TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Onions – Guide to storage
Lời nói đầu
TCVN 5001:2007 thay thế TCVN 5001:1989;
TCVN 5001:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1673:1991;
TCVN 5001:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HÀNH TÂY – HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN
Onions – Guide to storage
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp bảo quản có hoặc không có làm lạnh nhân tạo, để bảo quản hành tây thuộc giống Allium cepa Linnaeus nhằm bảo quản lâu dài và sử dụng ở dạng tươi.
Thông tin về hạn chế của việc sử dụng tiêu chuẩn này được nêu trong phụ lục A.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4885:2007 (ISO 2169:1981), Rau quả. Điều kiện vật lý trong kho lạnh. Định nghĩa và phép đo.
3. Điều kiện thu hoạch và xếp vào kho
3.1. Chọn hành
Cần chọn các cây hành phù hợp với yêu cầu bảo quản.
CHÚ THÍCH 1 Thường chọn hành tây thu hoạch muộn để bảo quản.
3.2. Thu hoạch
Hành tây phải được thu hoạch khi 65% đến 75% các lá xanh đã chuyển sang màu vàng, phần cổ trở lên mềm và các lá rũ xuống và phần củ được phủ lớp vảy phía ngoài phân biệt rõ ràng chỉ ra rằng chúng ở trong trạng thái chín sinh lý.
Hành tây phải được thu hái sao cho không bị dập hoặc bị hư hỏng.
Cuống hành phải được cắt sao cho sau khi sấy khô không dài quá 4 cm (xem 3.4).
3.3. Yêu cầu chất lượng
Phải kiểm tra chất lượng hành tây trước khi đưa đi bảo quản.
Cần thiết phải lựa chọn củ hành có chất lượng tốt, và phải đạt được các yêu cầu: nguyên vẹn, không bị tổn thương cơ học, các lớp bọc ngoài phải phủ kín hoàn toàn củ, đủ khô, chín và đồng nhất.
Hành tây không được có mùi lạ.
Không được đưa vào bảo quản các củ có hoa hoặc không được bọc kín bằng lớp bọc ngoài, các củ dính hai, dính ba hoặc quá lớn, quá nhỏ, méo mó, chưa phát triển hoàn thiện.
3.4. Các xử lý khác trước khi bảo quản
Để tránh mọc mầm, cho phép sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng.
Trước khi bảo quản, hành tây phải được làm khô để loại bỏ ẩm bên ngoài và bên trong các lớp vỏ, rễ và củ.
Nếu không thể làm khô tự nhiên, phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo thích hợp, thí dụ phơi trong dòng không khí khô ấm trong vòng từ 4 ngày đến tối đa là 8 ngày, tùy thuộc vào hàm lượng ẩm. Nhiệt độ không khí có thể đến tối đa là 30OC và độ ẩm tương đối nếu có thể từ 60% đến 70%. Tốc độ của luồng khí có thể từ 2m3/phút đến 2,5m3/phút trên một mét khối củ. Sự thông gió nên sử dụng cả bằng không khí từ bên ngoài nơi bảo quản lẫn hỗn hợp khí bên trong và bên ngoài, với tốc độ thay đổi không khí khác nhau cho hai loại thông gió trên. Hoặc không khí bên trong có thể tuần hoàn đơn giản trong thiết bị tuần hoàn kín, trong trường hợp đó tỷ số lưu thông không khí nên từ 40/giờ đến 50/giờ.
Quá trình sấy đạt yêu cầu khi hàm lượng ẩm của các lớp vỏ ngoài từ 12% đến 14%. Ở hàm lượng ẩm này, củ hành sẽ có tiếng lạo xạo khi va chạm.
Để tránh rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển, nên sấy khô tại nơi bảo quản, trong phòng có trang bị đặc biệt để thực hiện việc xử lý này.
Việ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3140:1986 về hành tây xuất khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989 (ISO 1673 - 1978)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7808:2007 (ISO 5559:1995) về hành tây khô - các yêu cầu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4885:2007 (ISO 2169:1981) về rau quả - Điều kiện vật lý trong kho lạnh - Định nghĩa và phép đo
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:2007 (ISO 1673:1991) về hành tây - hướng dẫn bảo quản
- Số hiệu: TCVN5001:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực