Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/CT-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2018 |
Trong những năm qua, bên cạnh việc tái chế chất thải, tận dụng phế liệu phát sinh trong nước làm nguyên liệu sản xuất, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của một số ngành sản xuất, Nhà nước đã cho phép nhập khẩu phế liệu với các điều kiện quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ bị lợi dụng để đưa chất thải vào nước ta, gây ô nhiễm môi trường. Trước thực tế một số nước (là thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới) đã hạn chế, cấm nhập khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển lượng lớn phế liệu nhập khẩu vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và việc kiểm soát quy trình nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa là phế liệu chưa chặt chẽ dẫn đến tồn đọng lượng lớn lô hàng phế liệu nhập khẩu không xác định được chủ hàng tại các cảng biển nước ta, nhất là tại cảng Hải Phòng và Tân Cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu phế liệu, dây chuyền công nghệ sản xuất, tái chế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là kẽ hở để nước ta có nguy cơ trở thành nơi tiếp nhận chất thải và công nghệ sản xuất, tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ các nước khác trên thế giới.
Nhằm tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu từ xa, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
b) Không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu.
c) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung và xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo hướng quy định chặt chẽ các điều kiện bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu; thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu trước khi phế liệu được nhập vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam. Rà soát các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã tham gia, rà soát các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa nhóm 2 là phế liệu nhập khẩu tại Việt Nam để không trái với các cam kết quốc tế.
d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng phế liệu nhập khẩu, đồng thời để thuận lợi cho công tác giám định phế liệu nhập khẩu, hoàn thành và ban hành trong quý III năm 2018.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu trong nước và nhu cầu nhập khẩu phế liệu về Việt Nam để phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, theo hướng không cho phép nhập khẩu các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, những loại phế liệu trong nước đang sẵn có nguồn nguyên liệu, phế liệu; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy trình rút gọn Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sửa đổi) trong quý IV năm 2018.
e) Chủ trì, phối hợp với các địa phương cập nhập thường xuyên, kịp thời và công bố danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, các tổ chức tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, các thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin Một cửa quốc gia.
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá toàn diện công tác cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu của các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của các tổ chức được chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm.
h) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu.
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết, xử lý các lô hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hải quan.
a) Chỉ đạo cơ quan Hải quan tập trung lực lượng cho thông quan nhanh các lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đã có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hạn ngạch nhập khẩu.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cửa khẩu triển khai xây dựng quy chế phối hợp liên ngành về quản lý nhập khẩu phế liệu tại các cửa khẩu.
c) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam; hướng dẫn các hãng tàu/đại lý hãng tàu khi khai thông tin e-Manifest trước khi tàu cập cảng phải khai đầy đủ thông tin cụ thể về chủ hàng tại Việt Nam đối với phế liệu nhập khẩu (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số của Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất...), mô tả hàng hóa phải thể hiện đầy đủ để xác định được loại phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; chỉ đạo Cơ quan hải quan thông báo cho hãng tàu/đại lý hãng tàu vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng, cơ quan quản lý cảng không cho phép dỡ hàng là phế liệu từ tàu xuống cảng đối với chủ hàng không có trong Danh sách tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, bổ sung quy định về việc tạm dừng các hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
đ) Kiên quyết buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
e) Tăng cường trao đổi thông tin với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan về tình hình nhập khẩu phế liệu theo quy định.
g) Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu tồn đọng phế liệu nhập khẩu có phương án giải quyết, xử lý dứt điểm các lô hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 31 tháng 10 năm 2018. Cụ thể:
- Cơ quan Hải quan cửa khẩu có phế liệu nhập khẩu tồn đọng căn cứ vào tờ khai e-manifest có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu khẩn trương đến làm thủ tục nhận hàng.
- Cục Hải quan các địa phương chỉ đạo các Chi cục Hải quan nơi có hàng tồn đọng khẩn trương rà soát, xác lập các loại hàng tồn đọng theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chủ trì phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất hàng hóa, phế liệu; tổng hợp gửi Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá nhu cầu nguyên liệu, phế liệu thực tế, cần thiết cho hoạt động sản xuất của các ngành sản xuất giấy, nhựa, sắt, thép, xi măng và kim loại màu của Việt Nam để làm cơ sở xác định khối lượng phế liệu cần phải nhập khẩu bổ sung làm nguyên liệu sản xuất trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
b) Rà soát các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia để có các giải pháp quản lý hàng hóa là phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế; thông báo rộng rãi, kịp thời theo đúng trình tự, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc ban hành các văn bản nhằm tăng cường quản lý và hạn chế nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp tạm ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO đối với việc nhập khẩu phế liệu.
đ) Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường theo thẩm quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động buôn bán và sử dụng phế liệu nhập khẩu.
e) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu về việc kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 không cho phép phế liệu nhập khẩu thông qua các cửa khẩu bằng đường bộ và đường sắt vào Việt Nam.
g) Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành theo hướng đưa phế liệu vào danh mục hàng hóa cấm tạm nhập tái xuất, trung chuyển, quá cảnh, chuyển khẩu; chủ trì, điều phối và đôn đốc các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành và công bố danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
h) Chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm các hàng hóa đã qua sử dụng vào Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để tránh trường hợp lợi dụng khai sai tên hàng, mục đích sử dụng, mã số hàng hóa nhằm nhập khẩu hàng hóa không bị điều chỉnh bởi chính sách nhập khẩu phế liệu nhưng sau đó hàng hóa có thể sử dụng như phế liệu.
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính và các cơ quan liên quan làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngay việc vận chuyển, bốc dỡ các lô hàng phế liệu nhập khẩu không có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu hoặc không rõ địa chỉ nơi nhận (vô chủ) đã được bốc dỡ lên các cảng biển Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2018.
b) Chỉ đạo các cơ quan liên quan thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, chủ tàu, chủ hãng vận tải biển chỉ được đưa xuống tàu để vận chuyển về Việt Nam những đơn hàng có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (còn hiệu lực) nhằm phòng ngừa vận chuyển phế liệu bất hợp pháp từ xa ngoài biên giới; Chủ tàu, chủ hãng vận tải biển phải chịu trách nhiệm đối với lô hàng phế liệu đang vận chuyển của tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; doanh nghiệp kinh doanh cảng biển không cho hàng hóa dỡ xuống cảng biển Việt Nam khi chủ tàu và chủ hàng không xuất trình được Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định; chịu trách nhiệm về việc cho phép bốc dỡ các lô hàng phế liệu nhập khẩu nêu trên.
c) Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu tồn đọng phế liệu nhập khẩu để giải quyết, xử lý dứt điểm các container hàng tồn đọng theo quy định của pháp luật.
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng, Hải quân phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ, ngành và địa phương trong việc phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nhập khẩu phế liệu bất hợp pháp vào lãnh thổ Việt Nam.
b) Chỉ đạo các cơ quan quản lý hạ tầng cảng biển thuộc thẩm quyền không cho hàng hóa dỡ xuống cảng khi chủ tàu và chủ hàng không xuất trình được Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Chỉ đạo tổ chức khởi tố, điều tra, xét xử một số vụ việc liên quan đến hành vi gian lận thương mại, đưa chất thải trái phép vào lãnh thổ Việt Nam; phối hợp với cảnh sát quốc tế (Interpol) để có các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa việc lợi dụng nhập khẩu phế liệu đưa chất thải vào Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường vào Việt Nam.
Thông báo qua đường ngoại giao tới các quốc gia thường xuyên có hàng hóa là phế liệu xuất khẩu sang Việt Nam về việc doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam phải có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam cấp theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường rà soát công nghệ sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bảo đảm thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
b) Xây dựng các biện pháp kỹ thuật bảo đảm không để nhập khẩu các dây chuyền công nghệ tái chế phế liệu đã qua sử dụng; các công nghệ tái chế phế liệu lạc hậu vào Việt Nam.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đối với đơn vị nhập khẩu sử dụng trực tiếp phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Gửi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo thẩm quyền trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin Một cửa quốc gia.
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở được cấp giấy chứng nhận/giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; công tác cấp Giấy chứng nhận/xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2018.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề tái chế phế liệu; cương quyết đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các làng nghề; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương tập trung xử lý dứt điểm các container hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng biển thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Thông báo 281/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 4795/TCHQ-GSQL năm 2018 vướng mắc thủ tục nhập khẩu phế liệu từ việc trục vớt, thanh thải tàu chìm đắm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 2643/GSQL-GQ1 năm 2018 về nhập khẩu phế liệu nhựa do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 4Công văn 4279/BTNMT-PC năm 2018 về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 3084/GSQL-GQ1 năm 2018 về phế liệu nhập khẩu chưa có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 6Công văn 3143/GSQL-GQ1 năm 2018 về nhập khẩu phế liệu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 7Công văn 5943/BTNMT-TCMT năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và 09/2018/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 3Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- 5Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- 6Thông báo 281/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4795/TCHQ-GSQL năm 2018 vướng mắc thủ tục nhập khẩu phế liệu từ việc trục vớt, thanh thải tàu chìm đắm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 2643/GSQL-GQ1 năm 2018 về nhập khẩu phế liệu nhựa do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 9Công văn 4279/BTNMT-PC năm 2018 về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Công văn 3084/GSQL-GQ1 năm 2018 về phế liệu nhập khẩu chưa có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 11Công văn 3143/GSQL-GQ1 năm 2018 về nhập khẩu phế liệu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 12Công văn 5943/BTNMT-TCMT năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và 09/2018/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2018 về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 27/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/09/2018
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra