Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4513/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 29 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ TRONG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Đất đai năm 2013; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Du lịch năm 2017; Luật Quy hoạch năm 2017; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020; Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 43/2014/NĐ-CP ngày 29/11/2013 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; số 31/2021/NĐ-CP, ngày 26/03/2021 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020; số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/01/2022 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; số 992/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; số 153/QĐ-TTg, ngày 27/02/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Văn bản số 1183/TCLN-ĐDPH, ngày 31/8/2021 của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ;

Căn cứ các Văn bản của UBND tỉnh: Số 4027/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 về việc Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045; số 233/UBND-KH ngày 03/11/2021 về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX; số 2088/QĐ- UBND ngày 16/6/2022 về việc Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: Số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 5079/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 Khu du lịch sinh thái Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước; số 1985/QĐ-UBND, ngày 09/6/2017 về việc phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030; số 112/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 1574/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 về việc phê duyệt Đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Quan Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 1907/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước và huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; số 3392/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 về việc phê duyệt phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021 - 2030; số 886/QĐ-UBND ngày 10/03/2022 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2022 - 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 395/BC-SNN&PTNT ngày 31/10/2023 (kèm theo kiến thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4395/STNMT-BVMT ngày 23/5/2023; của Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 2890/SGTVT-QLGT ngày 23/5/2023; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 3040/SKHĐT-KTNN ngày 24/5/2023; của Sở Tài chính tại Văn bản số 2903/STC-HCSN ngày 26/5/2023; của Sở Xây dựng tại Văn bản số 3309/SXD-HT ngày 26/5/2023; của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 2500/SVHTTDL-QHPTTNDL ngày 26/5/2023; của UBND huyện Bá Thước tại Văn bản số 1289/UBND-NN ngày 23/5/2023; UBND huyện Quan Hoá tại Văn bản số 1227/UBND-NNPTNT ngày 24/5/2023 và hồ sơ liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

2. Thời gian thực hiện: Đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

3. Phạm vi thực hiện: Thực hiện trên diện tích 16.986,16 ha thuộc phạm vi quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và kết nối với các xã vùng đệm 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa.

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; thu hút, kêu gọi đầu tư thuê môi trường rừng, phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương gắn với xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá, xác định tài nguyên thiên nhiên; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, tâm linh; các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng và vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh phù hợp với tiềm năng sẵn có và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Là cơ sở pháp lý để cho thuê môi trường rừng, lập các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Xác định diện tích cho thuê môi trường rừng, diện tích đầu tư kinh doanh du lịch, diện tích thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Xác định lộ trình đầu tư, các dự án ưu tiên và các giải pháp tổ chức thực hiện đề án.

- Xác định các sản phẩm du lịch, thu hút khách, tạo việc làm thúc đẩy các ngành nghề phát triển.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư thuê môi trường rừng hoặc hợp tác, liên kết kinh doanh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; quảng bá, kết nối và phát triển các hoạt động du lịch; tăng số lượng khách tham quan, tạo việc làm, tăng lao động qua đào tạo, tăng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước để Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phát triển bền vững.

4.3. Chỉ tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Đón được khoảng 15.800 lượt khách du lịch đến Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (khách quốc tế chiếm 30%, khách nội địa 70%) góp phần đạt mục tiêu 108.000 lượt khách đến huyện Bá Thước và 15.000 lượt khách đến huyện Quan Hoá. Tỷ lệ khách lưu trú qua đêm chiếm 40% với khoảng 6.320 lượt khách; khách không lưu trú qua đêm chiếm 60% với khoảng 9.480 lượt khách.

- Doanh thu đạt khoảng 12,6 tỷ đồng; trong đó: Khách lưu trú qua đêm khoảng 6.320 lượt khách; khách không lưu trú qua đêm khoảng 9.480 lượt khách; nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng đạt ít nhất 0,3 tỷ đồng.

- Thu hút được ít nhất 02 nhà đầu tư để hợp tác, liên kết và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; xây dựng hoàn thiện khu hành chính tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn và tập trung phát triển các điểm tham quan, du lịch tại thác Canh Chan, hang Kho Mường, đỉnh Pù Luông, suối Già; kết nối các điểm du lịch tạo thành 09 tuyến du lịch nội vùng, 07 tuyến kết nối liên vùng và 05 tuyến chạy marathon băng rừng.

- Tạo việc làm cho trên 300 người (trực tiếp và gián tiếp) và góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người lên 52 triệu đồng/năm.

b) Đến năm 2030

- Đón được khoảng 27.000 lượt khách (khách quốc tế chiếm 35%, khách nội địa 65%) góp phần đạt mục tiêu 370.000 lượt khách đến huyện Bá Thước và 31.700 lượt khách đến huyện Quan Hoá. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm 40%, tương đương khoảng 10.800 lượt khách; khách không lưu trú qua đêm chiếm 60% tổng số, tương đương khoảng 16.200 lượt khách.

- Doanh thu đạt khoảng 33,0 tỷ đồng; trong đó: Khách lưu trú qua đêm khoảng 10.800 lượt khách; khách không lưu trú qua đêm khoảng 16.200 lượt khách; nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng đạt ít nhất 0,9 tỷ đồng.

- Đưa tỷ trọng từ nguồn thu du lịch trở thành nguồn thu chính, tái đầu tư phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; đảm bảo vai trò động lực, thúc đẩy phát triển đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định trên địa bàn.

- Kêu gọi nhà đầu tư thiết kế, xây dựng hệ thống tuyến cáp treo nối liền khu Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông kết nối khu du lịch Cao Sơn (Thôn Son - Bá - Mười); tập trung đầu tư 3 điểm tham quan, du lịch tại quần thể Thông Pà Cò, khu du lịch Cao Sơn và khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông.

- Kêu gọi, thu hút được ít nhất 03 nhà đầu tư để hợp tác, liên kết và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch; tạo việc làm cho khoảng 500 lao động (trực tiếp và gián tiếp) trên địa bàn.

c) Định hướng đến năm 2045

- Đón được khoảng 50.000 lượt khách du lịch đến Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (khách quốc tế chiếm 50%, khách nội địa 50%) góp phần đạt mục tiêu 500.000 lượt khách đến huyện Bá Thước và 50.000 lượt khách đến huyện Quan Hoá. Tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm 70%, tương đương khoảng 35.000 lượt khách; khách không lưu trú chiếm 30%, tương đương khoảng 15.000 lượt khách.

- Tổng thu từ hoạt động du lịch khoảng 85,0 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 257% so với năm 2030; trong đó: Khách lưu trú qua đêm thu khoảng 2 triệu đồng/lượt khách; khách không lưu trú qua đêm thu khoảng 0,7 triệu đồng/lượt khách; nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng đạt ít nhất 3,0 tỷ đồng.

- Đến năm 2045, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trở thành một trong những Trung tâm du lịch sinh thái của tỉnh, có tính chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao.

5. Phương án phát triển các điểm và tuyến du lịch

5.1. Các điểm du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

- Điểm 1: Khu trung tâm hành chính.

- Điểm 2: Khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già.

- Điểm 3: Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông.

- Điểm 4: Khu du lịch Cao Sơn.

5.2. Các điểm tham quan nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Điểm 1: Điểm tham quan hang Kho Mường (Hang Dơi).

- Điểm 2: Điểm tham quan đỉnh Pù Luông.

- Điểm 3: Điểm tham quan thác Canh Chan.

- Điểm 4: Điểm tham quan rừng Thông pà cò.

- Điểm 5: Điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ.

5.3. Kết nối các điểm du lịch, điểm tham quan bên ngoài ranh giới của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

- Điểm 1: Điểm du lịch thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

- Điểm 2: Điểm du lịch thôn Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước.

- Điểm 3: Điểm du lịch bản Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa.

- Điểm 4: Điểm du lịch thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

- Điểm 5: Điểm du lịch Thôn Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước.

- Điểm 6: Điểm du lịch cộng đồng thôn Ấm - Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.

- Điểm 7: Điểm du lịch cộng đồng bản Vinh Quang, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa.

5.4. Phương án phát triển các tuyến du lịch

a) Tuyến du lịch nội vùng: 09 tuyến.

- Tuyến 1: Trung tâm hành chính - thôn Báng - đỉnh Pù Luông (2 ngày 1 đêm) với sản phẩm du lịch chính: Tham quan khu Trung tâm hành chính, ngắm cảnh thiên nhiên, nghỉ dưỡng và khám phá, tìm hiểu văn hoá cộng đồng thôn Báng (ẩm thực, văn nghệ); khám phá hệ sinh thái ôn đới của đỉnh Pù Luông và các hệ sinh thái rừng tự nhiên ở độ cao khoảng 1.700m.

- Tuyến 2: Trung tâm hành chính - thôn Báng - thôn Kho Mường - hang Kho Mường - thôn Đôn (2 ngày 1 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại Trung tâm hành chính; trải nghiệm văn hoá cộng đồng dân tộc Thái tại thôn Báng (văn hoá văn nghệ, ẩm thực,…); săn mây và đón bình minh tại Trung tâm hành chính, tham quan, tìm hiểu văn hoá cộng đồng tại thôn Kho Mường, hang Kho Mường và thôn Đôn.

- Tuyến 3: Trung tâm hành chính - bản Hang - trạm Phú Lệ - quần thể cây Chò cổ thụ - hang Co Phương (2 ngày 1 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại Trung tâm hành chính; trải nghiệm văn hoá dân tộc tại bản Hang (văn hoá văn nghệ, ẩm thực,…); khám phá quần thể cây Chò cổ thụ và cảnh quan rừng tự nhiên.

- Tuyến 4: Điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già - thôn Đôn - thác Canh Chan (2 ngày 1 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già; trải nghiệm văn hoá dân tộc tại thôn Đôn (văn hoá văn nghệ, ẩm thực, suối cá nhân tạo,…); tham quan, trải nghiệm thác Canh Chan.

- Tuyến 5: Điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già - thôn Đôn - Trạm Kiểm lâm Cổ Lũng - Quần thể Thông pà cò (2 ngày 1 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già; trải nghiệm văn hoá dân tộc tại thôn Đôn (văn hoá văn nghệ, ẩm thực,…); tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh quần thể Thông pà cò, ngắm cảnh từ trên cao.

- Tuyến 6: Điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già, Thành Lâm lên đỉnh Pù Luông đi cáp treo sang khu vực Cao Sơn, xã Lũng Cao (01 ngày) với sản phẩm du lịch: Khám phá toàn bộ cảnh quan ruộng bậc thang, hệ sinh thái rừng, cảnh quan bản làng bằng tuyến cáp treo (đang được Tập đoàn Sungroup nghiên cứu đầu tư).

- Tuyến 7: Trung tâm hành chính - thôn Báng - đỉnh Pù Luông - điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già - thôn Đôn - thác Canh Chan (3 ngày 2 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại khu Trung tâm hành chính, trải nghiệm văn hoá dân tộc tại thôn Báng (văn hoá văn nghệ, ẩm thực,…); khám phá đỉnh Pù Luông với hệ sinh thái rừng và ngắm cảnh quan thiên nhiên; nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực suối Già. Tham quan, ngắm cảnh quan, trải nghiệm các mô hình nông nghiệp tại thôn Đôn; khám phá thác nước tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên tại thác Canh Chan.

- Tuyến 8: Điểm nghỉ dưỡng khu vực suối Già - thôn Đôn - Trung tâm hành chính - thôn Kho Mường - hang Kho Mường - thác Canh Chan (3 ngày 2 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, nghỉ dưỡng tại khu Trung tâm hành chính; trải nghiệm văn hoá dân tộc tại thôn Kho Mường (văn hoá văn nghệ, ẩm thực,…); khám phá hang động tại hang Kho Mường; nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực suối Già. Tham quan, ngắm cảnh quan, trải nghiệm các mô hình nông nghiệp tại thôn Đôn; khám phá thác nước tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên tại thác Canh Chan.

- Tuyến 9: Điểm nghỉ dưỡng bản Vinh Quang - Chùa Ông (Thị trấn Hồi Xuân) - Thăm quan trải nghiệm bản Nghèo - đỉnh Pù Luông - Khu nghỉ dưỡng suối Già (3 ngày 2 đêm) với sản phẩm du lịch: Tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên tại bản Vinh Quang và một số hoạt động dưới nước độc đáo. Vãn cảnh và chiêm bái, dâng hương tại chùa Ông - thị trấn Hồi Xuân và tìm hiểu những câu chuyện lịch sử; tìm hiểu và khám phá văn hóa dân tộc Thái tại bản Nghèo. Trekking đỉnh Pù Luông và ngắm nhìn huyện Bá Thước, Quan Hóa từ trên cao.

b) Tuyến du lịch liên vùng: 07 tuyến

- Tuyến 1: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - du lịch cộng đồng bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình) và các tỉnh Tây Bắc.

- Tuyến 2: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) - Cửa Đạt (huyện Thường Xuân) - Vườn Quốc gia Bến En.

- Tuyến 3: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Suối cá Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) - di sản thế giới Thành nhà Hồ - Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng (thành phố Thanh Hoá) - du lịch Sầm Sơn.

- Tuyến 4: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu - Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa.

- Tuyến 5: Bản Hang (xã Phú Lệ) - thôn Bút (Nam Xuân) - bản Nghèo (Hồi Xuân) - bản Vinh Quang (Phú Nghiêm).

- Tuyến 6: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Suối cá Cẩm Lương - Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc Bích Động…).

- Tuyến 7: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - cánh đồng hoa hướng dương (Nghệ An) - Đảo chè Thanh Chương (Nghệ An) - Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (Nghệ An).

c) Tuyến du lịch chạy marathon băng rừng: 05 tuyến

- Tuyến 1, cự ly 70 km: Xuất phát từ Phố Đoàn - Tiến Mới - Eo Điếu - thôn Đốc - Ấm Hiêu - thôn Cao - thôn Nủa - Kịt - Pốn Thành Công - Kho Mường - Pà Ban - Eo Kén - bản Hang (đích).

- Tuyến 2, cự ly 50 km: Xuất phát từ Phố Đoàn - Tiến Mới - Eo Điếu - thôn Đốc - Ấm Hiêu - thôn Cao - thôn Nủa - Pốn Thành Công - Kho Mường - Pà Ban - Eo Kén - bản Hang (đích).

- Tuyến 3, cự ly 42 km: Xuất phát từ Phố Đoàn - thôn Lọng - thôn Đốc - thôn Cao - thôn Nủa - Kịt - Pốn Thành Công - Kho Mường - Pà Ban - Eo Kén - bản Hang (đích).

- Tuyến 4, cự ly 25 km: Điểm xuất phát từ thôn Cao - thôn Nủa - Pốn Thành Công - Kho Mường - Pà Ban - Eo Kén - bản Hang (đích).

- Tuyến 5, cự ly 10 km: Điểm xuất phát từ thôn Pù Luông - Pà Ban - Eo Kén - bản Hang (đích).

6. Vị trí, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch

Các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ nguyên tắc, đảm bảo thân thiện với thiên nhiên, không phá vỡ cảnh quan và chấp hành quy định tại Điều 15 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.

- Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.

- Trong phân khu dịch vụ hành chính được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc: Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá cây rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12m; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất; chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi; không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

(Chi tiết tại Biểu số 01 kèm theo)

7. Các loại hình, dòng sản phẩm, tổ chức quản lý và khai thác

7.1. Các loại hình du lịch

- Du lịch sinh thái: Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch hiện có, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, khách tham quan cảnh quan rừng và đa dạng sinh học; tạo nguồn thu bền vững hỗ trợ các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với những điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, thủy văn và khí hậu để khai thác loại hình du lịch này. Trong đó, điều kiện khí hậu núi cao tại các xã như: Thành Lâm, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Sơn mang lại lợi thế hình thành nên các điểm nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe ấn tượng; kết hợp với loại hình chăm sóc sức khỏe từ các bài thuốc gia truyền của người Thái.

- Du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa bản địa: Tại 44 thôn (bản), nơi sinh sống của cộng đồng người Thái, Mường thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, có nền văn hóa còn mang giá trị nguyên bản của đồng bào các dân tộc và sinh hoạt đặc trưng để khai thác du lịch; các làng, bản có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như: Thôn Báng, bản Hang, thôn Kho Mường, thôn Đôn, thôn Ấm - Hiêu, thôn Son - Bá - Mười…; phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử.

- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh: Một số điểm có giá trị tín ngưỡng, lịch sử giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông như: Chùa Ông - Động Bà, khu di tích lịch sử Tướng Khằm Ban, đồn Cổ Lũng, sân bay Pù Luông, đường 15C trong chiến dịch Điện Biên; các phong tục tập quán, lễ hội, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường như: Lễ hội Mái Đá Điều nhằm dâng hương tưởng nhớ tới nguồn cuội của người Việt Cổ; lễ hội Chùa Mèo hay còn gọi là lễ hội Mường Khô, lễ hội Mường Ca Da; lễ hội dâng hương tưởng nhớ tới danh nhân Hà Công Thái và những người có công với dân tộc trong dòng họ Hà, là nguồn tài nguyên để phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, kết hợp giá trị cảnh quan tự nhiên, văn hóa cộng đồng sẽ là nguồn lực phát triển du lịch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Du lịch thể thao, mạo hiểm: Nhằm kích thích sự tò mò và mong muốn chinh phục của du khách, các hoạt động mạo hiểm như: Trekking đường rừng, chinh phục đỉnh Pù Luông có độ cao 1.700m, khám phá hang động (hang Kho Mường) và hoạt động chạy Marathon băng rừng được tổ chức hằng năm.

- Du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên đề về hệ sinh thái rừng trên núi đá, đa dạng các loài động, thực vật rừng, môi trường khí hậu, địa hình cho đối tượng là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thích khám phá thiên nhiên và các hoạt động nghiên cứu tại khu bảo tồn.

- Du lịch nông nghiệp: Loại hình du lịch nông nghiệp tại một số điểm như: Xã Lũng Cao, xã Cổ Lũng với mô hình trải nghiệm làm nông nghiệp (cấy lúa, gặt lúa, làm nương…); mô hình trải nghiệm nuôi vịt hay trải nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả tại thôn Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao; mô hình thí điểm thuộc Chương trình Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thanh Hóa (bản Hang), đây là tiềm năng và điều kiện cần để phát triển du lịch tại khu bảo tồn.

7.2. Các nhóm sn phm du lch

a) Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: Các sản phẩm du lịch chủ đạo để tập trung phát triển, gồm các dòng sản phẩm:

- Khám phá hệ sinh thái động vật rừng, thực vật rừng, gắn với giáo dục môi trường, cảnh quan làng, bản, tục canh tác của đồng bào các dân tộc Thái, Mường.

- Sản phẩm diễn giải môi trường.

- Dịch vụ tham quan và chụp ảnh check in.

b) Nhóm các sản phẩm du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hoá bản địa

- Trải nghiệm sinh hoạt với cộng đồng.

- Dịch vụ lưu trú homestay.

- Dịch vụ văn hóa, văn nghệ.

- Dịch vụ ẩm thực

c) Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm

- Dịch vụ leo núi, chinh phục đỉnh Pù Luông, đỉnh Thông Pà Cò và khu vực quần thể cây Chò cổ thụ.

- Dịch vụ đi bộ trong rừng.

- Dịch vụ cáp treo

- Dịch vụ khám phá hang động

d) Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe

- Dịch vụ cắm trại, nghỉ dưỡng

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái

đ) Nhóm sản phẩm du lịch nông nghiệp

- Dịch vụ trải nghiệm vườn cây ăn quả

- Dịch vụ cấy, chăm sóc và trồng lúa

e) Nhóm sản phẩm du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên đề

- Dịch vụ nghiên cứu các loài động vật trong rừng

- Nghiên cứu hệ sinh thái hang động (caster).

- Nghiên cứu rừng mưa nhiệt đới.

- Nghiên cứu suối ngầm.

- Dịch vụ nghiên cứu các loài thực vật trong rừng

f, Nhóm sản phẩm du lịch thể thao

- Cuộc thi marthon băng rừng hàng năm.

- Cuộc thi đạp xe địa hình.

- Cuộc thi leo núi, chinh phục đỉnh cao.

i) Các nhóm sản phẩm du lịch gia tăng khác

Dịch vụ bán vé; dịch vụ mua sắm đồ lưu niệm và sản phẩm địa phương; dịch vụ lưu trú; dịch vụ picnic; dịch vụ ăn uống; dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn; dịch vụ cho thuê trang thiết bị du lịch (lều, trại, đèn pin, bếp, xe đạp, v.v…)

7.3. Phương thức tổ chức khai thác và quản lý du lịch

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tổ chức khai thác và quản lý du lịch theo 3 phương thức: Tự tổ chức; liên doanh, liên kết; cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật. Các hoạt động đầu tư xây dựng và du lịch trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chấp hành và tuân thủ theo quy định của phát luật về lâm nghiệp, đất đai, quy hoạch, xây dựng, đầu tư…

8. Các hạng mục đầu tư, quảng bá

8.1. Các hạng mục đầu tư

a) Giai đoạn 2023-2030

- Đầu tư khu Trung tâm hành chính và cải tạo khuôn viên Trụ sở văn phòng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển 05 điểm tham quan, du lịch: Thác Canh Chan; khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già; khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông; hang Kho Mường; đỉnh Pù Luông; kết nối các điểm du lịch tạo thành 09 tuyến du lịch nội vi, 07 tuyến kết nối liên vùng, 05 tuyến chạy marathon băng rừng.

- Đầu tư hệ thống đường giao thông nội bộ kết nối các điểm tham quan, du lịch trong khu vực; hệ thống đường mòn, đường lâm nghiệp phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, kết hợp sử dụng làm đường trải nghiệm cho du khách.

- Nâng cấp, cải tạo các Trạm kiểm lâm kết hợp với các điểm dừng chân cho du khách theo quy định về quản lý tài sản công.

- Thu hút đầu tư xây dựng tuyến cáp treo nối liền khu vực từ đỉnh Pù Luông sang khu vực Cao Sơn.

b) Giai đoạn 2031-2045: Tiếp tục đầu tư, duy trì phát triển các điểm đến giai đoạn trước và tập trung đầu tư các điểm tham quan, du lịch còn lại như khu vực quần thể Thông pà cò, khu vực Cao Sơn, quần thể cây Chò cổ thụ...

(Chi tiết tại Biểu số 02 kèm theo)

8.2. Về xúc tiến quảng bá du lịch

- Tăng cường quảng bá tiềm năng, lợi thế của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trên các phương tiện thông tin như: Báo, đài, website, youtube, zalo, tiktok…, xây dựng phim phóng sự, tài liệu giới thiệu cảnh quan đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa các dân tộc; sưu tầm xuất bản các tập thơ, ca, hò, vè… ca ngợi cảnh đẹp, nguồn gốc lịch sử hình thành các điểm du lịch…, để tuyên truyền, giới thiệu du khách.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về du lịch, mời các nhà quản lý, công ty du lịch, đơn vị lữ hành tham gia đóng góp ý kiến hoạt động du lịch, các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch hướng tới đa dạng hóa loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và phong cách phục vụ của hướng dẫn viên du lịch; phối hợp tổ chức các chương trình trải nghiệm cho khách du lịch đến Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các bản vùng đệm thuộc các huyện: Bá Thước, Quan Hóa.

- Xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn, trí thức của tập thể và cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá.

9. Kinh phí thực hiện, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư

9.1. Kinh phí dự kiến thực hiện Đề án: Khoảng 182.930 triệu đồng (Bằng chữ: Một trăm tám mươi hai tỷ, chín trăm ba mươi triệu đồng).

9.2. Phân theo nguồn vốn:

a) Ngân sách tỉnh: Dự kiến 96.130 triệu đồng (chiếm 52,55%), trong đó:

- Chi thường xuyên: Dự kiến 6.980 triệu đồng

- Chi đầu tư: Dự kiến 89.150 triệu đồng

b) Xã hội hóa: Dự kiến 83.800 triệu đồng (chiếm 45,81%)

c) Nguồn khác: Dự kiến 3.000 triệu đồng (chiếm 1,64%)

9.3. Phân theo phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2023-2030: Dự kiến 131.426 triệu đồng chiếm 71,8%.

- Giai đoạn 2031-2045: Dự kiến 51.504 triệu đồng chiếm 28,2%.

(Chi tiết tại Biểu số 03 kèm theo)

10. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư: Chi tiết tại Biểu số 04 kèm theo.

11. Các giải pháp thực hiện

11.1. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Đầu tư, xây dựng các công trình mới hay nâng cấp các công trình phát triển du lịch, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với thiên nhiên và tuân thủ đầy đủ pháp luật về đầu tư, lâm nghiệp, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác liên quan.

- Xây dựng phương án quản lý rác thải, nước thải cho tất cả các điểm, tuyến du lịch. Đối với những điểm tham quan/du lịch tại vùng đệm trong của khu bảo tồn ưu tiên các mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường như mô hình vòng tròn chuối, mô hình xử lý nước thải redbed, v.v. Bố trí các thùng rác dưới hình thức sinh thái, bắt mắt ở vị trí hợp lý để du khách phân loại, để đúng nơi quy định; bố trí các khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp và vận động cán bộ nhân viên khu bảo tồn và cộng đồng dân cư các xã vùng đệm (thôn Đôn, thôn Báng, bản Hang, thôn Kho Mường, v.v) tự tổ chức loại hình phân loại rác đúng cách trước khi thu gom góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao nhận thức cộng đồng và tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

- Phối hợp với cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch/lữ hành trên địa bàn xây dựng phong trào, tổ chức các chương trình hành động vì môi trường, vì thiên nhiên; xây dựng nhãn hiệu “du lịch xanh” cho các cơ sở lưu trú, ăn uống, kinh doanh dịch vụ du lịch tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông khi thỏa mãn các tiêu chí về môi trường theo quy định; thúc đẩy sử dụng sản phẩm tái sử dụng và tái chế trong ngành du lịch.

- Xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động du lịch và ứng dụng (apps) quản lý rác thải nhựa; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các điểm du lịch.

- Thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các khu du lịch; khuyến khích các khách sạn và khu nghỉ dưỡng, homestay thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như cải thiện hệ thống điều hòa không khí và ánh sáng hiệu quả, sử dụng thiết bị đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời,...

- Thực hiện các đề tài khoa học, dự án, nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo tồn, phát triển bền vững như: Nghiên cứu trồng các loài cây bản địa để gắn với hoạt động tham quan, học tập của khách du lịch; cứu hộ, bảo tồn và tái thả động vật quý hiếm, động vật đặc hữu, hoang dã gắn với hoạt động trải nghiệm sinh thái cho khách du lịch; điều tra, khảo sát để xây dựng đề án cho thuê môi trường rừng.

- Xây dựng hệ thống biển báo diễn giải môi trường, tờ rơi, v.v. tuyên truyền cho du khách chấp hành quy định của pháp luật về lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và các nội quy, quy chế của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông khi tham gia các hoạt động du lịch.

- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo từng giai đoạn, trong đó xác định các khu vực trọng điểm nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng, khô hanh hàng năm.

11.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản l

- Triển khai các nhiệm vụ của Đề án, phải tuân thủ, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật liên quan; phù hợp với quy định tại Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh và các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái động, thực vật; không gây ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa dân tộc; không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phải gắn chặt với quyền, ngh a vụ và lợi ích Nhân dân địa phương; tạo ra thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng dân cư địa phương…, phát triển du lịch bền vững.

- Cơ chế quản lý, thực hiện các nhiệm vụ du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông dựa trên các chính sách về thuê môi trường rừng, chính sách sử dụng nguồn thu, chính sách góp vốn liên doanh - liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái… Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản, thiết yếu để thúc đẩy, phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông theo kế hoạch, chương trình, dự án chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

11.3. Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các tuyến, điểm du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

- Liên kết với các tổ chức/doanh nghiệp mở các lớp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và điều hành du lịch cho các cán bộ, viên chức trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nhằm đáp ứng nhân sự khi các điểm tham quan/du lịch được đề xuất đi vào hoạt động.

- Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và nghiệp vụ truyền thông, ngoại ngữ, tin học, giáo dục môi trường, kiến thức, kỹ năng về cung ứng dịch vụ du lịch (nhà hàng, cơ sở lưu trú, bán hàng dịch vụ); tuyên truyền cho các hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên người địa phương; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên là người địa phương hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.

- Phối hợp các trường đại học/cao đẳng xây dựng các chương trình thực tập dành cho sinh viên lâm nghiệp/du lịch theo hình thức không phí/có trả phí gắn với xây dựng cơ chế hỗ trợ, ưu đãi dành cho sinh viên du lịch/lao động du lịch chất lượng cao (hỗ trợ tạm trú và thường trú, cơ chế thưởng, v.v.).

- Xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá nhân sự định kỳ theo quý, theo năm, nhằm kịp thời bổ trợ các mặt yếu cũng như khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động du lịch.

11.4. Nhóm giải pháp quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch chung về hạ tầng du lịch, đảm bảo nhu cầu của cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Lồng ghép các mục tiêu phát triển du lịch trong khu bảo tồn gắn với quy hoạch nông thôn mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và phát huy các tài nguyên đạt hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phải nằm trong tổng thể quy hoạch du lịch của huyện Bá Thước, huyện Quan Hóa. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giám sát quy hoạch.

- Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư cho các hạng mục công trình xây dựng hạ tầng, các hạng mục công trình thiết yếu; các công trình, hoạt động còn lại trong đề án chủ yếu thực hiện thông qua thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư hoặc liên kết đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Rà soát, lập kế hoạch tổng thể và hằng năm để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trước mắt xác định thứ tự ưu tiên, lựa chọn các điểm du lịch, điểm tham quan phù hợp để thực hiện trước theo nội dung Đề án được duyệt.

- Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi, rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính trong tiếp nhận, trình duyệt các dự án thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụ du lịch để đầu tư các công trình phục vụ du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt, trạm bơm, bể lọc nước đạt chuẩn tại các điểm du lịch; sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường để xây dựng các công trình phục vụ du lịch, gần gũi với thiên nhiên.

11.5. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

- Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được xác định là loại hình du lịch chủ đạo, nền tảng, lợi thế, thế mạnh để xây dựng các hoạt động như: Chekking quần thể cây Chò cổ thụ; chinh phục đỉnh Pù Luông; khám phá rừng Thông pà cò, Thông đỏ; khám phá hang Kho Mường; trải nghiệm thác Canh Chan…

- Bổ sung hoạt động trong từng chuyến đi như tổ chức trò chơi vận động, trò chơi nhóm, tăng khả năng sáng tạo, gắn kết du khách và gắn với truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã đến khách du lịch.

- Xây dựng chương trình hoạt động cho các tuyến du lịch nội vùng; các điểm dừng quan sát gắn với xây dựng các biển báo chỉ dẫn, diễn giải môi trường để du khách khám phá các hệ sinh rừng tự nhiên, thác nước theo hướng đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, tham quan.

- Xây dựng các sản phẩm kết nối giữa điểm du lịch trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với các thôn/bản văn hóa cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn; ưu tiên kết nối các thôn: Thôn Đôn, thôn Kho Mường, thôn Báng, thôn Son Bá Mười. Chọn lựa những sản phẩm truyền thống, địa phương như đồ thổ cẩm, đồ đan lát, sản phẩm OCOP… làm đồ lưu niệm; khôi phục và tổ chức các lễ hội, sự kiện truyền thống (lễ hội mùa vàng, hội mùa nước đổ, v.v.) để phục vụ du khách.

11.6. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch và liên kết phát triển du lịch

- Tổ chức hoặc chủ động tham gia các buổi toạ đàm, xúc tiến đầu tư, quảng bá và kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tại các địa phương, đơn vị bạn.

- Tăng cường liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận như: Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Ninh Bình, v.v. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức trong nước và quốc tế, các trường học tổ chức chương trình du lịch, ngoại khóa, chương trình tình nguyện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; kết nối với các địa phương lân cận để đẩy mạnh tính liên kết và tạo hiệu ứng truyền thông cho phát triển du lịch.

- Chủ động kiến nghị cấp có thẩm quyền trong lựa chọn và thẩm định năng lực thực hiện dự án các nhà đầu tư trong việc thuê môi trường rừng để xây dựng các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh công tác xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi, quyền hạn cho nhà đầu tư cần có quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc trồng và bảo vệ rừng, trong xây dựng các công trình và vận hành đón khách du lịch

- Xây dựng các tour, tuyến du lịch đặc sắc để kết nối Pù Luông với các điểm tham quan, du lịch khác như: Thành Nhà Hồ, di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh, Vườn Quốc gia Bến En, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Sầm Sơn…

- Kết hợp với các chương trình, tổ chức các đoàn famtrip (có sự tham gia của doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, báo chí trong nước), hợp tác với các đại lý lữ hành trực tuyến (Booking, Agoda, Airbnb, Tripadvisor,....) để khai thác, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

11.7. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch

- Tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua các ấn phẩm truyền thông, truyền hình. Tích cực triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch, tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch và các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã phát triển về du lịch sinh thái tại Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, kinh doanh các hoạt động du lịch sinh thái trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy phát triển thị trường khách du lịch đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển thương hiệu du lịch Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thông qua các nền tảng đã và đang triển khai như: Cổng thông tin điện tử, các website, các fanpage, mạng xã hội facebook, intagram, zalo, tiktok và các đơn vị thông tấn, báo chí khác.

- Xuất bản ấn phẩm quảng bá, phát hành tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang, bản đồ, clip về du lịch Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; sản xuất sản phẩm quà tặng du lịch và tham gia, tổ chức các chương trình quảng bá, hội chợ xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm.

11.8. Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức nghiên cứu có phương án về bảo tồn và khôi phục lại các giá trị văn hoá truyền thống như các lễ hội văn hoá, các phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Thái hiện đang sinh sống tại vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, các hoạt động văn nghệ; bảo vệ rừng theo truyền thống từ nhiều đời nay để vừa thu hút khách du lịch vừa khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng. Hỗ trợ cộng đồng xây dựng mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tại các thôn, bản có lợi thế như: Thôn Đôn, thôn Báng, thôn Kho Mường, thôn Ấm - Hiêu, thôn Son - Bá - Mười, bản Hang.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đa dạng sản phẩm du lịch gắn liền với những đặc trưng văn hóa - nghệ thuật truyền thống của các dân tộc. Đồng thời, định hướng người dân là đối tượng chính cung cấp những sản phẩm đó.

- Xây dựng phim tài liệu về văn hóa lịch sử, đồng thời tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống, các phim quảng bá về du lịch về văn hoá truyền thống của người Thái.

- Khuyến khích cộng đồng giữ gìn và phát huy các giá trị lối sống và bản sắc văn hóa thông qua các hoạt động khác nhau như: có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình sản xuất sản phẩm địa phương; chính sách hỗ trợ các đội văn nghệ cộng đồng…;

11.9. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục môi trường

- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông về hoạt động diễn giải môi trường nhằm góp phần nâng cao trải nghiệm, nâng cao tính giáo dục môi trường và bảo tồn thiên nhiên đến với khách du lịch.

- Tổ chức mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác diễn giải môi trường như loa, mic, màn hình, và các thiết bị diễn giải trực quan từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động diễn giải trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Nghiên cứu các mô hình diễn giải môi trường thành công trong và ngoài nước để thiết kế hệ thống biển báo, biển diễn giải, bản đồ du lịch trong khu vực một cách đồng bộ, thu hút đáp ứng nhu cầu diễn giải, truyền tải thông tin và giáo dục môi trường đến cộng đồng và du khách.

- Nghiên cứu và phát triển bộ sản phẩm giáo dục diễn giải về môi trường, hệ sinh thái trong khu bảo tồn. Đồng thời, tổ chức các buổi tham vấn chính quyền, doanh nghiệp du lịch về nội dung sản phẩm.

- Định hướng sản phẩm diễn giải tập trung tại Trung tâm hành chính; xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá tới khách du lịch về sản phẩm giáo dục diễn giải.

11.10. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch

- Tăng cường phối hợp với các bên liên quan phòng, chống tội phạm, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.

- Xây dựng đầy đủ hệ thống các bảng nội quy, chỉ dẫn, biển cảnh báo, rào chắn tại các nơi nguy hiểm, đặc biệt là tại các khe suối, vách núi. Cắm các biển chỉ dẫn đường. Trang bị túi thuốc sơ cứu cho nhân viên để phục vụ khi sự cố xảy ra. Bố trí nhân viên bảo vệ giám sát để kiểm tra, xử lý các sự cố về vấn đề an ninh và các hành vi sai phạm của du khách trên các tuyến du lịch.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm đảm bảo môi trường hợp tác du lịch minh bạch, văn minh.

- Định kỳ xây dựng các chương trình tập huấn an ninh, an toàn du lịch cho nhân viên, người dân địa phương như: tập huấn phòng chống cháy nổ, sơ cấp cứu du khách…;

11.11. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh

- Tiếp cận các quỹ hỗ trợ quốc tế và trong nước về các thiết bị khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là các thiết bị khoa học trong hoạt động du lịch.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học phục vụ diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái.

- Xây dựng cơ chế hợp tác chuyển đổi số trong du lịch, huy động sự tham gia của các nhà đầu tư trong lnh vực chuyển đổi số, marketing điện tử, phát triển các sản phẩm du lịch thông minh, các công cụ hỗ trợ thanh toán, tìm hiểu thông tin du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với các kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về công nghệ và chuyển đổi số. Tập huấn các kỹ năng trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ hoạt động du lịch.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện chuyển đổi số trong du lịch, đặc biệt là các tổ chức quốc tế để tiếp cận các thành tựu, tri thức và kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số trong du lịch.

- Bổ sung thông tin, hình ảnh về các điểm tham quan/du lịch mới của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trên bản đồ Google Map. Tiến tới ứng dụng công nghệ số (thuyết minh tự động, mã QR, dữ liệu điểm đến trên hệ thống đám mây) trong hoạt động thuyết minh du lịch tại một số điểm tham quan như hang Kho Mường, quần thể cây Chò cổ thụ, khu vực rừng Thông pà cò, Thông Đỏ.

12. Hiệu quả của đề án

12.1. Hiệu quả kinh tế

- Các hoạt động, các chương trình, dự án của Đề án là động lực thúc đẩy, góp phần tạo và tăng nguồn thu để tái đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương, tạo công việc, chuyển dịch lao động cho cộng đồng dân cư vùng đệm khu bảo tồn, tăng nguồn thu cho địa phương từ các hoạt động dịch vụ.

- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa nông sản, thủy sản, mặt hàng truyền thống của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn từ nông nghiệp hay khai thác tài nguyên rừng truyền thống sang kinh tế dịch vụ, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư ở địa phương.

12.2. Hiệu quả về xã hội

- Thu hút lực lượng lao động địa phương vào hoạt động dịch vụ du lịch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân ở các xã vùng đệm.

- Bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận các tiến bộ văn hóa mới, hạn chế các hủ tục lạc hậu, góp phần thay đổi đời sống văn hóa của cộng đồng, người dân vùng đệm.

12.3. Hiệu quả về môi trường

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục và diễn giải về môi trường nên khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sẽ thúc đẩy nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ngh a vụ với thiên nhiên, đa dạng sinh học.

- Các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên được quan tâm đầu tư, phát huy, độ che phủ của rừng được nâng cao sẽ cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái hiệu quả hơn (giữ nước tốt hơn, điều hòa được dòng chảy, hạn chế xói mòn, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cho cộng đồng).

12.4. Hiệu quả quốc phòng an ninh

Kinh tế phát triển, giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng được tăng cường, củng cố là những điều kiện tiên quyết góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh trật tự xã hội của địa phương.

13. Tổ chức đánh giá, giám sát

13.1. Phương án giám sát

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phối hợp với các chủ đầu tư, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện thường xuyên việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, trọng tâm là:

- Đánh giá việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái theo đúng quy hoạch và tiến độ để đảm bảo không có các vi phạm và quản lý các tác động và ô nhiễm nếu có.

- Triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo các yếu tố an toàn cho du khách.

- Phối hợp và thực hiện các hoạt động theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc cam kết bảo vệ môi trường để đảm bảo tính tuân thủ và việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, bồi hoàn.

- Đánh giá, hướng dẫn hoạt động phối hợp giữa các bên tham gia hoạt động du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

13.2. Phương án đánh giá

- Xây dựng khung đánh giá về hoạt động du lịch và hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án, kịp thời đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động du lịch và hoạt động chung của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Các báo cáo đánh giá dựa trên các tiêu chí bền vững trong phát triển du lịch về kinh tế, môi trường, văn hoá xã hội đồng thời cần có biên bản đánh giá và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện của dự án và các hoạt động du lịch sẽ được lưu trữ và gửi kèm báo cáo đến các cơ quan có liên quan. Nội dung trong báo cáo cần đánh giá những tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến cuộc sống của cộng đồng địa phương, những ảnh hưởng hay những xung đột, mâu thuẫn trong quá trình phát triển du lịch trong khu bảo tồn.

- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị hay giải pháp nhằm cải thiện tình hình thực hiện các dự án về du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch, gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm xây dựng cơ chế đánh giá lâu dài, xuyên suốt trong quá trình phát triển hoạt động du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

- Công bố công khai các nội dung của Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Đề án được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt; đề xuất xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ chỉ đạo và hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.

- Có các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư hợp pháp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; chủ trì, phối hợp với các nhà đầu tư để lập các dự án, tiểu dự án đầu tư và các phương án hợp tác, liên kết, kêu gọi đầu tư kết hợp bảo vệ, phát triển rừng bền vững trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan theo định kỳ hoặc đột xuất; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm và 5 năm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trong suốt quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện Bá Thước, Quan Hóa và các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nhiệm vụ của các chương trình đầu tư có mục tiêu hàng năm, giai đoạn với thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này.

- Phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, trình, thẩm định các dự án đầu tư phát triển tại các phân khu du lịch theo quy định; hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trong việc thu hút, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư thực hiện hiệu các các nội dung, hoạt động của Đề án được phê duyệt.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài chính; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan, tham mưu cân đối, bố trí vốn theo quy định của pháp luật, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý trong từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư.

4. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo UBND, HĐND tỉnh cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch ngân sách hàng năm và nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnh đảm nhận theo quy định để thực hiện có hiệu quả những nội dung của Đề án được duyệt tại Điều 1, Quyết định này theo đúng quy định.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện: Bá Thước, Quan Hóa và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử trong khu bảo tồn; lồng ghép kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với dự án đầu tư không đúng quy hoạch; thực hiện quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước về đánh giá tác động môi trường khi Đề án hoạt động; xử lý nghiêm minh những hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định

7. Sở Xây dựng phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các đơn vị liên quan chấp hành, triển khai các hoạt động liên quan đến l nh vực xây dựng của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn; quản lý hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý.

8. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chấp hành, triển khai các hoạt động liên quan đến l nh vực giao thông của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn; quản lý hoạt động giao thông, các công trình giao thông, các phương tiện theo phân công, phân cấp quản lý.

9. Sở Ngoại vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan hướng dẫn, giúp đỡ các đoàn khách có yếu tố nước ngoài đến công tác, học tập, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tham quan du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông theo quy định pháp luật; hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch thông qua các chương trình hợp tác, liên kết quốc tế, thúc đẩy liên kết, hợp tác về du lịch, đầu tư vào du lịch của tỉnh cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Giới thiệu về tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, con người đến các cơ quan đối ngoại của các nước thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các đoàn ngoại giao quốc tế, v.v.

10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, theo dõi, hỗ trợ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, khai thác hoạt động du lịch sinh thái theo nội dung Đề án được phê duyệt.

11. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện: Bá Thước, Quan Hóa để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt.

12. Ủy ban nhân dân các huyện: Bá Thước, Quan Hóa theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để chỉ đạo UBND các xã trong phạm vi Đề án phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, và các ngành có liên quan hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thúc đẩy kêu gọi, thu hút đầu tư vào lnh vực du lịch sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn huyện; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách huyện để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng quy định của pháp luật.

13. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tiếp cận, quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Tăng cường hỗ trợ, đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, kỹ năng phục vụ hoạt động du lịch cho cán bộ, cộng đồng tại địa phương; vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành xây dựng các chương trình du lịch và tăng cường liên kết với các đơn vị lữ hành của các tỉnh, thành phố để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hình thành các chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Giao thông vận tải; Ngoại vụ; Chủ tịch UBND các huyện: Bá Thước, Quan Hóa; Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/cáo);
- Bộ Tài chính (để b/cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (để b/cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/cáo);
- Các đơn vị có liên quan;
- Lưu VT, NN, KTTC.
(MC83.11.23)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang


Biểu số 01: Vị trí, quy mô diện tích các điểm du lịch, điểm tham quan trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4513/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Các điểm du lịch, điểm tham quan

Tổng diện tích (ha)

Diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Đất sân bãi, hạ tầng kỹ thuật khác

Đất rừng phục vụ du lịch

Diễn giải diện tích xây dựng

(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

 

I

Điểm du lịch

918,7

6,4

 

17,5

 

496,8

 

 

1

Khu trung tâm hành chính

2,5

0,7

28,0

1,8

72,0

 

 

Diện tích đất trống, không có rừng

2

Khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

493,9

4,5

0,9

12,5

2,5

476,9

96,6

Diện tích đất trống, không có rừng

3

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

24,3

1,2

4,9

3,2

13,2

19,9

81,9

Diện tích đất trống, không có rừng

4

Khu du lịch Cao Sơn tại xã Lũng Cao, huyện Bá Thước

398

 

 

 

 

 

 

 

II

Điểm tham quan

408,9

0,2

 

5,8

 

402,9

 

 

1

Điểm tham quan hang Kho Mường (Hang Dơi)

3,0

0,2

6,7

0,3

10,0

2,5

83,3

Diện tích đất trống, không có rừng

2

Điểm tham quan đỉnh Pù Luông

189,3

 

 

2,5

1,3

186,8

98,7

 

3

Điểm tham quan thác Canh Chan

114,8

 

 

2

1,7

112,8

98,3

 

4

Điểm tham quan rừng Thông pà cò

55,6

 

 

0,5

0,9

55,1

99,1

 

5

Điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ

46,2

 

 

0,5

1,1

45,7

98,9

 

 

Tổng

1.327,6

6,6

 

23,3

 

899,7

 

 

Ghi chú:

- Diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng là đất trống, chưa có rừng: 6,6 ha.

- Diện tích đất sân bãi, hạ tầng kỹ thuật khác là đất trống: 23,3 ha.

 

Biểu số 02:

Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4513/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Địa điểm

Quy mô xây dựng các công trình

A

QUY MÔ XÂY DỰNG TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH

1

Khu Trung tâm hành chính

- Địa điểm: thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

- Quy mô quy hoạch: 2,5 ha.

- Quy mô xây dựng: 0,7 ha, gồm các khoảng đất trống thuộc phân khu hành chính dịch vụ

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Trung tâm tổ chức sự kiện 500 m2.

+ Sửa chữa, nâng cấp cấp trải thảm nhựa đường lên khu Trung tâm hành chính: 11.564m2.

+ Nhà bảo tàng đa dạng sinh học.

+ Nhà hội trường phục vụ hội nghị, hội thảo.

+ Nhà bảo vệ.

+ Xây dựng 06 chòi vọng cảnh.

+ Xây dựng nhà vệ sinh khép kín.

+ Xây dựng bể nước.

+ Cải tạo khuôn viên trồng cây xanh, cây bản địa và có hoa, các tiểu cảnh phục vụ du lịch.

+ Thiết kế sa bàn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, bản chỉ dẫn, diễn giải thông tin du lịch, môi trường.

+ Thiết kế, xây dựng hệ thống cáp treo nối liền Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông và kết nối với khu du lịch Cao Sơn (kinh phí do nhà đầu tư đảm bảo).

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 35.904 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2045

- Phương thức tổ chức thực hiện: Tự tổ chức; hợp tác, liên kết.

2

Khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già

- Địa điểm: Khoảnh 1 (gồm các lô: 13; 17; 18; 23-27; 29; 31-33; 35-40; 44-49; 51; 52; 56-62; 66-72; 77-81; 86-99; 101-108; 114-119; 122-128; 131-141; 144-152; 154-172), Tiểu khu 271, phân khu HCDV; khoảnh 1 (gồm các lô: 13; 22; 23; 27; 35; 41-44; 50; 53-55; 63-67; 73-77; 82-85; 93; 100; 110-113; 121; 129-131; 143; 154; 155), khoảnh 2 (gồm: lô 01-22; 24), Tiểu khu 271 thuộc Phân khu phục hồi sinh thái thuộc xã Thành Lâm, huyện Bá Thước.

- Quy mô quy hoạch: 493,9 ha trong đó: Phân khu hành chính dịch vụ: 338,98 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 154,92 ha.

- Diện tích xây dựng: 4,5ha, gồm các khoảng đất trống nằm ken kẽ trong các lô rừng thuộc phân khu hành chính dịch vụ.

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Bãi đỗ xe: 1000m2

+ Trung tâm dịch vụ: 1000 m2

+ Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp: 2000m2 gồm nhà hàng, khu vực mua sắm đồ lưu niệm, sản phẩm địa phương.

+ Khu nhà nghỉ sinh thái.

+ Thiết kế không gian vui chơi giải trí.

+ Cải tạo đường giao thông nội bộ, đường mòn sinh thái.

+ Thiết kế xây dựng đường giao thông kết nối từ tỉnh lộ 521C đến khu vực nghỉ dưỡng suối Già (Đường cấp VI miền núi) với chiều dài 1,96 km.

+ Cải tạo cảnh quan (trồng cây xanh, cây bản địa).

+ Quy hoạch khu vực trồng cây lưu niệm cho các đoàn.

+ Xây dựng chòi quan sát đảm bảo an toàn du lịch.

+ Xây dựng hệ thống điện, hệ thống bể nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 200m2.

+ Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt: 200m2.

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường.

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 96.012 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2045.

- Phương thức tổ chức thực hiện: Hợp tác, liên kết; cho thuê môi trường rừng.

3

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông

- Địa điểm: Khoảnh 2, 3, Tiểu khu 258

- Quy mô quy hoạch: 24,3 ha

- Diện tích xây dựng: 1,2 ha, gồm các khoảng đất trống nằm ken kẽ trong các lô rừng thuộc phân khu hành chính dịch vụ.

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Xây dựng đường giao thông từ đường 521C đến khu nghỉ dưỡng (đường cấp VI miền núi) dài 1,76 km

+ Bãi đỗ xe: 1000m2

+ Trung tâm dịch vụ: 1000 m2

+ Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp: 1000m2 gồm nhà hàng, khu vực mua sắm đồ lưu niệm, sản phẩm địa phương

+ Khu nhà nghỉ sinh thái.

+ Cải tạo cảnh quan (trồng cây xanh, cây bản địa có hoa).

+ Xây dựng chòi quan sát.

+ Khu vực nuôi động vật bán hoang dã: 10ha.

+ Xây dựng hệ thống điện, hệ thống bể nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 200m2.

+ Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt: 200m2.

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, hệ thống thu gom rác, diễn giải giáo dục môi trường.

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 19.284 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: giai đoạn 2023-2030.

- Phương thức tổ chức thực hiện: Hợp tác, liên kết; cho thuê môi trường rừng.

4

Khu du lịch Cao Sơn

- Địa điểm: Khoảnh 1,2,3,4, Tiểu khu 256, và khoảnh 1,2,3, Tiểu khu 260 thuộc Phân khu phục hồi sinh thái,

thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao.

- Quy mô quy hoạch: 398,0 ha (không bao gồm diện tích Khu du lịch sinh thái Son - Bá - Mười xã Lũng Cao, huyện Bá Thước được UBND tỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 5079/QĐ-UBND ngày 14/12/2015).

- Kết nối tuyến cáp treo từ Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông và Khu du lịch sinh thái Son - Bá - Mười.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2045.

- Phương thức tổ chức thực hiện: Tự tổ chức; cho thuê môi trường rừng.

B

QUY MÔ XÂY DỰNG TẠI ĐIỂM THAM QUAN

1

Điểm tham quan Hang Kho Mường

- Địa điểm: Khoảnh 5, Tiểu khu 258 thuộc Phân khu phục hồi sinh thái thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

- Diện tích quy hoạch: 3 ha.

- Các hạng mục đầu tư:

+ Cải tạo đường lên cửa hang Kho Mường: khoảng 200 mét (đường cấp IV miền núi).

+ Cải tạo đường lên xuống trong hang Kho Mường (đường cấp IV miền núi).

+ Thiết kế hệ thống bảng biểu chỉ dẫn, diễn giải thông tin.

+ Thiết kế hệ thống thu gom rác thải.

+ Cải tạo cảnh quan, trồng cây xanh có hoa từ đỉnh dốc đến trung tâm thôn.

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 2.000 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030

- Phương thức tổ chức thực hiện: Tự tổ chức; hợp tác, liên kết; cho thuê môi trường rừng.

2

Điểm tham quan đỉnh Pù Luông

- Địa điểm: Khoảnh 2, 3, Tiểu khu 258, và khoảnh 1 Tiểu khu 96 thuộc Phân khu phục hồi sinh thái, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

- Quy mô quy hoạch: 189,3 ha.

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Thiết kế hệ thống lều trú chân.

+ Thiết kế điểm cắm trại.

+ Thiết kế điểm vọng cảnh phục vụ checkin, chụp ảnh.

+ Thiết kế hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn thông tin, diễn giải thông tin trên tuyến.

+ Nâng cấp hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch: Phát quang cây bụi và tu bổ các điểm có dốc khó đi bằng đất, đá (dài 4,2km).

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 4.500 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030.

- Phương thức tổ chức: Tự tổ chức; hợp tác, liên kết; cho thuê môi trường rừng.

3

Điểm tham quan thác Canh Chan (thác Khuyn)

- Địa điểm: Khoảnh 4 và 6, Tiểu khu 265 thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.

- Quy mô quy hoạch: 114,8 ha.

- Hạng mục dự kiến đầu tư (trong khu vực đất của dân):

+ Xây dựng điểm dừng chân (bãi đỗ xe 1.000m2).

+ Xây dựng các lều trú chân sinh thái.

+ Thiết kế hệ thống công trình phụ theo hướng sinh thái ngoài khu vực dân cư.

+ Cải tạo hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch: cải tạo hệ thống đường mòn sẵn có 1,8 km.

+ Thiết kế hệ thống biển cảnh báo, biển chỉ dẫn.

+ Hệ thống thu gom rác thải.

+ Xây dựng cơ sở lưu trú .

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 6.700 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030, định hướng đến năm 2045.

- Phương thức tổ chức: Tự tổ chức; hợp tác, liên kết.

4

Điểm tham quan rừng Thông pà cò

- Địa điểm: Khoảnh 4 Tiểu khu 270 thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.

- Quy mô quy hoạch: 55,6 ha.

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Xây dựng các lều dừng chân sinh thái kết hợp checkin, ngắm cảnh.

+ Thiết kế hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, diễn giải thông tin.

+ Cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp đường trải nghiệm du lịch 2km.

+ Hệ thống thu gom rác thải.

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 2.900 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2031-2045.

- Phương thức tổ chức: Tự tổ chức; Hợp tác, liên kết.

5

Điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ

- Địa điểm: Khoảnh 3, Tiểu khu 53 thuộc Phân khu phục hồi sinh thái, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa.

- Quy mô quy hoạch: 46,2 ha.

- Hạng mục dự kiến đầu tư:

+ Xây dựng 3 lều dừng chân dọc tuyến theo hướng sinh thái.

+ Xây dựng trạm quan sát cảnh quan.

+ Cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp với du lịch: 3,5 km;

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường.

+ Hệ thống thu gom rác thải.

- Tổng mức dự kiến đầu tư: 4.150 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2031-2045.

- Phương thức tổ chức: Tự tổ chức; Hợp tác, liên kết.

 

Biểu số 03: Kinh phí thực hiện Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4513/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Danh mục, dự án đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức

Tổng

Phân theo giai đoạn

Giai đoạn 2023 - 2030

Giai đoạn đến năm 2045

Tổng giai đoạn

Ngân sách Tỉnh

Kêu gọi đầu tư, xã hội hoá

Nguồn khác

Tổng giai đoạn

Ngân sách Tỉnh

Kêu gọi đầu tư, xã hội hoá

Nguồn khác

Chi đầu tư

Chi thường xuyên

Chi đầu tư

Chi thường xuyên

A

LẬP QUY HOẠCH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

 

4.500

4.000

4.000

 

 

 

500

500

 

 

 

1

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trung tâm hành chính

Dự án

1

1.000

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 điểm tham quan đỉnh Pù Luông

Dự án

1

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 điểm tham quan thác Canh Chan

Dự án

1

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 điểm tham quan rừng Thông Pà Cò

Dự án

1

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già

Dự án

1

1.000

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nghỉ dưỡng tại khoảnh 2,3 tiểu khu 258 phân khu HCDV

Dự án

1

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ

Dự án

1

500

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

 

B

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

 

178.430

127.426

69.546

6.980

47.900

3.000

51.004

15.104

 

35.900

 

1

Trung tâm hành chính ở xã Thành Sơn

 

 

 

35.904

25.950

22.950

 

 

3.000

9.954

9.954

 

 

 

1.1

Trung tâm tổ chức sự kiện

Công trình

500

16

8.150

8.150

8.150

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Sửa chữa, nâng cấp trải thảm nhựa đường lên khu Trung tâm hành chính (khoảng 3.304m; rộng mặt đường 3,5m = 11.564m2).

m2

11.564

0,26

3.000

3.000

 

 

 

3.000

 

 

 

 

 

1.3

Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

Công trình

1

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Nhà hội trường phục vụ hội nghị, hội thảo

Công trình

1

5.000

5.000

5.000

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Nhà bảo vệ

Nhà

1

300

300

300

300

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Xây dựng 06 chòi vọng cảnh

Chòi

6

200

1.200

1.200

1.200

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Xây dựng nhà vệ sinh khép kín

Công trình

1

600

600

600

600

 

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Bể nước

m2

630

16

9.954

 

 

 

 

 

9.954

9.954

 

 

 

1.9

Cải tạo khuôn viên, trồng cây xanh, cây bản địa có hoa và các tiểu cảnh phục vụ du lịch

Công trình

1

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

1.10

Thiết kế sa bàn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Công trình

1

200

200

200

200

 

 

 

 

 

 

 

 

1.11

Thiết kế hệ thống bản đồ, bản chỉ dẫn, diễn giải thông tin du lịch, môi trường

Hệ thống

1

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Điểm tham quan hang Kho Mường

 

 

 

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

 

 

 

2.1

Cải tạo đường lên cửa hang Kho Mường: khoảng 200m (Đường cấp IV miền núi)

Công trình

1

800

800

800

 

 

800

 

 

 

 

 

 

2.2

Cải tạo đường lên xuống trong hang Kho Mường (Đường cấp IV miền núi)

Công trình

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

2.3

Thiết kế hệ thống bảng biểu chỉ dẫn, diễn giải thông tin

Hệ thống

1

200

200

200

 

 

200

 

 

 

 

 

 

2.4

Thiết kế hệ thống thu gom rác thải

Hệ thống

1

300

300

300

 

 

300

 

 

 

 

 

 

2.5

Cải tạo cảnh quan, trồng cây xanh có hoa từ đỉnh dốc xuống đến trung tâm bản

Công trình

1

200

200

200

 

 

200

 

 

 

 

 

 

3

Điểm tham quan đỉnh Pù Luông

 

 

 

4.500

4.500

2.100

 

2.400

 

 

 

 

 

 

3.1

Thiết kế hệ thống lều trú chân

Công trình

3

300

900

900

 

 

900

 

 

 

 

 

 

3.2

Thiết kế điểm cắm trại

Khu

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

3.3

Thiết kế điểm vọng cảnh phục vụ checkin, chụp ảnh

Công trình

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

3.4

Thiết kế hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn thông tin, diễn giải thông tin trên tuyến

Hệ thống

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

3.5

Nâng cấp hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch (Phát quang cây bụi và tu bổ các điểm có dốc khó đi bằng đất, đá 4,2km)

Km

4

500

2.100

2.100 2

100

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Điểm tham quan thác Canh Chan

 

 

 

6.700

5.700

900

 

4.800

 

1.000

 

 

1.000

 

4.1

Xây dựng điểm dừng chân khu vực dân cư (bãi đỗ xe và khu vực dịch vụ- đất của dân)

Khu

1

1.500

1.500

1.500

 

 

1.500

 

 

 

 

 

 

4.2

Xây dựng các lều trú chân sinh thái

Công trình

3

300

900

900

 

 

900

 

 

 

 

 

 

4.3

Thiết kế hệ thống công trình phụ theo hướng sinh thái khu vực dân cư (đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân)

Công trình

2

200

400

400

 

 

400

 

 

 

 

 

 

4.4

Cải tạo hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch: cải tạo hệ thống đường mòn sẵn có 2 km

Km

2

500

900

900

900

 

 

 

 

 

 

 

 

4.5

Thiết kế hệ thống biển cảnh báo, biển chỉ dẫn.

Hệ thống

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

4.6

Hệ thống thu gom rác thải

Hệ thống

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

4.7

Xây dựng cơ sở lưu trú ngoài khu vực dân cư

Công trình

1

2.000

2.000

1.000

 

 

1.000

 

1.000

 

 

1.000

 

5

Điểm tham quan rừng Thông pà cò

 

 

 

2.900

 

 

 

 

 

2.900

1.500

 

1.400

 

5.1

Xây dựng các lều trú chân kết hợp checkin, ngắm cảnh

Công trình

3

300

900

 

 

 

 

 

900

 

 

900

 

5.2

Thiết kế hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, diễn giải thông tin du lịch

Hệ thống

1

500

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

 

5.3

Cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp đường trải nghiệm du lịch 2km

Km

2

500

1.000

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

 

 

5.4

Hệ thống thu gom rác thải

Hệ thống

1

500

500

 

 

 

 

 

500

 

 

500

 

6

Khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già

 

 

 

96.012

63.012

25.712

 

37.300

 

33.000

 

 

33.000

 

6.1

Bãi đỗ xe: 1000 m2

Công trình

1

3.000

3.000

3.000

 

 

3.000

 

 

 

 

 

 

6.2

Trung tâm dịch vụ: 1000 m2

Công trình

1 1

0.000

10.000

10.000

 

 

10.000

 

 

 

 

 

 

6.3

Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp (2000 m2 gồm nhà hàng, khu vực mua sắm đồ lưu niệm, sản phẩm địa phương)

Công trình

1 2

0.000

20.000

10.000

 

 

10.000

 

10.000

 

 

10.000

 

6.4

Khu nhà nghỉ sinh thái

Công trình

1 3

0.000

30.000

10.000

 

 

10.000

 

20.000

 

 

20.000

 

6.5

Thiết kế không gian vui chơi giải trí

Công trình

1

2.000

2.000

1.000

 

 

1.000

 

1.000

 

 

1.000

 

6.6

Cải tạo đường giao thông nội bộ, đường mòn sinh thái

Công trình

1

1.000

1.000

1.000

 

 

1.000

 

 

 

 

 

 

6.7

Thiết kế xây dựng đường giao thông kết nối từ tỉnh lộ 521C đến khu vực nghỉ dưỡng suối Già (Đường cấp VI miền núi)

Km

2 1

2.856

25.712

25.712

25.712

 

 

 

 

 

 

 

 

6.8

Cải tạo cảnh quan (trồng cây xanh, cây bản địa)

Công trình

1

1.500

1.500

500

 

 

500

 

1.000

 

 

1.000

 

6.9

Quy hoạch khu vực trồng cây lưu niệm cho các đoàn

Công trình

1

1.000

1.000

 

 

 

 

 

1.000

 

 

1.000

 

6.10

Xây dựng chòi quan sát đảm bảo an toàn du lịch

Công trình

1

300

300

300

 

 

300

 

 

 

 

 

 

6.11

Xây dựng hệ thống điện, hệ thống bể nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 200m2.

Hệ thống

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

6.12

Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt (200m2)

Khu

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

6.13

Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường

Hệ thống

1

500

500

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

7

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông

 

 

 

19.284

19.284

17.884

 

1.400

 

 

 

 

 

 

7.1

Xây dựng đường giao thông từ đường 521C đến khu nghỉ dưỡng (Đường cấp VI miền núi)

Km

1,5 1

2.856

19.284

19.284

17.884

 

1.400

 

 

 

 

 

 

7.2

Bãi đỗ xe: 1000 m2

Công trình

 

 

Nguồn vốn kêu gọi đầu tư và tổng mức đầu tư do nhà đầu tư lập và trình phê duyệt riêng

7.3

Trung tâm dịch vụ: 1000 m2

Công trình

 

 

7.4

Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp (1000m2 gồm nhà hàng, khu vực mua sắm đồ lưu niệm, sản phẩm địa phương)

Công trình

 

 

7.5

Khu nhà nghỉ sinh thái

Công trình

 

 

7.6

Cải tạo cảnh quan (trồng cây xanh, cây bản địa có hoa)

Công trình

 

 

7.7

Xây dựng chòi quan sát

Công trình

 

 

7.8

Khu vực nuôi động vật bán hoang dã (10 ha).

Công trình

 

 

7.9

Xây dựng hệ thống điện, hệ thống bể nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: 200 m2.

Công trình

 

 

7.10

Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt (200m2).

Công trình

 

 

7.11

Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, hệ thống thu gom rác, diễn giải giáo dục môi trường

Công trình

 

 

8

Khu du lịch Cao Sơn

 

 

 

Nguồn vốn kêu gọi đầu tư và tổng mức đầu tư do nhà đầu tư lập và trình phê duyệt riêng

9

Điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ

 

 

 

4.150

 

 

 

 

 

4.150

3.650

 

500

 

9.1

Làm 3 lều trú chân dọc tuyến

Công trình

3

300

900

 

 

 

 

 

900

900

 

 

 

9.2

Xây dựng trạm quan sát cảnh quan

Công trình

1

500

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

 

9.3

Cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp với du lịch

Km

3,50

500

1.750

 

 

 

 

 

1.750

1.750

 

 

 

9.4

Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường

Công trình

1

500

500

 

 

 

 

 

500

500

 

 

 

9.5

Hệ thống thu gom rác thải

Hệ thống

1

500

500

 

 

 

 

 

500

 

 

500

 

10

Thiết kế, xây dựng hệ thống cáp treo nối liền Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông và kết nối khu du lịch Cao Sơn

Dự án

1

Nguồn vốn kêu gọi đầu tư và tổng mức đầu tư do nhà đầu tư lập và trình phê duyệt riêng

11

Dự án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch

 

 

 

600

600

 

600

 

 

 

 

 

 

 

11.1

Tập huấn kỹ năng truyền thông cho cộng đồng

Đợt

2

100

200

200

 

200

 

 

 

 

 

 

 

11.2

Tập huấn về dệt thổ cẩm cho cộng đồng

Đợt

2

100

200

200

 

200

 

 

 

 

 

 

 

11.3

Biên tập, in ấn tờ rơi tuyên truyền du lịch

 

 

 

200

200

 

200

 

 

 

 

 

 

 

12

Quảng bá và xây dựng thương hiệu

 

 

 

6.380

6.380

 

6.380

 

 

 

 

 

 

 

12.1

Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Dự án

1

 

3.500

3.500

 

3.500

 

 

 

 

 

 

 

12.2

Xây dựng cơ sở dữ liệu các tuyên du lịch sinh thái

Dự án

1

 

2.500

2.500

 

2.500

 

 

 

 

 

 

 

12.3

Xây dựng các bộ phim quảng bá thiên nhiên và phong cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Dự án

1

380

380

380

 

380

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

182.930

131.426

73.546

6.980

47.900

3.000

51.504

15.604

 

35.900

 

 

Biểu số 04:

Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và kinh phí thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4513/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Nội dung các công việc

Giai đoạn

Khái toán kinh phí

Định hướng 2045

Khái toán Kinh phí

Nguồn vốn

A

Lập quy hoạch các dự án ưu tiên đầu tư

2023-2030

4.000

2031-2045

500

Ngân sách Nhà nước

B

Các dự án đầu tư

 

127.426

 

51.004

 

1

Khu Trung tâm hành chính

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Khu Trung tâm hành chính

- Diện tích quy hoạch 2,5 ha

- Nội dung: Thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Ưu tiên thực hiện các hạng mục đầu tư:

+ Trung tâm tổ chức sự kiện 500 m2

+ Nâng cấp trải thảm nhựa đường lên khu Trung tâm hành chính: khoảng 3.304 m rộng mặt đường 3,5m = 11.564m2

+ Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

+ Nhà hội trường phục vụ hội nghị, hội thảo

+ Nhà bảo vệ

+ Xây dựng 06 chòi vọng cảnh

+ Xây dựng nhà vệ sinh khép kín

+ Xây dựng bể nước

+ Cải tạo khuôn viên trồng cây xanh, cây bản địa và có hoa, các tiểu cảnh phục vụ du lịch

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, bản chỉ dẫn, diễn giải thông tin du lịch, môi trường

+ Thiết kế, xây dựng tuyến cáp treo nối liền khu Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông và kết nối khu du lịch Cao Sơn (kinh phí do nhà đầu tư đảm bảo).

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

25.950

2031-2045

9.954

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá, nguồn khác

2

Điểm tham quan hang Kho Mường

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho điểm tham quan hang Kho Mường

- Diện tích quy hoạch: 3ha

- Nội dung: Thực hiện quy hoạch chi tiết theo tỷ lệ1/500

- Ưu tiên thực hiện hạng mục: Thiết kế hệ thống bảng biểu chỉ dẫn, diễn giải thông tin

- Tổ chức vận hành.

2023 – 2030

2.000

2031-2045

 

Xã hội hoá

3

Điểm tham quan đỉnh Pù Luông

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho điểm tham quan đỉnh Pù Luông

- Diện tích quy hoạch 189,3 ha

- Nội dung: Thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ1:500

- Ưu tiên thực hiện hạng mục: Nâng cấp hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch (Phát quang cây bụi và tu bổ các điểm có dốc khó đi bằng đất, đá 4,2km)

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

4.500

2031-2045

 

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá

4

Điểm tham quan thác Canh Chan

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Điểm tham quan thác Canh Chan

- Diện tích quy hoạch 114,8 ha

- Nội dung: Thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Ưu tiên thực hiện hạng mục: Cải tạo hệ thống đường đi tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch (cải tạo hệ thống đường mòn sẵn có 1,8 km)

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

5.700

2031-2045

1.000

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá

5

Điểm tham quan rừng Thông pà cò

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Điểm tham quan rừng thông Pà Cò

- Diện tích quy hoạch 55,6 ha

- Nội dung: thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Ưu tiên thực hiện hạng mục: Thiết kế hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, diễn giải thông tin du lịch; cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp đường trải nghiệm du lịch 2km)

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

 

2031-2045

2.900

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá

6

Khu nghỉ dưỡng sinh thái suối Già

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Khu nghỉ dưỡng sinh thái Suối Già

- Diện tích quy hoạch 493,9 ha

- Nội dung: thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Ưu tiên hạng mục: Thiết kế xây dựng đường giao thông kết nối từ tỉnh lộ 521C đến khu vực nghỉ dưỡng suối Già (Đường cấp VI miền núi)

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

63.012

2031-2045

33.000

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá

7

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Khu nghỉ dưỡng tại khoảnh 2,3 tiểu khu 258 phân khu DVHC

- Diện tích quy hoạch 24,3 ha.

- Nội dung: thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Ưu tiên hạng mục: Xây dựng đường giao thông từ đường 521C đến khu nghỉ dưỡng (Đường cấp VI miền núi)

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

19.284

2031-2045

 

Ngân sách Nhà nước

8

Khu du lịch Cao Sơn

- Tổ chức vận hành.

2023-2045

 

 

 

Xã hội hóa

9

Điểm tham quan quần thể cây Chò cổ thụ

- Quy hoạch chi tiết các hạng mục đầu tư cho Điểm tham quan cây Chò cổ thụ.

- Diện tích quy hoạch 46,2 ha.

- Nội dung: thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

- Ưu tiên hạng mục:

+ Làm 3 lều trú chân dọc tuyến.

+ Xây dựng trạm quan sát cảnh quan.

+ Cải tạo đường mòn tuần tra kết hợp với du lịch khoảng 3,5km.

+ Thiết kế hệ thống bản đồ, các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường.

+ Hệ thống thu gom rác thải.

- Tổ chức vận hành.

2023 - 2030

 

2031-2045

4.150

Ngân sách Nhà nước, xã hội hóa

 

Dự án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch

- Tập huấn kỹ năng truyền thông cho cộng đồng .

- Tập huấn về dệt thổ cẩm cho cộng đồng.

- Biên tập, in ấn tờ rơi tuyên truyền du lịch.

2023 - 2030

600

2031-2045

 

Ngân sách Nhà nước

 

Quảng bá và xây dựng thương hiệu

- Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu các tuyên du lịch sinh thái.

- Xây dựng các bộ phim quảng bá thiên nhiên và phong cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

2023 - 2030

6.380

2031-2045

 

Ngân sách Nhà nước, xã hội hoá

 

Tổng cộng

 

131.426

 

51.504

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4513/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 4513/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/11/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản