lệch càng lớn phản ánh sự sai khác hệ thống càng lớn so với giá trị đối chứng được chấp nhận .

3.3 độ chính xác

Độ gần nhau về sự tương đồng giữa các kết quả độc lập thu được trong những điều kiện quy định.

 [ISO 3534-1]

Chú thích 1 -  Sự biến động đi kèm theo các kết quả kiểm tra do các thao tác lấy mẫu lặp sẽ bao gồm biến động từ quá trình phân tích cũng như các nguyên nhân từ quá trình lấy mẫu. Có thể so sánh sai số ngẫu nhiên của việc lấy mẫu lặp với sai số ngẫu nhiên từ phân tích lặp trên cùng mẫu đó để suy ra sai số do lấy mẫu so với sai số ngẫu nhiên tổng.

Chú thích 2 - Độ chuẩn xác chỉ phụ thuộc vào sự phân bố các sai số ngẫu nhiên và không liên quan đến giá trị thực hay giá trị lý thuyết (ISO 3534-1). Phép đo độ chuẩn xác được thể hiện theo độ lệch chuẩn. Độ chuẩn xác được cải thiện là được thể hiện khi độ lệch chuẩn có giá trị nhỏ.

Chú thích 3 - "Tính độc lập" của các kết quả kiểm tra phản ánh giới hạn mà tới đó các kết quả thu được theo cách không bị ảnh hưởng bởi kết quả phân tích mẫu trước đó (ISO 3534-1). Các phép đo định lượng độ chuẩn xác rất phụ thuộc vào các điều kiện quy định. Những thuật ngữ thường được biết đến như là "độ lặp lại" và "độ tái lập" liên quan đến các loại điều kiện quy định nhất định. "Độ lặp lại" tương ứng với các phép đo đượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14 : 1998) về chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 14 - Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6663-14:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản