- 1Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- 4Quyết định 73/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 74/2010/NĐ-CP quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng
- 6Thông tư 79/2010/TT-BQP ban hành quy định Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 860/QĐ-BQP năm 2009 về Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Quyết định 56/2011/QĐ-UBND về Quy định mức vận động đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Thông tư liên tịch 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 184/2004/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004
- 4Nghị định 184/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dân quân tự vệ
- 5Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 6Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 7Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 8Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 9Kết luận 41-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên trong tình hình mới do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 10Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND về tổ chức, xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2013-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2012/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV- BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 5 Về tổ chức, xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC, XÂY DỰNG VÀ BẢO ĐẢM MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi; Nam giáp tỉnh Phú Yên; Tây giáp tỉnh Gia Lai; Đông giáp biển Đông, bờ biển dài 134 km. Diện tích tự nhiên 6.039 km2, dân số gần 1,5 triệu người.
Có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 1), thị xã An Nhơn và 09 huyện (trong đó có 03 huyện miền núi, 02 huyện trung du), được chia thành 159 xã, phường, thị trấn (trong đó: 21 phường, 12 thị trấn, 33 xã miền núi). Ngoài dân tộc Kinh chiếm 98%; còn có một số dân tộc khác như BaNa (1,15%), H´rê (0,53%), Chăm (0,32%). Nhân dân chủ yếu theo các đạo: Phật giáo (97.000 người), Thiên chúa giáo (41.495 người), Cao đài (19.033 người); hầu hết giáo dân theo tín ngưỡng tôn giáo thuần túy, sống hòa hợp trong cộng đồng nhân dân.
Bình Định có các trục giao thông quan trọng, có sân bay, bến cảng; đặc biệt là Quốc lộ 19 nối với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào, có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn với nhiều tiềm năng kinh tế; là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh; trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh duy trì được mức tăng trưởng khá, đời sống vật chất và văn hóa của đại đa số nhân dân không ngừng được cải thiện, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn được kiện toàn, quốc phòng - an ninh được giữ vững; lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) nói riêng không ngừng được củng cố, tăng cường.
Lực lượng DQTV là một trong ba thành phần của lực lượng vũ trang Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng lực lượng DQTV là một nội dung quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Lực lượng DQTV đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp.
Xây dựng lực lượng DQTV là để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh trong các tình huống, góp phần giữ vững ổn định ở cơ sở trong thời bình và chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa khi đất nước chuyển vào các trạng thái về quốc phòng.
Qua 12 năm thực hiện Pháp lệnh DQTV và 3 năm thực hiện Luật DQTV; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV từng bước đi vào nề nếp, đạt chất lượng và hiệu quả thiết thực; lực lượng DQTV được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên củng cố, kiện toàn về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn bộc lộ một số hạn chế bất cập như: việc quán triệt các văn bản về DQTV ở một số địa phương, cơ sở còn hạn chế; tổ chức đăng ký, quản lý lực lượng Dân quân tự vệ rộng rãi chưa chặt chẽ, chưa đúng quy định; số lượng các đối tượng cán bộ tham gia tập huấn theo quy định hàng năm còn thấp; huấn luyện chiến sĩ Dân quân tự vệ có địa phương chưa chuyên sâu; hiệu quả hoạt động của một số cơ sở còn hạn chế, việc bảo đảm chế độ, chính sách còn thấp so với mặt bằng chung, đời sống của đa số cán bộ, chiến sỹ DQTV còn nhiều khó khăn, chưa kịp thời động viên cán bộ, chiến sỹ gắn bó lâu dài với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương, cơ sở.
Để bảo đảm tính pháp lý trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV theo Luật DQTV, thống nhất công tác quản lý Nhà nước về xây dựng lực lượng DQTV gắn với mọi hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và QP - AN ở địa phương đạt chất lượng, hiệu quả; làm cơ sở để các cấp thanh, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Luật DQTV trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành Đề án Tổ chức, xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 là yêu cầu rất cấp thiết; nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước tình hình mới, cũng như góp phần cùng các lực lượng khác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
II. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư (Khóa X) tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và Dự bị động viên trong tình hình mới; Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 29/3/2010 của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Kết luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư (Khóa X).
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật DQTV ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DQTV;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật DQTV;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với DQTV và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác DQTV.
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
Từ năm 1996 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng và chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV đạt được nhiều kết quả quan trọng, lực lượng DQTV được xây dựng theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, ở đâu có dân, có tổ chức Đảng là ở đó có tổ chức lực lượng DQTV. Các địa phương, cơ quan, tổ chức, xí nghiệp trong toàn tỉnh tổ chức xây dựng lực lượng DQTV theo đúng quy định, có số lượng phù hợp, chất lượng chính trị, độ tin cậy cao, được bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chặt chẽ theo quy định của Bộ Quốc phòng, tổ chức hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật, góp phần cùng các lực lượng chức năng giữ vững ANCT - TTATXH, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
1. Tổ chức, xây dựng lực lượng
a. Số lượng, chất lượng, tổ chức biên chế
Tính đến ngày 10/10/2012, tổng quân số lực lượng DQTV: 22.372 người, chiếm 1,50% so dân số (trong đó, Dân quân: 18.968 người, chiếm 1,29% so dân số; Tự vệ:
3.404 người, chiếm 17,81% so cán bộ công nhân viên chức). Đảng viên đạt 23% so tổng số DQTV (trong đó đảng viên trong lực lượng Dân quân đạt 17,18% so tổng số Dân quân, đảng viên trong lực lượng tự vệ đạt 55,41% so tổng số tự vệ), đoàn viên đạt 69% so tổng số DQTV; được tổ chức biên chế chặt chẽ, chủ yếu từ cấp tổ đến cấp Đại đội, gồm: 01 Đại đội, 290 Trung đội, 1.568 Tiểu đội (khẩu đội), 466 tổ; phù hợp với cách đánh truyền thống của DQTV, quyết tâm tác chiến phòng thủ của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và kế hoạch chiến đấu trị an của xã, phường, thị trấn.
- Lực lượng Dân quân
+ Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn và 1.120 thôn, khu phố, khối phố, làng đều có xây dựng lực lượng Dân quân từ cấp tổ đến cấp Trung đội gồm: 209 Trung đội; 1.433 Tiểu đội; 56 khẩu đội, 444 tổ; trong đó:
+ Dân quân cơ động: 3.817 người, chiếm 20,13 %; Dân quân thường trực (trong Trung đội Dân quân cơ động ở các xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh): 238 người, chiếm: 1,25%; Dân quân binh chủng chiến đấu: 764 người, chiếm 4,03%; Dân quân binh chủng bảo đảm: 2.577 người, chiếm 13,59%; Dân quân tại chỗ 11.577 người, chiếm 61,03 %; Dân quân biển: 233 người, chiếm 1,23% so với tổng số lực lượng Dân quân.
- Lực lượng Tự vệ
Đã xây dựng lực lượng Tự vệ ở 207 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học; được tổ chức 01 Đại đội, 81 Trung đội, 135 Tiểu đội, khẩu đội và 22 tổ; trong đó Tự vệ tại chỗ: 3.169 người, chiếm 93,10%; Tự vệ binh chủng chiến đấu: 133 người, chiếm 3,90%; tự vệ binh chủng bảo đảm: 102 người, chiếm 3%.
b. Hệ thống chỉ huy
Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) cấp xã luôn được các cấp quan tâm củng cố kiện toàn. Đến nay, có 159/159 xã, phường, thị trấn biên chế đúng cơ cấu gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên (là Bí thư Đảng ủy xã kiêm nhiệm), Chỉ huy phó, Chính trị viên phó (là Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm).
100% Chỉ huy trưởng là đảng viên, trong đó: 139 người tham gia cấp ủy, chiếm 87,42%; 124 người đã qua đào tạo Trung cấp quân sự, Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở, chiếm 77,99%; 180/186 Chỉ huy phó là đảng viên, chiếm 96,77%; trong đó: 24 người tham gia cấp ủy, chiếm 12,90%; 95 người đã qua đào tạo Trung cấp quân sự, Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở, chiếm 51,08%; thành lập 91 Ban CHQS các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Sau khi được thành lập, củng cố, kiện toàn đã nâng cao vai trò trách nhiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn, Ban CHQS cơ quan, tổ chức trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương; trình độ chỉ huy, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách được nâng lên.
c. Quản lý nhà nước về DQTV
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, các ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu, cơ quan quân sự làm nòng cốt trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV; các cấp ủy, chính quyền đã quán triệt nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước, kịp thời triển khai nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động ở các cấp, các ngành, làm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV.
- Cơ quan quân sự các cấp đã tích cực phối hợp các ban, ngành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác quốc phòng địa phương, DQTV, giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP - AN), bảo đảm quản lý nhà nước theo quyền hạn ở từng cấp về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, từng bước đi vào nề nếp vững chắc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV được thực hiện nghiêm túc ở từng ngành, từng cấp.
2. Công tác giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự
a. Đào tạo, tập huấn cán bộ
- Từ năm 2004 đến năm 2008, toàn tỉnh tổ chức 04 khóa (khóa 1 - 4) đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 54/2004/QĐ-BQP ngày 09/6/2004 của Bộ Quốc phòng về đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, số lượng: 210 người; từ năm 2009 đến nay, tổ chức 02 khóa (khóa 5 - 6) đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở theo Quyết định số 73/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 25/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, số lượng 131 người, (trong đó khóa 6 đang đào tạo, quân số: 80 người). Tổ chức một lớp hoàn thiện Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở cho 94/210 người (khóa 1 - 4).Tuyển chọn và đưa đi đào tạo, liên thông trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, số lượng: 16 học viên (cao đẳng: 10, đại học: 06).
- Hàng năm cán bộ Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức; cán bộ chỉ huy từ cấp Tiểu đội đến Đại đội DQTV, cán bộ kiêm nhiệm công tác quốc phòng hàng năm được tập huấn tại Trường Quân sự tỉnh, cơ quan quân sự cấp huyện. Qua đào tạo và tập huấn, hội thi đã nâng cao trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, tổ chức huấn luyện, chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cán bộ DQTV, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
b. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện chiến sỹ DQTV
Cơ quan quân sự các cấp hàng năm đều xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho lực lượng DQTV đúng nội dung, thời gian quy định của Bộ Quốc phòng; chỉ đạo tổ chức giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho 100% cơ sở DQTV; quân số đạt 80% trở lên so với tổng số DQTV. Sau huấn luyện các địa phương, cơ sở đều tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả, hàng năm có 100% đạt yêu cầu (trong đó 70 - 75% khá giỏi), tổ chức hội thi, hội thao và sử dụng lực lượng tham gia diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập chiến đấu trị an, diễn tập bảo vệ mục tiêu; phòng chống cháy, nổ, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn được Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quân sự cấp trên đánh giá đạt kết quả cao.
3. Hoạt động chiến đấu trị an, công tác dân vận
- Trong những năm qua lực lượng DQTV luôn duy trì nghiêm túc chế độ giao ban, trao đổi tình hình, sơ kết, tổng kết; đã phối hợp với lực lượng Công an giải quyết các vụ việc gây rối trật tự công cộng, tai tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn. Tích cực tham gia nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Thực hiện Chỉ thị số 773/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Kế hoạch số 20/KH-QK của Tư lệnh Quân khu 5 về tổ chức lực lượng DQTV làm công tác dân vận. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức cho lực lượng DQTV vừa huấn luyện, vừa làm công tác dân vận với trên 135.000 ngày công lao động như đào mương chống hạn, làm đường nông thôn, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão lụt… góp phần củng cố trận địa tư tưởng, thế trận lòng dân, tạo được niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang địa phương.
- Căn cứ Pháp lệnh DQTV và Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC- BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh DQTV; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 09/5/2006 về việc ban hành quy định thực hiện bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV; Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về việc quy định mức vận động đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Việc bảo đảm chế độ, chính sách cho DQTV trong thời gian qua luôn được Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể các cấp, cơ quan, tổ chức ở cơ sở quan tâm tạo điều kiện, đã kịp thời bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV. Từ khi Luật DQTV ban hành cho đến nay, các địa phương đã có sự vận dụng linh hoạt để bảo đảm chính sách cho lực lượng DQTV vừa đúng theo quy định của pháp luật vừa phù hợp với điều kiện, khả năng của từng địa phương, góp phần động viên cán bộ, chiến sỹ DQTV an tâm công tác sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH ở địa phương, cơ sở.
II. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là công dân trong độ tuổi DQTV còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện Luật DQTV ở địa phương, cơ sở.
- Chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị, độ tin cậy và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của một bộ phận trong lực lượng DQTV còn thấp.
- Một số địa phương, cơ sở chưa quan tâm đúng mức công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới; nên tỷ lệ đảng viên trong Dân quân ở một số xã, phường, thị trấn còn thấp.
- Khả năng nắm, nhận định, đánh giá tình hình để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý các tình huống còn hạn chế, nhất là những vấn đề phức tạp mới nảy sinh.
- Điều kiện bảo đảm kinh phí cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động, nơi làm việc, sinh hoạt, học tập của Ban CHQS cấp xã và lực lượng Dân quân còn khó khăn, nhất là miền núi, vùng cao; dẫn đến chất lượng huấn luyện, hoạt động kết quả có mặt đạt thấp.
- Nhận thức của một số Cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng, tổ chức, hoạt động của lực lượng DQTV; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về DQTV có lúc, có nơi chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
- Vai trò trách nhiệm của một số Ban CHQS xã, phường, thị trấn chưa được phát huy đầy đủ; năng lực vận dụng cụ thể hóa các chính sách, pháp luật, nghị quyết, chỉ thị… liên quan đến công tác DQTV để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có mặt còn hạn chế.
- Một số công dân trong độ tuổi DQTV việc làm không ổn định, đời sống khó khăn, phải đi làm ăn xa nên thường xuyên vắng mặt tại địa phương.
- Một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức về trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc còn hạn chế, không muốn con em mình tham gia vào lực lượng DQTV, chỉ tập trung làm kinh tế.
- Quá trình tuyển chọn, kết nạp công dân tham gia lực lượng DQTV còn mang tính tự nguyện, tự giác, vận động là chính; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với công dân đủ tiêu chuẩn mà cố tình không tham gia DQTV.
- Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV có lúc, có nơi chưa kịp thời.
- Xây dựng lực lượng DQTV có số lượng phù hợp, duy trì tỷ lệ DQTV đạt 1,5% so dân số; tổ chức biên chế gọn hợp lý, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; lấy chất lượng chính trị và độ tin cậy làm cơ sở, đến năm 2015 tỷ lệ đảng viên đạt 25% trở lên, Chi bộ Quân sự cấp xã có cấp ủy đạt 50% trở lên.
- Hàng năm 100% cơ sở DQTV, 90% trở lên cán bộ, chiến sỹ DQTV được giáo dục chính trị, pháp luật và huấn luyện quân sự theo phân cấp, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QP - AN trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền và tính mạng, tài sản nhân dân ở địa phương, cơ sở.
- Phấn đấu đến năm 2015, có 95% trở lên Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
- Bảo đảm kịp thời chế độ, chính sách, trang phục, nơi làm việc, trực cho lực lượng DQTV theo Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành, phát huy khả năng bảo đảm tại chỗ, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng DQTV. Tùy tình hình thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, hàng năm ngân sách tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, từng bước đầu tư xây dựng nhà, trụ sở làm việc cho Ban CHQS cấp xã và lực lượng Dân quân thường trực của 34 xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng - an ninh theo hướng gắn liền với trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã.
a. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 4l- KL/TW của Ban Bí thư; Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 29/3/2010 của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Kết luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư (Khóa X); Luật DQTV đến lãnh đạo các cấp, các ngành nhằm nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược, nội dung cơ bản, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới. Nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong xây dựng, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV.
b. Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV, xét duyệt dân chủ, công khai, tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất chính trị vào lực lượng. Xây dựng lực lượng DQTV theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức Đảng ở đó có lực lượng DQTV, chú trọng kiện toàn nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ DQTV; gắn việc xây dựng lực lượng DQTV với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức Đảng phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ theo quy định của pháp luật. Các địa phương cơ sở cần tập trung chỉ đạo phấn đấu đưa tỷ lệ đảng viên trong DQTV đạt 25% trở lên; Chi bộ Quân sự có cấp ủy đạt 50% so với tổng số Chi bộ Quân sự; Tiểu đội Dân quân cơ động có đảng viên, Trung đội Dân quân cơ động có tổ đảng. Tất cả các thôn, khu phố đều có Dân quân; chú trọng xây dựng lực lượng DQTV phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, hóa học ở các địa bàn trọng điểm.
c. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV huấn luyện và hoạt động, gắn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với quyền lợi của người tham gia DQTV ngày càng tốt hơn; tạo điều kiện động viên lực lượng DQTV cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với cơ chế thị trường và khả năng ở từng địa phương, cơ sở, cơ quan tổ chức.
d. Cán bộ, chiến sỹ DQTV cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của lực lượng DQTV trong tình hình mới. Trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm cá nhân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Gắn nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV với xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân ở địa phương.
II. TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
1. Đăng ký, quản lý nguồn, tuyển chọn lực lượng DQTV nòng cốt
- Triển khai, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị ở cơ sở và toàn dân về ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, đăng ký công dân trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ DQTV. Tổ chức đăng ký chặt chẽ ở cấp xã, cơ quan tổ chức, thống kê phân loại, báo cáo đầy đủ theo quy định của Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng đăng ký lần đầu, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển và loại khỏi danh sách đăng ký chặt chẽ, chính xác.
- Căn cứ bố trí dân cư, tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn để xác định tỷ lệ xây dựng lực lượng DQTV ở từng cấp cho phù hợp theo Luật DQTV. Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo và cùng cơ sở rà soát, tính toán cụ thể để củng cố số lượng dân quân cho phù hợp, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương cơ sở.
2. Củng cố kiện toàn Ban CHQS và cán bộ DQTV
a. Ban CHQS cấp xã
- Thành phần
+ Chỉ huy trưởng là cán bộ, công chức, là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; 100% là đảng viên và tham gia cấp ủy cùng cấp;
+ Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm;
+ Chính trị viên Phó là Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm;
+ Chỉ huy Phó là cán bộ không chuyên trách.
- Số lượng:
+ Ban CHQS xã loại 1, xã loại 2 theo quy định tại Nghị định 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, xã trọng điểm quốc phòng - an ninh được biên chế không quá 5 người gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và 01 đến 02 Chỉ huy phó.
+ Các xã, phường, thị trấn còn lại Ban CHQS cấp xã số lượng là 04 người, gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, Chỉ huy phó.
b. Ban CHQS cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện có số lượng là 04 người, gồm: Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy cùng cấp; Chính trị viên phó, Chỉ huy phó đều là cán bộ kiêm nhiệm.
c. Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị DQTV gồm: Ban Chỉ huy Đại đội, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng.
- Cán bộ Ban Chỉ huy Đại đội gồm 04 người: Đại đội trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, Đại đội phó.
- Cấp tỉnh: Tỷ lệ DQTV đạt 1,5% so với dân số. Luân phiên hàng năm 20% đến 25% so với tổng số lực lượng.
- Cấp huyện: Tỷ lệ DQTV đạt từ 1,23 - 1,57% so với dân số; đối với các huyện miền núi đạt tỷ lệ 2,5% so với dân số.
Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu trên giao và tình hình địa phương, UBND tỉnh ủy quyền Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DQTV cho các huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã:
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/7/2010 của Bộ Quốc phòng và dân số, yêu cầu nhiệm vụ QP-AN của từng địa phương để xây dựng tỷ lệ Dân quân cho từng xã, phường, thị trấn, bảo đảm đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chú trọng củng cố xây dựng lực lượng DQTV những nơi có tình hình ANCT phức tạp; không dàn đều, không để cơ sở “trắng” DQTV; ở những xã dân số ít, địa bàn rộng, thuộc vùng trọng điểm có nhu cầu quốc phòng thì xây dựng tỷ lệ dân quân cao hơn (Chủ tịch UBND huyện, thành phố đề nghị; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh quyết định).
* Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có tổ chức đảng, hoạt động sản xuất kinh doanh từ 12 tháng trở lên, có quy mô 50 lao động trở lên phải tổ chức lực lượng tự vệ. Tỷ lệ xây dựng lực lượng tự vệ được tính trên tổng số lao động đã được ký hợp đồng từ 06 tháng trở lên và trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV; tỷ lệ, số lượng cụ thể được quy định theo Điều 9, Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/7/2010 của Bộ Quốc phòng
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban CHQS và lực lượng tự vệ cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn theo Luật DQTV.
4. Quy định về chất lượng DQTV
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Chi bộ Quân sự, Chi đoàn Dân quân. Tích cực phát triển đảng viên, đoàn viên trong DQTV, hàng năm, phát triển thêm 1% đảng viên mới (hàng năm, mỗi xã, phường, thị trấn kết nạp từ 1-2 đảng viên mới), phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đảng viên đạt 25% trở lên; 100% cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó quân sự cấp xã là đảng viên và 95% trở lên được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành Quân sự cơ sở; 50% Chi bộ Quân sự có cấp ủy. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban CHQS cấp xã, cơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy đơn vị DQTV các cấp đúng quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Phấn đấu Tiểu đội dân quân cơ động, Dân quân thường trực có đảng viên, Trung đội Dân quân cơ động có tổ đảng, Thôn đội trưởng là đảng viên. Chú trọng phát triển đảng viên ở những nơi cơ sở chính trị mỏng yếu, vùng dân tộc thiểu số và địa bàn thôn, làng chưa có đảng viên.
5. Cơ cấu thành phần, quy mô tổ chức xây dựng lực lượng
a. Cơ cấu thành phần lực lượng
- DQTV gồm DQTV nòng cốt và DQTV rộng rãi.
- Lực lượng DQTV nòng cốt gồm DQTV cơ động, DQTV tại chỗ, DQTV biển và DQTV binh chủng phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
* Đối với xã được Tư lệnh Quân khu quyết định công nhận trọng điểm về QP- AN, chỉ đạo tổ chức 01 Tiểu đội Dân quân thường trực trong Trung đội Dân quân cơ động của cấp xã.
b. Quy mô, tổ chức biên chế
* Cấp tỉnh: Tiếp tục củng cố cPPK37mm-1 tự vệ Công ty Cổ phần Giày Bình Định
* Cấp huyện: Quy mô tổ chức đến cấp trung đội
- Lực lượng cơ động:
+ Huyện, thị xã, thành phố tổ chức 02 Trung đội cơ động gồm: Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Tây Sơn.
+ Huyện tổ chức 01 Trung đội cơ động gồm: Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh.
Biên chế Trung đội Dân quân cơ động cấp huyện: 28 đ/c (3 tiểu đội x 9đ/c + 01 trung đội trưởng)
- Lực lượng súng máy phòng không 12,7mm:
+ Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng 03 Trung đội gồm: Quy Nhơn (02 Trung đội Tự vệ, 01 Trung đội Dân quân); Phù Cát (03 Trung đội Dân quân)
+ Các huyện, thị xã xây dựng 02 Trung đội gồm: An Nhơn (01 Trung đội Tự vệ, 01 Trung đội Dân quân) Tuy Phước (01 Trung đội Tự vệ, 01 Trung đội Dân quân); Tây Sơn (01 Trung đội Tự vệ, 01 Trung đội Dân quân); Hoài Nhơn (02 Trung đội Dân quân); Vĩnh Thạnh (01 Trung đội Tự vệ, 01 Trung đội Dân quân); Phù Mỹ (02 Trung đội Dân quân).
+ Các huyện xây dựng 01 Trung đội súng máy phòng không dân quân gồm: Hoài Ân (01 Trung đội Dân quân); An Lão (01 Trung đội Dân quân); Vân Canh (01 Trung đội Dân quân).
Biên chế Trung đội súng máy phòng không 12,7mm gồm: 15 đ/c (02 khẩu đội x 7đ/c + 01 trung đội trưởng)
- Lực lượng pháo binh:
Tổ chức mỗi huyện, thị xã, thành phố 01 Trung đội cối 82mm. Riêng các huyện ven biển và trọng điểm gồm; Phù cát, Tuy Phước, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Nhơn và thành phố Quy Nhơn tổ chức thêm mỗi huyện 01 Trung đội ĐKZ 82mm.
Biên chế Trung đội Cối 82mm gồm: 15 đ/c (02 khẩu đội x 07đ/c + 01 trung đội trưởng) Biên chế Trung đội ĐKZ 82mm gồm: 15 đ/c (02 khẩu đội x 07đ/c + 01 trung đội trưởng)
* Cấp xã: Quy mô tổ chức Trung đội, Tiểu đội và tổ
- Lực lượng Dân quân cơ động:
+ 34 xã, phường, thị trấn trọng điểm về QP-AN tổ chức Trung đội Dân quân cơ động 28 đ/c (3 tiểu đội x 09đ/c + 1 trung đội trưởng); tổ chức Tiểu đội Dân quân thường trực luân phiên trong Trung đội Dân quân cơ động của cấp xã, quân số 09 đ/c (01 Tiểu đội trưởng + 08 chiến sỹ).
+ Các xã tổ chức Trung đội thiếu (15 đ/c) gồm: Đắc Mang, Ân Sơn (Hoài Ân);
An Nghĩa, An Dũng, An Quang, An Hưng (An Lão); Vĩnh Kim, Vĩnh Thuận (Vĩnh Thạnh); Canh Hòa, Canh Hiệp (Vân Canh); Vĩnh An (Tây Sơn). Biên chế Trung đội Dân quân cơ động thiếu cấp xã: 15đ/c (02 Tiểu đội x 07đ/c + 1 Trung đội trưởng).
+ Các xã, phường, thị trấn còn lại mỗi đơn vị tổ chức 01 Trung đội 22đ/c (3 Tiểu đội x 07đ/c + 01 trung đội trưởng).
- Một số binh chủng khác: các xã, phường, thị trấn căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ có thể tổ chức một số tổ, tiểu đội (khẩu đội) binh chủng cần thiết như: Cối 60mm, Thông tin, Công binh, Phòng hóa, Trinh sát, Y tế;
* Thôn, làng, khu phố...(gọi chung là thôn)
- Thôn thuộc vùng đồng bằng, đô thị, ven biển, trung du tổ chức dân quân tại chỗ cấp tiểu đội; riêng các tổ dân phố tổ chức từ 01 đến 02 Dân quân.
- Thôn thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo tổ chức từ tổ đến tiểu đội dân quân tại chỗ.
* DQTV biển: Quy mô tổ chức cấp Tiểu đội, Trung đội ở các xã, phường ven biển
- Huyện Hoài Nhơn: 01 Trung đội, 08 Tiểu đội;
- Huyện Phù Mỹ: 07 Tiểu đội;
- Huyện Phù Cát: 01 Trung đội, 07 Tiểu đội;
- Thành phố Quy Nhơn: 07 Tiểu đội.
- Biên chế
+ Biên chế a DQTV biển: 09 đ/c (01 tiểu đội trưởng + 08 chiến sỹ)
+ Biên chế b DQTV biển: 28 đ/c (3 tiểu đội x 09đ/c + 01 trung đội trưởng).
Xây dựng lực lượng DQTV biển theo hướng tinh gọn, gắn với số lượng tàu, thuyền và ngư trường hoạt động. Biên chế mỗi Tiểu đội trên 1 đến 3 tàu, thuyền; trung đội trên 3 đến 5 tàu, thuyền (hoặc hơn), cùng hoạt động trên cùng một tuyến (bờ, lộng, khơi).
- Chỉ đạo tuyển chọn ngư dân vào Dân quân biển là những người trực tiếp hành nghề trên biển gắn bó với tàu thuyền, là ngư dân thuộc địa phương quản lý, đặc biệt là chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, tài công; tuổi đời có thể đến 45 tuổi.
* Cơ quan, tổ chức
- Lấy đơn vị công tác, sản xuất để tổ chức lực lượng tự vệ; quy mô tổ chức cấp tiểu đội, trung đội, đại đội.
- Chủ yếu tổ chức lực lượng tự vệ chiến đấu tại chỗ; cơ quan, tổ chức có quân số tự vệ đông, ngoài việc tổ chức lực lượng chiến đấu tại chỗ, có thể tổ chức lực lượng binh chủng chiến đấu, binh chủng bảo đảm chiến đấu theo sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên.
Ngoài lực lượng DQTV được quy định ở trên, các lực lượng khác tổ chức biên chế theo định hướng chung như Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/7/2010 của Bộ Quốc phòng.
6. Trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
a. Vũ khí, trang bị
Thực hiện theo Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19/7/2010 của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ, Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
Đối với lực lượng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ A2 tại các cơ sở bảo đảm vũ khí, trang bị và công cụ hỗ trợ riêng.
Loại súng trang bị cho lực lượng Dân quân tự vệ: AR15, Garant và một số loại súng khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Quản lý vũ khí: Thực hiện theo Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu và hướng dẫn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
b. Công cụ hỗ trợ
Ngoài vũ khí trang bị theo quy định, lực lượng DQTV trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu, tuần tra được trang bị một số công cụ hỗ trợ cầm tay như: Côn, gậy, dùi cui bằng gỗ, nhựa, cao su. Sau khi thực hiện nhiệm vụ phải tập trung quản lý tại trụ sở của Ban CHQS cấp xã, cơ quan, tổ chức, tuyệt đối không giao cho cá nhân quản lý.
- Ban CHQS thị xã An Nhơn tiếp tục tham mưu cho Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo xã Nhơn An xây dựng mô hình điểm tuyên truyền Luật DQTV theo Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của UBND tỉnh; tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; kịp thời sơ kết để tiếp tục chỉ đạo thực hiện.
- Ban CHQS thành phố Quy Nhơn chủ động tổ chức khảo sát, nắm chắc các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố tổ chức xây dựng 01 đến 02 đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp (tư nhân) có tổ chức Đảng.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn một đơn vị cấp xã để xây dựng điểm, sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng về xây dựng lực lượng dân quân, thời gian vào quý I/2013.
- Huyện Hoài Nhơn chọn xã Tam Quan Bắc để xây dựng điểm về công tác huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân biển theo Luật DQTV.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn một đơn vị cấp xã trọng điểm về QP-AN; tỉnh chọn 03 đơn vị cấp xã (đồng bằng, đô thị, miền núi) làm điểm về xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV để rút kinh nghiệm, nhân rộng.
- Thị xã An Nhơn, huyện Hoài Nhơn tổ chức xây dựng điểm 02 trụ sở làm việc cho Ban CHQS cấp xã để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình toàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
- Bộ CHQS tỉnh phối hợp với các địa phương chọn 03 xã xây dựng mô hình giao đất, rừng, tạo điều kiện để lực lượng Dân quân cấp xã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ
1. Đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã
a. Tiếp tục đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở khóa 6 cho 80 học viên theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/4/2009 của Bộ Quốc phòng về ban hành chương trình chi tiết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, bảo đảm nâng cao chất lượng. Tổ chức khảo sát, tuyển chọn và đào tạo khóa 7 cho khoảng từ 80 -100 học viên vào Quý 1 năm 2014.
b. Tuyển chọn liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng, đại học; tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; phấn đấu đến năm 2015, có 95% trở lên Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
Công tác bồi dưỡng cán bộ do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tại Trường Quân sự tỉnh; đối tượng, nội dung, chương trình, thời gian theo Thông tư số 79/2010/TT- BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng.
Theo phân cấp hàng năm trước khi bước vào huấn luyện từ cấp tỉnh đến cấp huyện tổ chức tập huấn cán bộ đúng đối tượng, đảm bảo đủ nội dung, sát yêu cầu thực tế.
a. Cấp tỉnh
- Đối tượng: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, huyện; cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội, khẩu đội DQTV binh chủng Phòng không, Pháo binh, Công binh, cán bộ DQTV biển.
- Nội dung: Từng đối tượng cụ thể, có nội dung riêng được quy định trong Thông tư số 79/2010/TT-BQP
- Thời gian: 10 ngày/năm
- Cơ sở tập huấn: Trường Quân sự tỉnh
b. Cấp huyện
- Đối tượng: Cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội DQTV bộ binh, thông tin, trinh sát, phòng hỏa, y tế; thôn đội trưởng.
- Nội dung: từng đối tượng cụ thể, có nội dung riêng được quy định trong Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng
- Thời gian: 07 ngày/năm.
- Cơ sở tập huấn: Ban CHQS cấp huyện
4. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho chiến sỹ DQTV
Do cấp huyện, cấp xã tổ chức; đối tượng, nội dung, chương trình, thời gian theo Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng.
* Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu, hướng dẫn của trên về công tác đào tạo, tập huấn, huấn luyện; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
- Mọi hoạt động của DQTV trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; trong bảo vệ ANCT - TTATXH và các hoạt động khác phải đặt dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn; Chỉ huy trưởng Ban CHQS cơ quan, tổ chức và sự chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên.
- Hoạt động của lực lượng DQTV phải thực hiện nghiêm các quy định tại Điều 25, Chương II, Chương IV, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DQTV; Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ.
- Sử dụng lực lượng DQTV trong bảo vệ an ninh trật tự phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Khi tham gia phối hợp hoạt động liên ngành, DQTV làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài và vận động tuyên truyền, giải thích cho nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng và cơ quan chức năng xử lý, giải quyết. Nghiêm cấm sử dụng DQTV trực tiếp trấn áp, bắt giữ người trái phép; thu giữ, phá hủy tài sản của công dân và các việc khác không thuộc phạm vi quyền hạn của lực lượng DQTV theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở và yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng DQTV được giao để chỉ đạo tổ chức huấn luyện, diễn tập và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp.
- Mọi hoạt động của lực lượng DQTV trong các trạng thái về quốc phòng đều phải được xây dựng kế hoạch, thông qua Cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, tổ chức cùng cấp, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các kế hoạch hoạt động phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, cơ sở, có tính khả thi cao. Cơ quan quân sự địa phương các cấp phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu để xây dựng đủ số lượng kế hoạch được quy định tại Thông tư số 77/2010/TT-BQP và Thông tư số 90/2010/TT-BQP.
Ngoài các chế độ, chính sách được quy định theo Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh quy định cụ thể một số nội dung sau:
1. Chế độ phụ cấp hàng tháng đối với Thôn đội trưởng
Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung của cán bộ, công chức do Chính phủ quy định.
2. Mức trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân
a. Dân quân khi huy động làm nhiệm vụ theo quy định được hưởng trợ cấp ngày công lao động bằng hệ số 0,08, riêng đối với Dân quân biển hệ số 0,12 mức lượng tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
b. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ, nếu tiếp tục được kéo dài thời hạn tham gia nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung, khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm bằng hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
3. Mức hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại đối với Dân quân
a. Dân quân khi làm nhiệm vụ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày, bố trí ăn ở tập trung thì được chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; hỗ trợ tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại cùng thời điểm.
b. Dân quân khi được huy động làm nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 42, 43 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ trong thời gian điều trị tại các cơ sở y tế được trợ cấp tiền ăn cơ bản như chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại cùng thời điểm, nhưng không quá 30 ngày cho một lần chữa bệnh.
4. Trang phục, sao mũ, phù hiệu của DQTV
Cán bộ, chiến sỹ DQTV nòng cốt được cấp trang phục, sao mũ, phù hiệu theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 21, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ.
- Ngân sách Trung ương và địa phương bảo đảm, mua sắm trang phục cho lực lượng dân quân nòng cốt
- Cơ quan, tổ chức bảo đảm mua sắm trang phục cho lực lượng tự vệ.
5. Bảo đảm trang thiết bị công tác, sinh hoạt
- Mỗi Ban CHQS cấp xã phải được bảo đảm tối thiểu gồm: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, tủ sắt đựng súng, công cụ hỗ trợ, vật chất huấn luyện, trang phục dùng chung, máy điện thoại và một số vật chất, công cụ hỗ trợ khác bảo đảm cho Dân quân làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, hoạt động, huấn luyện.
- Riêng đối với Dân quân thường trực tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng - an ninh, được bảo đảm đủ phòng sinh hoạt, làm việc, phòng nghỉ, giường, chiếu, chăn, màn và các trang thiết bị khác bảo đảm cho công tác, sinh hoạt, ăn, ở.
6. Dự toán bảo đảm ngân sách cho DQTV
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh dự toán ngân sách công tác DQTV thông qua Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh phê duyệt; cấp huyện, xã được phân bổ, dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Lực lượng DQTV phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp theo quy định của Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng và các chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của trên; đồng thời phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.
2. Xây dựng lực lượng DQTV trước hết là xây dựng về chất lượng chính trị. Bảo đảm là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, của Nhà nước ở cơ sở.
3. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng của lực lượng Dân quân cơ động, thường trực, DQTV phòng không, DQTV biển ở các địa bàn chiến lược, vùng trọng điểm; xây dựng đến đâu chắc đến đó, gắn với việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đặc biệt là địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh.
4. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và mặt trận, đoàn thể có trách nhiệm quan tâm đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV với khả năng kinh tế của địa phương; cơ quan, tổ chức. Tổ chức vận động thu quỹ quốc phòng - an ninh và các hoạt động có thu khác để hỗ trợ cho xây dựng, hoạt động của lực lượng DQTV.
5. Tăng cường việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra kịp thời uốn nắn những sai sót trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV. Tiến hành định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực, tiến bộ, khắc phục những yếu kém, tồn tại nhằm xây dựng lực lượng DQTV thực sự tin cậy, chất lượng, hiệu quả.
- Củng cố kiện toàn Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức đủ thành phần theo Luật DQTV. Sắp xếp bổ nhiệm 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã và thôn đội trưởng theo quy định.
- Củng cố kiện toàn đủ lực lượng Dân quân thường trực, Dân quân cơ động, DQTV phòng không, pháo binh, Dân quân biển theo Đề án. Tổ chức huấn luyện từ 90% tổng số DQTV trong năm, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, có 70 - 75% khá, giỏi trở lên.
- Tập trung rèn luyện lễ tiết tác phong, xây dựng chế độ công tác của cán bộ, chiến sĩ DQTV. Thống nhất biển bảng, sắp xếp nơi ăn, ở cho lực lượng DQTV, xây dựng cảnh quan, môi trường Ban CHQS cấp xã.
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV theo Đề án.
- Tùy tình hình thực tế ngân sách của địa phương, từng bước tổ chức xây dựng nhà làm việc cho Ban CHQS cấp xã.
Kiện toàn nâng cao chất lượng lực lượng DQTV, chủ yếu nâng cao chất lượng chính trị và độ tin cậy của lực lượng DQTV, phấn đấu có 100% cán bộ Thôn đội trưởng, 100% cán bộ trung đội trưởng, tiểu đội trưởng Dân quân cơ động, Dân quân thường trực là đảng viên.
- Xây dựng lực lượng DQTV đúng theo quy định của Quân khu và Luật DQTV, tỷ lệ đảng viên trong lực lượng DQTV đạt 25% trở lên; tỷ lệ đoàn viên đạt 70% trở lên so với tổng số lực lượng DQTV.
- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã được đào tạo Trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đạt 95% trở lên.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành có liên quan quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án Tổ chức, xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2013 - 2015.
- Hàng năm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh lập kế hoạch xây dựng lực lượng DQTV, báo cáo UBND tỉnh, trình Bộ Tư lệnh Quân khu phê duyệt. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cho Ban CHQS cấp huyện, Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở lập kế hoạch thực hiện công tác DQTV chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả.
- Phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, chỉ đạo Ban CHQS cơ quan, tổ chức lập kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, xây dựng kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân, chuẩn bị cơ sở hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương có liên quan.
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn kiểm tra các địa phương, cơ sở bảo đảm thực hiện thống nhất về chế độ, chính sách cho DQTV.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV ở các địa phương, cơ sở, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo.
- Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, địa phương lập kế hoạch công tác quốc phòng địa phương, kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng và kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân. Hướng dẫn, lập dự án xây dựng cơ bản trụ sở, nhà làm việc cho Ban CHQS cấp xã, xây dựng thao trường, bãi tập cho công tác huấn luyện DQTV và giáo dục quốc phòng - an ninh.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thống nhất về tổ chức biên chế cán bộ Ban CHQS cấp xã, tập trung việc bố trí cán bộ Chỉ huy Phó Ban CHQS cấp xã; cán bộ Ban CHQS cơ quan, tổ chức. Thống nhất chỉ tiêu số lượng, chọn nguồn đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo và kinh phí đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở hàng năm (theo Quyết định số 73, Quyết định số 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức khảo sát, rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Tư lệnh Quân khu Quyết định điều chỉnh bổ sung danh sách các xã trọng điểm về quốc phòng - an ninh hàng năm theo Luật DQTV và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn, theo dõi, bảo đảm ngân sách chi cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện và hoạt động đối với lực lượng DQTV. Hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác quốc phòng ở các sở, ngành và các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các ngành liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật DQTV, các văn bản thi hành cho cán bộ, công chức và toàn dân, tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để khảo sát chọn vị trí xây dựng thao trường huấn luyện, bãi tập, trường bắn cơ bản, trận địa súng máy phòng không, pháo phòng không DQTV.
- Các sở, ban, ngành còn lại theo chức năng nhiệm vụ tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan theo Luật DQTV. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đôn đốc kiểm tra, tạo mọi điều kiện cho các địa phương, cơ sở, cơ quan, đơn vị xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ, chính sách cho DQTV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng quân sự ở cơ sở trong tình hình mới. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV. Chỉ đạo Ban CHQS cơ quan, tổ chức lập kế hoạch xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ theo quy định của Đề án, dự toán ngân sách bảo đảm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức, trình lãnh đạo cơ quan, tổ chức phê duyệt bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo và tổ chức quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV.
- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về công tác quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền thực hiện Đề án nghiêm túc, có hiệu quả.
- Chỉ đạo khảo sát lập kế hoạch sửa chữa nâng cấp và xây mới trụ sở làm việc cho Ban CHQS các xã. Nguồn ngân sách phân bổ từ nguồn ngân sách xây dựng cơ bản của cấp huyện.
- Chỉ đạo Ban CHQS cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án DQTV (giai đoạn 2013 - 2015), báo cáo UBND cùng cấp và trình Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phê chuẩn. Tổ chức huấn luyện lực lượng DQTV hàng năm theo phân cấp.
- Chỉ đạo các xã lập dự toán ngân sách và tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp mình bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn theo Đề án.
- Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác DQTV, giáo dục quốc phòng - an ninh trên địa bàn hàng năm và từng thời kỳ.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về UBND tỉnh (qua Bộ CHQS tỉnh) để đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 51/2010/QĐ-UBND số lượng dân quân tự vệ thường trực cấp huyện, cấp xã và chế độ chính sách áp dụng cho đối tượng quy định tại Nghị quyết 25/2010/NQ-HĐND thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-UBND về Quy định thực hiện bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 32/2011/QĐ-UBND ban hành đề án bảo đảm chế độ chính sách, trang phục đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4Nghị quyết 246/2011/NQ-HĐND ban hành một số chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ do tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 36/2012/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Chỉ thị 11/2011/CT-UBND năm 2011 thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015 và chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ
- 8Quyết định 2452/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân thường trực cấp huyện và cấp xã của tỉnh Bình Dương
- 9Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND thông qua đề án tổ chức lực lượng dân quân trực thường xuyên bảo vệ trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn giai đoạn 2011–2015 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt “đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và đảm bảo chế độ, chính sách, trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn giai đoạn năm 2011 – 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 11Quyết định 11/2006/QĐ-UBND quy định công tác bảo đảm và chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 12Quyết định 162/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Ninh
- 13Nghị quyết 40/2015/NQ-HĐND về tổ chức xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020
- 14Quyết định 50/2015/QĐ-UBND về Đề án Tổ chức xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020
- 1Quyết định 47/2006/QĐ-UBND về Quy định thực hiện bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 50/2015/QĐ-UBND về Đề án Tổ chức xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020
- 1Thông tư liên tịch 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 184/2004/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- 6Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004
- 7Nghị định 184/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dân quân tự vệ
- 8Quyết định 73/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 10Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 11Nghị định 74/2010/NĐ-CP quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng
- 12Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 13Thông tư 79/2010/TT-BQP ban hành quy định Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 14Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Kết luận 41-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên trong tình hình mới do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 17Quyết định 860/QĐ-BQP năm 2009 về Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 18Quyết định 56/2011/QĐ-UBND về Quy định mức vận động đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 19Quyết định 51/2010/QĐ-UBND số lượng dân quân tự vệ thường trực cấp huyện, cấp xã và chế độ chính sách áp dụng cho đối tượng quy định tại Nghị quyết 25/2010/NQ-HĐND thành phố Cần Thơ
- 20Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND về tổ chức, xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2013-2015
- 21Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 22Quyết định 32/2011/QĐ-UBND ban hành đề án bảo đảm chế độ chính sách, trang phục đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 23Nghị quyết 246/2011/NQ-HĐND ban hành một số chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ do tỉnh Điện Biên ban hành
- 24Quyết định 36/2012/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 25Chỉ thị 11/2011/CT-UBND năm 2011 thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 26Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015 và chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ
- 27Quyết định 2452/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân thường trực cấp huyện và cấp xã của tỉnh Bình Dương
- 28Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND thông qua đề án tổ chức lực lượng dân quân trực thường xuyên bảo vệ trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn giai đoạn 2011–2015 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 29Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt “đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và đảm bảo chế độ, chính sách, trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn giai đoạn năm 2011 – 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 30Quyết định 11/2006/QĐ-UBND quy định công tác bảo đảm và chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 31Quyết định 162/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Ninh
- 32Nghị quyết 40/2015/NQ-HĐND về tổ chức xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020
Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Đề án Tổ chức xây dựng và bảo đảm chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2013 - 2015
- Số hiệu: 46/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lê Hữu Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực