Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13541:2022

BS EN 892:2012

WITH AMENDMENT 1:2016
AND AMENDMENT 2:2021

THIẾT BỊ LEO NÚI - DÂY LEO NÚI CƠ ĐỘNG - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Dynamic mountaineering ropes - Safety requirements and test methods

Lời nói đu

TCVN 13541:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 892:2012 và Sửa đổi A1:2016, Sửa đổi A2:2021;

TCVN 13541:2022 do Viện Khoa học thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ LEO NÚI - DÂY LEO NÚI CƠ ĐỘNG - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Dynamic mountaineering ropes - Safety requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử đối với dây leo núi cơ động (dây đơn, dây nửa và dây đôi) theo cấu trúc kernmantel sử dụng cho hoạt động leo núi và trèo núi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)

ISO 6487, Road vehicles - Measurement techniques in impact tests - Instrumentation (Phương tiện giao thông đường bộ - Kỹ thuật đo trong phép thử va đập - Thiết bị đo)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Dây leo núi cơ động (dynamic mountaineering rope)

Dây mà khi được sử dụng là một phần trong chuỗi an toàn thì có khả năng ngăn cản sự rơi tự do của người leo núi hoặc trèo núi với lực đỉnh hạn chế.

3.2

Dây đơn (single rope)

Dây leo núi cơ động, có khả năng sử dụng đơn lẻ làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

3.3

Dây nửa (half rope)

Dây leo núi cơ động mà khi được dùng theo cặp thì có khả năng làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.

Hình 1 - Ví dụ về cách sử dụng dây nửa

3.4

Dây đôi (twin rope)

Dây leo núi cơ động mà khi được dùng theo cặp và song song thì có khả năng làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.

Hình 2 - Cách sử dụng dây đôi

3.5

Dãy kernmantel (kernmantel rope)

Dây gồm phần lõi dây và vỏ bọc.

3.6

Chuỗi an toàn (safety chain)

Sự kết nối cá

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13541:2022 (BS EN 892:2012 with amendment 1:2016 and amendment 2:2021) về Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN13541:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản