Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5005:1989
( ISO 2167 - 1981 )
CẢI BẮP
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN
Cơ quan biên soạn:
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt :
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989
CẢI BẮP
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN
Round-headed cabbage
Guide to storage
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 2167-1981 quy định phương pháp bảo quản có hoặc không làm lạnh nhân tạo các “thứ” cải bắp dẫn xuất từ loài Brassica oleraces Linnaeus, “thứ Capitata Linnaeus[1] và từ loài Brassica oleraces Linnaeus “thứ” sabauda Linnaeus và chỉ áp dụng cho các “thứ” cải bắp phát triển muộn và thích hợp với việc lưu kho kéo dài.
I. ĐIỀU KIỆN THU HOẠCH VÀ ĐƯA VÀO KHO
1.1. Chỉ nên bảo quản các “thứ” cải bắp muộn có bắp chắc, lá cuộn chặt.
1.2. Thu hoạch.
Nên chọn các cải bắp được thu hoạch vào lúc đủ độ phát triển (bắp chắc) và khi thời tiết khô ráo. Nhổ sớm có thể dễ làm héo cải bắp và ngược lại nhổ muộn sẽ làm nứt nẻ cải bắp.
Cải bắp không nhiễm bệnh và không có các khuyết tật sinh lý. Phải loại bỏ các cải bắp có cuống bị hư hại hoặc bị cháy lạnh. Nhát cắt phần cuống phải ở ngay dưới điểm phát sinh các tàu lá, những lá này phải bám chắc, nhát cắt phải phẳng để tránh sao cải bắp khỏi bị những hư hại do tác động cơ học gây ra trong quá trình vận chuyển.
Nếu cải bắp thu hoạch vào lúc ẩm ướt phải để khô trong thời gian cần thiết trước khi đưa vào kho.
1.3. Đặc trưng chất lượng để bảo quản.
Cải bắp để bảo quản, bên ngoài phải tươi, nguyên vẹn không quá già, sạch (đặc biệt không bị dính đất) và không có vết nâu.
1.4. Đưa vào kho.
Để tránh các lá tách khỏi cuống trong quá trình lưu kho, không được xếp cải bắp vào các kho có chứa các rau quả khác tạo nên khí etylen.
1.5. Phương pháp bảo quản.
Cải bắp phải đươc xếp lỏng hoặc xếp vào các sọt. Nếu cải bắp xếp lỏng, hệ thống thông gió phải đảm bảo để không khí lưu thông qua khắp các lớp sản phẩm. Sọt không được xếp sít nhau để không khí lưu thông giữa các sọt.
Cải bắp được xếp thành hàng, phía cuống quay lên trên. Chiều cao của chồng không quá 3 m.
II. Điều kiện bảo quản tối ưu[2]
2.1. Nhiệt độ.
Thông thường, nhiệt độ từ 0o đến + 1oC được coi là tối ưu, nhưng cải bắp trắng chịu đựng được nhiệt độ - 0.8oC hạ thấp nhiệt độ xuống quá - 0,80C có thể gây nên sự phân huỷ các mô lá.
2.2. Độ ẩm tương đối.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989 (ISO 2116 - 1981)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 (ISO 3631-1978)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989 (ISO 1673 - 1978)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002:1989 (ISO 1838 - 1975)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9690:2013 (ISO 6000:1981) về Cải bắp - Bảo quản thoáng
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5004:1989 (ISO 2116 - 1981)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5066:1989 (ISO 3631-1978)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989 (ISO 1673 - 1978)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5007:1989 (ISO 5524 - 1977)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002:1989 (ISO 1838 - 1975)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5005:2007 (ISO 2167:1991) về cải bắp - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển lạnh
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4885:1989 (ISO 2169 – 1974)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9690:2013 (ISO 6000:1981) về Cải bắp - Bảo quản thoáng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5005:1989 (ISO 2167 - 1981)
- Số hiệu: TCVN5005:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/12/1989
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra