Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041-9:2023

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 9: MẬT ONG HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 9: Organic honey

Lời nói đầu

TCVN 11041-9:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F14 Sản phm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:

- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;

- TCVN 11041 -2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,

- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,

- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,

- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,

- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,

- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ,

- TCVN 11041-9:2023, Phần 9: Mật ong hữu cơ,

- TCVN 11041 -10:2023, Phần 10: Rong biển hữu cơ,

- TCVN 11041-11:2023, Phần 11: Nm hữu cơ,

- TCVN 11041-12:2023, Phần 12: Rau mầm hữu cơ,

- TCVN 11041-13:2023, Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và trong thùng chứa.

 

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 9: MẬT ONG HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 9: Organic honey

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc nuôi ong theo phương thức hữu cơ; khai thác sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng đối với việc khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm phấn hoa, keo ong, sữa ong chúa, sáp ong và nọc ong hữu cơ.

CHÚ THÍCH: Ong có thể được sử dụng vì các lợi ích sản xuất, ví dụ: thụ phấn cho cây trồng hữu cơ.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1 và TCVN 11041-3.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11041-1, Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

TCVN 11041-2, Nông nghiệp hữu cơ- Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

TCVN 11041-3, Nông nghiệp hữu cơ- Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Mật ong hữu (organic honey)

Mật ong khai thác từ ong được nuôi theo phương thức hữu cơ.

3.2

Nghề nuôi ong (apiculture)

Hoạt động quản lý và nhân đàn ong mật, sản xuất ong chúa và khai thác, chế biến các sản phẩm của chúng.

3.3

Bánh tổ (comb)

Khối các ô sáu cạnh do ong mật tạo ra để nuôi ấu trùng và ong non, dự trữ mật và phấn hoa; được cấu tạo bởi hai lớp gắn với nhau ở phần để của chúng.

3.4

Chân tầng (comb foundation)

Cấu trúc bao gồm các tấm sáp ong mỏng gắn với phần đế của các lỗ ong thợ, được dập nổi trên cả hai mặt, mô phỏng các lỗ tổ do ong mật tạo ra trong tự nhiên.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 9: Mật ong hữu cơ

  • Số hiệu: TCVN11041-9:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản