TCVN 13325:2021
BS EN 12276:2013
THIẾT BỊ LEO NÚI - NEO MA SÁT - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Mountaineering equipment - Frictional anchors - Safety requirements and test methods
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu
5 Phương pháp thử
6 Ghi nhãn
7 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Phụ lục A (tham khảo) Bảo vệ do neo ma sát cung cấp
Phụ lục B (tham khảo) Tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 13325:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 12276:2013.
TCVN 13325:2021 do Viện Khoa học Thể dục Thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ LEO NÚI - NEO MA SÁT - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Mountaineering equipment - Frictional anchors - Safety requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với các neo ma sát để sử dụng trong leo núi bao gồm cả trèo núi.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
EN 565, Mountaineering equipment - Tape - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Dải băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử).
ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Registered symbols (Biểu tượng đồ họa để sử dụng trên thiết bị - Biểu tượng đã đăng ký).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Neo ma sát (frictional anchor)
Thiết bị có khả năng tự mở rộng, có thể được đặt trong một vết nứt song song trong đá, và do ma sát giữa thiết bị và đá, có thể chịu được tải.
CHÚ THÍCH Xem Phụ lục A về tác dụng bảo vệ của neo ma sát.
3.2
Dụng cụ kết nối (means of attachment)
Một phần của neo ma sát cho phép gắn vào đầu nối
CHÚ THÍCH Áp dụng cho đầu nối các loại theo TCVN 13324 (BS EN 12275).
3.3
Lực giữ (holding force)
Lực cần thiết để làm cho neo ma sát, hoặc dụng cụ kết nối của nó bị phá vỡ hoặc bị kéo qua thiết bị thử nghiệm và được xác định trong thử nghiệm theo 5.4.2.2.
3.4
Độ bền thụ động (passive strength)
Lực cần thiết làm cho neo ma sát, hoặc dụng cụ kết nối của nó bị phá vỡ hoặc bị kéo qua thiết bị thử và được xác định trong phép thử độ bền theo 5.4.2.3.
3.5
Phạm vi hoạt động (operational range)
Phạm vi chiều rộng trong đó nhà sản xuất đảm bảo lực giữ ít nhất là lực tối thiểu được ghi trên neo ma sát.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13325:2021 (BS EN 12276:2013) về Thiết bị leo núi - Neo ma sát - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN13325:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực