Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/1998/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ này 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 02/BXD-KTQH ngày 07 tháng 02 năm 1998,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU:
Nhằm định hướng cho việc phát triển ngành cấp nước đô thị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; từ đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống cấp nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.
1. Mục tiêu trước mắt:
- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị; đảm bảo đến năm 2000 có 80% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn trung bình 80 - 100 lít/người/ngày. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày;
- Đảm bảo cấp nước cho nhu cầu công nghiệp và các nhu cầu văn hoá, xã hội trong các đô thị;
- Cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước quá cũ hoặc hiện nay chưa đảm bảo công suất thiết kế;
- Giảm tỷ lệ thất thoát nước và thất thu vào năm 2000 xuống 40% trong các khu đô thị hiện có 30% trong các khu đô thị mới;
- Các công ty cấp nước được xác định là các doanh nghiệp công ích; từng bước xoá bỏ chế độ bao cấp; giá nước được tính đúng, tính đủ để trang trải chi phí đầu tư xây dựng và phát triển;
- Lập lại kỷ cương trong ngành cấp nước đô thị ở tất cả các khâu từ quy trình công nghệ, sản xuất, kinh doanh, tài chính, dịch vụ đến quản lý Nhà nước; kiên quyết loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong ngành nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao dân trí kết hợp xử phạt theo pháp luật; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống cấp nước đô thị.
2. Mục tiêu lâu dài:
- Điều tra, khảo sát, khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước Quốc gia: các nguồn nước mặt, nước dưới đất, sông ngòi, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo tại các vùng khác nhau, chú ý tới các đô thị vùng ven biển, vùng khô hạn, vùng núi, cao nguyên và các vùng đặc trưng khác;
Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại các đô thị, tạo điều kiện giúp đỡ các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội; - Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu cấp nước như sau: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày; đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 180 - 200 lít/người/ngày;
- Đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước; tăng cường năng lực các công ty tư vấn đủ mạnh để đảm đương được công tác lập dự án, thiết kế các hệ thống cấp nước;
- Phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, từng bước hiện đại hoá hệ thống cấp nước trong các đô thị;
- Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất thiết bị, vật tư, phụ tùng trong nước với chất lượng cao để thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận; - áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm tiên tiến; đưa ngành cấp nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực, phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Chính phủ.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:
Để đáp ứng yêu cầu cấp nước do tăng trưởng dân số đô thị và cấp nước cho sản xuất, cho các hoạt động văn hoá - xã hội trong các đô thị, cần có chương trình tiếp tục điều tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên nước trên cơ sở các tài liệu đã có; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước; có chiến lược dự trữ nguồn nước.
Cần thực hiện các dự án bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả do khai thác nước ngầm không có quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ hiện tượng khai thác giếng cục bộ. Các dự án cấp nước phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Cải cách hệ thống tổ chức của ngành cấp nước từ trung ương đến địa phương:
Trên cơ sở tổ chức hiện nay, cần sắp xếp lại những tổ chức chưa hợp lý, từ các cơ quan chỉ đạo, quản lý ngành ở Trung ương; nâng cao vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc điều hành công tác cấp nước trên từng địa bàn và đặc biệt là tăng cường năng lực cho các công ty cấp nước.
3. Đổi mới chính sách tài chính, tạo nguồn vốn cho công tác cấp nước đô thị:
- Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đô thị, huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư; tranh thủ sư giúp đỡ, tài trợ của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế;
- Ban hành giá nước mới, đảm bảo cho các công ty cấp nước tự chủ về tài chính và tiến tới trang trải cho chi phí thoát nước thải sinh hoạt trong đô thị.
4. Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị, vật tư:
áp dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống cấp nước trong các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu du lịch, trung tâm dịch vụ, thương mại.
áp dụng công nghệ thích hợp phổ biến ở nhiều địa phương, gắn liền với thực trạng các công trình đã có nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước để đáp ứng yêu cầu cấp bách, tận dụng được trang thiết bị, vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư.
Công nghệ và thiết bị trong các hệ thống cấp nước cần đồng bộ, thống nhất để chủ động trong việc thay thế phụ tùng.
5. Phát triển nguôn nhân lực, đào tạo cán bộ và công nhân:
Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dưỡng cho ngành cấp nước; củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia ngành cấp nước. Mặt khác, có chính sách khuyến khích, động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài.
Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng đủ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo cho tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
- 1Quyết định 84/2000/QĐ-TTg sửa đổi khoản 3 Điều 1 Quyết định 50/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 3Công văn 788/TTg-QHQT gia hạn và phân bổ lại vốn Dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do Ngân hàng Thế giới tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 84/2000/QĐ-TTg sửa đổi khoản 3 Điều 1 Quyết định 50/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 4Công văn 2834/BXD-KTQH của Bộ Xây dựng về Chương trình khung tổ chức thực hiện định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020
- 5Công văn 788/TTg-QHQT gia hạn và phân bổ lại vốn Dự án "Phát triển cấp nước đô thị" do Ngân hàng Thế giới tài trợ của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 63/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 63/1998/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/03/1998
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 18/03/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra