HẠT ĐIỀU THÔ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Raw cashew nut - Techcical requirements
Lời nói đầu
TCVN 12380:2018 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HẠT ĐIỀU THÔ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Raw cashew nut - Techcical requirements
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hạt điều Anacardium occidentale Linnaeus thô cần chế biến tiếp theo làm thực phẩm.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12386:2018 Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Hạt điều thô (raw cashew nut)
Quả thực của cây điều, gồm có vỏ cứng, vỏ lụa và nhân hạt điều.
CHÚ THÍCH: Quả điều là phần dưới cuống quả phình to có hình trái lê, có màu đỏ, cam, vàng...
3.2
Vỏ cứng hạt điều (cashew shell)
Lớp vỏ cứng ngoài cùng bao bọc vỏ lụa và nhân.
3.3
Vỏ lụa hạt điều (cashew testa)
Lớp vỏ mỏng nằm giữa vỏ cứng và nhân hạt điều, có màu trắng, hồng nhạt đến nâu nhạt.
3.4
Nhân hạt điều (cashew kernel)
Phần thu được của hạt điều sau khi tách vỏ cứng.
3.5
Hạt lỗi (defect cashew nut)
Hạt điều dị dạng, hạt có nhân không phát triển hoặc kém phát triển, hoặc bị hư hỏng do các nguyên nhân sinh học, hóa học, vật lý, như: hạt rỗng, hạt non, hạt có nhân bị mốc, hạt có nhân bị hư hỏng do côn trùng, hạt có nhân bị nhiễm dầu, hạt có nhân bị thối, hạt có nhân bị đốm (đen, vàng) và hạt lọt qua mắt sàng đường kính 17 mm.
3.6
Tạp chất (foreign matter)
Bao gồm các thành phần không phải là hạt điều như cuống, đất đá, cành, lá, kim loại,... bị lẫn vào sản phẩm.
3.7
Lô hàng (lot)
Một lượng hạt điều xác định có cùng cấp chất lượng, cùng ký hiệu được đóng trong cùng một loại bao bì và giao nhận cùng một lúc.
3.8
Tỷ lệ nhân thu hồi (out-turn)
Nhân tốt còn vỏ lụa sau khi tách bỏ vỏ cứng.
4.1 Phân loại cỡ hạt
Hạt điều thô được phân thành 04 loại cỡ hạt như trong Bảng 1.
Bảng 1 - Phân loại cỡ hạt
Loại |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11932:2017 (ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017) về Gạo - Xác định các đặc tính sinh trắc học của hạt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 5: Cây dừa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12182:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12461:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh trong chế biến hạt điều
- 1Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 4146/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11932:2017 (ISO 11746:2012 WITH AMD 1:2017) về Gạo - Xác định các đặc tính sinh trắc học của hạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 về Cây công nghiệp lâu năm - Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống - Phần 5: Cây dừa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12182:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống ngô lai
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12386:2018 về Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12461:2018 về Quy phạm thực hành vệ sinh trong chế biến hạt điều
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12380:2018 về Hạt điều thô - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN12380:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực