Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7808:2007

HÀNH TÂY KHÔ – CÁC YÊU CẦU

Dehydrated onion (Allium cepa Linnaeus) – Specification

Lời nói đầu

TCVN 7808:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 5559:1995;

TCVN 7856:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HÀNH TÂY KHÔ – CÁC YÊU CẦU

Dehydrated onion (Allium cepa Linnaeus) – Specification

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hành khô (Allium cepa Linnaeus) ở các dạng thương mại khác nhau.

CHÚ THÍCH 1: Các dạng sản phẩm được đưa ra trong phụ lục B, chỉ dùng để tham khảo.

1.2. Các khuyến nghị liên quan đến các yêu cầu về vi sinh vật được đưa ra trong phụ lục C, không ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định pháp luật ở các quốc gia khác nhau.

1.3. Các khuyến nghị liên quan đến bảo quản và vận chuyển được đưa ra trong phụ lục D.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4489-89 (ISO 948:1988), Gia vị - Lấy mẫu.

TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982), Gia vị - Xác định chất ngoại lai.

TCVN 5103-90 (ISO 5498:1981), Nông sản phẩm thực phẩm – Xác định hàm lượng xơ thô

TCVN 5366-91 (ISO 1026:1982), Sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp làm khô dưới áp suất thấp và xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất đẳng khí

TCVN 5484:2002 (ISO 930:1997), Gia vị - Xác định tro không tan trong axit.

TCVN 7038:2002 (ISO 928:1997), Gia vị - Xác định tro tổng số.

ISO 1208:1982, Spices and condiments – Determination of filth (Gia vị - Xác định tạp chất)

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1. Hành khô, sản phẩm cuối cùng thu được bằng cách làm khô các củ của giống hành (Allium cepa Linnaeus) không chần hoặc sơ chế, các củ phải lành lặn và không bị mốc, không bị bệnh, đất, các lớp vỏ ngoài, cuống, lá và rễ.

3.2. Tạp chất, chất có nguồn gốc thực vật, như là các phần của vỏ và rễ.

4. Các yêu cầu

4.1. Yêu cầu cảm quan

4.1.1. Yêu cầu chung

Hành khô phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và khi hoàn nguyên phải thu được các đặc tính tương tự với hành tươi.

4.1.2. Màu sắc

Màu sắc của hành khô phải đặc trưng cho giống hành được sử dụng, từ màu trắng đến màu kem nhạt khi sản phẩm được chế biến từ hành trắng vàng và có màu từ hồng đến đỏ khi chế biến từ hành đỏ.

Sản phẩm không được có các phần bị cháy sém, nướng và rám.

4.1.3. Mùi

Mùi của hành khô phải đặc trưng và không có mùi lạ hay mất mùi.

4.1.4. Hương

Hương của hành khô có thể đánh giá được chỉ sau khi hoàn nguyên, áp dụng phương pháp mô tả trong phụ lục A, và sau đó tiến hành đánh giá cảm quan.

Hương phải đặc trưng cho hành luộc và không có mùi hương lạ hoặc mất hương.

4.2. Côn trùng, nấm mốc,……

Hành khô phải không được chứa côn trùng sống và nấm mốc, xác côn trùng, các phần của côn trùng và nhiễm loại gặm nhấm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7808:2007 (ISO 5559:1995) về hành tây khô - các yêu cầu

  • Số hiệu: TCVN7808:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản