Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ĐỐI VỚI NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN VÀ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
National technical regulation
for bottled/packaged natural mineral waters and drinking waters
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu
QCVN số 6-1:2010/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
ĐỐI VỚI NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN VÀ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
National technical regulation
for bottled/packaged natural mineral waters and drinking waters
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam;
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước uống đóng chai
Sản phẩm nước đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.
1.3.2.Nước khoáng thiên nhiên đóng chai
Sản phẩm nước được phân biệt rõ ràng với các nước uống thông thường khác bởi:
a) Có hàm lượng một số muối khoáng nhất định với tỷ lệ tương quan của chúng và sự có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;
b) Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước khoáng thiên nhiên;
c) Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên;
d) Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng;
e) Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn:
- Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulfid hoặc asen bằng cách gạn và/hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước;
- Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd;
- Tiệt trùng bằng tia cực tím.
1.3.3.Đóng chai tại nguồn
Việc đóng chai nước khoáng thiên nhiên ngay tại nguồn nước hoặc được dẫn trực tiếp từ nguồn tới nơi xử lý, đóng chai bằng một hệ thống đường ống kín, liên tục mà vẫn bảo đảm các quy định vệ sinh nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác và bảo đảm thành phần, chất lượng của nước khoáng thiên nhiên không thay đổi so với nguồn nước.
1.3.4.Nước khoáng thiên nhiên đóng chaicó ga tự nhiên
Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai vẫn chứa hàm lượng khí carbon dioxyd như tại nguồn nước.
1.3.5. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai không ga
Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và sau khi đóng chai không chứa khí carbon dioxyd tự do vượt quá hàm lượng cần thiết để giữ các muối hydrocarbonat hoà tan trong nước.
1.3.6.Nước khoáng thiên nhiên đóng chai ít ga tự nhiên
Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và sau khi đóng chai có hàm lượng khí carbon dioxyd thấp hơn so với nước tại nguồn.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096:2004 về nước uống đóng chai do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213:2004 về nước khoáng thiên nhiên đóng chai do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2653:1978 về nước uống - phương pháp xác định mùi, vị, màu sắc và độ đục
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2654:1978 về nước uống - Phương pháp xác định nhiệt độ
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096:1995 về nước uống đóng chai
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6096:2010 (CODEX STAN 227-2001) về Tiêu chuẩn chung về nước uống đóng chai (không phải nước khoáng thiên nhiên đóng chai)
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 04/2009/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 34/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096:2004 về nước uống đóng chai do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213:2004 về nước khoáng thiên nhiên đóng chai do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6002:1995 (ISO 6333: 1986) về chất lượng nước - xác định mangan - phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim
- 8Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT về về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6193:1996 (ISO 8288: 1986 (E)) về chất lượng nước - xác định coban, niken, đồng kẽm, cađimi và chì - phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461/2:1986 (E)) về chất lượng nước - phát hiện và đếm số bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunphit (Clostridia) - Phần 2: Phương pháp màng lọc
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6195:1996 (ISO 10359/1:1992 (E)) về chất lượng nước - Xác định florua - Phương pháp dò điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2653:1978 về nước uống - phương pháp xác định mùi, vị, màu sắc và độ đục
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2654:1978 về nước uống - Phương pháp xác định nhiệt độ
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6178:1996 (ISO 6777: 1984 (E)) về chất lượng nước - xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6180:1996 (ISO 7890/3 : 1988 (E)) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 16Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6181:1996 (ISO 6703/1:1984 (E)) về chất lượng nước - xác định xyanua tổng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 17Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6183:1996 (ISO 9965: 1993 (E)) về chất lượng nước - Xác định selen - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 18Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4 : 1997) về chất lượng nước - Xác định các anion hoà tan bằng sắc ký lỏng ion - Phần 4 - Xác định clorat, clorua và clorit trong nước nhiễm bẩn thấp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 19Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6626:2000 (ISO 11969 : 1996) về chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 20Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6635:2000 (ISO 9390 : 1990) về chất lượng nước - Xác định borat - Phương pháp đo phổ dùng azometin-H do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 21Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096:1995 về nước uống đóng chai
- 22Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2 : 1994) về chất lượng nước - xác định florua - xác định tổng florua liên kết với các chất vô cơ sau khi phân huỷ và chưng cất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 23Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7877:2008 (ISO 5666 : 1999) về chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân
- 24Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308 - 1 : 2000) về Chất lượng nước - Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform - Phần 1: Phương pháp lọc màng
- 25Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6222:2008 (ISO 9174 : 1998) về Chất lượng nước - Xác định crom - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- 26Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6622-1:2009 (ISO 7875 – 1 : 1996/ Cor 1 : 2003) về Chất lượng nước - Xác định chất hoạt động bề mặt - Phần 1: Xác định các chất hoạt động bề mặt anion bằng cách đo chỉ số metylen xanh (MBAS)
- 27Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai
- 28Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6096:2010 (CODEX STAN 227-2001) về Tiêu chuẩn chung về nước uống đóng chai (không phải nước khoáng thiên nhiên đóng chai)
- 29Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định chì, cadimi, crom, molypden bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (GFAAS) sau khi phân huỷ bằng áp lực
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: QCVN6-1:2010/BYT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 02/06/2010
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra