Headed cabbages
Lời nói đầu
TCVN 10343:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn FFV -09:2012 của Ủy ban Kinh tế Liên hiệp quốc về Châu Âu (UNECE).
TCVN 10343:2015 do Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CẢI BẮP
Headed cabbages
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cải bắp thuộc giống Brassica oleracea var. capitata L. (gồm cả cải bắp tím và cải bắp đầu nhọn) và giống Brassica oleracea var. sabauda L. (cải bắp xoăn) cung cấp đến người tiêu dùng ở dạng tươi. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cải bắp sử dụng trong chế biến công nghiệp.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4832:2009 Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm;
TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003), Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm;
TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, Rev. 2010), Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi;
TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997), Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm;
TCVN 5624-2:2009, Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai - Phần 2: Theo nhóm sản phẩm.
3.1. Yêu cầu tối thiểu
Cải bắp ở các hạng phải:
● nguyên vẹn
● lành lặn; loại bỏ các sản phẩm bị dập nát hoặc hư hỏng tới mức không còn phù hợp để sử dụng
● sạch, không chứa tạp chất nhìn thấy
● tươi
● hầu như không chứa sâu và bệnh
● hầu như không bị hư hỏng do sâu và bệnh gây ra
● không bị bầm dập và tổn thương
● không bị hư hỏng do đông lạnh
● không có ẩm bên ngoài bất thường
● không có mùi, vị lạ.
Cuống cải bắp phải được cắt ngay dưới điểm thấp nhất của lá; lá phải bám chắc vào cuống và vết cắt phải sạch.
Sự phát triển và trạng thái của cải bắp phải đảm bảo:
● chịu được vận chuyển và sơ chế
● đến nơi tiêu thụ với trạng thái sử dụng tốt.
3.2. Phân loại
Cải bắp được phân thành 2 hạng, như sau:
3.2.1. Hạng I
Cải bắp ở hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và tên thương mại.
Tùy theo giống và/hoặc tên thương mại, cải bắp phải chắc, lá phải bám chắc vào cuống.
Cải bắp qua bảo quản có thể có một vài lá bên ngoài rời khỏi bắp. Cải bắp xoăn xanh và cải bắp thu hoạch sớm phải được tỉa lá xanh một cách thích hợp, nhưng có thể giữ lại một số lá ngoài cùng để bảo vệ bắp.
Cho phép có những khuyết tật nhẹ dưới đây, miễn sao không ảnh hưởng đến trạng thái chung của sản phẩm, chất lượng, duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì:
● vết nứt nhỏ ở những lá ngoài cùng
● vết bầm dập và vết c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10343:2015 về Cải bắp
- Số hiệu: TCVN10343:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực