Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6927/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2022 - 2024 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 (Luật số 55/2014/QH);

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Văn bản số 1933/BTNMT-KHTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch Tài chính - Ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch Tài chính - Ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 - 2021

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2021

1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường

1.1. Công tác thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương:

Trong giai đoạn 2020-2021, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Triển khai thực hiện công tác BVMT theo quy định mới tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT; theo đó, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thẩm định hồ sơ môi trường, thực hiện công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, quản lý và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải và phế liệu theo quy định mới hướng đến mục tiêu không phát triển kinh tế bằng mọi giá; không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Công tác BVMT thực hiện theo phương thức đổi mới, quản lý môi trường từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa nhằm từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về BVMT; trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền: giảm thiểu ô nhiễm do việc sử dụng và thải bỏ các sản phẩm nhựa, đặc biệt sản phẩm nhựa sử dụng một lần; triển khai các chương trình thu gom chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao ý thức BVMT trong cộng đồng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nguyên thiên nhiên hiệu quả tiết kiệm trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu và trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu.

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ tỉnh đến huyện, xã theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luật về BVMT; trong đó, chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về BVMT.

1.2. Lồng ghép chương trình hành động BVMT vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương:

Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch, đề án BVMT trên địa bàn toàn tỉnh đã được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, các sở ngành liên quan đã tích cực xây dựng các chương trình, dự án BVMT liên quan tới lĩnh vực dang quản lý.

Công tác thẩm định, phê duyệt các dự án quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được chú trọng đến vấn đề BVMT và nội dung này được xem là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình chuẩn bị dự án.

Các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình và Dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khi xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện luôn chú trọng quan tâm xem xét đến công tác BVMT, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đối với những dự án đầu tư mới đều thực hiện việc lập ĐTM và kế hoạch BVMT trước khi cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép xây dựng.

Trong giai đoạn 2020-2021, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, Kế hoạch Hành động tăng trưởng xanh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030, nhằm định hướng nhiệm vụ và giải pháp tăng trưởng bền vững trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu của địa phương.

1.3. Công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT ở địa phương:

Các văn bản quan trọng đã xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT ở địa phương trong năm 2020-2021, gồm:

- Nghị quyết số 213/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định tỷ lệ để lại tiền phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt cho các cơ quan, tổ chức thu phí;

- Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định điều chỉnh kế hoạch thu, chi kinh phí dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2019;

- Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 22/10/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 02/11/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Kế hoạch số 4053/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Kế hoạch số 4280/KH-UBND ngày 25/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Ngoài ra còn có nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện công tác hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT của trung ương và địa phương.

Nhìn chung, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành được tiến hành thường xuyên nhằm xác định các văn bản hết hiệu lực hoặc không phù hợp với nội dung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; đồng thời, cũng đã ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường kịp thời giải quyết các vấn đề, yêu cầu quản lý môi trường của địa phương.

1.4. Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT trong cộng đồng:

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường được tiến hành thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương trong tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức tuyên truyền hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trường cho cơ quản lý môi trường cấp huyện và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Qua Hội nghị, đã nắm bắt và giải đáp được những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tại các địa phương. Các vấn đề còn tồn tại cũng được ghi nhận và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn cụ thể.

Trong 02 năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình BVMT mới phù hợp với điều kiện của địa phương như: tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó biến đổi khí hậu; thu gom chất thải nguy hại; đổi chất thải lấy quà tặng; ngày hội môi trường; nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tận thu các phế phẩm nông nghiệp sản xuất phân hữu cơ,...Thông qua các hoạt động truyền thông, các lớp tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cán bộ về công tác BVMT.

1.5. Công tác quan trắc các thành phần môi trường:

Thực hiện theo Chương trình quan trắc thành phần môi trường không khí xung quanh, đất, nước mặt, nước ngầm tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 31/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, kết quả đã thực hiện như sau:

- Tần suất quan trắc: nước mặt: 06 lần/năm vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10, 12; nước ngầm: 04 lần/năm vào các tháng 2, 6, 8, 12; tiếng ồn, không khí xung quanh: 04 lần/năm vào các tháng 3, 6, 9, 11; đất: 02 lần/năm vào các tháng 6, 12.

- Vị trí quan trắc: nước mặt: 46 vị trí; nước dưới đất: 17 vị trí; không khí xung quanh, tiếng ồn: 22 vị trí; đất: 13 vị trí.

1.6. Công tác phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cơ quan, ban ngành:

Các cơ quan, ban ngành và đoàn thể đã tích cực tham gia các hoạt động quản lý, hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ BVMT thuộc lĩnh vực đang quản lý thông qua các hoạt động tuyên truyền môi trường, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra kiểm tra. Qua các hoạt động phối hợp này, công tác BVMT ở địa phương ngày càng dược nâng cao.

Công tác phối hợp liên tỉnh cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác phối hợp quản lý khai thác khoáng sản trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt với tỉnh Đồng Nai.

Tuy nhiên, việc phối hợp liên vùng chưa thực hiện đồng bộ, chưa thực sự gắn kết nên các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, xử lý các chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường chưa đạt hiệu quả cao.

1.7. Công tác kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường:

Trong thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường và xả thải đã dược tiến hành trên phạm vi rộng, chất lượng công tác đã từng bước được nâng lên, góp phần phát huy vai trò là công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm. Ngoài các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch năm đã thực hiện khá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hiện nay, công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm đã được rà soát, chọn lọc đối tượng được thanh tra cho phù hợp với những tồn tại môi trường cần xử lý trong thời điểm. Kế hoạch kiểm tra triển khai thực hiện không tràn lan mà tập trung các đối tượng đã vi phạm trước đây.

Các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường hơn. Việc kiểm soát chặt chẽ quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để không xảy ra sự cố môi trường và nhiều nội dung khác liên quan đã được có quan chức năng chú trọng thực hiện.

Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, đã tiến hành kiểm tra công tác BVMT định kỳ khoảng hơn 250 cơ sở theo kế hoạch của tỉnh và cấp huyện. Kiểm soát ô nhiễm đối với các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ Sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp nhằm kịp thời phát hiện tình hình ô nhiễm và đề xuất kịp thời các giải pháp khắc phục và xử lý. Kiểm tra và xác nhận hoàn thành các công trình BVMT của 20 dự án. Tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác BVMT đối với 01 đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Trên cơ sở Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản số 2496/UBND-MT ngày 26/4/2017 về việc thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT; đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ và Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lâm Đồng triển khai 05 nhiệm vụ, cụ thể:

2.1. Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Xây dựng, cập nhật và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.3. Tổ chức thực hiện đánh giá khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.4. Nhiệm vụ liên quan đến đóng góp do quốc gia tự quyết định: đánh giá giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng BĐKH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.5. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết sô 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, tỉnh Lâm Đông đang tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định 2517/QĐ-UBND; hàng năm tỉnh đều có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện theo các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qua đánh giá, tỉnh Lâm Đồng cũng đã nhìn nhận được những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được và đưa ra các giải pháp để khắc phục.

Việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không có hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

3. Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ BVMT của địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

3.1. Về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Tỉnh Lâm Đồng không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tồn tại trong khu dân cư phải di chuyển vào các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tập trung vào nhóm dịch vụ công ích, cụ thể:

- Cơ sở còn tồn đọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg là bãi rác tập trung Cam Ly của thành phố Đà Lạt do Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt quản lý. Hiện nay, đang tiến hành lập dự án xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích. Dự án Đóng cửa Bãi rác Cam Ly, thành phố Đà Lạt đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng bố trí kinh phí thực hiện tại Nghị quyết số 143/NQ-HĐND ngày 31/10/2019 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lâm Đồng với kinh phí 49,9 tỷ đồng, trong đó kinh phí phân bố năm 2020 là 08 tỷ đồng.

- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh trên địa bàn sau khi Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành: Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương, Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh, Bãi rác tập trung huyện Đức Trọng, Bãi rác Gung Ré:

Trung tâm y tế huyện Lạc Dương và Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh đã hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn trình tự, thủ tục xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để.

Bãi rác Gung Ré huyện Di Linh và Bãi rác tập trung huyện Đức Trọng đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xử lý ô nhiễm môi trường, hiện đang dùng biện pháp tạm thời để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh.

Dự án đóng cửa bãi rác thôn P'ré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng đã dược Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng bố trí kinh phí thực hiện tại Nghị quyết số 143/NQ-HĐND ngày 31/10/2019 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lâm Đồng với kinh phí 20 tỷ đồng; trong đó, kinh phí phân bổ năm 2020 là 06 tỷ đồng.

3.2. Về BVMT lưu vực sông Đồng Nai:

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1643/QD- UBND ngày 08/8/2014 về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020; Quyết định số 2766/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các văn bản liên quan để triển khai thực hiện nhằm BVMT lưu vực sông Đồng Nai.

Hàng năm, tỉnh đều có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai về tình hình triển khai Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đều tham dự các phiên họp của Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

3.3. Về bảo vệ môi trường không khí:

Công tác trồng và bảo vệ rùng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, luôn duy trì và nâng cao độ che phủ rừng, góp phần đảm bảo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tốt, hạn chế ô nhiễm.

Ngoài ra, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh khí thải đều phải cam kết xây dựng các công trình, biện pháp xử lý khí thải đạt quy chuẩn về môi trường hiện hành trước khi xả thải. Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xả thải cũng được thực hiện thường xuyên.

Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên tuyền ngăn ngừa và giảm thiểu các hoạt động đốt rác thải, đặc biệt là rác thải từ sản xuất nông nghiệp.

3.4. Về bảo tồn đa dạng sinh học:

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Các công tác bảo tồn đa dạng sinh học trọng tâm đã thực hiện như: truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai các mô hình sinh kế bền vững; điều tra đánh giá sự xâm hại của sinh vật ngoại lai; xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học...

Tỉnh Lâm Đồng hiện dang triển khai thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học cấp tỉnh và các khu bảo tồn - xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đã và đang chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện và tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Hàng năm, tỉnh đều có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.

4. Đánh giá tình hình triển khai chính sách liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường

Lâm Đồng là một trong 11 tỉnh, thành phố tham gia dự án chiến lược BVMT quốc gia về BVMT đầu nguồn sông Đồng Nai. Tỉnh đã xây dựng và đề xuất chương trình, đề án trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để được tham gia trực tiếp một số nhiệm vụ cụ thể góp phần bảo vệ nguồn nước thượng nguồn sông Đồng Nai.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ theo phân công trách nhiệm, lĩnh vực chuyên môn triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về BVMT của Ủy ban nhân dân các cấp tại tỉnh Lâm Đồng luôn được chú trọng đã và đang được triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhất định góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa việc phát sinh chất thải ra môi trường, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh sạch đẹp, góp phần duy trì và nâng cao độ che phủ rừng trong toàn tỉnh 55 %.

Việc thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả, cụ thể như sau: đến thời điểm hiện nay, phần lớn các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhận thức và hiểu biết nhất định về việc BVMT trong hoạt động của đơn vị. Nhiều doanh nghiệp cũng như đa số các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh đã ý thức được rằng BVMT là yếu tố sống còn của đơn vị.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BVMT VÀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 VÀ NĂM 2021

1. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường 2020 và năm 2021

Kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2020 là 122.368 triệu đồng, đối với cấp tỉnh là 14.495 triệu đồng, đối với cấp huyện do từng địa phương phân bổ. Trong năm 2021, kinh phí chi sự nghiệp môi trường là 14.964 triệu đồng; trong đó, cấp tỉnh là 22.776 triệu đồng, đối với cấp huyện do từng địa phương phân bổ.

Như vậy, chi kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Lâm Đồng ngoài thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc thì cấp tỉnh và các huyện mức chi chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tối thiểu không được dưới 1% chi ngân sách của địa phương.

Ngoài ra, hiện nay theo quy định Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch liên tịch với cơ quan quản lý môi trường của địa phương. Tuy nhiên đến nay, các đơn vị này vẫn chưa được cấp kinh phí sự nghiệp môi trường cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Chi kinh phí sự nghiệp tỉnh tập trung chủ yếu cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, hỗ trợ bù thu cho nhà máy xử lý nước thải tập trung thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng của các Sở, ban, ngành liên quan và kinh phí hoạt động quản lý môi trường cho cấp huyện như kiểm tra và tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).

2. Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2021

Trong năm 2021, theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng kinh phí chi sự nghiệp môi trường cấp tỉnh là 28.607 triệu đồng. Tuy nhiên, số được cấp tới thời điểm hiện tại là 25.494 triệu đồng, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ BVMT và dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ước tính tỉnh Lâm Đồng thực hiện kế hoạch được giao đạt khoảng 80%.

3. Phân tích, đánh giá các mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ BVMT

3.1. Những thuận lợi:

Vấn đề BVMT đã nhận được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường từng bước được nâng cao qua năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quản lý môi trường đã có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cảnh sát Môi trường, Công Thương và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên. Đặc biệt là có sự giám sát của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện.

3.2. Những khó khăn tồn tại, hạn chế:

a) Những tồn tại, hạn chế:

Đôi ngũ quản lý môi trường cấp huyện, xã còn thiếu và yếu, chưa được chuyên môn hoá nên hiệu quả quản lý chưa cao; việc khắc phục đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, phương thức tuyên truyền chưa được đổi mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, xử lý các chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý hoạt động khai thác tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng) triển khai còn chậm, hiệu quả chưa cao; kinh phí đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản để làm cơ sở đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

b) Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém:

Cơ chế hợp tác và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và chính quyền địa phương chưa thực sự gắn kết; đa số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng phục vụ trong lĩnh vực công ích nên nguồn kinh phí để khắc phục phụ thuộc vào nguồn ngân sách của địa phương hoặc từ sự hỗ trợ của ngân sách trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác; việc điều tra thống kê số liệu thành phần về hiện trạng nguồn tài nguyên này còn đang hạn chế về kinh phí và nguồn lực. Vì vậy, việc quy hoạch cũng như công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn; Địa phương cũng ít được nhận nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương để thực hiện các hoạt động BVMT.

III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Nhằm tăng cường và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đông kính đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan một số nội dung sau:

1. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tỉnh một phần kinh phí trong những công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế khuyến khích thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm tư vấn khoa học công nghệ môi trường, nông lâm nghiệp và các trung tâm dịch vụ đào tạo, tổ chức mạng lưới khuyến lâm, khuyến nông ở cơ sở.

2. Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đặc biệt là các nguồn thải có lưu lượng nước thải lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thuộc cấp Bộ quản lý.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nội vụ để xem xét, bổ sung thêm biên chế cho ngành tài nguyên và môi trường để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.

5. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên hướng dẫn công tác tuyên truyền cũng như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ năng lực chuyên môn về lĩnh vực môi trường cho các bộ, công chức các cấp.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ địa phương trong công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc nhóm cơ sở dịch vụ công ích và có hướng dẫn đưa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi danh sách.

7. Các tỉnh hạ nguồn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có cơ chế hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng trong công tác bảo vệ môi trường và phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với các dự án, công trình nằm trên địa bàn 2 tỉnh.

8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và giám sát việc thực hiện chương trình hành động.

9. Sớm ban hành các chính sách để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

10. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan hành pháp, trong đó chú trọng các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; chú trọng và tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường theo từng cấp độ, theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.

11. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp tăng cường công tác bảo vệ và thực thi pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường.

12. Sớm kiện toàn hệ thống quản lý về môi trường, xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động và kịp thời đối phó khi xảy ra các sự cố về môi trường.

13. Tiếp tục xây dựng, ban hành chương trình phối hợp quản lý giữa ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Cảnh sát môi trường ... để tạo cơ chế quản lý đồng bộ.

14. Nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể kêu gọi khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Tăng cường công tác xã hội hóa về BVMT.

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2022 - 2024 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Hỗ trợ xử lý các điểm ô nhiễm môi trường gây bức xúc ở địa phương

1.1. Thực hiện Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường giải quyết nguồn vốn cho các đơn vị thuộc đối tượng dịch vụ công ích để có kinh phí triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường; trong đó, ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho huyện Di Linh xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải rắn tại xã Grung Ré.

1.2. Tiếp tục triển khai xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: Bãi rác thành phố Đà Lạt (theo Quyết định 64/2003/QĐ-CP của Chính phủ) và bãi rác tập trung huyện Đức Trọng (theo Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 13/20/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng).

2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường

1.1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về BVMT theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp.

1.2. Xây dựng phương án BVMT, khai thác, sử dụng; bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn trong quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật quy hoạch.

1.3. Xây dựng và triển khai các văn bản pháp quy về BVMT; đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường cho cán bộ môi trường cấp tỉnh, huyện và các doanh nghiệp.

1.4. Triển khai hệ thống quản lý dữ liệu quan trắc tự động chất thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân, trong đó chú trọng các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở chế biến cà phê ướt và đặc biệt là Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng tại huyện Bảo Lâm.

1.6. Triển khai Kế hoạch thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2017/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật; Nhân rộng mô hình thí điểm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

1.7. Thực hiện thanh tra, kiểm tra các quy định của pháp luật về BVMT; kiểm tra việc thực hiện các nội dung, kể cả việc đầu tư các công trình, hạng mục công trình xử lý môi trường trong hồ sơ môi trường đã dược phê duyệt.

1.8. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội để tuyên truyền, vận động và xây dựng các mô hình BVMT thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.9. Lồng ghép các nội dung BVMT vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

1.10. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

1.11. Xây dựng báo cáo chuyên đề về môi trường và tổng hợp số liệu, chỉ thị về môi trường hàng năm.

3. Quản lý chất thải

3.1. Triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01/2019 về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.

3.2. Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

3.3. Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn, điều chỉnh nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn trong quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

3.4. Tăng cường quản lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, triển khai áp dụng các giải pháp tăng tỷ lệ thu gom chất thải nguy hại nông nghiệp.

3.5. Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn, trọng tâm là việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, nâng cao năng lực thu gom; triển khai một số mô hình điểm về xử lý chất thải nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

3.6. Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thành phố Bảo Lộc; xem xét dự án đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; Xây dựng hệ thống xử lý tập trung khu công nghiệp Phú Hội, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.

3.7. Triển khai Kế hoạch giảm phát nhựa trên địa bàn tỉnh theo Lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ hãy chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa;

3.8. Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

4. Bảo tồn đa dạng sinh học

4.1. Triển khai các nhiệm vụ theo phân công của Chính phủ tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đa dạng sinh học dược ban hành trong thời gian qua; nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật đa dạng sinh học đến các cấp, các ngành trên địa bàn.

4.2. Thực hiện Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4.3. Triển khai Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

4.4. Triển khai các dự án về xây dựng hệ thống thông tin và lưu trữ dữ liệu về đa dạng sinh học toàn tỉnh. Điều tra, khảo sát, đánh giá và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo thẩm quyền của địa phương.

4.5. Quản lý bảo vệ các khu bảo tồn, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học và các khu vực chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; phát triển và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên; hưởng ứng, triển khai sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh.

4.6. Đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học.

4.7. Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác giữa các tỉnh về bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn sinh vật.

5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường

5.1. Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên môn và cán bộ BVMT các cấp. Xây dựng và thực hiện phương án về tổ chức, cán bộ của các cơ quan để đảm bảo thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn theo đúng Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/2/2019 của Chính phủ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp

5.2. Duy trì hạ tầng kỹ thuật kết nối dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường và thường xuyên cập nhật dữ liệu.

5.3. Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh và cấp huyện. Tăng cường tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ BVMT cho cấp huyện, cấp xã.

5.4. Hỗ trợ kinh phí hoạt động BVMT cho các tổ chức đoàn thể, chính trị- xã hội, nghề nghiệp theo nội dung các Nghị quyết, Chương trình phối hợp. Mở các lớp tập huấn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các lớp tập huấn của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn và giáo dục cho đối tượng học sinh.

5.5. Phối hợp với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học trong công tác nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu và BVMT.

5.6. Khuyến khích các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển mô hình xã hội hóa, mô hình tự quản về BVMT.

5.7. Sớm triển khai các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về BVMT ở địa phương.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT

Thường xuyên thực hiện phố biển các quy định của pháp luật về BVMT đến mọi tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm rác thải nhựa, phân loại chất thải rắn tại nguồn.

7. Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ

7.1. Tập trung xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.

7.2. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

7.3. Rà soát, hướng dẫn đối tượng có quy mô xả lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường.

8. Dự toán kinh phí: Dự toán kinh phí kế hoạch BVMT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2024 (Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có trách nhiệm: tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; hàng năm lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định và cấp kinh phí theo quy định.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên căn cứ chức năng nhiệm vụ, hàng năm lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định và cấp kinh phí theo quy định.

3. Giao Sở Tài chính hướng dẫn, cân đối và cấp kinh phí cho các ngành và địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ.

4. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch:

4.1. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của mình; định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết tình hình thực hiện, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

4.2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu VT, TH2, MT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6927/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên nhiệm vụ/dự án

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2020 (triệu đồng)

Kinh phí năm 2021 (triệu đồng)

Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm

Tiến độ giải ngân (%)

Các kết quả chính đã đạt được

Ghi chú

A

Nhiệm vụ chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

2.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

121.189

143.964

 

 

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

393

0

 

 

 

 

1.1

Mua sắm thùng chứa và phân loại rác thải thuộc gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền hướng tới mục tiêu giảm phát thải nhựa năm 2019

 

 

393

 

Sở TNMT

 

Phục vụ mô hình phân loại rác tại nguồn

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

120.796

143.964

 

 

 

 

 

Cấp tỉnh

 

 

14.102

25.494

 

 

 

 

2.1

Tổ chức thực hiện đánh giá khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng năm 2019

 

 

180

 

Sở TNMT

 

 

 

2.2

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

 

 

786,511

 

Sở TNMT

 

 

 

2.3

Duy trì bộ chỉ số nước

 

 

270

270

Sở NN PTNT

 

 

 

2.4

Phân tích mẫu nước

 

 

135

135

Sở NNPTNT

 

 

 

2.5

Giáo dục, tuyên truyền, BV rừng, môi trường

 

 

270

270

Vườn QG Bidoup Núi Bà

 

 

 

2.6

Các hoạt động bảo vệ môi trường

 

 

189

189

Sở Công thương

 

 

 

2.7

Hoạt động thanh tra môi trường

 

 

90

90

Sở TNMT

 

 

 

2.8

Các hoạt động tuyên truyền

 

 

315

270

Sở TNMT

 

 

 

2.9

Lập báo cáo hiện trạng ĐDSH và các khu bảo tồn

 

 

 

900

Sở TNMT

 

 

 

2.10

Thu gom bao bì thuốc BVTV

 

 

126

 

 

 

 

 

2.11

Các hoạt động bảo vệ môi trường

 

 

360

540

Chi cục BVMT

 

 

 

2.12

Chi các hoạt động giảm phát thải thải nhựa

 

 

540

450

Chi cục BVMT

 

 

 

2.13

Quan trắc chất lượng môi trường toàn tỉnh

 

 

720

1.530

Trung tâm quan trắc TNMT

 

 

 

2.14

Vận hành trạm Quan trắc tự động nước mặt tại huyện Bảo Lâm

 

 

180

180

Trung tâm quan trắc TNMT

 

 

 

2.14

Duy trì hoạt động phòng thí nghiệm theo ISO

 

 

90

90

Trung tâm quan trắc TNMT

 

 

 

2.15

Kinh phí mua sắm thiết bị quan trắc online

 

 

 

1.000

Trung tâm quan trắc TNMT

 

 

 

2.16

Hoạt động Quỹ môi trường

 

 

 

 

Quỹ BV môi trường

 

 

 

2.17

Đặt hàng xử lý nước thải tp Đà Lạt

 

 

9.400

11.430

Sở Xây dựng

 

 

 

2.18

Hỗ trợ hoạt động cảnh sát môi trường

 

 

450

450

Công an tỉnh

 

 

 

2.19

Hỗ trợ kinh phí phân bổ sản phẩm phụ xử lý rác thải

 

 

 

7.700

Cty TNHH MTNL Xanh

 

 

 

 

Cấp huyện

 

 

106.694

118.470

 

 

 

 

2.20

Đà Lạt

 

 

47.957

46.412

 

 

 

 

2.21

Bảo Lộc

 

 

16.801,5

23.600

 

 

 

 

2.22

Lạc Dương

 

 

5.212

7.022

 

 

 

 

2.23

Đơn Dương

 

 

5.241

4.240

 

 

 

 

2.24

Đức Trọng

 

 

6.982

9.615

 

 

 

 

2.25

Lâm Hà

 

 

6.494

6.494

 

 

 

 

2.26

Di Linh

 

 

3.252

3.252

 

 

 

 

2.27

Bảo Lâm

 

 

2.000

2.800

 

 

 

 

2.28

Đạ Huoai

 

 

3.264,33

5.339,19

 

 

 

 

2.29

Đạ Tẻh

 

 

3.631

3.927

 

 

 

 

2.30

Cát Tiên

 

 

3.820

3.530

 

 

 

 

2.31

Đam Rông

 

 

2.039

2.239

 

 

 

 

D

Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

121.189

143.964

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 3 NĂM 2022-2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 6927/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: triệu đồng

Stt

Tên nhiệm vụ/ Dự án

Cơ sở pháp lý

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Lũy kế đến hết năm 2021

Kinh phí năm 2022

Dự kiến năm 2023

Dự kiến năm 2024

A

Nhiệm vụ chuyên môn

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

B

Nhiệm vụ thường xuyên

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

 

900

1.556,2

 

 

 

Lập báo cáo hiện trạng ĐDSH và các khu bảo tồn

QĐ số 169/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn tỉnh và các khu bảo tồn nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát ĐDSH

Cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn tỉnh và các khu bảo tồn nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát ĐDSH

Báo cáo

Sở TNMT

2021-2022

900

1.556,2

 

 

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

137.462

144.713

150.098

 

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

19.169

21.169

20.469

2.1

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh

Luật BVMT; Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016

tập hợp các nội dung và các giải pháp cần thiết để cải thiện chất lượng môi trường không khí của tỉnh theo lộ trình thời gian nhất định

Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh

Kế hoạch

Sở TNMT

2022

 

1.000

500

500

2.2

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp tỉnh

Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường về báo cáo công tác BVMT

Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh

Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT

Báo cáo

Sở TNMT

2022-2024

 

200

200

200

2.3

Xây dựng bộ chỉ số môi trường cấp tỉnh

Quyết định số 2782/QĐ BTNMT ngày 31/10/2019

Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống

Xây dựng bộ chỉ số môi trường cấp tỉnh

Bộ chỉ số môi trường cấp tỉnh

Sở TNMT

2022-2024

 

500

500

500

2.4

Duy trì bộ chỉ số nước

Quyết định số 4826/QĐ BNN-TCTL ngày 7/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Đánh giá 05 chỉ số nước sạch nông thôn

Cập nhật, thống kê, tổng hợp số liệu nước sạch

Quyết định phê duyệt Bộ chỉ số nước sạch

Sở NN PTNT

2022-2024

 

350

350

350

2.5

Phân tích mẫu nước

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế;

Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh

Lấy mẫu nước phân tích; Tổng hợp đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Báo cáo kết quả; Đề xuất giải pháp; khuyến cáo cho người dân

Sở NN PTNT

2022-2024

 

250

250

250

2.6

Tuyên truyền vệ sinh nước sạch môi trường nông thôn

 

Nâng cao nhận thức

Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền

Nâng cao nhận thức

Sở NN PTNT

2022-2024

 

50

50

50

2.7

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn trên địa bàn tỉnh

Luật Bảo vệ môi trường - Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 ban hành quy chế quản lý chất thải

Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nông thôn

 

Báo cáo tổng hợp của nhiệm vụ

Sở TNMT

2024

 

 

 

1.000

2.8

Giáo dục, tuyên truyền, BV rừng, môi trường

Văn bản số 7626/UBND-VX3 ngày 26/11/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng

 

 

Nâng cao nhận thức

Vườn QG Bidoup Núi Bà

2022-2024

 

270

270

270

2.9

Các hoạt động bảo vệ môi trường

Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách

 

 

 

Sở Công Thương

2022-2024

 

189

189

189

2.10

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp

Luật BVMT; Nghị định 40/2019

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 03 cụm công nghiệp

Hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp

Sở Công Thương

2022-2023

 

400

800

 

2.11

Đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải y tế cho cán bộ y tế

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT -BYT- BTNMT

100% cán bộ y tế được đào tạo, tập huấn về quản lý chất thải y tế

Mỗi năm tổ chức 2 lớp tập huấn, mỗi lớp 3 ngày về xử lý chất thải y tế/ mỗi lớp 50 cán bộ y tế tham gia

Nâng cao nhận thức hội viên

Sở Y tế

2022-2024

 

50

50

50

2.12

Tuyên truyền công tác xử lý chất thải y tế, giảm thiểu chất thải nhựa, kiểm soát nhiễm khuẩn trong ngành y tế

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT -BYT- BTNMT

100% các đơn vị tổ chức tuyên truyền công tác xử lý chất thải y tế, giảm thiểu chất thải nhựa, kiểm soát nhiễm khuẩn

In ấn 1000 áp phích và tờ rơi tuyên truyền về xử lý chất thải y tế, giản thiểu chất thải nhựa và kiểm soát nhiễm khuẩn

ấn phẩm tuyên truyền

Sở Y tế

2022-2024

 

30

30

30

2.13

Xây dựng dữ liệu thu thập về số liệu hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Quyết định số 2056/QD UBND ngày 24/9/2020

dữ liệu về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Xây dựng dữ liệu thu thập về số liệu hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Báo cáo

Sở Xây dựng

2022-2024

 

250

250

250

2.14

Hoạt động thanh tra môi trường

Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách

 

 

 

Sở TNMT

2022-2024

 

90

90

90

2.15

Các hoạt động tuyên truyền

Luật BVMT

 

 

 

Sở TNMT

2022-2024

 

270

270

270

2.16

Hỗ trợ Thu gom bao bì thuốc BVTV

Thông tư liên tịch số 05/2017/TTLT- BNNPTNT -BTNMT ngày 16/5/2017

Giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao nhận thức

Hỗ trợ Thu gom bao bì thuốc BVTV tại một số địa phương

Giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao nhận thức

Sở TNMT

2022-2024

 

200

300

400

2.17

Các hoạt động bảo vệ môi trường

Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách

 

Kiểm soát ô nhiễm; Thẩm định hồ sơ, cấp phép; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường;

 

Chi cục BVMT

2022-2024

 

540

540

540

2.18

Chi các hoạt động giảm phát thải thải nhựa

VB 161/LĐCP ngày 24/5/2019; Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 18/01/2019

Truyền thông môi trường

Chi các hoạt động giảm phát thải thải nhựa

Giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao nhận thức

Chi cục BVMT

2022-2024

 

450

450

450

2.19

Quan trắc chất lượng môi trường toàn tỉnh

Quyết định 715/QĐ-UBND ngày 31/3/2009

Quan trắc chất lượng môi trường

Quan trắc hiện trạng nước mặt; không khí xung quanh; nước ngầm; đất trên địa bàn toàn tỉnh.

Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường

Trung tâm quan trắc TNMT

2022-2024

 

1.530

1.530

1.530

2.20

Vận hành trạm Quan trắc tự động nước mặt tại huyện Bảo Lâm

 

Kiểm soát ô nhiễm dự án Tổ hợp Bau xít - Nhôm Tân Rai, Lâm Đồng

Vận hành Trạm quan trắc nước tự động kiểm soát nguồn nước mặt sau hệ thống xử lý hồ bùn đỏ của dự án Tổ hợp Bau xít - Nhôm Tân Rai

Kết quả đo tự động cập nhật liên tục các thông số: pH, EC, TDS, DO, độ đục, TSS, màu trong nguồn nước mặt

Trung tâm quan trắc TNMT

2022-2024

 

180

180

180

2.21

Duy trì hoạt động phòng thí nghiệm theo ISO

 

 

Vận hành hệ thống chất lượng theo ISO 17025 đối với các thông số đã công nhận và tiếp tục chuẩn bị cho công nhận các thông số tiếp theo;

 

Trung tâm quan trắc TNMT

2022-2024

 

90

90

90

2.22

Đặt hàng xử lý nước thải tp Đà Lạt

 

 

 

 

Sở Xây dựng

2022-2024

 

11.430

11.430

11.430

2.23

Hỗ trợ hoạt động cảnh sát môi trường

Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách

Tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường

Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến pháp luật; Tổ chức thanh kiểm tra, điều tra; Mua sắm trang thiết bị chuyên dùng

 

Công an tỉnh

2022-2024

 

450

450

450

2.24

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường của Tỉnh Đoàn

Chương trình, kế hoạch liên tịch

Nâng cao nhận thức

Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền

Nâng cao nhận thức đoàn viên

Tỉnh Đoàn

2022-2024

 

100

100

100

2.25

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường của Hội Phụ nữ

Chương trình, kế hoạch liên tịch

Nâng cao nhận thức

Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền; Tổ chức Hội thi

Nâng cao nhận thức hội viên

Hội Phụ nữ

2022-2024

 

100

100

100

2.26

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường của Hội Cựu chiến binh

Chương trình, kế hoạch liên tịch

Nâng cao nhận thức

Tuyên truyền, tập huấn

Nâng cao nhận thức hội viên

Hội Cựu chiến binh

2022-2024

 

100

100

100

2.27

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường của Hội Nông dân

Chương trình, kế hoạch liên tịch

Nâng cao nhận thức

Tuyên truyền, tập huấn

Nâng cao nhận thức hội viên

Hội Nông dân

2022-2024

 

100

100

100

2.28

Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh Núi voi (bảo tồn Thông đỏ)

QĐ số 169/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Điều tra, khảo sát, đánh giá chi tiết điều kiện tự nhiên và ĐDSH để thành lập khu bảo tồn theo Luật ĐDSH

 

 

Sở TNMT

2023

 

 

1.000

 

2.25

Nghiên cứu chia sẻ lợi ích và trách nhiệm các bên tham gia trong công tác bảo tồn ĐDSL tỉnh Lâm Đồng

QĐ số 169/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Xác định rõ lợi ích và trách nhiệm các bên có liên quan để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh

 

 

Sở TNMT

2023-2024

 

 

1.000

1.000

2

Cấp huyện

 

 

118.293

123.544

129.629

2.29

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi hường cho cấp huyện

Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách

Phục vụ công tác bảo vệ môi trường ở cấp địa phương

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp huyện và cấp xã

 

Đà Lạt

 

 

46.412

48.733

51.169

Bảo Lộc

 

 

23.600

24.780

26.019

Lạc Dương

 

 

7.022

7.373

7.742

Đơn Dương

 

 

4.240

4.452

4.675

Đức Trọng

 

 

9.615

10.096

10.601

Lâm Hà

 

 

6.494

6.819

7.160

Di Linh

 

 

3.252

3.415

3.585

Bảo Lâm

 

 

2.800

2.940

3.087

Đạ Huoai

 

 

5.161

4.756

4.902

Đạ Tẻh

 

 

3.927

4.123

4.330

Cát Tiên

 

 

3.530

3.707

3.892

Đam Rông

 

 

2.239

2.351

2.469

D

Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1

Nhiệm vụ chuyển tiếp

2

Nhiệm vụ mở mới

 

 

2.000

0

0

2.1

Dự án đóng cửa Bãi rác Gung Ré

Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v phê duyệt danh sách cơ sở gây ONMTNT

Xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Đóng cửa Bãi rác tập trung Gung Ré bằng phương pháp hoàn nguyên tại chỗ: Tiến hành đầm chặt lớp rác hiện hữu; Phủ lớp đất trồng làm vườn ươm.

 

UBND huyện Di Linh

2022

 

2.00C

 

 

 

Tổng kinh phí

 

 

141.011

144.712

150.098

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 6927/KH-UBND năm 2021 sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022 và Tài chính - Ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 6927/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/09/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản