Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11932:2017

ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017

GẠO - XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT

Rice - Determination of biometric characteristics of kernels

Lời nói đầu

TCVN 11932:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 11746:2012 sửa đổi 1 năm 2017;

TCVN 11932:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GẠO - XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRẮC HỌC CỦA HẠT

Rice - Determination of biometric characteristics of kernels

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để xác định các đặc tính sinh trắc học của hạt gạo lật hoặc hạt gạo trắng.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7301, Rice - Specification (Gạo - Yêu cầu kỹ thuật).

Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 7301 cùng với thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Đặc tính sinh trắc học (biometric characteristics)

Chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt được đo dọc theo ba trục tọa độ Descart.

CHÚ THÍCH Xem Phụ lục A.

Nguyên tắc

Chọn thủ công các hạt và đo các đặc tính sinh trắc học (3.1) bằng thước đo micromet.

Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1  Dụng cụ chia mẫu1), dụng cụ lấy mẫu hình nón hoặc dụng cụ lấy mẫu có nhiều khe hở với hệ thống phân tách.

5.2  Khay, hoặc dụng cụ tương tự, có màu tương phản với màu của gạo được đánh giá.

5.3  Kẹp, các loại khác (kim loại, chất dẻo, đầu tròn hoặc nhọn, v.v...), để thao tác dễ dàng với hạt.

5.4  Thước đo micromet, hoặc dụng cụ tương tự có thể đọc chính xác đến 0,01 mm và bảo đảm không làm biến dạng hạt trong suốt quá trình đo.

Tránh làm biến dạng hạt là đặc biệt quan trọng đối với gạo lật.

6  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên tham khảo phương pháp lấy mẫu đưa ra trong TCVN 9027 (ISO 24333).[2]

Mẫu phòng thử nghiệm nhận được phải đúng mẫu đại diện, không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Cách tiến hành

7.1  Chuẩn bị mẫu thử

Trộn và giảm mẫu hỗn hợp. Lặp lại bước chia mẫu đầu tiên ít nhất ba lần. Các bước tiếp theo thực hiện lần lượt trên các vật chứa cho đến khi thu được khoảng 50 g mẫu.

Trải hạt trên khay (5.2) và dùng kẹp (5.3) loại bỏ chất ngoại lai, hạt chưa chín và/hoặc hạt khuyết tật và hạt vỡ để thu được mẫu thử.

7.2  Phép xác định

7.2.1  Rút ngẫu nhiên hai bộ mẫu, mỗi bộ 100 hạt từ mẫu thử thu được trong 7.1.

7.2.2  Trong khi duy trì từng hạt đúng hướng không chuyển động (xem Phụ lục A) với sự trợ giúp của kẹp (5.3), đo các đặc tính sinh trắc học (3.1) của hạt ở cả hai bộ mẫu (7.2.1) bằng micrometer (5.4).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11932:2017 (ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017) về Gạo - Xác định các đặc tính sinh trắc học của hạt

  • Số hiệu: TCVN11932:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản