Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041-5:2018

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 5: GẠO HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 5: Organic rice

 

Lời nói đầu

TCVN 11041-5:2018 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:

- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,

- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,

- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,

- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,

- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,

- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,

- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ

 

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 5: GẠO HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 5: Organic rice

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc trồng lúa (Oryza sativa L.), thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ; sơ chế, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1:2017 và TCVN 11041-2:2017.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1:2017 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Thóc hữu cơ (organic paddy rice)

Hạt thóc thu được từ hệ thống sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ.

3.2

Gạo lật hữu cơ/gạo lứt hữu (organic husked rice/organic brown rice)

Sản phẩm thu được sau khi xay thóc hữu cơ (3.1) để loại bỏ trấu.

CHÚ THÍCH: Quá trình xay thóc có thể làm tổn thất một phần cám.

3.3

Gạo trắng hữu (organic milled rice/organic white rice)

Sản phẩm thu được sau khi xát gạo lật hữu cơ (3.2) để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi.

4  Nguyên tắc

Trồng lúa hữu cơ, thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ, xay xát, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và Điều 4 của TCVN 11041-2:2017.

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng trọt

5.1.1  Khu vực trồng trọt

Theo 5.1.1 của TCVN 11041-1:2017.

5.1.2  Chuyển đổi sang sản xut hữu cơ

5.1.2.1  Thời gian chuyển đổi đối với lúa hữu cơ phải ít nhất là 12 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ, ngoại trừ các trường hợp nêu trong 5.1.2.2. Sản phẩm trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ

  • Số hiệu: TCVN11041-5:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản