Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5001:1989

(ISO 1673 - 1978)

HÀNH TÂY

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Cơ quan biên soạn:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989

 

HÀNH TÂY

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Onions

Guide to storage

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp bảo quản có hoặc không làm lạnh nhân tạo để bảo quản hành tây thuộc loài Allium cepa Linnaeus nhằm mục đích sử dụng trực tiếp.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 1673 - 1978.

1. Điều kiện thu hoạch và đưa vào kho

1.1. Chọn cây

Cần chọn các cây hành phù hợp với yêu cầu bảo quản.

Chú thích: thường chọn hành tây muộn

1.2. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch dựa vào mức độ táp lá của các lá xanh (khoảng 50%). Hành phải được thu hái sao cho để không bị dập và bị hư hỏng.

1.3. Đặc trưng chất lượng để bảo quản

Hành tây phải nguyên vẹn, tốt, phát triển đầy đủ, thân củ chắc, cổ củ chặt, và không bị tổn thương vì sương giá. Hai lớp bọc đầu tiên ngoài cùng, cuống, phiến dày và rễ con phải vừa đủ khô (xem 1.4). Hành không được có mùi lạ.

Các củ kép hay dính ba không thích hợp cho việc bảo quản.

1.4. Xử lý trước khi bảo quản

Bất kể bảo quản theo kỹ thuật nào (làm lạnh tự nhiên hoặc nhân tạo), trước khi bảo quản, củ cần được làm khô, không những khử được lượng quá ẩm ở bên ngoài mà cả lượng ẩm của các lớp vỏ bên trong, ở rễ con,...

Nếu không thể làm khô tự nhiên, phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo thích hợp, ví dụ phơi trong một dòng không khí trong hai ngày cho đến tối đa là bảy ngày, tuỳ theo mức độ ẩm. Nhiệt độ không khí có thể từ 250C cho đến tối đa là 380C, và độ ẩm tương đối, nếu có thể là 60%. Tốc độ của luồng khí thổi có thể từ 2 đến 8 m3/phút trên mỗi mét khối. Độ ẩm tương đối tuỳ thuộc chủ yếu vào các điều kiện bên ngoài. Sấy đạt yêu cầu khi mức độ ẩm của các lớp vỏ đạt từ 12 đến 14%. Để tránh rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển, nên sấy khô tại nơi bảo quản, trong một phòng có trang bị đặc biệt để thực hiện việc xử lý này.

1.5. Đưa vào kho

Hành nếu không sấy trong kho, phải được đưa vào kho càng sớm càng tốt sau khi sấy khô.

1.6. Phương pháp bảo quản

Hành tây có thể được bảo quản rời trong các khay hộp, hòm nan thưa, bao, hay thùng chứa.

Trong tr

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989 (ISO 1673 - 1978)

  • Số hiệu: TCVN5001:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản