Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5008:1989

SOÀI

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Cơ quan biên soạn:

+ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

+ Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

+ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

+ Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

+ Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989

 

SOÀI

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Mangoes
Guide to storage

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6660-1980 quy định những phương pháp để bảo quản có kết quả đối với các “thứ” soài thông dụng của loài Mangifers indica L. dùng để ăn và chế biến thành các sản phẩm khác nhau.

I. ĐIỀU KIỆN THU HOẠCH VÀ ĐƯA VÀO KHO

1.1. Thu hoạch

1.1.1. Soài được hái vào giai đoạn chín hoàn toàn. Trường hợp soài được bảo quản để chế biến giầm dấm thì cần hái ngay trước khi chín. Để xác định giai đoạn tối ưu của độ chín thu hoạch, cần dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:

a) Độ chắc của quả, đánh giá bằng dụng cụ thử nghiệm áp suất lên quả; quả phải chắc.

b) Màu của vỏ, giai đoạn khi màu xanh thẫm của vỏ mới bắt đầu chuyển sang màu nhạt (để giầm dấm nên dùng quả xanh để giữ được độ axit).

c) Tuổi quả, được tính từ ngày hoa nở hết.

d) Tổng hàm lượng chất khô hòa tan được đo bằng khúc xạ kế ở 20oC, hoặc ở nhiệt độ trong phòng và có hiệu chỉnh nhiệt độ.

e) Độ axit, được đo bằng chuẩn độ nước soài ép với dung dịch kiềm.

f) Mầu thịt quả.

g) Tỷ trọng.

1.1.2. Các căn cứ này có thể khác nhau giữa các “thứ” của một loài, thậm chí ngay trong một “thứ” được trồng ở các vùng khác nhau cũng không giống nhau. Dưới đây đưa ra một số đặc trưng lý, hóa và cảm quan của các “thứ” soài.

1.1.2.1. “Thứ” ở Alphonso, Badami (Ấn Độ)

a) Đặc trưng vật lý

Mầu vỏ: xanh ô liu, nổi lên những đốm trắng, phấn sáp trắng.

Giai đoạn phát triển của vai ở phần giáp cuống:

1) Chưa phát triển

2) Phát triển từng phần

3) Phát triển tốt.

Chú thích: giai đoạn 2) và 3) thích hợp cho thu hoạch

Khối lượng quả: trên 200 g

Kết cấu: rắn chắc

Màu của cùi: màu kem.

b) Đặc trưng hóa học

Tổng khối lượng chất khô hòa tan: 8 ± 1% (khối lượng)

Độ axit (tính bằng axit malic): 3,5 ± 0,2% (khối lượng).

Các đặc trưng nêu trên cũng có thể áp dụng cho “thứ” Peter.

1.1.2.2. “Thứ” ở Carabao (Philipin)

a) Đặc trưng vật lý và cảm quan

Kích thước quả: trung bình đến to, khối lượng khoảng 240g.

Hình dạng: hình thuôn có đỉnh tù và đáy tròn, hơi dẹt nhưng có má tày, phần đuôi thường không rõ rệt và hay thay đổi, đôi khi có hình dạng giống như phần đỉnh.

Vỏ: nhẵn, màu vàng và mỏng

Cùi: vàng, rất mềm và dễ tan

Mùi vị: rất ngon, thơm và hấp dẫn

Thớ: sợi thô trung bình, nhưng ngắn và tập trung hầu như hoàn toàn ở đường sống của hạt.

b) Đặc trưng hóa học (giai đoạn có chất lượng tối ưu)

Tổng khối lượng chất khô hòa tan: 6,5% (khối lượng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5008:1989 (ISO 6660-1980) về soài - hướng dẫn bảo quản do Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5008:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/12/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản