Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13327:2021
BS EN 12278:2007

THIẾT BỊ LEO NÚI - RÒNG RỌC - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Pulleys- Safety requirements and test methods

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu

5  Phương pháp thử

6  Ghi nhãn

7  Thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất

Phụ lục A (tham khảo) Tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13327:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 12278:2007.

TCVN 13327:2021 do Viện Khoa học Thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

THIẾT BỊ LEO NÚI - RÒNG RỌC - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Pulleys - Safety requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn và phương pháp thử cho ròng rọc để sử dụng trong leo núi bao gồm cả trèo núi.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này không có tài liệu nào được viện dẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Ròng rọc (pulley)

Một hoặc nhiều trục bánh có rãnh được gắn trong một khối hoặc thân, được sử dụng để liên kết dây (theo EN 892 và EN 1891) hoặc dây phụ kiện (theo EN 564) với đầu nối (theo TCVN 13324 (BS EN 12275)) để bảo vệ người leo núi và làm giảm ma sát trong khi dây hoặc dây phụ kiện đang di chuyển dưới tác dụng của tải.

CHÚ THÍCH: Ví dụ điển hình của việc sử dụng là các hệ thống giảm tải, đường truyền tyrolian, dây zip và cơ chế hãm dây trên cùng.

3.2

Trục bánh có rãnh (sheave)

Bánh xe có rãnh để định vị vị trí dây.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

4.1.1  Ròng rọc phải có một bộ phận gắn kết đầu nối đủ lớn để phù hợp với một chốt có đường kính 12 mm. Tiến hành phép thử phải phù hợp với 5.2.1.

4.1.2  Ròng rọc, đặc biệt là các rãnh của nó, phải đủ lớn để chứa một sợi dây hoặc một dây phụ kiện có đường kính như được ghi trên ròng rọc. Tiến hành phép thử phải phù hợp với 5.2.2.

4.1.3  Tất cả các cạnh của ròng rọc, khi tiếp xúc với ngón tay, không được có các gờ sắc và những thứ tương tự có thể gây kích ứng hoặc chấn thương. Tiến hành phép thử phải phù hợp với 5.2.3.

4.1.4  Nếu bất kỳ trục bánh có rãnh nào được xiết chặt bằng đai ốc hoặc ốc vít, thì đai ốc và/hoặc ốc vít phải được xiết chặt và khóa chặt bằng các biện pháp khác ngoài ma sát.

4.2  Độ bền

4.2.1  Khi thử theo 5.3.2, trục bánh có rãnh phải có khả năng quay mười lần theo một trong hai hướng dưới một lực 2 kN, áp dụng cho từng trục bánh có rãnh riêng lẻ.

4.2.2  Khi thử theo 5.3.2, ròng rọc không được có dấu hiệu hư hỏng hoặc biến dạng có thể ảnh hưởng đến chức năng của nó.

4.2.3  Khi thử theo 5.3.2, ròng rọc phải có khả năng chịu được lực tĩnh ít nhất 15 kN, áp dụng cho từng trục bánh c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13327:2021 (BS EN 12278:2007) về Thiết bị leo núi - Ròng rọc - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN13327:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản