Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2022/QĐ-UBND | An Giang, ngày 31 tháng 3 năm 2022 |
QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định khung giá rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.
Áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, xác định và áp dụng khung giá các loại rừng cho các huyện, thị xã, thành phố có rừng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3. Khung giá các loại rừng
1. Khung giá các loại rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là căn cứ để sử dụng đối với các trường hợp thực hiện các quy định tại Điều 91 của Luật Lâm nghiệp.
3. Bảng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh An Giang
Chi tiết khung giá các loại rừng cho các huyện, thị xã, thành phố có rừng trên địa bàn tỉnh theo các phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm:
a) Phụ lục I: Khung giá các loại rừng tự nhiên, được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Phụ lục II: Khung giá các loại rừng trồng dưới 5 năm, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
c) Phụ lục III: Khung giá các loại rừng trồng từ năm thứ 5, được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.
d) Phụ lục IV: Phương xác xác định khung giá rừng tự nhiên và rừng trồng.
đ) Phụ lục V: Hướng dẫn xác định các loại giá rừng tự nhiên.
e) Phụ lục VI: Hướng dẫn xác định các loại giá rừng trồng.
Điều 4. Điều kiện để điều chỉnh khung giá
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh khung giá các loại rừng trong các trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan về Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh giá các loại rừng trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên theo quy định của pháp luật.
c) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.
2. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh giá các loại rừng trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên theo quy định của pháp luật.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện.
4. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung có liên quan theo quy định.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2022.
Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TỰ NHIÊN
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
TT | Trạng thái rừng | Khung trữ lượng | Giá rừng tự nhiên | Giá cây đứng | Quyền sử dụng rừng |
I | RỪNG ĐẶC DỤNG |
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 24,813 | 0,000 | 24,813 |
Cao nhất | 53,433 | 28,620 | 24,813 | ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 53,433 | 28,620 | 24,813 |
Cao nhất | 167,910 | 143,097 | 24,813 | ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 167,910 | 143,097 | 24,813 |
Cao nhất | 311,010 | 286,197 | 24,813 | ||
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đá |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 24,813 | 0,000 | 24,813 |
Cao nhất | 46,983 | 22,170 | 24,813 | ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 46,983 | 22,170 | 24,813 |
Cao nhất | 135,657 | 110,844 | 24,813 | ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 135,657 | 110,844 | 24,813 |
Cao nhất | 246,499 | 221,686 | 24,813 | ||
I | RỪNG PHÒNG HỘ |
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 24,798 | 0,000 | 24,798 |
Cao nhất | 53,418 | 28,620 | 24,798 | ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 53,418 | 28,620 | 24,798 |
Cao nhất | 167,895 | 143,097 | 24,798 | ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 167,895 | 143,097 | 24,798 |
Cao nhất | 310,995 | 286,197 | 24,798 | ||
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đá |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 24,798 | 0,000 | 24,798 |
Cao nhất | 46,968 | 22,170 | 24,798 | ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 46,968 | 22,170 | 24,798 |
Cao nhất | 135,642 | 110,844 | 24,798 | ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 135,642 | 110,844 | 24,798 |
Cao nhất | 246,484 | 221,686 | 24,798 | ||
I | RỪNG SẢN XUẤT |
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 0,000 | 0,000 |
|
Cao nhất | 28,620 | 28,620 |
| ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 28,620 | 28,620 |
|
Cao nhất | 143,097 | 143,097 |
| ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 143,097 | 143,097 |
|
Cao nhất | 286,197 | 286,197 |
| ||
2 | Rừng gỗ tự nhiên núi đá |
|
|
|
|
- | Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha | Thấp nhất | 0,000 | 0,000 |
|
Cao nhất | 22,170 | 22,170 |
| ||
- | Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha | Thấp nhất | 22,170 | 22,170 |
|
Cao nhất | 110,844 | 110,844 |
| ||
- | Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha | Thấp nhất | 110,844 | 110,844 |
|
Cao nhất | 221,686 | 221,686 |
|
KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM
IIA. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Loài cây | Mật độ trồng (cây/ha) | Rừng trồng năm thứ nhất | Rừng trồng năm thứ hai | Rừng trồng năm thứ ba | Rừng trồng năm thứ tư |
1 | Dầu rái | 355 | 50,557 | 85,207 | 112,299 | 134,808 |
500 | 58,592 | 96,545 | 125,909 | 148,419 | ||
2 | Dó bầu | 280 | 44,377 | 77,171 | 103,037 | 125,547 |
400 | 51,740 | 87,264 | 115,014 | 137,524 | ||
500 | 57,417 | 95,250 | 124,615 | 147,125 | ||
3 | Gõ đỏ | 500 | 60,366 | 98,499 | 127,864 | 150,374 |
4 | Giáng hương | 400 | 54,379 | 90,171 | 117,920 | 140,430 |
500 | 60,715 | 98,884 | 128,248 | 150,758 | ||
2.500 | 188,788 | 274,182 | 335,185 | 357,695 | ||
5 | Huỳnh đàn | 2.500 | 178,422 | 262,761 | 323,763 | 346,273 |
6 | Keo | 400 | 49,237 | 84,506 | 112,255 | 134,765 |
555 | 57,602 | 96,329 | 126,540 | 149,050 | ||
950 | 77,256 | 124,852 | 161,346 | 183,856 | ||
1.000 | 80,023 | 128,716 | 165,990 | 188,500 | ||
1.111 | 85,592 | 136,763 | 175,788 | 198,298 | ||
1.666 | 114,110 | 177,620 | 225,401 | 247,911 | ||
2.500 | 156,651 | 238,775 | 299,778 | 322,287 | ||
7 | Lát hoa | 500 | 56,060 | 93,755 | 123,120 | 145,629 |
8 | Muồng đen | 500 | 54,510 | 92,047 | 121,412 | 143,922 |
1.111 | 86,086 | 137,307 | 176,333 | 198,842 | ||
9 | Sao đen | 285 | 45,505 | 78,529 | 104,518 | 127,028 |
355 | 50,467 | 85,108 | 112,199 | 134,709 | ||
416 | 53,826 | 89,796 | 117,804 | 140,314 | ||
500 | 58,465 | 96,405 | 125,769 | 148,279 | ||
10 | Sến | 285 | 45,802 | 78,857 | 104,846 | 127,355 |
355 | 50,838 | 85,516 | 112,607 | 135,117 | ||
500 | 58,986 | 96,980 | 126,344 | 148,854 | ||
11 | Tràm nội, Tràm ngoại | 10.000 | 60,638 | 88,071 | 109,526 | 132,036 |
20.000 | 93,161 | 121,638 | 143,093 | 165,603 | ||
12 | Xà cừ | 285 | 45,560 | 78,590 | 104,579 | 127,089 |
500 | 58,562 | 96,512 | 125,876 | 148,386 | ||
13 | Keo Dó bầu | 500 | 55,789 | 60,057 | 60,834 | 61,440 |
1.500 | 108,841 | 117,166 | 118,407 | 119,340 | ||
14 | Keo Muồng đen | 1.110 | 85,835 | 92,401 | 93,458 | 94,263 |
2.142 | 139,510 | 150,181 | 151,711 | 152,852 | ||
15 | Lát hoa Sao đen | 400 | 51,617 | 55,565 | 56,298 | 56,871 |
16 | Sao đen Dầu rái | 400 | 52,629 | 56,655 | 57,390 | 57,963 |
500 | 58,528 | 63,005 | 63,788 | 64,394 | ||
17 | Sao đen Dó bầu | 500 | 57,941 | 62,373 | 63,155 | 63,761 |
18 | Sao đen Sến | 500 | 58,726 | 63,217 | 64,001 | 64,607 |
19 | Sến Dó bầu | 500 | 58,202 | 62,653 | 63,436 | 64,042 |
IIB. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Loài cây | Mật độ trồng (cây/ha) | Rừng trồng năm thứ nhất | Rừng trồng năm thứ hai | Rừng trồng năm thứ ba | Rừng trồng năm thứ tư |
1 | Dầu rái | 355 | 44,789 | 75,272 | 99,100 | 118,812 |
500 | 52,036 | 85,468 | 111,329 | 131,041 | ||
2 | Dó bầu | 280 | 39,186 | 68,006 | 90,739 | 110,451 |
400 | 45,774 | 77,028 | 101,445 | 121,157 | ||
500 | 50,861 | 84,174 | 110,034 | 129,746 | ||
3 | Gõ đỏ | 500 | 53,810 | 87,423 | 113,283 | 132,995 |
4 | Giáng hương | 400 | 48,412 | 79,935 | 104,351 | 124,063 |
500 | 54,158 | 87,807 | 113,667 | 133,379 | ||
2.500 | 170,275 | 246,175 | 300,322 | 320,034 | ||
5 | Huỳnh đàn | 2.500 | 159,908 | 234,753 | 288,901 | 308,613 |
6 | Keo | 400 | 43,270 | 74,270 | 98,686 | 118,398 |
555 | 50,655 | 84,727 | 111,345 | 131,057 | ||
950 | 68,017 | 109,969 | 142,203 | 161,915 | ||
1.000 | 70,460 | 113,386 | 146,318 | 166,030 | ||
1.111 | 75,379 | 120,506 | 155,004 | 174,716 | ||
1.666 | 100,565 | 156,656 | 198,984 | 218,695 | ||
2.500 | 138,138 | 210,767 | 264,915 | 284,627 | ||
7 | Lát hoa | 500 | 49,504 | 82,679 | 108,539 | 128,251 |
8 | Muồng đen | 500 | 47,953 | 80,971 | 106,831 | 126,543 |
1.111 | 75,873 | 121,051 | 155,549 | 175,261 | ||
9 | Sao đen | 285 | 40,254 | 69,285 | 92,127 | 111,838 |
355 | 44,699 | 75,173 | 99,000 | 118,712 | ||
416 | 47,727 | 79,389 | 104,037 | 123,749 | ||
500 | 51,909 | 85,329 | 111,189 | 130,901 | ||
10 | Sến | 285 | 40,551 | 69,613 | 92,454 | 112,166 |
355 | 45,069 | 75,581 | 99,408 | 119,120 | ||
500 | 52,430 | 85,903 | 111,763 | 131,475 | ||
11 | Tràm nội, Tràm ngoại | 10.000 | 54,377 | 78,530 | 97,318 | 117,030 |
20.000 | 84,133 | 109,330 | 128,118 | 147,830 | ||
12 | Xà cừ | 285 | 40,309 | 69,346 | 92,187 | 111,899 |
500 | 52,005 | 85,435 | 111,295 | 131,007 | ||
13 | Keo Dó bầu | 500 | 49,233 | 52,999 | 53,683 | 54,217 |
1.500 | 96,276 | 103,640 | 104,737 | 105,562 | ||
14 | Keo Muồng đen | 1.110 | 75,622 | 81,407 | 82,339 | 83,051 |
2.142 | 123,029 | 132,440 | 133,792 | 134,805 | ||
15 | Lát hoa Sao đen | 400 | 45,650 | 49,142 | 49,787 | 50,291 |
16 | Sao đen Dầu rái | 400 | 46,663 | 50,232 | 50,879 | 51,383 |
500 | 51,972 | 55,947 | 56,637 | 57,171 | ||
17 | Sao đen Dó bầu | 500 | 51,385 | 55,315 | 56,004 | 56,537 |
18 | Sao đen Sến | 500 | 52,169 | 56,160 | 56,850 | 57,384 |
19 | Sến Dó bầu | 500 | 51,646 | 55,596 | 56,285 | 56,819 |
IIC. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, HUYỆN TRI TÔN
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Loài cây | Mật độ trồng (cây/ha) | Rừng trồng năm thứ nhất | Rừng trồng năm thứ hai | Rừng trồng năm thứ ba | Rừng trồng năm thứ tư |
1 | Dầu rái | 355 | 40,463 | 67,821 | 89,200 | 106,814 |
500 | 47,119 | 77,161 | 100,393 | 118,007 | ||
2 | Dó bầu | 280 | 35,293 | 61,133 | 81,515 | 99,129 |
400 | 41,299 | 69,351 | 91,268 | 108,882 | ||
500 | 45,944 | 75,867 | 99,099 | 116,712 | ||
3 | Gõ đỏ | 500 | 48,893 | 79,116 | 102,348 | 119,961 |
4 | Giáng hương | 400 | 43,937 | 72,258 | 94,175 | 111,788 |
500 | 49,241 | 79,500 | 102,732 | 120,346 | ||
2.500 | 156,390 | 225,169 | 274,176 | 291,789 | ||
5 | Huỳnh đàn | 2.500 | 146,023 | 213,747 | 262,754 | 280,368 |
6 | Keo | 400 | 38,795 | 66,592 | 88,510 | 106,123 |
555 | 45,445 | 76,025 | 99,948 | 117,561 | ||
950 | 61,088 | 98,806 | 127,846 | 145,459 | ||
1.000 | 63,287 | 101,888 | 131,564 | 149,177 | ||
1.111 | 67,719 | 108,314 | 139,417 | 157,030 | ||
1.666 | 90,406 | 140,933 | 179,170 | 196,784 | ||
2.500 | 124,253 | 189,762 | 238,768 | 256,382 | ||
7 | Lát hoa | 500 | 44,587 | 74,372 | 97,604 | 115,217 |
8 | Muồng đen | 500 | 43,036 | 72,664 | 95,896 | 113,509 |
1.111 | 68,213 | 108,859 | 139,961 | 157,575 | ||
9 | Sao đen | 285 | 36,316 | 62,352 | 82,833 | 100,446 |
355 | 40,373 | 67,721 | 89,101 | 106,715 | ||
416 | 43,153 | 71,584 | 93,711 | 111,325 | ||
500 | 46,992 | 77,021 | 100,253 | 117,867 | ||
10 | Sến | 285 | 36,613 | 62,680 | 83,161 | 100,774 |
355 | 40,743 | 68,130 | 89,509 | 107,123 | ||
500 | 47,513 | 77,596 | 100,828 | 118,442 | ||
11 | Tràm nội, Tràm ngoại | 10.000 | 49,681 | 71,374 | 88,162 | 105,776 |
20.000 | 77,361 | 100,099 | 116,887 | 134,501 | ||
12 | Xà cừ | 285 | 36,371 | 62,413 | 82,894 | 100,507 |
500 | 47,088 | 77,128 | 100,360 | 117,973 | ||
13 | Keo Dó bầu | 500 | 44,316 | 47,706 | 48,320 | 48,800 |
1.500 | 86,852 | 93,496 | 94,484 | 95,229 | ||
14 | Keo Muồng đen | 1.110 | 67,963 | 73,161 | 73,999 | 74,641 |
2.142 | 110,669 | 119,134 | 120,354 | 121,269 | ||
15 | Lát hoa Sao đen | 400 | 41,175 | 44,325 | 44,903 | 45,356 |
16 | Sao đen Dầu rái | 400 | 42,188 | 45,415 | 45,996 | 46,448 |
500 | 47,055 | 50,654 | 51,274 | 51,754 | ||
17 | Sao đen Dó bầu | 500 | 46,468 | 50,022 | 50,641 | 51,120 |
18 | Sao đen Sến | 500 | 47,252 | 50,867 | 51,487 | 51,967 |
19 | Sến Dó bầu | 500 | 46,728 | 50,303 | 50,922 | 51,401 |
KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5
IIIA. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Trạng thái rừng | Khung trữ lượng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất |
1 | Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 181,140 | 181,126 | 158,808 |
Cao nhất | 890,751 | 890,737 | 868,419 | ||
2 | Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 183,879 | 183,865 | 161,547 |
Cao nhất | 1.249,457 | 1.249,443 | 1.227,125 | ||
3 | Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 218,706 | 218,692 | 196,374 |
Cao nhất | 1.552,706 | 1.552,692 | 1.530,374 | ||
4 | Giáng hương: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 356,762 | 356,748 | 334,430 |
Cao nhất | 6.177,517 | 6.177,503 | 6.155,185 | ||
5 | Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 410,095 | 410,081 | 387,763 |
Cao nhất | 2.266,095 | 2.266,081 | 2.243,763 | ||
6 | Keo: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 171,097 | 171,083 | 148,765 |
Cao nhất | 764,619 | 764,605 | 742,287 | ||
7 | Lát hoa: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 256,961 | 256,947 | 234,629 |
Cao nhất | 2.837,961 | 2.837,947 | 2.815,629 | ||
8 | Muồng đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 206,454 | 206,440 | 184,122 |
Cao nhất | 1.427,174 | 1.427,160 | 1.404,842 | ||
9 | Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 186,360 | 186,346 | 164,028 |
Cao nhất | 1.280,611 | 1.280,597 | 1.258,279 | ||
10 | Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 219,687 | 219,673 | 197,355 |
Cao nhất | 2.271,186 | 2.271,172 | 2.248,854 | ||
11 | Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 146,921 | 146,918 | 143,636 |
Cao nhất | 399,888 | 399,885 | 396,603 | ||
12 | Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 148,621 | 148,618 | 145,336 |
Cao nhất | 433,888 | 433,885 | 430,603 | ||
13 | Xà cừ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 156,021 | 156,007 | 133,689 |
Cao nhất | 368,718 | 368,704 | 346,386 | ||
14 | Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 108,772 | 108,758 | 86,440 |
Cao nhất | 891,672 | 891,658 | 869,340 | ||
15 | Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 143,695 | 143,681 | 121,363 |
Cao nhất | 988,184 | 988,170 | 965,852 | ||
16 | Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 142,203 | 142,189 | 119,871 |
Cao nhất | 1.969,203 | 1.969,189 | 1.946,871 | ||
17 | Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 110,795 | 110,781 | 88,463 |
Cao nhất | 1.001,726 | 1.001,712 | 979,394 | ||
18 | Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 122,593 | 122,579 | 100,261 |
Cao nhất | 1.181,093 | 1.181,079 | 1.158,761 | ||
19 | Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 140,439 | 140,425 | 118,107 |
Cao nhất | 1.691,939 | 1.691,925 | 1.669,607 | ||
20 | Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 139,374 | 139,360 | 117,042 |
Cao nhất | 1.676,374 | 1.676,360 | 1.654,042 |
IIIB. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Trạng thái rừng | Khung trữ lượng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất |
1 | Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 165,144 | 165,130 | 142,812 |
Cao nhất | 873,373 | 873,359 | 851,041 | ||
2 | Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 168,783 | 168,769 | 146,451 |
Cao nhất | 1.232,078 | 1.232,064 | 1.209,746 | ||
3 | Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 201,327 | 201,313 | 178,995 |
Cao nhất | 1.535,327 | 1.535,313 | 1.512,995 | ||
4 | Giáng hương: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 340,395 | 340,381 | 318,063 |
Cao nhất | 6.142,654 | 6.142,640 | 6.120,322 | ||
5 | Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 375,233 | 375,219 | 352,901 |
Cao nhất | 2.231,233 | 2.231,219 | 2.208,901 | ||
6 | Keo: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 154,730 | 154,716 | 132,398 |
Cao nhất | 726,959 | 726,945 | 704,627 | ||
7 | Lát hoa: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 239,583 | 239,569 | 217,251 |
Cao nhất | 2.820,583 | 2.820,569 | 2.798,251 | ||
8 | Muồng đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 189,075 | 189,061 | 166,743 |
Cao nhất | 1.403,593 | 1.403,579 | 1.381,261 | ||
9 | Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 171,170 | 171,156 | 148,838 |
Cao nhất | 1.263,233 | 1.263,219 | 1.240,901 | ||
10 | Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 204,498 | 204,484 | 182,166 |
Cao nhất | 2.253,807 | 2.253,793 | 2.231,475 | ||
11 | Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 131,915 | 131,912 | 128,63 |
Cao nhất | 382,115 | 382,112 | 378,83 | ||
12 | Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 133,615 | 133,612 | 130,33 |
Cao nhất | 416,115 | 416,112 | 412,83 | ||
13 | Xà cừ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 156,021 | 156,007 | 133,689 |
Cao nhất | 368,718 | 368,704 | 346,386 | ||
14 | Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 108,772 | 108,758 | 86,440 |
Cao nhất | 891,672 | 891,658 | 869,340 | ||
15 | Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 143,695 | 143,681 | 121,363 |
Cao nhất | 988,184 | 988,170 | 965,852 | ||
16 | Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 142,203 | 142,189 | 119,871 |
Cao nhất | 1.969,203 | 1.969,189 | 1.946,871 | ||
17 | Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 110,795 | 110,781 | 88,463 |
Cao nhất | 1.001,726 | 1.001,712 | 979,394 | ||
18 | Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 122,593 | 122,579 | 100,261 |
Cao nhất | 1.181,093 | 1.181,079 | 1.158,761 | ||
19 | Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 140,439 | 140,425 | 118,107 |
Cao nhất | 1.691,939 | 1.691,925 | 1.669,607 | ||
20 | Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 139,374 | 139,360 | 117,042 |
Cao nhất | 1.676,374 | 1.676,360 | 1.654,042 |
IIIC. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, HUYỆN TRI TÔN
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha
STT | Trạng thái rừng | Khung trữ lượng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất |
1 | Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 153,146 | 153,132 | 130,814 |
Cao nhất | 860,339 | 860,325 | 838,007 | ||
2 | Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 157,461 | 157,447 | 135,129 |
Cao nhất | 1.219,044 | 1.219,030 | 1.196,712 | ||
3 | Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 188,293 | 188,279 | 165,961 |
Cao nhất | 1.522,293 | 1.522,279 | 1.499,961 | ||
4 | Giáng hương: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 328,120 | 328,106 | 305,788 |
Cao nhất | 6.116,508 | 6.116,494 | 6.094,176 | ||
5 | Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 349,086 | 349,072 | 326,754 |
Cao nhất | 2.205,086 | 2.205,072 | 2.182,754 | ||
6 | Keo: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 142,455 | 142,441 | 120,123 |
Cao nhất | 698,714 | 698,700 | 676,382 | ||
7 | Lát hoa: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 226,549 | 226,535 | 204,217 |
Cao nhất | 2.807,549 | 2.807,535 | 2.785,217 | ||
8 | Muồng đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 176,041 | 176,027 | 153,709 |
Cao nhất | 1.385,907 | 1.385,893 | 1.363,575 | ||
9 | Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 159,778 | 159,764 | 137,446 |
Cao nhất | 1.250,199 | 1.250,185 | 1.227,867 | ||
10 | Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 193,106 | 193,092 | 170,774 |
Cao nhất | 2.240,774 | 2.240,760 | 2.218,442 | ||
11 | Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 120,661 | 120,658 | 117,376 |
Cao nhất | 368,786 | 368,783 | 365,501 | ||
12 | Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha | Thấp nhất | 122,361 | 122,358 | 119,076 |
Cao nhất | 402,786 | 402,783 | 399,501 | ||
13 | Xà cừ: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 129,439 | 129,425 | 107,107 |
Cao nhất | 338,305 | 338,291 | 315,973 | ||
14 | Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 96,132 | 96,118 | 73,800 |
Cao nhất | 867,561 | 867,547 | 845,229 | ||
15 | Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 124,073 | 124,059 | 101,741 |
Cao nhất | 956,601 | 956,587 | 934,269 | ||
16 | Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 130,688 | 130,674 | 108,356 |
Cao nhất | 1.957,688 | 1.957,674 | 1.935,356 | ||
17 | Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 99,280 | 99,266 | 76,948 |
Cao nhất | 989,086 | 989,072 | 966,754 | ||
18 | Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 109,952 | 109,938 | 87,620 |
Cao nhất | 1.168,452 | 1.168,438 | 1.146,120 | ||
19 | Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 127,799 | 127,785 | 105,467 |
Cao nhất | 1.679,299 | 1.679,285 | 1.656,967 | ||
20 | Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha | Thấp nhất | 126,733 | 126,719 | 104,401 |
Cao nhất | 1.663,733 | 1.663,719 | 1.641,401 |
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUNG GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG
1. Phương pháp xác định khung giá rừng1
- Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;
Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.
2. Phương pháp định giá rừng tự nhiên
Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Gtn) được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) cụ thể được xác định theo công thức:
Gtn = Gcđ Gsd
Trong đó:
Gcđ: là giá trị cây gỗ tại rừng, được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha).
Gsd: là giá quyền sử dụng rừng, là tổng thu nhập được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2.1. Phương pháp định giá cây đứng
a) Xác định tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ, cấp kính:
Giá cây đứng của rừng tự nhiên phụ thuộc vào trữ lượng các loại nhóm gỗ trong rừng theo các cấp kính. Để có được những dữ liệu cần xác định này thì phải thông qua các ô tiêu chuẩn đo đếm cây gỗ. Sau đó đã xác định được tỷ lệ trữ lượng gỗ của kiểu rừng gỗ tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định của ngành lâm nghiệp), cấp kính và đơn vị hành chính.
b) Xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao:
Báo cáo đã thu thập, tổng hợp thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên... Cụ thể như sau:
Theo Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 67/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc quy định bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh An Giang thì quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên được áp dụng giá tối thiểu theo Khung giá tính thuế tài nguyên quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC.
Do đó, báo cáo đã căn cứ vào Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20/01/2020 của Bộ Tài chính quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hoá giống nhau để xác định giá bán gỗ tròn tối thiểu của từng nhóm gỗ theo các cấp kính khác nhau.
c) Xác định thuế suất tài nguyên rừng:
Mức thuế cho từng nhóm gỗ theo mức thuế suất tài nguyên được quy định theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên rừng.
d) Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển
Tại thời điểm định giá, đã tiến hành khảo sát trên địa bàn các huyện có rừng tự nhiên của tỉnh cho thấy không có thông tin về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ rừng tự nhiên đến bãi giao. Do đó, báo cáo đã ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ rừng tự nhiên dựa vào nơi có khai thác và điều kiện tương đương (tỉnh Bình Thuận).
e) Xác định khung giá cây đứng
Từ những căn cứ trên, giá cây đứng (đồng/ha) được tính theo công thức:
Trong đó:
Mi: là trữ lượng gỗ của nhóm gỗ i tính bằng m3;
Pi: là giá gỗ tròn tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm gỗ i tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;
n: là số lượng nhóm gỗ phân loại (n chạy theo nhóm gỗ từ 1 đến 8, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2.2. Phương pháp định giá quyền sử dụng rừng2
Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác. Qua điều tra thu thập số liệu từ các chủ rừng các năm 2017, 2018 và 2019 trên địa bàn các huyện có rừng tự nhiên của tỉnh An Giang cho thấy các chủ rừng chỉ thu được từ hai nguồn, đó là từ chi trả DVMT rừng và hoạt động Du lịch sinh thái. Do vậy giá quyền sử dụng rừng tự nhiên của tỉnh được xây dựng dựa trên hai căn cứ: Giá trị từ DVMT rừng và giá trị từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Cách xác định cụ thể như dưới đây:
- Bước 1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Bước 2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;
Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Chi dịch vụ môi trường rừng;
Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
- Bước 3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
- Bước 4. Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)
Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức:
Gsd | = | B - C |
1 r |
Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức:
Gsd | = | B - C |
(1 r)t |
Trong đó:
B: là tổng doanh thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
C: là tổng chi phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
t: là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);
r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính như sau:
Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.
3. Phương pháp định giá rừng trồng
Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng cụ thể được xác định theo công thức:
Grt = CPrt TNrt
Trong đó:
CPrt: là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tại thời điểm định giá, được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) của khu rừng.
TNrt: là tổng thu nhập dự kiến tại thời điểm định giá được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
3.1. Phương pháp xác định tổng chi phí đầu tư tạo rừng
- Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính theo công thức:
Trong đó:
CPrt: là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;
r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, và được tính như đã nêu ở mục 2.1.2.
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
Ci: là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i; Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
Các chi phí khác.
Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
3.2. Phương pháp xác định thu nhập dự kiến
- Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính theo công thức:
TNrt | = | B - C |
(1 r)t |
Trong đó:
B: là tổng doanh thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.
C: là tổng chi phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng;
r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, và được tính như đã nêu ở mục 2.1.2.
t: là thời gian sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao rừng, cho thuê rừng.
- Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:
Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
Thu từ dịch vụ môi trường rừng;
Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Nguồn thu hợp pháp khác.
-Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN
1. Hướng dẫn xác định giá rừng tự nhiên
Giá rừng tự nhiên của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể (GRtn, triệu đồng) được xác định theo công thức (1).
GRtn = S * GRtnbq (1)
Trong đó:
S: Diện tích của lô rừng (ha)
GRtnbq: Giá rừng tự nhiên bình quân (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (2).
Trong đó:
GRa: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên);
GRb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên);
Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định m3/ha);
Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).
Ví dụ 1: Hướng dẫn xác định giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha như sau:
Bước 1: Xác định giá rừng tự nhiên bình quân (GRtnbq) của lô rừng
- Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 35 m3/ha.
- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) và chức năng rừng là rừng phòng hộ, tra Khung giá các loại rừng tự nhiên tại Phụ lục 01 để xác định được khung giá và khung trữ lượng như dưới đây:
GRa (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xác định) là 41,418 triệu đồng/ha
GRb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 107,895 triệu đồng/ha
Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 10 m3/ha
Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 50 m3/ha
- Sử dụng công thức (1), ta có:
Hay GRtnbq = 82,966 triệu đồng/ha
Như vậy, kết quả giá rừng bình quân của 1 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 82,966 triệu đồng.
Có thể tóm gọn là sau khi tra khung giá rừng tự nhiên tối thiểu, tối đa để xác định được khung giá và khung trữ lượng rồi dùng công thức nội suy trong bảng tính Excel như dưới đây:
Khung giá (triệu đồng/ha) | Khung trữ lượng gỗ (m3/ha) | Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha) | Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha) 3 |
GRa = 41,418 | Ma = 10 | M = 35 | GRtnbq = 82,966 |
GRb = 107,895 | Mb = 50 |
Bước 2: Xác định giá rừng tự nhiên (GRtn) của lô rừng
Áp dụng công thức (1) được kết quả như sau:
GRtn = 2 * 82,966 hay GR = 165,932 triệu đồng
Vậy, kết quả giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 165,932 triệu đồng.
Giá rừng tự nhiên trường hợp khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại thời điểm cụ thể (GVtn, triệu đồng) được xác định theo công thức (3).
GVtn = S * GVtnbq (3)
Trong đó:
S: Diện tích của lô rừng (ha)
GVtnbq: Giá rừng khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) bình quân của lô rừng (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (4).
Va: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Vb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);
Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).
Ví dụ 2: Hướng dẫn xác định khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) của 30 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha như sau:
Bước 1: Xác định giá rừng tự nhiên khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước bình quân (GVtnbq) của lô rừng
Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 35 m3/ha.
Tra Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên) và sử dụng công thức nội suy (4) để xác định được khung giá cây đứng rừng tự nhiên và khung trữ lượng như dưới đây:
Khung giá (triệu đồng/ha) | Khung trữ lượng gỗ (m3/ha) | Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha) | Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha) |
Va = 16,620 | Ma = 10 | M = 35 | GVtnbq = 58,168 |
Vb = 83,097 | Mb = 50 |
Như vậy, kết quả giá rừng bình quân trường hợp khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước bình quân của 1 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 58,168 triệu đồng/ha.
Bước 2: Xác định giá rừng tự nhiên khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (GVtn) của lô rừng
Áp dụng công thức (3) được kết quả như sau:
GVtn = 30 * 58,168 hay GVtn = 1.745,040 triệu đồng.
Vậy, kết quả giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) của 30 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 1.745,040 triệu đồng.
Căn cứ Khoản 3, Điều 11, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng thì giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên (BTtn, triệu đồng) trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (5).
BTtn = GRtn * Dtn * Ktn (5)
Trong đó:
Dtn: mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;
Ktn: hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng của rừng tự nhiên có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
GRtn: Giá rừng tự nhiên của lô rừng (triệu đồng) được xác định theo công thức (1).
Ví dụ 3: Hướng dẫn xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về rừng của một lô rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) thuộc rừng phòng hộ, có trữ lượng bình quân 35 m3/ha với mức độ thiệt hại là 3/10 và diện tích rừng bị thiệt hại là 2 ha như sau:
Bước 1: xác định giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK), có trữ lượng bình quân 35 m3/ha.
Theo ví dụ 1 thì kết quả giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 165,932 triệu đồng.
Bước 2: Xác định giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên (BTtn, triệu đồng)
Áp dụng công thức (5) được kết quả như sau:
BTtn = Gtn * Dtn * Ktn
hay BTtn = 165,932 * 3/10 * 4
hay BTtn = 199,118 (triệu đồng)
Như vậy, kết quả giá bồi thường thiệt hại rừng tự nhiên của 2 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) với trữ lượng gỗ bình quân 35 m3/ha là rừng phòng hộ với mức độ thiệt hại là 3/10 là 199,118 triệu đồng.
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI GIÁ RỪNG TRỒNG
1. Hướng dẫn xác định giá rừng trồng
Giá rừng trồng của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể (GRrt, triệu đồng) được xác định theo công thức (6).
GRrt = S * GRrtbq (6)
Trong đó:
S: Diện tích của lô rừng (ha)
GRrtbq: Giá rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha), Tùy theo trạng thái rừng mà áp dụng 1 trong 2 trường hợp sau để xác định GRrtbq.
* Trường hợp 1: Đối với rừng trồng từ 5 năm trở lên cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) của lô rừng đó (riêng rừng trồng Tràm thì cần điều tra xác định mật độ cây gỗ bình quân (cây/ha) của lô rừng đó) thì giá rừng trồng bình quân (GRrtbq) được xác định theo công thức (7).
Trong đó:
GRa: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng);
GRb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng);
Ma: Trữ lượng gỗ hay mật độ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
Mb: Trữ lượng gỗ hay mật độ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);
M: Trữ lượng gỗ hay mật độ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).
Ví dụ 4: Hướng dẫn xác định giá rừng của 2 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc như sau:
Bước 1: Xác định giá rừng trồng bình quân (GRrtbq) của lô rừng
- Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 80 m3/ha.
- Vì lô rừng này có vị trí thuộc thành phố Châu Đốc nên sẽ sử dụng Phụ lục 02A (Khung giá các loại rừng trồng thành phố Châu Đốc) để xác định được khung giá và khung trữ lượng như dưới đây:
GRa (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xác định) là 148,765 triệu đồng/ha
GRb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 742,287 triệu đồng/ha
Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 10 m3/ha
Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 300 m3/ha
- Áp dụng công thức (7) được kết quả như sau:
Hay GRrtbq = 292,029 triệu đồng/ha
Như vậy, kết quả giá rừng bình quân của 1 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc là 292,029 triệu đồng.
Có thể tóm gọn là sau khi tra khung giá rừng trồng tối thiểu, tối đa để xác định được khung giá và khung trữ lượng rồi dùng công thức nội suy trong bảng tính Excel như dưới đây:
Khung giá (triệu đồng/ha) | Khung trữ lượng gỗ (m3/ha) | Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha) | Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha) 4 |
GRa = 148,765 | Ma = 10 | M = 80 | GRrtbq = 292,029 |
GRb = 742,287 | Mb = 300 |
Bước 2: Xác định giá rừng trồng (GRrt) của lô rừng
Áp dụng công thức (6) được kết quả như sau:
GRrt = 2 * 292,029
hay GRrt = 584,058 triệu đồng
Vậy, kết quả giá rừng của 2 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc là 584,058 triệu đồng.
* Trường hợp 2: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài cây trồng, mật độ trồng, năm trồng, vị trí (huyện/thành phố) của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng) để xác định giá rừng bình quân của lô rừng này.
Ví dụ 5: Để xác định giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn, xác định như sau:
Vì lô rừng này có vị trí thuộc huyện Thoại Sơn nên sẽ sử dụng Phụ lục 02B (Khung giá các loại rừng trồng huyện Thoại Sơn) để xác định giá rừng bình quân của lô rừng này. Theo đó, giá rừng bình quân của rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 120,506 triệu đồng/ha.
Áp dụng công thức (6) được kết quả như sau:
GRrt = S * GRrtbq
Hay GRrt = 0,5 * 120,506
Hay GRrt = 60,253 triệu đồng
Vậy, kết quả giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 60,253 triệu đồng.
Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (GRrt, triệu đồng) được xác định theo công thức (6).
Căn cứ Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng thì giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng (BTrt, triệu đồng) trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (7).
BTrt = GRrt * Drt * Krt (7)
Trong đó:
Drt: mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt: hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của của rừng trồng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
GRrt: giá rừng trồng của lô rừng (triệu đồng) được xác định theo công thức (6).
Ví dụ 6: Để xác định giá bồi thường thiệt hại rừng trồng bình quân của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn với mức độ thiệt hại là 3/10, cách xác định như sau:
Bước 1: xác định giá rừng trồng của của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
Theo ví dụ 5 thì kết quả giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 60,253 triệu đồng.
Bước 2: Xác định giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng (BTrt, triệu đồng)
Áp dụng công thức (7) được kết quả như sau:
BTrt = Grt * Drt * Krt
Hay BTrt = 60,253 * 3/10 * 2
Hay BTrt = 36,152 (triệu đồng)
Như vậy, kết quả giá giá bồi thường thiệt hại rừng trồng bình quân của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn với mức độ thiệt hại là 3/10 là 36,152 triệu đồng.
1 Điều 14, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng.
2 Điều 5, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng.
3 Giá rừng tự nhiên bình quân (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (2).
4 Giá rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha) đối với rừng trồng từ 5 năm trở lên được xác định theo công thức (7).
- 1Quyết định 56/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 37/2021/QĐ-UBND về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 09/2022/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 32/2022/QĐ-UBND quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 51/2022/QĐ-UBND sửa đổi tên Phụ lục IV kèm theo Quyết định 41/2021/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 08/2023/QĐ-UBND về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 13/2023/QĐ-UBND quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 12Quyết định 40/2023/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Luật giá 2012
- 2Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 về Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 7Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Luật Lâm nghiệp 2017
- 9Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 10Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 11Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Quyết định 67/2019/QĐ-UBND quy định về Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh An Giang
- 14Thông tư 05/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 56/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 17Quyết định 37/2021/QĐ-UBND về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 18Quyết định 09/2022/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 19Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
- 20Quyết định 32/2022/QĐ-UBND quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 21Quyết định 21/2022/QĐ-UBND quy định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 22Quyết định 51/2022/QĐ-UBND sửa đổi tên Phụ lục IV kèm theo Quyết định 41/2021/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 23Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 24Quyết định 08/2023/QĐ-UBND về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 25Quyết định 13/2023/QĐ-UBND quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 26Quyết định 40/2023/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 12/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Trần Anh Thư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra