Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 799/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Đề án đào tạo cán bộ quân sự cấp xã) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự: Ban Chỉ huy quân sự (Ban CHQS) cấp xã đạt trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở, đại học ngành quân sự cơ sở (sau đây gọi tắt là trình độ cao đẳng, đại học), có bản lĩnh chính trị vững vàng; năng lực, trình độ chuyên môn tương đương sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên và trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

a) Giai đoạn 2011 - 2015: Có 35% đến 50% chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Có 70% đến 80% chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học.

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng đào tạo

a) Đào tạo chính quy

- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã chưa qua đào tạo;

- Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ,

- Sĩ quan dự bị chưa xếp vào các đơn vị dự bị động viên;

- Cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên đang công tác tại cơ sở.

b) Đào tạo liên thông

Cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Trung đội Dân quân cơ động, thường trực đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở, cao đẳng quân sự cơ sở.

2. Điều kiện tuyển sinh

a) Đào tạo chính quy

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;

- Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

- Là đảng viên, hoặc có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Đang thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thời gian ít nhất 6 tháng; cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên đang công tác tại cơ sở có thời gian công tác ít nhất 1 năm;

- Sức khỏe giao Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Y tế quy định

- Trong quy hoạch là nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã thông qua quy trình xét tuyển; trúng tuyển được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cử đi đào tạo.

b) Đào tạo liên thông

Cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Trung đội Dân quân cơ động, thường trực đang công tác đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng quân sự cơ sở có nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng, đại học:

- Đối với đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên cao đẳng hoặc từ cao đẳng lên đại học quân sự cơ sở, Học viên tốt nghiệp đạt loại khá trở lên được xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm công tác, vẫn trong quy hoạch nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã;

- Đối với liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở, người có bằng trung cấp phải có ít nhất 3 năm công tác, vẫn trong quy hoạch nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã mới được tham gia dự tuyển.

c) Độ tuổi tính đến năm tuyển sinh

- Đào tạo từ nguồn: không quá 31 tuổi;

- Đào tạo liên thông vừa làm vừa học: Trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng quân sự cơ sở từ trên 22 tuổi đến 45 tuổi; cao đẳng quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở trên 24 tuổi đến 45 tuổi.

d) Học viên nghỉ học tạm thời, quy định tại Điểm d Khoản 1 Phần IV, trở lại học tiếp, độ tuổi như quy định tại Điểm c Khoản này và không quá 43 tuổi đối với đào tạo liên thông vừa làm, vừa học từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.

3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

a) Thực hiện quy định tại Điều 33 Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

b) Là dân quân tự vệ nòng cốt được khen thưởng từ bằng khen trở lên.

c) Cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; chiến sĩ dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Ngành đào tạo: Quân sự cơ sở.

5. Hình thức đào tạo

a) Chính quy tập trung.

b) Liên thông, liên kết.

c) Vừa làm vừa học.

6. Thời gian đào tạo, văn bằng được cấp:

a) Thời gian đào tạo

- Đào tạo trình độ cao đẳng thời gian 36 tháng;

- Đào tạo trình độ đại học thời gian 48 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên cao đẳng quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ cao đẳng quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở, thời gian 36 tháng;

- Đào tạo hình thức vừa làm vừa học chỉ áp dụng cho đào tạo liên thông; mỗi năm học tập trung từ 2 - 3 kỳ, mỗi kỳ ít nhất 2 tháng; thời gian hoàn thành chương trình theo hình thức vừa làm, vừa học phải dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ chính quy từ nửa năm đến một năm;

- Đào tạo văn bằng 2, thời gian 24 tháng.

b) Văn bằng được cấp

Học viên học hết chương trình cao đẳng, đại học đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được Hiệu trưởng Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, Trường Đại học Nguyễn Huệ cấp bằng cao đẳng quân sự cơ sở hoặc cử nhân quân sự cơ sở.

7. Cơ sở đào tạo

a) Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đào tạo trình độ đại học quân sự cơ sở; liên kết đào tạo trình độ cao đẳng quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Quân khu 1, 2, 3, 4 và Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

b) Trường Đại học Nguyễn Huệ đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở; liên kết đào tạo trình độ cao đẳng quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Quân khu 5, 7, 9.

8. Hình thức tuyển sinh, khu vực tuyển sinh

a) Hình thức tuyển sinh: thi tuyển, cử tuyển và xét tuyển.

b) Khu vực tuyển sinh

- Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, tuyển sinh cao đẳng, đại học từ Thừa Thiên Huế trở ra;

- Trường Đại học Nguyễn Huệ, tuyển sinh cao đẳng, đại học từ Đà Nẵng trở vào;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 1, tại Trường Quân sự Quân khu 1;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 2, tại Trường Quân sự Quân khu 2;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 3, tại Trường Quân sự Quân khu 3;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 4, tại Trường Quân sự Quân khu 4;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 5, tại Trường Quân sự Quân khu 5;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 7, tại Trường Quân sự Quân khu 7;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn Quân khu 9, tại Trường Quân sự Quân khu 9;

- Tuyển sinh cao đẳng học viên thuộc địa bàn thành phố Hà Nội tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

9. Chương trình, mã ngành đào tạo

a) Bộ Quốc phòng căn cứ chương trình khung Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, xây dựng chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo các loại hình đào tạo.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định mở mã ngành đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở tại Trường Đại học Nguyễn Huệ theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

10. Kế hoạch đào tạo

a) Nhu cầu đào tạo cán bộ quân sự cấp xã từ năm 2011 đến năm 2020 và các năm tiếp theo khoảng 25.185 đồng chí. Trong đó xã loại 1 bố trí 02 chức danh Chỉ huy phó quân sự, các xã còn lại bố trí 01 chức danh Chỉ huy phó quân sự (Phụ lục I).

b) Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm (Phụ lục II).

- Thi tuyển theo quy chế tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học quân sự cơ sở chỉ tiêu chiếm khoảng 5% cao đẳng quân sự cơ sở chỉ tiêu khoảng 14%;

- Cử tuyển theo quy định của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vào học; trình độ đại học ngành quân sự cơ sở chỉ tiêu khoảng 5%;

- Xét tuyển những học viên dự thi đại học ngành quân sự cơ sở có tổng số điểm thi = điểm sàn tuyển sinh cao đẳng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vào học; trình độ cao đẳng quân sự cơ sở chỉ tiêu khoảng 6%;

- Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, ngành quân sự cơ sở các học viên có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 70%

c) Số lượng học viên tốt nghiệp hàng năm (Phụ lục III).

d) Lưu lượng học viên các năm học (Phụ lục IV).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện được tổng hợp, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Dự toán tổng kinh phí: 1.609,93 tỷ đồng (cơ sở tính toán theo giá cả thời điểm tháng 3 năm 2011).

1. Bảo đảm kinh phí cho người học

a) Chi phí cho 01 học viên: 28,85 triệu đồng/năm, trong đó ngân sách trung ương 11 triệu đồng/năm; ngân sách địa phương 17,85 triệu đồng/năm (Phụ lục V).

b) Kinh phí: 1.522,63 tỷ đồng (Phụ lục VI).

c) Phân kỳ dự toán ngân sách

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Năm học

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Cộng

1

2011 - 2012

27,50

44,63

72,13

2

2012 - 2013

45,38

73,63

119,01

3

2013 - 2014

53,63

87,02

140,64

4

2014 - 2015

56,38

91,48

147,86

5

2015 - 2016

57,75

93,71

151,46

6

2016 - 2017

57,75

93,71

151,46

7

2017-2018

5 7,75

93,71

151,46

8

2018 - 2019

57,75

93,71

151,46

9

2019 - 2020

57,75

93,71

151,46

10

2020 - 2021

59,79

97,01

156,80

11

2021 - 2022

31,27

50,74

82,01

12

2022 - 2023

12,38

20,08

32,46

13

2023 - 2024

4,13

6,69

10,82

14

2024 - 2025

1,38

2,23

3,61

 

Tổng cộng

580,55

942,08

1.522,63

2. Kinh phí bồi dưỡng, tập huấn nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ (thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Giáo dục): 3 tỷ đồng (300 triệu đồng/năm x 10 năm).

3. Kinh phí bổ sung trang thiết bị kỹ thuật cho các thao trường huấn luyện vũ khí tự tạo, phòng học chuyên dùng; biên soạn, in ấn giáo trình; mua sắm phương tiện cơ động cho các cơ sở đào tạo.

a) Bổ sung trang thiết bị kỹ thuật cho các thao trường huấn luyện vũ khí tự tạo, phòng học chuyên dùng; 20,00 tỷ đồng (Phụ lục VII).

b) Biên soạn 5 bộ giáo trình: 1,45 tỷ đồng (15.250 trang x 95.000đ/tr).

c) In ấn 5 bộ giáo trình: 2,85 tỷ đồng (5 bộ giáo trình x 30 giáo trình x 75đ/c/lớp x 15đ/vị x 2 lần).

d) Mua sắm phương tiện cơ động: 60,00 tỷ đồng (10 cơ sở đào tạo x 5 xe ô tô loại 29 chỗ ngồi/1 cơ sở đào tạo x 1,2 tỷ đồng/xe).

4. Những địa phương có nguồn thu thấp, khó khăn trong bố trí kính phí thì được ngân sách trung ương hỗ trợ.

IV. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối với học viên

a) Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là tiêu chí bắt buộc để xem xét, bổ nhiệm cán bộ Ban CHQS cấp xã theo mục tiêu đào tạo quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP.

b) Thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục; trong thời gian đào tạo được giữ nguyên chức vụ và được xem xét đề bạt, bổ nhiệm theo quy hoạch, quy trình công tác cán bộ của địa phương; đối với đào tạo liên thông, sau đào tạo được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận, bố trí sử dụng từ chức danh trước khi đi đào tạo trở lên; bố trí cán bộ đào tạo từ nguồn theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã.

c) Học viên được đào tạo phải có thời gian ít nhất 30 tháng công tác trong Ban CHQS cấp xã mới được bố trí các vị trí công tác khác.

d) Học viên vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác, được cơ sở đào tạo cho phép nghỉ học tạm thời, thì được cấp giấy chứng nhận bảo lưu kết quả đã học, do Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và giới thiệu trả về cấp xã nơi học viên có hộ khẩu thường trú; việc tiếp nhận, bố trí công tác, trở lại học tiếp, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

đ) Trong thời gian học được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp, do ngân sách địa phương bảo đảm. Học viên hưởng chế độ phụ cấp đã bằng, hoặc chưa bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức thì được địa phương hỗ trợ phụ cấp, mức khởi điểm bằng 0,5 mức lương tối thiểu và tăng dần theo từng năm:

- Năm thứ 2 bằng 0,52 mức lương tối thiểu (0,53 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);

- Năm thứ 3 bằng 0,53 mức lương tối thiểu (0,54 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);

- Năm thứ 4 bằng 0,54 mức lương tối thiểu (0,55 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi).

e) Học viên khi nhập học có mức chế độ phụ cấp bằng 0,5, các năm học tiếp theo được địa phương bảo đảm như quy định tại Điểm đ của Khoản này.

g) Được hỗ trợ tiền bù giá lương thực, hỗ trợ tiền ăn thường xuyên, ăn thêm ngày lễ, tết như học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội; được hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội.

h) Được bảo đảm trang phục, dân quân tự vệ, trang phục dùng chung, quần áo dã ngoại và các vật dụng cần thiết khác tương đương tiêu chuẩn quân trang học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội, được bảo đảm nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm.

i) Được bảo đảm tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm và một số vật chất cần thiết khác trong quá trình học tập.

k) Học viên đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì trong thời gian học tập được tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách địa phương bảo đảm; học viên chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được mua bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước; học viên trong thời gian đào tạo bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ.

l) Học viên tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; được bố trí sử dụng tại cơ sở cử đi đào tạo theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã hoặc thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ theo quy định.

m) Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản quy phạm pháp luật về khen thưởng.

n) Học viên trong thời gian đào tạo vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, cơ sở đào tạo quyết định hình thức kỷ luật theo quy chế đào tạo hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; khi học viên có quyết định buộc thôi học, cơ sở đào tạo phải thông báo trả về cấp xã nơi học viên có hộ khẩu thường trú; việc bố trí sử dụng, hay không sử dụng, theo từng trường hợp cụ thể, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

o) Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Học viên phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo, trong các trường hợp:

- Bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học không có lý do chính đáng;

- Không chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền;

- Bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác.

2. Đối với giáo viên: Thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục; hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng về: chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng; quản lý nhà nước về quốc phòng; công tác quân sự, quốc phòng địa phương và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

3. Đối với cơ sở đào tạo

a) Trên cơ sở đội ngũ cán bộ, giáo viên của các nhà trường hiện có tổ chức các tổ bộ môn, khoa để đảm nhiệm giảng dạy; tổ chức các đại đội, tiểu đoàn để quản lý học viên.

b) Tận dụng cơ sở vật chất, thao trường bãi tập hiện có; bổ sung trang thiết bị kỹ thuật cho các thao trường huấn luyện vũ khí tự tạo và phòng học chuyên dùng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức điều hành đề án

a) Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án ở Trung ương do 01 đồng chí Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo cấp vụ các Bộ, ngành: Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

b) Ban Chỉ đạo Đề án có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện Đề án; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án; đề xuất các chủ trương, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

c) Cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.

2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Quốc phòng

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Đề án này và hướng dẫn việc tuyển sinh theo quy định;

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo theo quy chế và chỉ tiêu được giao; phối hợp với các cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo;

- Ban hành quy định tuyển sinh, quy chế đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã trình độ cao đẳng, đại học;

- Chủ trì xây dựng chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và biên soạn, in ấn giáo trình xong trước ngày 30 tháng 4 năm 2011;

- Nắm kết quả đào tạo và sử dụng cán bộ Ban CHQS cấp xã sau đào tạo;

- Tổ chức mua sắm phương tiện cơ động, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo trong kế hoạch chung của Bộ Quốc phòng; tổ chức cấp phát, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xem xét quyết định mở mã ngành đào tạo quân sự cơ sở trình độ cao đẳng, đại học Trường Đại học Nguyễn Huệ; tạo điều kiện giúp Bộ Quốc phòng mở mã ngành đào tạo quân sự cơ sở trình độ cao đẳng cho trường quân sự các quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo;

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát các địa phương cơ sở đào tạo thực hiện Đề án.

c) Bộ Nội vụ: Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với công chức xã và thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

d) Bộ Tài chính: Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, bảo đảm ngân sách thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách quốc phòng hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đề xuất việc ban hành các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên.

e) Bộ Công an: Chỉ đạo cơ quan công an các cấp phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp giúp Hội đồng tuyển sinh quân sự xét tuyển về chính trị, đạo đức các đối tượng tuyển sinh; chỉ đạo các học viện, nhà trường thuộc Bộ Công an thường xuyên bổ sung các thông tin mới vào bài giảng và tham gia giảng dạy khối kiến thức an ninh.

g) Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học; hướng dẫn các học viện chính trị - hành chính khu vực, các viện thuộc Học viện tham gia giảng dạy theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo.

h) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan để triển khai thực hiện Đề án.

i) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy chế và chỉ tiêu được giao; phối hợp với các cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo;

- Bố trí kinh phí đào tạo hàng năm theo Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ CẤP XÃ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Đơn vị

Số xã trên địa bàn

Số lượng cán bộ quân sự cấp xã cần được đào tạo

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Tổng số

Chỉ huy trưởng

Chỉ huy phó QS

Tổng số

1

Quân khu 1

134

648

301

1.083

1.083

1.217

2.300

2

Quân khu 2

307

837

366

1.510

1.510

1.817

3.327

3

Quân khu 3

190

1.031

600

1.821

1.821

2.011

3.822

4

Quân khu 4

286

884

659

1.829

1.829

2.115

3.944

5

Quân khu 5

536

809

182

1.527

1.527

2.063

3.590

6

Quân khu 7

719

519

99

1.337

1.337

2.056

3.393

7

Quân khu 9

657

640

121

1.418

1.418

2.075

3.493

8

BTLTĐ HN

152

316

109

577

577

729

1.306

 

Tổng cộng

2.981

5.684

2.437

11.102

11.102

14.083

25.185


PHỤ LỤC II

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ BAN CHQS CẤP XÃ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Năm học

Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng (học viên)

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học (học viên)

Tổng số

Thi tuyển sinh cao đẳng theo quy định hàng năm của Bộ GD& ĐT

Xét tuyển từ học viên thi tuyển sinh ĐH có tổng số điểm ³ điểm sàn CĐ theo QĐ của Bộ GD& ĐT

Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp NQSCS

Tổng số

Thi tuyển sinh đại học theo quy định hàng năm của Bộ GD&ĐT

Cử tuyển theo Nghị định 134/ 2006/NĐ-CP của CP

Đào tạo liên thông từ cao đẳng NQSCS

Tổng số

 

 

Tổng số

Chính quy (70%)

Vừa làm, vừa học (30%)

1

Giai đoạn 1

9.200

1.750

750

6.700

4.690

2.010

3.300

625

625

2.050

1.435

615

 

2011 - 2012

2.250

350

150

1.750

1.225

525

250

125

125

0

0

0

 

2012 - 2013

2.250

350

150

1.750

1.225

525

250

125

125

0

0

0

 

2013 - 2014

1.600

350

150

1.100

770

330

900

125

125

650

450

195

 

2014 - 2015

1.600

350

150

1.100

770

330

900

125

125

650

450

195

 

2015 - 2016

1.500

350

150

1.000

700

300

1.000

125

125

750

525

225

2

Giai đoạn 2

5.585

1.750

750

3.085

2.160

925

7.100

625

625

5.850

4.095

1.755

 

2016 - 2017

1.400

350

150

900

630

270

1.100

125

125

850

595

255

 

2017 - 2018

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

 

2018 - 2019

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

 

2019 - 2020

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

 

2020 - 2021

1.035

350

150

535

375

161

1.650

125

125

1.400

980

420

3

Cộng (1+2)

14.785

3.500

1.500

9.785

6.850

2.935

10.400

1.250

1.250

7.900

5.530

2.370

 

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Năm học

Cao đẳng

Đại học

Tổng số

Thi tuyển sinh cao đẳng theo quy định hàng năm của Bộ GD&ĐT

Xét tuyển từ học viên thi ĐH có tổng số điểm ³ điểm sàn CĐ theo QĐ của Bộ GD&ĐT

Đào tạo liên thông từ TCCN ngành QSCS

Tổng số

Thi tuyển sinh đại học theo quy định hàng năm của Bộ GĐ&ĐT

Cử tuyển theo Nghị định 134/ 2006/NĐ-CP

Đào tạo liên thông từ cao đẳng ngành QSCS

Tổng số

Chính quy

Vừa làm vừa học

Tổng số

Chính quy

Vừa làm vừa học

2012 - 2013

1.750

0

0

1.750

1.225

525

0

0

0

0

0

0

2013 - 2014

2.250

350

150

1.750

1.225

525

0

0

0

0

0

0

2014 - 2015

1.600

350

150

1.100

770

330

650

0

0

650

455

195

2014 - 2015

1.600

350

150

1.100

770

330

775

125

0

650

455

195

2015 - 2016

1.500

350

150

1.000

700

300

1.000

125

125

750

525

225

2016 - 2017

1.400

350

150

900

630

270

1.100

125

125

850

595

255

2017 - 2018

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

2018 - 2019

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

2019 - 2020

1.050

350

150

550

385

165

1.450

125

125

1.200

840

360

2020 - 2021

1.035

350

150

535

375

160

1.650

125

125

1.400

980

420

2021 - 2022

500

350

150

0

0

0

250

125

125

0

0

0

2022 - 2023

0

0

0

0

0

0

250

125

125

0

0

0

2023 - 2024

0

0

0

0

0

0

250

125

125

0

0

0

2024 - 2025

0

0

0

0

0

0

125

 

125

0

0

0

Cộng

14.785

3.500

1.500

9.785

6.850

2.935

10.400

1.250

1.250

7.900

5.530

2.370


PHỤ LỤC IV

LƯU LƯỢNG HỌC VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ TỪNG NĂM HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Năm học

Cao đẳng

Đại học

Tổng lưu lượng học viên học cả năm học

Tổng lưu lượng học viên học 1/2 năm học

Lưu lượng học viên học cả năm học

Lưu lượng học viên học 1/2 năm học

Lưu lượng học viên học cả năm học

Lưu lượng học viên học 1/2 năm học

1

2011 - 2012

2.250

0

250

0

2.500

0

2

2012 - 2013

2.750

1.750

500

0

3.250

1.750

3

2013 - 2014

2.600

1.750

1.400

0

4.000

1.750

4

2014 - 2015

2.600

1.100

1.650

650

4.250

1.750

5

2015 - 2016

2.500

1.100

1.875

650

4.375

1.750

6

2016 - 2017

2.400

1.000

1.975

750

4.375

1.750

7

2017 - 2018

2.050

900

2.325

850

4.375

1.750

8

2018 - 2019

2.050

550

2.325

1.200

4.375

1.750

9

2019 - 2020

2.050

550

2.325

1.200

4.375

1.750

10

2020 - 2021

2.035

550

2.525

1.200

4.560

1.750

11

2021 - 2022

1.000

535

875

1.400

1.875

1.935

12

2022 - 2023

500

0

625

0

1.125

0

13

2023 - 2024

0

0

375

0

375

0

14

2024 - 2025

0

0

125

0

125

0

 

Cộng

24.785

9.785

19.150

7.900

43.935

17.685

 

PHỤ LỤC V

KHAI TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM NGÂN SÁCH HỌC VIÊN TRÊN MỘT NĂM HỌC THEO ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

1

Bồi dưỡng tập huấn giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ

900.000

0

2

Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết

514.000

0

3

Biên soạn giáo trình (16 bộ x 115.000đ)

1.840.000

0

4

In giáo trình (78 quyển x 22.000đ)

1.716.000

0

5

Tài liệu, văn phòng phẩm

400.000

0

6

Vật chất đồ dùng phục vụ huấn luyên, diễn tập

2.500.000

0

7

Xăng xe cơ động huấn luyện, diễn tập, dã ngoại

330.000

0

8

Tổ chức huấn luyện, diễn tập chiến đấu trị an cấp xã

1.900.000

0

9

Bảo đảm lương; bảo đảm phụ cấp (0,22x730x12 tháng)

0

1.927.000

10

Bảo đảm phụ cấp đi đường (150.000 x 4 ngày)

0

600.000

11

Bảo đảm tiền tàu xe (70.000đ x 4 chuyến đi và về)

0

280.000

12

Bảo đảm tiền ăn (32.000đ x 360 ngày)

0

11.520.000

13

Bảo đảm tiền điện, nước sinh hoạt (29.000đ x 12 tháng)

0

350.000

14

Bảo đảm dung cụ sinh hoạt, vệ sinh, y tế (110.000đ x 12 tháng)

0

1.100.000

15

Bảo đảm trang phục (Tính suất theo niên hạn quy định)

0

1.675.000

16

Bảo đảm tiền trang phục dùng chung (chăn, màn, chiếu)

0

398.000

+

Tổng cộng

11.000.000

17.850.000

 

PHỤ LỤC VI

KHÁI TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ CẤP XÃ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Năm học

Số lượng học viên học cả năm học

Số lượng học viên học 1/2 năm học

Chi phí 1 năm cho 1 học viên (triệu đồng)

Chi phí 1 năm cho lưu lượng học viên (tỷ đồng)

Tổng chi phí (tỷ đồng)

Ghi chú

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

a

b

c

d

đ

e

g=(cxđ)+(dxd)

h=(cxe)+(dxe)

i=g+h

k

1

2011 - 2012

2.500

0

11,00

17,85

27,50

44,63

72,13

 

2

2012 - 2013

3.250

1.750

11,00

17,85

45,38

73,63

119,01

 

3

2013 - 2014

4.000

1.750

11,00

17,85

53,63

87,02

140,64

 

4

2014 - 2015

4.250

1.750

11,00

17,85

56,38

91,48

147,86

 

5

2015 - 2016

4.375

1.750

11,00

17,85

57,75

93,71

151,46

 

6

2016 - 2017

4.375

1.750

11,00

17,85

57,75

93,71

151,46

 

7

2017 - 2018

4.375

1.750

11,00

17,85

57,75

93,71

151,46

 

8

2018 - 2019

4.375

1.750

11,00

17,85

57,75

93,71

151,46

 

9

2019 - 2020

4.375

1.750

11,00

17,85

57,75

93,71

151,46

 

10

2020 - 2021

4.560

1.750

11,00

17,85

59,79

97,01

156,80

 

11

2021 - 2022

1.875

1.935

11,00

17,85

31,27

50,74

82,01

 

12

2022 - 2023

1.125

0

11,00

17,85

12,38

20,08

32,46

 

13

2023 - 2024

375

0

11,00

17,85

4,13

6,69

10,82

 

14

2024 - 2025

125

0

11,00

17,85

1,38

2,23

3,61

 

 

Cộng

43.935

17.685

 

 

580,55

942,08

1.522,63

 

 

PHỤ LỤC VII

DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Cơ sở đào tạo

Nội dung đầu tư

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sỹ quan Lục quân 1)

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

2,0

2,0

 

2

Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sỹ quan Lục quân 2)

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

2,0

2,0

 

3

Trường Quân sự QK 1

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

4

Trường Quân sự QK 2

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

5

Trường Quân sự QK 3

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

6

Trường Quân sự QK 4

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

7

Trường Quân sự QK 5

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

8

Trường Quân sự QK 7

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

9

Trường Quân sự QK 9

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

10

Trường QS BTL Thủ đô Hà Nội

Phòng học chuyên dùng

Thao trường HL vũ khí tự tạo

0,7

0,8

 

 

Cộng

 

20,0

 

 

PHỤ LỤC VIII

SỬ DỤNG KINH PHÍ BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN NHÀ GIÁO, BỔ SUNG TRANG THIẾT BỊ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH, MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Nội dung chi

Kinh phí

Phân chia sử dụng các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Bồi dưỡng, tập huấn nhà giáo

3,00

 

1,50

 

 

 

1,50

 

 

 

 

1

Bổ sung trang thiết bị cho các thao trường, vũ khí tự tạo, phòng học chuyên dùng

20,00

 

10,00

10,00

 

 

 

 

 

 

 

2

Biên soạn 5 bộ giáo trình

1,45

 

1,00

 

 

 

0,45

 

 

 

 

3

In 5 bộ giáo trình

2,85

 

1,45

 

 

 

1,40

 

 

 

 

4

Mua sắm phương tiện cơ động

60,00

 

12,00

24,00

24,00

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

87,30

 

25,95

34,00

 

 

3,35

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 799/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/05/2011
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 361 đến số 362
  • Ngày hiệu lực: 25/05/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản