- 1Thông tư liên tịch 135/2005/TTLT-BQP-BNV hướng dẫn Nghị định 119/2004/NĐ-CP về kiện toàn hệ thống tổ chức và bố trí cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng tại các Bộ, ngành và địa phương do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 170/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương do Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Thông tư 189/2011/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2012 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 130/2012/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Thông tư 223/2013/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Thông tư 197/2014/TT-BQP quy định việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở bộ, ngành và địa phương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ và ngân sách đối với công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể Trung ương (gọi tắt là bộ, ngành) và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. Dưới đây gọi chung là công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương.
Điều 2. Nội dung công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương
Công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quốc phòng của Nhà nước, bao gồm:
2. Kết hợp kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng;
4. Thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - quân sự trong thời bình, thời chiến và công tác phòng thủ dân sự; chuẩn bị, tiến hành công tác tuyển quân và động viên nền kinh tế quốc dân cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống;
5. Bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp quốc phòng, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách xã hội có liên quan đến công tác quốc phòng.
Điều 3. Trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác quốc phòng
Các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác quốc phòng.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành
1. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân cho cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành quản lý; phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh; lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ động viên các nguồn lực của bộ, ngành để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ; quản lý, huy động lực lượng dự bị động viên, tuyển quân và tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Thực hiện công tác phòng thủ dân sự, động viên công nghiệp, huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước cho công tác quốc phòng.
5. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách khác có liên quan đến công tác quốc phòng.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, hàng năm và từng thời kỳ tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các địa phương
1. Tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại với quốc phòng - an ninh; gắn quốc phòng với an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương.
3. Thực hiện các biện pháp về xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
4. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng, huấn luyện và bảo đảm hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; thực hiện công tác tuyển quân và động viên theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
6. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách chi cho công tác quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
7. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng ở địa phương hàng năm và từng thời kỳ.
TỔ CHỨC BỘ MÁY, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Điều 6. Tổ chức bộ máy cơ quan, cán bộ làm công tác quốc phòng
2. Các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng để quy định việc bố trí cán bộ làm công tác quốc phòng.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu công tác quốc phòng bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, hoặc sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng; các sở, ban, ngành khác bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng.
4. Bộ Quốc phòng có bộ phận cán bộ thường trực để theo dõi tổng hợp, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của bộ phận thường trực do Bộ Quốc phòng quy định.
5. Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể phân công một đồng chí lãnh đạo trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương.
6. Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước được tổ chức Ban Chỉ huy quân sự cơ sở của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy quân sự cơ sở thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ.
7. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng do từng bộ, ngành, địa phương quy định. Chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách đối với sĩ quan quân đội biệt phái tại các bộ, ngành và các địa phương thực hiện theo Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 7. Quan hệ giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, ngành, địa phương
2. Bộ Quốc phòng đề xuất các nội dung, yêu cầu về công tác quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược khi các bộ, ngành yêu cầu; lập dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phòng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất các bộ, ngành báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Quan hệ giữa Bộ Quốc phòng với Ủy ban nhân dân địa phương được thông qua Bộ Tư lệnh quân khu và cơ quan quân sự địa phương các cấp theo quy định tại
Điều 8. Quan hệ giữa các bộ, ngành với các địa phương
1. Các bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung công tác quốc phòng của bộ, ngành mình có liên quan đến địa phương; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền có trụ sở đặt tại các địa phương thực hiện công tác quốc phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quân sự cùng cấp.
2. Người đứng đầu các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở để tổ chức thực hiện công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quan hệ giữa Bộ Tư lệnh quân khu và cơ quan quân sự địa phương với Ủy ban nhân dân các cấp
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh các quân khu chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng ở địa phương. Bộ Tư lệnh các quân khu và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng từng năm cho cán bộ chủ chốt của các địa phương theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân địa phương thông báo cho cơ quan quân sự địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương liên quan đến công tác quốc phòng; đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng báo cáo theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Đối với những vấn đề quan trọng trực tiếp liên quan đến công tác quốc phòng, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trao đổi thống nhất với cơ quan quân sự địa phương cùng cấp trước khi kiến nghị với cơ quan quân sự địa phương cấp trên, Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ.
3. Cơ quan quân sự địa phương các cấp có trách nhiệm chấp hành chế độ xin ý kiến, báo cáo với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan quân sự cấp trên theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mỗi cấp và quy định của Bộ Quốc phòng.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về công tác quốc phòng
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng.
2. Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quốc phòng.
3. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của hiến pháp, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng.
4. Quy định và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm cho công tác quốc phòng.
5. Theo dõi, đôn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện công tác quốc phòng.
6. Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện công tác quốc phòng.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định số 30/2004/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác quốc phòng ở địa phương.
Điều 12. Trách nhiệm của Thủ trưởng các bộ, ngành
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn việc lập kế hoạch công tác quốc phòng của các bộ, ngành, địa phương; kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng và kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra việc lập, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác quốc phòng của các bộ, ngành và các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 13. Trách nhiệm của các địa phương
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình về công tác quốc phòng theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác quốc phòng và các quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác quốc phòng
1. Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng định kỳ hoặc đột xuất thanh tra việc thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Hàng năm và từng thời kỳ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra kết quả việc thực hiện công tác quốc phòng ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
3. Thanh tra Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với thanh tra các bộ, ngành và các địa phương tổ chức thanh tra việc thực hiện công tác quốc phòng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
4. Bộ phận thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và cơ quan quân sự địa phương các cấp định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng.
5. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 15. Sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ định kỳ 2 năm một lần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương.
2. Hàng năm, các bộ, ngành và các địa phương tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện công tác quốc phòng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở từng bộ, ngành, địa phương.
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG
Điều 16. Bảo đảm kinh phí chi cho công tác quốc phòng
1. Ngân sách nhà nước chi cho công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của bộ, ngành, địa phương theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kinh phí chi cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng hàng năm, bao gồm: công tác giáo dục quốc phòng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tuyển quân, diễn tập và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng khác được hạch toán trong chi phí quản lý hàng năm của từng doanh nghiệp.
Điều 17. Dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách
Việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách chi cho công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương thực hiện theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 18. Chế độ, chính sách thực hiện công tác quốc phòng
Các bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với công tác quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện các chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên trong xây dựng, huấn luyện quân sự, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân và dân quân tự vệ bị ốm đau, tai nạn, bị thương hoặc hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo các quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và công dân có thành tích trong việc thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương được xét khen thưởng theo quy định chung của nhà nước và Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các bộ, ngành, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, chính sách về công tác thi đua khen thưởng đối với công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Người nào có hành vi vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, các địa phương thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 19/CP ngày 12 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương.
Điều 22. Tổ chức, triển khai thực hiện
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan ban, ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 18/2006/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế quốc phòng thuộc Vụ Kế hoạch -Tài chính do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị định 19/CP năm 1994 về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- 3Nghị định 168/2018/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương
- 1Thông tư liên tịch 135/2005/TTLT-BQP-BNV hướng dẫn Nghị định 119/2004/NĐ-CP về kiện toàn hệ thống tổ chức và bố trí cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng tại các Bộ, ngành và địa phương do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 18/2006/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế quốc phòng thuộc Vụ Kế hoạch -Tài chính do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 165/2003/NĐ-CP về việc biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- 8Thông tư 170/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương do Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Thông tư 189/2011/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2012 do Bộ Quốc phòng ban hành
- 10Thông tư 130/2012/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 11Thông tư 223/2013/TT-BQP hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 12Thông tư 197/2014/TT-BQP quy định việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở bộ, ngành và địa phương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- Số hiệu: 119/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/05/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 20/05/2004
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 04/06/2004
- Ngày hết hiệu lực: 14/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực