- 1Quyết định 63/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 3Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Quyết định 1929/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 7Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 605/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 27 tháng 05 năm 2013. |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng Phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết đinh số 63/1998/QĐ-TTg, ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 503/BXD-HTKT ngày 27/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thỏa thuận về đồ án quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: Số 07/2008//TT-BXD ngày 07/4/2008 hướng dẫn lập thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 về quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị;
Xét Báo cáo thẩm định của Sở Xây dựng số 43/SXD-QLHT ngày 08/4/2013, về việc thẩm định quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, với các nội dung chủ yếu sau:
I. Tên đồ án: Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Định hướng phát triển cấp nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chiến lược có liên quan của tỉnh Bắc Ninh; cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và đồng bộ hóa với các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh;
- Bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn nước; bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh trong từng giai đoạn phát triển;
- Xác lập cơ sở cho việc quản lý lĩnh vực cấp nước để triển khai các bước đầu tư tiếp theo.
III. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương án cấp nước cho toàn tỉnh Bắc Ninh, gồm các đô thị, vùng nông thôn, các khu, cụm công nghiệp.
1. Quy mô, phạm vi cấp nước:
1.1 Tại khu vực đô thị: Có 8 nhà máy nước trong đó 6 nhà máy nước đi vào hoạt động với tổng công suất phát ra mạng gần 33.000 m3/ngày và cấp nước cho khoảng 40 % dân số đô thị (chiếm 13,4 % dân số toàn tỉnh, tương đương khoảng 142.084 người);
1.2 Khu vực nông thôn có 36 công trình cấp nước sạch, trong đó:
+ 27 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng công suất gần 17.000 m3/ngày, cấp nước sạch cho 10,2 % dân số toàn tỉnh (tương đương khoảng 108.153 người). Một số địa phương có tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt gần 100 %, như phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, xã Trung Kênh huyện Lương Tài, xã Trí Quả huyện Thuận Thành, thôn Quan Độ xã Văn Môn, huyện Yên Phong.
- 09 công trình cấp nước sạch quy mô vừa hoặc quy mô cụm xã đang thi công có tổng công suất là 16.524 m3/ngày, khi hoàn thành sẽ cấp nước sạch cho thêm 99.916 người (tương đương khoảng 9,4 % dân số toàn tỉnh).
- Tại các khu công nghiệp tập trung có 10 nhà máy nước, trong đó 4 nhà máy đang hoạt động (KCN Tiên Sơn, Yên Phong I, Quế Võ I và VSIP) với tổng công suất thiết kế là 24.400 m3/ngày và các khu còn lại đang chuẩn bị đầu tư xây dựng.
- Tại các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ: Không có hệ thống cấp nước sạch tập trung. Các Doanh nghiệp sử dụng nước bằng cách tự khai thác nước ngầm từ các giếng khoan đơn lẻ.
2. Nguồn cấp nước: Hệ thống cấp nước hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm khai thác đảm bảo chất lượng. Một số nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với quy mô nhỏ tập trung nhiều ở khu vực phía Nam sông Đuống do chất lượng nước ngầm nhiều nơi ở khu vực này bị nhiễm mặn.
3. Tỷ lệ thất thoát của hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh hầu hết đều thấp, dao động trong khoảng (12 ÷ 18) % (tùy thuộc từng hệ thống).
4. Trình độ vận hành: Các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung chủ yếu vận hành thủ công, một số ít vận hành bán tự động (Nhà máy nước Bắc Ninh, nhà máy nước Thứa - Lương Tài,..). Chất lượng công trình của hệ thống cấp nước tập trung tốt, hoạt động hiệu quả.
5. Chất lượng nước sau xử lý: Tại các điểm lấy mẫu đạt yêu cầu về chất lượng nước sinh hoạt và dịch vụ theo tiêu chuẩn hiện hành.
V. Nội dung quy hoạch cấp nước:
1. Lựa chọn nguồn cấp nước, xác định các chỉ tiêu cấp nước, nhu cầu cấp nước
a. Lựa chọn nguồn cấp nước:
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm có khả năng khai thác cấp cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất là 236.500 m3/ngày, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc sông Đuống, chỉ đáp ứng được cho giai đoạn trước mắt.
- Nguồn nước mặt: Sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình đủ trữ lượng và chất lượng đảm bảo để làm nguồn nước thô cấp nước cho các khu vực của tỉnh. Vì vậy, chỉ duy trì công suất các nhà máy nước ngầm hiện có, hoặc đã có kế hoạch triển khai và sử dụng nguồn nước mặt để phát triển công suất các nhà máy nước giai đoạn tiếp theo; xem nước ngầm là nguồn nước dự trữ.
b. Xác định các chỉ tiêu cấp nước
Các chỉ tiêu cấp nước được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành và các chiến lược, quy định của Chính phủ đối với cấp nước. Tỉnh Bắc Ninh áp dụng chỉ tiêu, tiêu chuẩn cấp nước ở mức tiên tiến, phù hợp với mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với khu vực đô thị lõi của tỉnh, giai đoạn từ nay đến 2020 là 150 lít/người/ngày; giai đoạn (2020 ÷ 2030) là (150 ÷ 165) lít/người/ngày và đến năm 2050 là 180 lít/người/ngày.
+ Đối với khu vực đô thị còn lại, giai đoạn từ nay đến 2020 là 120 lít/người/ngày; giai đoạn (2020 ÷ 2030) là (120 ÷ 135) lít/người/ngày và đến năm 2050 là 150 lít/người/ngày.
+ Đối với khu vực nông thôn giai đoạn từ nay đến 2020 là 100 lít/người/ngày; giai đoạn (2020 ÷ 2030) là (100 ÷ 110) lít/người/ngày và đến năm 2050 là 120 lít/người/ngày.
- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp tập trung: 22 m3/ha/ngày.
- Tiêu chuẩn cấp nước phi sinh hoạt: Được tính theo tỷ lệ % lượng nước sinh hoạt, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ công cộng chiếm (12 ÷ 15) % nước sinh hoạt.
+ Dịch vụ kinh doanh chiếm (8 ÷ 10) % nước sinh hoạt.
+ Nước cho tiểu thủ công nghiệp chiếm 10 % lượng nước sinh hoạt.
- Tỷ lệ thất thoát: Đến năm 2020 là 17 % cho khu vực đô thị và 20 % cho khu vực nông thôn, giai đoạn (2030÷2050) tỷ lệ thất thoát của các khu vực là 15 %.
c. Nhu cầu cấp nước
- Đến năm 2020: Tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 380.200 m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 131.300 m3/ngày, khu vực nông thôn là 142.800 m3/ngày và các khu công nghiệp là 106.100 m3/ngày;
- Đến năm 2030: Tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 535.600 m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 271.900 m3/ngày, khu vực nông thôn là 139.000 m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700 m3/ngày;
- Đến năm 2050: Tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh là 817.600 m3/ngày, trong đó khu vực đô thị là 557.800 m3/ngày, khu vực nông thôn là 135.100 m3/ngày và các khu công nghiệp là 124.700 m3/ngày.
2. Phương án cấp nước, vị trí quy mô công suất các công trình cấp nước, mạng lưới đường ống cấp nước
a. Các nhà máy nước hiện có:
- Các nhà máy nước hiện có đang vận hành có hiệu quả, góp phần đáp ứng được nhu cầu dùng nước giai đoạn trước mắt. Do đó, duy trì các nhà máy nước hiện có theo công suất thiết kế, một số mở rộng nâng công suất cho giai đoạn đến năm 2020, ở tất cả các khu vực đô thị, nông thôn và khu công nghiệp;
- Đến năm 2030 một số nhà máy nước/trạm cấp nước có công suất nhỏ, quy mô cấp nước cục bộ cho các thôn ngừng khai thác, mặt bằng nhà máy được nghiên cứu tận dụng làm bể chứa, trạm bơm cấp nước cho các cụm dân cư các xã đó.
b. Xây dựng và phát triển các nhà máy nước mặt công suất lớn:
- Khu vực phía Bắc sông Đuống: Sử dụng nguồn nước sông Cầu gồm 03 nhà máy nước là nhà máy nước Bắc Ninh, nhà máy nước khu công nghiệp Yên Phong I, mở rộng và nâng công suất nhà máy nước thị trấn Chờ. Sử dụng nguồn nước sông Đuống gồm 02 nhà máy nước là nhà máy nước Chi Lăng và nhà máy nước Minh Đạo, cụ thể như sau:
+ Sử dụng nguồn nước sông Cầu:
Xây dựng mới nhà máy nước mặt Bắc Ninh với công suất 10.000 m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng lên 20.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030;
Nâng công suất nhà máy nước mặt thị trấn Chờ từ 3.000 m3/ngày (đang thi công) lên 6.000 m3/ngày vào năm 2020;
Nâng công suất nhà máy nước Khu công nghiệp Yên Phong I (mở rộng) từ 5.000 m3/ngày (đang thi công) lên 10.000 m3/ngày vào năm 2015.
+ Sử dụng nguồn nước sông Đuống:
Xây dựng nhà máy nước Chi Lăng công suất 100.000 m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 200.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030;
Xây dựng nhà máy nước Minh Đạo công suất 25.000 m3/ngày giai đoạn đến năm 2020, trong đó đợt đầu được đầu tư theo Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ với công suất 4.900 m3/ngày. Giai đoạn đến năm 2030 nâng công suất lên 50.000 m3/ngày.
- Phía Nam sông Đuống: Gồm 03 nhà máy nước là nhà máy nước Thuận Thành và nâng công suất nhà máy nước Gia Bình sử dụng nước sông Đuống; nâng công suất nhà máy nước An Thịnh sử dụng nước sông Thái Bình; cụ thể như sau:
+ Sử dụng nguồn nước sông Đuống:
Xây dựng nhà máy nước Thuận Thành công suất 20.000 m3/ngày giai đoạn đến năm 2020 và nâng công suất lên 40.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030;
Nâng công suất nhà máy nước Gia Bình từ 1.200 m3/ngày lên 10.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020, và lên 20.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
+ Sử dụng nguồn nước sông Thái Bình: Nâng công suất nhà máy nước An Thịnh từ 1.800 m3/ngày lên 10.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2020 và lên 20.000 m3/ngày vào giai đoạn đến năm 2030.
c. Tiếp nhận nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đuống từ thành phố Hà Nội cấp đến.
Nhà máy nước sông Đuống thành phố Hà Nội có kế hoạch cấp nước cho tỉnh Bắc Ninh với công suất tối đa trong giai đoạn (2020 ÷ 2030) là 50.000 m3/ngày và đến năm 2050 là 100.000 m3/ngày. Trên cơ sở cân đối nhu cầu dùng nước của tỉnh Bắc Ninh, phương án tiếp nhận nguồn nước này như sau:
- Đến năm 2020 tiếp nhận 50.000 m3/ngày;
- Đến năm 2030 tiếp nhận 80.000 m3/ngày.
d. Xây dựng các nhà máy nước quy mô cụm xã:
Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ đang được nghiên cứu triển khai cho các tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Hồng. Đến nay các dự án đã được nghiên cứu đề xuất xây dựng các nhà máy nước quy mô cụm xã cho khu vực nông thôn, đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước cho các khu vực dân cư chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung. Trên cơ sở soát xét chương trình này, quy hoạch cấp nước sẽ phát triển các nhà máy nước sạch tập trung cho các xã: Khắc Niệm, Phù Khê, Tri Phương, Phú Lâm, Tam Giang, Việt Thống, Phù Lãng, Mão Điền, Minh Tân, Phú Hòa, Cao Đức, Vạn Ninh.
e. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết đinh số 53/2010/QĐ-UBND về quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về đầu tư hệ thống cấp nước để tăng nhanh phạm vi phục vụ nhu cầu về nước sạch.
3. Mạng lưới đường ống cấp nước:
Phát triển mạng lưới đường ống cấp nước phù hợp quy hoạch phát triển công suất các nhà máy và nhu cầu sử dụng nước. Phát triển mạng lưới truyền tải theo các trục giao thông chính của tỉnh. Nối mạng cấp nước hai phân khu Bắc và Nam sông Đuống bằng các tuyến ống qua cầu Hồ, Đại Đồng Thành (khu vực Thuận Thành) và cầu nối QL 18 với Đường tỉnh 282 (khu vực Quế Võ), trên cơ sở các hướng chính như:
- Hướng chính thứ nhất: Từ nhà máy nước sông Đuống thuộc Hà Nội cấp nước cho khu vực đô thị lõi và huyện Yên Phong;
- Hướng chính thứ hai: Từ nhà máy nước Chi Lăng cấp cho đô thị lõi và huyện Quế Võ;
- Hướng chính thứ ba: Từ nhà máy nước Gia Bình cấp cho huyện Gia Bình;
- Hướng chính thứ tư: Từ nhà máy nước Thuận Thành cấp nước cho huyện Thuận Thành và hỗ trợ nước cho khu công nghiệp trên địa bàn;
- Hướng chính thứ năm: Từ nhà máy nước An Thịnh cấp nước cho huyện Lương Tài và hỗ trợ nước cho các khu vực lân cận;
- Hướng chính thứ sáu: Các nhà máy nước công suất nhỏ cấp nước tại chỗ.
- Đường kính tuyến cống chính cụ thể như sau:
+ Tuyến ống D600 ÷ D800 dọc trục đường ĐT279; tuyến D600 dọc trục đường QL18 cũ; tuyến D600 dọc trục đường QL1; tuyến D300 ÷ D400 ÷ D600 dọc trục đường QL18 mới; tuyến D400 ÷ D600 dọc trục đường ĐT282; tuyến D300 ÷ D400 dọc trục đường ĐT 282B; tuyến D300 ÷ D400 dọc trục đường QL38;
+ Các tuyến ống nối mạng lưới cấp nước giữa khu vực Bắc và Nam sông Đuống có kích thước D300 ÷ D400 tại các vị trí cầu Hồ, cầu Đại Đồng Thành và cầu nối QL 18 với ĐT 282.
Tổng hợp khối lượng đường ống truyền tải và phân phối chính
TT | Đuờng kính ống truyền tải (mm) | Chiều dài (m) | ||
|
| Giai đoạn 2030 | Giai đoạn 2050 | Tổng cộng |
1 | DN150 | 9.300 | 0 | 9.300 |
2 | DN200 | 22.700 | 0 | 22.700 |
3 | DN250 | 2400 | 0 | 2400 |
4 | DN300 | 105.900 | 59.000 | 164.900 |
5 | DN400 | 92.100 | 29.900 | 122.000 |
6 | DN450 | 1.300 | 0 | 1.300 |
7 | DN500 | 500 | 0 | 500 |
8 | DN600 | 64.600 | 27.600 | 92.200 |
9 | DN800 | 3100 | 600 | 3700 |
Tổng cộng | 301.900 | 117.100 | 419.000 |
4.1. Xác định chương trình, dự án cần đầu tư ưu tiên, kế hoạch triển khai thực hiện
a. Giai đoạn đầu đến 2020:
- Ưu tiên phát triển trước các nhà máy nước thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ và tiếp tục hoàn thành các nhà máy nước theo Quyết định 53/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.
- Xây dựng thêm một số nhà máy nước công suất lớn nhằm tăng nhanh khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước: Nhà máy nước Chi Lăng công suất 25.000 m3/ngày (đợt đầu giai đoạn 2013 ÷ 2015); nhà máy nước Thuận Thành công suất 20.000 m3/ngày; nâng công suất nhà máy nước An Thịnh lên 10.000 m3/ngày; nâng công suất nhà máy nước Gia Bình lên 10.000 m3/ngày.
b. Giai đoạn quy hoạch đến 2030: Tiếp tục xây dựng, mở rộng nhà máy nước theo như quy hoạch.
4.2. Dự kiến tổng mức đầu tư, nguồn lực thực hiện
- Dự kiến tổng mức đầu tư cho hệ thống cấp nước tỉnh Bắc Ninh là 9.380 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 6.164 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 là 3.216 tỷ đồng.
- Nguồn vốn dự kiến huy động như sau:
+ Xây dựng mới các nhà máy nước, các tuyến ống truyền tải: Sử dụng vốn vay ODA, ngân sách địa phương; đầu tư theo hình thức BOO, PPP.
+ Xây dựng phát triển hệ thống ống phân phối, dịch vụ: Sử dụng vốn ngân sách, vốn vay ODA; vốn vay tín dụng, các quỹ môi trường, đóng góp từ cộng đồng sử dụng nước.
5. Các quy định bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước
5.1. Bảo vệ nguồn nước
- Tuân thủ các quy định Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/05/1988; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định xây dựng QCVN 01:2008/BXD.
- Việc khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm trên địa bàn tỉnh phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5.2. Bảo vệ hệ thống cấp nước (nhà máy, trạm cấp nước, hệ thống đường ống):
- Tuân thủ các quy định theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN: 33-2006.
- Quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước theo đúng các quy định hiện hành.
- Tất cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tuân thủ các quy định về bảo vệ hệ thống cấp nước; khi phát hiện các hiện tượng phá hoại hệ thống cấp nước hoặc các điểm rò rỉ nước trên đường ống cấp nước cần báo ngay cho cơ quan quản lý công trình cấp nước.
6. Đánh giá môi trường chiến lược
Các tác động môi trường do việc thực hiện đồ án quy hoạch cấp nước vùng này gây ra đều mang tính tích cực, nếu có tác động tiêu cực thì ở mức độ nhỏ, hoàn toàn kiểm soát được.
Tổng lượng nước mặt và nước ngầm dự kiến khai thác trong quy hoạch cấp nước vùng tỉnh nằm trong giới hạn khả năng về nguồn nước tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Cần thực hiện tất cả các biện pháp có thể để bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, không để xảy ra những tác động tiêu cực.
Trong quá trình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, các tổ chức, các nhân phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật.
Điều 2: Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; hướng dẫn thực hiện quy hoạch này theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải; Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định quản lý và thực hiện Quy hoạch cấp nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 1212/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2014 duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Quyết định 3171/QĐ-UBND năm 2014 duyệt điều chỉnh Quyết định 204/QĐ-UBND Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 6Kế hoạch 8295/KH-UBND năm 2016 phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị quyết số 52/2005/NQ-QH11 về việc phê chuẩn hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vương quốc Campuchia bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 63/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tài nguyên nước 1998
- 5Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 6Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 8Quyết định 1929/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 10Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định quản lý và thực hiện Quy hoạch cấp nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 1212/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 14Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2014 duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 15Quyết định 3171/QĐ-UBND năm 2014 duyệt điều chỉnh Quyết định 204/QĐ-UBND Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- 16Kế hoạch 8295/KH-UBND năm 2016 phát triển cấp nước sạch đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050
- Số hiệu: 605/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực