Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/1998/QH10 | Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 1998 |
LUẬT
TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA QUỐC HỘI SỐ 08/1998/QH10 NGÀY 20 THÁNG05 NĂM 1998
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Luật này quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Điều 1. Sở hữu tài nguyên nước
1. Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Tài nguyên nước quy định trong Luật này bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
2. Luật này áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
2. "Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
3. "Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
4. "Nước sinh hoạt" là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
"Nước sạch" là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt
5. "Nguồn nước sinh hoạt" là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
6. "Nguồn nước quốc tế" là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ các nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng.
7. "Phát triển tài nguyên nước" là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.
8. "Bảo vệ tài nguyên nước" là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
9. "Khai thác nguồn nước" là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước.
10. "Sử dụng tổng hợp nguồn nước" là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho nhiều mục đích.
11. "Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước" là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
12. "Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
13. "Giấy phép về tài nguyên nước" bao gồm giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép về các hoạt động phải xin phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
14. "Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước" là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước.
15. "Lưu vực sông" là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông.
16. "Quy hoạch lưu vực sông" là quy hoạch về bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
17. "Công trình thuỷ lợi" là công trình khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
18. "Phân lũ, chậm lũ" là việc chủ động chuyển một phần dòng nước lũ theo hướng chảy khác, tạm chứa nước lại ở một khu vực để giảm mức nước lũ.
19. "Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn" là địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có kết cấu hạ tầng chưa phát triển, vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
20. "Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" là địa bàn vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao, hải đảo, vùng có kết cấu hạ tầng yếu kém, vùng có điều kiện tự nhiên rất không thuận lợi.
Điều 4. Quản lý tài nguyên nước
1. Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm bảo đảm nước cho sinh hoạt của nhân dân, cho các ngành kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong phạm vi cả nước.
3. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt
5. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thi hành pháp luật về tài nguyên nước.
1. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính.
2. Việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước; xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi; phòng, chống ô nhiễm nguồn nước; thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả nguồn nước.
3. Trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, hạn chế tác hại do nước gây ra; bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cả nước với các vùng, các ngành; giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
4. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phải có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và môi trường.
Điều 6. Chính sách đầu tư phát triển tài nguyên nước
1. Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản về tài nguyên nước, xây dựng hệ thống quan trắc, hệ thống thông tin dữ liệu, nâng cao khả năng dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn và các tác hại khác do nước gây ra.
2. Nhà nước có kế hoạch ưu tiên đầu tư để giải quyết nước sinh hoạt cho dân cư các vùng đặc biệt khan hiếm nước; đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước đầu tư vốn vào việc phát triển tài nguyên nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để phát triển tài nguyên nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Điều 7. Chính sách tài chính về tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế tài nguyên nước, phí tài nguyên nước đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 8. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Nhà nước khuyến khích mở rộng quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm phát triển tài nguyên nước theo nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các bên cùng có lợi và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; ngăn cản trái phép sự lưu thông của nước; phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và cản trở quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân.
Điều 10. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
2. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng.
4. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức gần nhất để kịp thời xử lý.
Điều 11. Phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
1. Nhà nước có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, xây dựng công trình thuỷ lợi, khôi phục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt; khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước phải tuân theo các quy định về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Điều 12. Bảo vệ nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khoan thăm dò địa chất, khoan thăm dò nước dưới đất, xử lý nền móng công trình phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ tài nguyên nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và chống sụt lún; về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan; về san, lấp sau khi khai thác.
3. Tổ chức, cá nhân khai khoáng, xây dựng công trình ngầm dưới đất, thi công công trình khai thác nước dưới đất phải tuân theo quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và gây sụt lún nghiêm trọng mặt đất.
Điều 13. Bảo vệ chất lượng nước
1. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương phải có kế hoạch phòng, chống ô nhiễm nguồn nước và khôi phục chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm.
2. Việc quy hoạch và quản lý các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung, bệnh viện, khu chăn nuôi và giết mổ gia súc có quy mô lớn, bãi chứa chất thải, khu chôn cất chất phóng xạ, rác thải, khu nghĩa trang phải tuân theo các quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 14. Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.
2. Cấm xả nước thải, đưa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt.
Uỷ ban nhân dân các cấp quy định vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thuỷ, hải sản không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai khoáng không được xả khí thải, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào không khí, nguồn nước dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước.
Điều 16. Bảo vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước; nếu vi phạm thì phải bị xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 17. Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương, bảo đảm tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước.
2. Nghiêm cấm các hành vi gây bồi lấp lòng dẫn, san lấp ao, hồ công cộng trái phép.
Điều 18. Xả nước thải vào nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nếu xả nước thải vào nguồn nước thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước và việc bảo vệ tài nguyên nước.Chính phủ quy định cụ thể việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải
1. Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những quyền sau đây:
a) Được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải thay đổi vị trí hoặc rút ngắn thời hạn cho phép xả nước thải;
b) Khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm quyền xả nước thải và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước; nếu vi phạm những quy định về việc xả nước thải mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;
b) Nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Điều hòa, phân phối tài nguyên nước
1. Việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch lưu vực sông, tiềm năng thực tế của nguồn nước, bảo đảm nguyên tắc công bằng, hợp lý và ưu tiên về số lượng, chất lượng cho nước sinh hoạt.
2. Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hoà, phân phối phải ưu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác được điều hòa, phân phối theo tỷ lệ quy định trong quy hoạch lưu vực sông và bảo đảm nguyên tắc công bằng, hợp lý.
Chính phủ quy định cụ thể việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước.
Điều 21. Chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác
1. Việc xây dựng dự án chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác phải căn cứ vào chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực các sông có liên quan, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong lưu vực sông có liên quan và phải tính toán đầy đủ khả năng của các nguồn nước, nhu cầu dùng nước và tác động môi trường.
2. Thẩm quyền phê duyệt dự án chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác được thực hiện theo quy định tại
Điều 22. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có những quyền sau đây:
1. Được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông thủy, nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
2. Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; được chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp tài sản đầu tư vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phát triển tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
4. Khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác;
5. Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Điều 23. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có những nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
b) Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả;
c) Cung cấp thông tin để kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước khi có yêu cầu;
d) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Bảo vệ tài nguyên nước đang được khai thác, sử dụng;
e) Thực hiện nghĩa vụ tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định ghi trong giấy phép.
Điều 24. Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sinh hoạt;
b) Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủy điện và cho các mục đích khác;
c) Khai thác, sử dụng nguồn nước biển với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất muối và nuôi trồng hải sản;
d) Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trên đất đã được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về đất đai, quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
đ) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Chính phủ quy định việc cấp phép và việc khai thác, sử dụng nguồn nước với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình nói tại Điều này.
Điều 25. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Nhà nước ưu tiên việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho mục đích sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đặc biệt khan hiếm nước, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có nguồn nước bị ô nhiễm nặng;
b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước đầu tư khai thác nguồn nước sinh hoạt.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp có thiên tai hoặc sự cố gây ra thiếu nước.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt, nước sạch có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc khai thác, xử lý nước sinh hoạt, nước sạch theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 26. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua mặn, lầy thụt, xói mòn đất và không gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước thải khi đã bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất nông nghiệp.
Điều 27. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ, hải sản
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng nước thải khi đã bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho nuôi trồng thủy, hải sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản không được làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình thuỷ lợi, gây trở ngại cho giao thông thuỷ, gây nhiễm mặn nguồn nước và đất nông nghiệp.
Điều 28. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai khoáng
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, được khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn, dùng lại nước và không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai khoáng sau khi sử dụng nước phải có biện pháp xử lý và đưa nước vào nguồn theo quy hoạch.
Điều 29. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện
1. Nhà nước khuyến khích việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện.
2. Việc xây dựng các công trình thủy điện phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông và quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện phải tuân theo quy trình vận hành điều tiết nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình.
Điều 30. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thuỷ
1. Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
2. Hoạt động giao thông thuỷ không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ nguồn nước và các công trình trên nguồn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thuỷ phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.
4. Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thuỷ và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Điều 31. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nghiên cứu khoa học, y tế, an dưỡng, thể thao, giải trí, du lịch, làm nhà trên mặt nước và cho các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; không được gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, xâm nhập mặn và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
Việc gây mưa nhân tạo phải căn cứ vào nhu cầu về nước của vùng thiếu nước và điều kiện cho phép để quyết định biện pháp, quy mô hợp lý và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 33. Quyền dẫn nước chảy qua
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp được quyền dẫn nước chảy qua đất hoặc bất động sản liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và của Bộ luật dân sự.
Điều 34. Thăm dò, khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại các
2. Việc cấp phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất và tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khoan điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất phải có giấy phép hành nghề.
Điều 35. Bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ, LỤT VÀ TÁC HẠI KHÁC DO NƯỚC GÂY RA
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra.
2. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra.
3. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra.
Điều 37. Lập tiêu chuẩn và phương án phòng, chống lũ, lụt
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có trách nhiệm lập tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt cho từng vùng của lưu vực sông để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, xây dựng công trình và phương án phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt cho từng vùng của lưu vực sông và quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông để xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt của Bộ, ngành và địa phương.
3. Căn cứ vào phương án phòng, chống lũ, lụt, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để xử lý khi lũ, lụt xảy ra.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn có trách nhiệm tổ chức quan trắc, dự báo và thông báo kịp thời về mưa, lũ và nước biển dâng trong phạm vi cả nước.
Điều 38. Quy hoạch bố trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ
Việc quy hoạch bố trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phù hợp với đặc điểm lũ, lụt của từng vùng.
Việc xây dựng các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu và tài sản quan trọng khác trong vùng phân lũ, chậm lũ, vùng thường bị ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 39. Hồ chứa nước và phòng, chống lũ, lụt
1. Việc xây dựng hồ chứa nước phải tuân theo quy định tại
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nước phải có phương án bảo đảm an toàn công trình, phòng, chống lũ, lụt cho hạ lưu phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phải thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều hành các hồ chứa nước lớn.
Điều 40. Quyết định phân lũ, chậm lũ
1. Trong tình huống khẩn cấp khi hệ thống đê bị uy hiếp nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ trong địa phương theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định cụ thể các tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân an toàn, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ.
Điều 41. Huy động lực lượng, phương tiện cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt
1. Trong tình huống khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để cứu hộ người, cứu hộ công trình và tài sản bị lũ, lụt uy hiếp hoặc gây hư hại và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
2. Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Tổ chức, cá nhân có vật tư, phương tiện được huy động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp đê điều, công trình phòng, chống lũ, lụt hoặc công trình có liên quan đến phòng, chống lũ, lụt đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì chính quyền địa phương phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ và cứu hộ theo quy định tại
5. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc khắc phục hậu quả lũ, lụt.
6. Các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả lũ, lụt.
Điều 42. Tiêu nước cho vùng ngập úng
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có vùng thường bị ngập úng phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tiêu úng phù hợp với quy hoạch lưu vực sông, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc tiêu úng theo sự phân công trong quy hoạch tiêu úng của địa phương.
3. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc xây dựng, khai thác, bảo vệ công trình tiêu úng, ưu tiên cho các vùng đặc biệt quan trọng.
Điều 43. Phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán để có nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất và phòng, chống cháy rừng.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán .
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập phương án và tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả việc phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dự báo về khí tượng thủy văn để phục vụ phòng, chống hạn hán.
Điều 44. Phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc xây dựng đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng để phòng, chống xâm nhập mặn và nước biển dâng, tràn.
2. Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, quy phạm bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn.
3. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất vùng ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.
Điều 45. Phòng, chống mưa đá, mưa axít
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin, dự báo về khả năng xuất hiện mưa đá và thông báo kịp thời cho nhân dân biết để có biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại.
2. Tổ chức, cá nhân phải có biện pháp xử lý khí thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để tránh gây mưa axít; trường hợp khí thải chưa xử lý tạo ra mưa axít gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính để phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại nghiêm trọng do nước gây ra bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước để xây dựng, tu bổ đê điều, công trình phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và các tác hại nghiêm trọng khác do nước gây ra;
2. Ngân sách nhà nước dự phòng chi cho việc khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán và các tác hại nghiêm trọng khác do nước gây ra;
3. Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương do nhân dân đóng góp theo quy định của Chính phủ;
4. Các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước; của các Chính phủ; của tổ chức, cá nhân ngoài nước và tổ chức quốc tế.
KKHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 47. Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Mỗi công trình thủy lợi phải do một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý khai thác và bảo vệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải thực hiện theo quy hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định về khai thác công trình của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác và hưởng lợi từ công trình thủy lợi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật .
Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình.
5. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn công trình thủy lợi có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị quản lý công trình, cơ quan, tổ chức gần nhất để kịp thời xử lý.
Điều 49. Phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xây dựng phương án bảo vệ công trình.
2. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền phê duyệt và phân cấp thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 50. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
Việc quy định phạm vi vùng phụ cận phải căn cứ vào đặc điểm công trình, tiêu chuẩn thiết kế và phải bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng và quản lý công trình.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lập phương án sử dụng đất của vùng phụ cận theo quy định của Chính phủ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể gây mất an toàn cho công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định cụ thể phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thẩm quyền phê duyệt phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ đê và các công trình có liên quan.
2. Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên trong mùa lũ, bão và phải bảo đảm cứu hộ đê kịp thời khi đê bị lũ, bão uy hiếp hoặc có nguy cơ bị lũ, bão uy hiếp.
3. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo đảm an toàn đê.
4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tu bổ đê, hộ đê, cứu hộ đê để bảo đảm an toàn đê.
Căn cứ vào quy định của Luật này và pháp luật về đê điều, Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp nhiệm vụ bảo vệ đê.
Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hoạt động trái phép gây mất an toàn công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lòng sông, bãi sông; gây mất an toàn cho công trình và ảnh hưởng đến thoát lũ nhanh;
b) Sử dụng đê, kè, cống vào mục đích giao thông vận tải gây mất an toàn cho đê điều;
c) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng;
d) Xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi mới vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã có khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
4. Các hành vi khác gây mất an toàn công trình thủy lợi.
QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 53. Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau đây trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; hợp tác quốc tế và giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế:
1. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước có chung nguồn nước;
2. Bảo đảm công bằng, hợp lý, các bên cùng có lợi và phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế;
3. Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
4. Tuân theo pháp luật Việt
Điều 54. Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo đường biên giới trên biển, sông, suối giữa Việt
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường liên quan đến nguồn nước quốc tế theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 55. Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước
1. Nhà nước Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích việc trao đổi các thông tin có liên quan đến nguồn nước quốc tế, phối hợp nghiên cứu và lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế; phối hợp kế hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật; tạo thuận lợi cho việc quản lý, lập và thực hiện các dự án làm tăng lợi ích chung và hạn chế thiệt hại cho dân cư của các nước có chung nguồn nước.
Điều 56. Giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế
Khi giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế có liên quan đến các nước trong lưu vực sông, ngoài việc áp dụng những nguyên tắc quy định tại
1. Mọi tranh chấp về chủ quyền trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước trong đó có Việt Nam do Nhà nước Việt Nam và các Nhà nước liên quan giải quyết trên cơ sở thương lượng, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia và thông lệ quốc tế;
2. Mọi tranh chấp về nguồn nước quốc tế xảy ra trong lưu vực sông có tổ chức lưu vực sông quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia do Nhà nước Việt Nam và các Nhà nước liên quan giải quyết trong khuôn khổ tổ chức lưu vực sông quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;
3. Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;
4. Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
5. Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại khác do nước gây ra;
6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
8. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 58. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ.
5. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Điều 59. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án về tài nguyên nước
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia về tài nguyên nước.
2. Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch các lưu vực sông lớn và các dự án công trình quan trọng về tài nguyên nước.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi theo sự uỷ quyền của Chính phủ.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước phê duyệt các dự án công trình về tài nguyên nước theo sự uỷ quyền và phân cấp của Chính phủ.
5. Chính phủ quy định việc uỷ quyền và phân cấp phê duyệt các quy hoạch, dự án công trình quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 60. Điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp và quản lý kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
Điều 61. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
Việc phân công, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước phải bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ và bảo hộ quyền khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân.
Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.
Điều 62. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước
1. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép về tài nguyên nước nào thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện giấy phép đó. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
3. Những tranh chấp khác về tài nguyên nước được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 63. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
1. Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
2. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng Chính phủ, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ủy viên khác là đại diện của một số Bộ, ngành, địa phương và một số nhà khoa học, chuyên gia.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chính phủ quy định.
Điều 64. Nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông
a) Lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính;
b) Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh;
c) Kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông.
Điều 65. Chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt
1. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương.
Chương 8:
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 66. Nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Thanh tra việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Thanh tra việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và việc thực hiện giấy phép về tài nguyên nước;
d) Phối hợp với Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành và địa phương trong thanh tra việc tuân theo pháp luật về tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước .
2. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước.
Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước.
Điều 67. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin và trả lời những vấn đề cần thiết;
b) Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
c) Quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải và các hoạt động khác có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước và gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
2. Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra, Thanh tra viên.
2. Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra, Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ.
Điều 69. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào có hành vi gây suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố về nguồn nước; phá hoại hoặc gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm các quy định đối với việc cấp giấy phép về tài nguyên nước và các quy định khác của Luật này; sử dụng trái pháp luật các khoản thu tiền nước, phí, lệ phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép về tài nguyên nước trước ngày Luật này có hiệu lực mà giấy phép vẫn còn thời hạn và không trái với các quy định của Luật này, thì được áp dụng theo quy định của giấy phép đó, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện xin được cấp giấy phép mới theo quy định của Luật này.
Điều 73. áp dụng Luật tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Luật này được áp dụng đối với hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Các quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 75. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 14/2004/QĐ-BNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông báo số 08/TB-BTNMT về đề án Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 47/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 969/2006/QĐ-BTN&MT Về việc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 59/2006/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Chỉ thị 105/2006/CT-BNN về tăng cường tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo số 81/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 523/2007/QĐ-BTS về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển bền vững ngành thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 10Thông tư 114-TTg-NN-1964 quy định và hướng dẫn bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn ven bờ biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1381/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt dự án khả thi cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé - đôi – tẻ giai đoạn I (2001 - 2006) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 12Thông tư 75/2004/TT-BNN hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
- 13Quyết định 658/QĐ-BTS năm 2007 về việc Kiện toàn Hội đồng Quản lý Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ban hành
- 14Quy định 605-CNNg/QLTN năm 1992 về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ Công nghiệp nặng ban hành
- 15Công văn 3399/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ về việc đình chính Danh mục thực vật, động vật động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ
- 16Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Quyết định 752/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Công văn số 460/BXD-HTĐT về việc Nhà máy nước Mỹ Khánh và Nhà máy nước Trà Nóc, thành phố Cần Thơ tài trợ theo chương trình ORET - Hà lan do Bộ Xây dựng ban hành
- 19Lệnh công bố Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi ; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật ngân sách nhà nước sửa đổi; Luật quốc tịch Việt Nam; Luật tài nguyên nước năm 1998
- 20Luật tài nguyên nước 2012
- 1Quyết định 14/2004/QĐ-BNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông báo số 08/TB-BTNMT về đề án Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 47/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 969/2006/QĐ-BTN&MT Về việc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 59/2006/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Chỉ thị 105/2006/CT-BNN về tăng cường tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo số 81/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 523/2007/QĐ-BTS về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển bền vững ngành thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 10Thông tư 114-TTg-NN-1964 quy định và hướng dẫn bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn ven bờ biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1381/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt dự án khả thi cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé - đôi – tẻ giai đoạn I (2001 - 2006) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 12Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 13Thông tư 75/2004/TT-BNN hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
- 14Quyết định 658/QĐ-BTS năm 2007 về việc Kiện toàn Hội đồng Quản lý Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ban hành
- 15Hiến pháp năm 1992
- 16Quy định 605-CNNg/QLTN năm 1992 về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ Công nghiệp nặng ban hành
- 17Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- 18Công văn 3399/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ về việc đình chính Danh mục thực vật, động vật động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ
- 19Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20Quyết định 752/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Công văn số 460/BXD-HTĐT về việc Nhà máy nước Mỹ Khánh và Nhà máy nước Trà Nóc, thành phố Cần Thơ tài trợ theo chương trình ORET - Hà lan do Bộ Xây dựng ban hành
- 22Lệnh công bố Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi ; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật ngân sách nhà nước sửa đổi; Luật quốc tịch Việt Nam; Luật tài nguyên nước năm 1998
- 23Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 24Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412:2010 về công trình thủy lợi - hướng dẫn lập quy trình vận hành
- 25Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115:2000 về thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 26Tiêu chuẩn ngành 14TCN 156:2005 về Hệ thống công trình thuỷ lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 27Tiêu chuẩn ngành 14TCN131:2002 về Trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu