- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Luật Du lịch 2017
- 8Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 10Luật Lâm nghiệp 2017
- 11Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 12Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 14Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 15Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đa dạng sinh học do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 16Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1183/TCLN-ĐDPH | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2021 |
Kính gửi: Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, phòng hộ
Thực hiện quy định tại Điều 14 và Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp về xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Để đảm bảo nội dung Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được đầy đủ và thống nhất, Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng mẫu Đề cương hướng dẫn Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với các quy định hiện hành. Đề nghị các Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, phòng hộ xem xét, áp dụng (mẫu Đề cương kèm theo Văn bản này).
Trên cơ sở mẫu Đề cương, căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
Đề nghị Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, phòng hộ nghiên cứu , tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng cục Lâm nghiệp để theo dõi, tổng hợp./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ RỪNG ĐẶC DỤNG/RỪNG PHÒNG HỘ ................ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Văn bản số /TCLN-ĐDPH ngày /8/2021 của Tổng cục Lâm nghiệp)
MẪU BÌA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ ............... GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ảnh cảnh quan đẹp, đặc trưng của khu RĐD/PH)
Tên tỉnh, tháng ....... năm....... |
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢN ĐỒ
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Nhu cầu tổ chức phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Các mục tiêu phát triển chính và các dự án ưu tiên.
Tổng mức đầu tư và lộ trình đầu tư (mức đầu tư chia theo các nguồn khác nhau (ngần sách nhà nước, xã hội hóa, từ các dự án...) theo từng năm, phần tính toán chi tiết sẽ được mô tả ở phần sau của đề án và trong Phụ lục đính kèm đề án).
Các giải pháp chính để triển khai, thực hiện đề án.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề án
- Thông tin chung về khu rừng đặc dụng hoặc khu rừng phòng hộ (RĐD\RPH) bao gồm tóm tắt các giá trị đa dạng sinh học quan trọng nhất của khu rừng (ví dụ: các loài nguy cấp hoặc đặc hữu chính, cảnh quan đặc biệt, rừng quý hiếm, đất ngập nước, v.v.) và các mối đe dọa chính đối với những giá trị đó (ví dụ: săn bắn ĐVHD, khai thác gỗ, lấn chiếm đất rừng, áp lực phát triển quá mức xung quanh, v.v.).
- Thông tin tóm tắt về hiện trạng và lợi thế liên quan đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của khu RĐD\RPH, bao gồm những điểm làm cho RĐD\RPH này trở nên đặc biệt và khác biệt so với các điểm du lịch khác trong nước, khu vực hoặc quốc tế. Trình bày tóm tắt về mức độ du lịch hiện tại của RĐD\RPH so với các khu vực khác.
- Mô tả bối cảnh, sự cần thiết của việc phát triển du lịch sinh thái RĐD\RPH (phân tích bối cảnh chung của cả nước, tỉnh, huyện và của Ban quản lý RĐD\RPH phù hợp với quy định hiện hành, phương án quản lý rừng bền vững được duyệt). Mô tả các tác động tích cực và tiêu cực hiện tại (hoặc tiềm năng, nếu chưa phát triển) từ hoạt động du lịch trong khu vực rừng làm cơ sở thực tiễn để quản lý và phát triển du lịch tốt hơn.
2. Nguyên tắc phát triển du lịch
Mô tả những nguyên tắc phát triển du lịch sẽ được sử dụng trong đề án. Lưu ý một số nguyên tắc sau (có thể bổ sung theo điều kiện thực tế).
- Tuân thủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam;
- Phù hợp với các chính sách, định hướng, chiến lược quốc gia, ngành và địa phương về phát triển du lịch, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội;
- Đảm bảo phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững của khu RĐD\RPH; đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 14,15,23,24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của RĐD\RPH;
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan và khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loài động, thực vật hoang dã;
- Góp phần vào việc phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng và giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho cộng đồng sống trong rừng và ở vùng đệm từ các hoạt động du lịch sinh thái để khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên, phát triển rừng;
- Mang lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các điểm đến du lịch.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI RĐD\RPH
1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, và diện tích
Nêu được vị trí địa lý, ranh giới địa lý của RĐD\RPH. Có nhận xét về vị trí, ranh giới để nêu bật được vị trí thuận lợi trong việc kết nối thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và giải trí.
Nêu được cách du khách có thể đến RĐD\RPH, bằng phương tiện vận tải nào, khoảng cách và thời gian từ các thành phố lớn và các điểm du lịch lân cận khác.
Nêu được diện tích của RĐD\RPH từ khi thành lập đến hiện tại, quá trình thay đổi diện tích. Có nhận xét về sự thuận lợi và rào cản cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Hình ảnh, bản đồ hiển thị khu vực có sự kết nối với các điểm đến xung quanh.
1.1.2. Địa hình và địa chất
Nêu được đặc điểm địa hình, địa chất giúp cho việc hình thành hệ thống cảnh quan, hệ sinh thái đặc trưng của RĐD\RPH, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Mô tả được cách du khách có thể tiếp cận với các dạng địa hình.
Nêu được đặc điểm địa hình, địa chất nhạy cảm với những tác động của hoạt động du lịch và cần có sự tính toán thận trọng trong phát triển du lịch.
Hình ảnh, bản đồ hiển thị địa hình (nếu có).
1.1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch
Nêu được đặc điểm của khí hậu liên quan đến tính mùa vụ, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mây, lượng mưa, áp suất khí quyển, tốc độ gió, hướng gió, chế độ nắng (bức xạ mặt trời) tạo điều kiện hoặc gây cản trở cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Nêu được khoảng thời gian có khí hậu thích hợp cho việc thăm quan và các hoạt động có thể tổ chức với điều kiện khí hậu thích hợp này.
1.1.4. Thủy văn
Nêu được đặc điểm chế độ thủy văn (tài nguyên nước) liên quan đến hệ thống sông, suối, ao, hồ,... và các nguồn suối nước khoáng (nếu có sẽ có tác dụng tốt cho phục hồi và chữa bệnh của khách du lịch) tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Nêu được khoảng thời gian và các hoạt động có thể tổ chức với điều kiện thủy văn thích hợp.
Hình ảnh, bản đồ hiển thị chế độ thủy văn (nếu có).
1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất
a) Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị
Cần nêu được hiện trạng các loại đất (đất rừng ĐD/PH/SX hoặc đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng) mà đơn vị đang được giao quản lý.
Lập bảng biểu thị.
b) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất
Cần nêu được hiện trạng các khu vực đất có công trình, đất trống, đất chưa có công trình có tiềm năng sử dụng cho phát triển DLST.
1.1.6. Diện tích rừng
a) Tổng diện tích rừng và diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp (theo nguồn gốc hình thành, mục đích sử dụng)
b) Hiện trạng theo các phân khu chức năng/phân chia theo kiểu rừng c) Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ (nếu có)
d) Nêu được các khu vực/phân khu có thể sử dụng cho mục đích tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí
1.1.7. Đa dạng sinh học
Nêu được sự đa dạng của hệ động vật, hệ thực vật, các loài đặc hữu, quý hiếm, công dụng của tài nguyên động, thực vật tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Cung cấp thông tin về những điểm đến, những nơi, khoảng thời gian mà du khách có thể quan sát được sự đa dạng sinh học.
Nêu được những loài động vật, thực vật quý hiếm cần bảo vệ và trách những tác động tiêu cực trong quá khai thác du lịch.
Hình ảnh, bản đồ hiển thị những điểm tham quan đa dạng sinh học (nếu có).
Ví dụ bảng kiểm kê những loài động\thực vật quý hiếm, đặc trưng
Loài | Tình trạng bảo tồn | Mối đe dọa | Khu vực có thể quan sát | Ghi chú |
Động vật 1 |
|
|
|
|
Động vật 2 |
|
|
|
|
Chim 1 |
|
|
|
|
Chim 2 |
|
|
|
|
Bò sát.... |
|
|
|
|
Cây 1 |
|
|
|
|
Cây 2 |
|
|
|
|
1.1.8. Cảnh quan thiên nhiên
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng. Nêu được các cảnh quan tiêu biểu hình thành trên nền tảng của địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh động vật, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
1.2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa
1.2.1. Dân sinh
Nêu được dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi, thành phần dân tộc, theo mức độ giàu, nghèo và cơ cấu lao động dân cư vùng đệm/giáp ranh.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nêu được cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống của người dân địa phương. Xác định được nguồn thu nhập chính của cộng đồng dân cư và các cộng đồng dân cư cần được hỗ trợ kinh tế.
1.2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa
Nêu được các giá trị tài nguyên văn hóa vật thể (như di tích lịch sử, di tích kiến trúc mỹ thuật,...), tài nguyên văn hóa phi vật thể (trang phục, lễ hội, ẩm thực, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ứng xử, âm nhạc, các hình thức biểu diễn nghệ thuật) và các tài nguyên văn hóa khác (danh nhân, địa danh) thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Nêu được những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới văn hóa bản địa.
Hình ảnh, bản đồ khu vực hiển thị các làng bản và các điểm tham quan gắn với cộng đồng dân cư (nếu có).
a) Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực b) Hệ thống giao thông đường thủy
1.4. Hiện trạng hoạt động du lịch
Tùy theo hiện trạng thực tế hoạt động du lịch, Ban quản lý xây dựng nội dung theo các mục sau:
Trước khi đi vào phân hiện trạng các hoạt động du lịch, cần có thuyết minh tóm tắt về quá trình hình thành và phát triển du lịch ở RĐD\RPH và nhu cần phát triển du lịch trong thời gian tới.
1.4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguồn nhân lực
Nêu hiện trạng và đánh giá mô hình quản lý, số lượng, trình độ, đội ngũ cán bộ, hợp đồng tham gia tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí; nguồn kinh phí và các hoạt động triển khai.
Lập sơ đồ/bảng biểu thị số lượng, trình độ đội ngũ; kinh phí thực hiện hàng năm.
1.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Nêu và đánh giá được hiện trạng cơ sở hạ tầng (điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải).
Nêu và đánh giá được hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở mua sắm, trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ, các trung tâm cứu hộ, bảo tàng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác thải, nước thải),...
Lập bảng thống kê.
1.4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch
Nêu và đánh giá được hiện trạng các loại hình du lịch (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch văn hóa - lịch sử,...) và các sản phẩm du lịch (dịch vụ lưu trú, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thăm quan,...).
1.4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch
Nêu và đánh giá được hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch đang khai thác trong khu vực RĐD\RPH.
Ví dụ bảng kiểm kê điểm, tuyến du lịch
TT | Điểm hoặc tuyến/chương trình du lịch | Khoảng cách từ trung tâm du khách | Khoảng thời gian thăm | Các hoạt động trải nghiệm | Giá cả | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4.5. Đầu tư du lịch
Nêu và đánh giá hiện trạng công tác đầu tư cho du lịch từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa,... đối với các hạng mục như nhân lực, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, quảng bá và tiếp thị du lịch,...
Lập bảng biểu thị.
1.4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch
- Nêu và đánh giá vai trò, hiện trạng các bên tham gia và phối hợp trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương (nguồn thu nhập chính, số người tham gia hoạt động phục vụ khách du lịch, loại hình hoạt động, thu nhập trung bình; khó khăn, thuận lợi khi tham gia vào du lịch),...
- Kết quả của hoạt động cho thuê môi trường rừng hoặc hợp tác, liên kết để kinh doanh DLST, nghỉ dưỡng, giải trí (trong 5 năm trở lại đây).
- Cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên, nhất là doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
1.4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá
Nêu và đánh giá hiện trạng các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, các kênh xúc tiến quảng bá, các đối tác thực hiện, thời gian, nguồn lực và hiệu quả của hoạt động.
1.4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng
Nêu và đánh giá hiện trạng các hoạt động phát triển DLST, nghỉ dưỡng, giải trí có sự tham gia của cộng đồng
Ví dụ bảng cộng đồng tham gia và hưởng lợi từ du lịch
Cộng đồng | Các hoạt động tham gia | Năm tham gia | Hình thức tham gia và hưởng lợi từ du lịch (cá nhân, gia đình, tổ hợp tác...) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường du lịch
Nêu và đánh gía hiện trạng công tác bảo vệ môi trường liên quan gới quản lý chất thải, giảm thiểu chất thải, xử lý nước thải, tiết kiệm nước và năng lượng điện trong hoạt động du lịch.
1.4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch
Nêu và đánh giá hiện trạng các tài liệu diễn giải, hệ thống biển báo và các phương tiện khác.
Đánh giá nhu cầu cải thiện khả năng diễn giải.
1.4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh
Nêu và đánh giá được hiệu quả kinh doanh du lịch ở các khía cạnh:
- Khách du lịch (nội địa và quốc tế);
- Doanh thu du lịch (Vé vào cổng, lưu trú, vận chuyển, ăn uống, bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ khác, ví dụ trình diễn nghệ thuật,...); phân chia theo các hình thức (tự tổ chức; hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng);
- Đánh giá hoạt động kinh doanh trên cả ba hình thức: tự tổ chức; hợp tác, liên kết và cho thuê môi trường rừng;
- Hoạt động, khối lượng, giá trị đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn;
- Thu nhập tăng thêm của cán bộ Vườn;
- Đóng góp cho ngân sách, đóng góp cho cộng đồng;
- Đánh giá thực trạng; phân tích khó khăn, thuận lợi, quá trình dần tự chủ chi thường xuyên từ nguồn thu do quá trình kinh doanh; hợp tác liên kết và cho thuê môi trường rừng từ hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí mang lại;
- Lập bảng biểu thị nội dung có liên quan.
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ KHU RĐD/RPH GIAI ĐOẠN 2021-2030
2.1.1. Căn cứ pháp lý
a) Các văn bản pháp lý liên quan đến đề án.
b) Các chính sách du lịch sinh thái.
* Ví dụ một số căn cứ pháp lý:
Nghị quyết của Trung ương:
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn.
Các Luật:
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017;
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày
13/11/2008 và Luật Đa dạng sinh học hợp nhất số 32/VBHN được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2018;
- Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 Quốc hội thông qua ngày 18/06/2009.
Các Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ:
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo tồn, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Các quyết định của Thủ tướng, Bộ VHTT&DL và các Thông tư liên quan:
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”;
- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.
Các Nghị Quyết, Quyết định của UBND tỉnh:
- Các Quyết định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL khu rừng; Quyết định phê duyệt Phương án QLRBV; và các văn bản có liên quan trực tiếp đến khu rừng.
2.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
a) Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, của địa phương, của RĐD\RPH.
b) Các quy hoạch, đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và giải trí.
c) Tiềm năng du lịch và nhu cầu phát triển du lịch sinh thái của RĐD\RPH.
d) Tóm tắt một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và giải trí ở trong nước và quốc tế có thể vận dụng.
- Xác định rõ vị trí, vai trò và lợi thế của phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong vùng, địa phương và đơn vị.
- Định hướng tổ chức không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (theo từng phân khu chức năng):
+ Định hướng chức năng;
+ Định hướng hoạt động;
+ Định hướng sản phẩm;
+ Định hướng xây dựng hạ tầng du lịch.
- Định hướng phát triển loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách, lợi ích cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học,...
2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển
2.3.1. Mục tiêu
2.3.2. Các chỉ tiêu phát triển
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch và khả năng phát triển của RĐD\RPH, của các khu vực lân cận, các khu vực và đối tác hợp tác/kết nối, tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của người dân, du khách, từ đó đưa ra những chỉ tiêu dự báo về thu hút đầu tư, lượng khách, doanh thu, lao động, yêu cầu sản phẩm, dịch vụ, giảm thiểu tác động tiêu cực, sự tham gia và lợi ích cộng đồng, sự tham gia của các bên liên quan trong du lịch, bảo tồn thông qua du lịch...để phấn đấu thực hiện cho giai đoạn 2021-2030. Các chỉ tiêu cần cụ thể và có thể định lượng được.
- Các chỉ tiêu này cũng cần phải chia theo 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
2.4.1. Từ chính sách
2.4.2. Từ các cộng đồng và các công ty du lịch
2.4.3. Từ nội tại Ban quản lý
2.4.4. Từ các yếu tố khác
2.5.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các điểm du lịch
2.5.1.1. Nguyên tắc, tiêu chí chung về việc chọn các điểm du lịch
Đưa ra các nguyên tắc, cũng như tiêu chí để lựa chọn điểm du lịch.
2.5.1.2. Thuyết minh chi tiết các điểm du lịch được ưu tiên phát triển
Trên cơ sở nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn điểm du lịch thuyết minh và lập bảng tổng hợp các điểm du lịch được lựa chọn, kèm theo bản đồ hiện trạng như ví dụ dưới đây:
Ví dụ về Bảng tổng hợp các điểm du lịch ưu tiên phát triển
TT ưu tiên | Điểm du lịch | Đặc điểm hấp dẫn du khách | Định hướng loại hình du lịch chính | Quy mô quy hoạch |
1 | Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái (Trung tâm cứu hộ và phát triển sinh vật) | - Bảo tàng sống để du khách có thể hiểu về điểm đến nhanh nhất - Gần cổng soát vé.... | - Du lịch sinh thái. - Du lịch khám phá thiên nhiên. - Du lịch hội nghị, hội thảo. | ….. ha |
2 | Điểm du lịch sinh thái rừng XYZ | - Có hệ sinh thái rừng còn bảo tồn nguyên vẹn - Gần trung tâm du khách. | - Du lịch sinh thái. - Du lịch nghỉ dưỡng. - Du lịch chăm sóc sức khỏe | ….. ha |
3 | Điểm du lịch Safari | - Có nhiều loài động vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường - Tiếp cận thuận tiện bằng đi bộ, xe đạp. | - Du lịch sinh thái. - Du lịch nghỉ dưỡng. - Du lịch chăm sóc sức khỏe - Du lịch khám phá thiên nhiên - Du lịch, hội nghị, hội thảo | … ha |
Thuyết minh và lập bảng thuyết minh chi tiết từng điểm du lịch được lựa chọn.
Ví dụ Bảng thuyết minh quy hoạch Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng….
Tên điểm du lịch | Điểm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng… |
Vị trí, quy mô | - Vị trí - Quy mô quy hoạch |
Hiện trạng (nếu đã được thiết lập) | - Hiện trạng về mô hình tổ chức, quản lý, số lượng cán bộ/nhân viên tổ chức thực hiện. - Hiện trạng rừng và tài nguyên đa dạng sinh học, lợi thế về địa hình, cảnh quan. - Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. - Hiện trạng loại hình, sản phẩm du lịch đang cung cấp. - Hiện trạng về lượng khách, doanh thu. - Hiện trạng về việc xử lý chất thải, nước thải. |
Định hướng chung | - Ví dụ: Xây dựng thành Khu du lịch tổng hợp cho khách du lịch cao cấp (du lịch nghỉ dưỡng và hệ thống dịch vụ tổng hợp tiêu chuẩn) |
Định hướng loại hình du lịch | - Du lịch sinh thái - khám phá thiên nhiên. - Du lịch nghỉ dưỡng; - Du lịch công vụ (hội nghị, hội thảo) |
Định hướng sản phẩm, dịch vụ du lịch | - Dịch vụ lưu trú, ăn uống; - Dịch vụ công vụ (hội thảo, hội nghị); - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; - Dịch vụ văn hóa văn nghệ; - Dịch vụ hàng hóa (sản phẩm địa phương); - Dịch vụ tham quan và chụp ảnh lưu niệm; - Dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp. |
Định hướng khách hàng | - Khách cao cấp |
Kết nối với các điểm du lịch, điểm tham quan | - Điểm du lịch….: ….km; - Điểm du lịch…. : …km; - Điểm du lịch….: …km; |
Phương thức tổ chức | - Tự tổ chức hoặc - Cho thuê môi trường rừng hoặc - Hợp tác, liên kết. |
Các hạng mục đầu tư | Các công trình phục vụ du lịch dự kiến xây dựng bao gồm: - Trạm đón tiếp: ….m2 - Trung tâm điều hành, dịch vụ hành chính: …m2 - Khu vực gửi xe: …m2 - Khu nhà nghỉ sinh thái (……m2). - Nhà hàng và dịch vụ tổng hợp: ….m2 gồm nhà hàng, khu vực bán cà phê. - Khu vực trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện: ….m2 - Khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe ….m2. - Khu thể thao liên hợp: ….m2 - Khu trung tâm văn hoá bản địa: ….m2 gồm nhà sàn, nhà bếp, khu vực trưng bày các mẫu vật, phục dựng một số nghề truyền thống của người Thái, Mường, Kinh. - Bể bơi: 01 Bể bơi vô cực (….m2), 01 bể bơi 4 mùa (….m2) + khu dịch vụ tổng hợp (gần nhà nghỉ sinh thái). - Hồ nhân tạo: ….m2 bao gồm 01 hồ lớn và 03 ao nhỏ giật cấp dạng thác để tạo cảnh quan, cấp nước và điều hoà tiểu khí hậu, đồng thời thiết kế đường đi cũng chính là mặt đập để dâng nước lên thành hồ mini. - Cải tạo 01 suối nhân tạo chảy gần đường đi để tạo cảnh quan - Hệ thống đường nội bộ (đi bộ, xe đạp và xe điện) dài bao nhiêu km, rộng ?m - Chòi nghỉ chân sinh thái: ….chòi được bố trí quanh hồ nhân tạo và cạnh các đường đi, diện tích - Cải tạo và nâng cấp đập (đập thuỷ điện cũ) để tạo thác và cảnh quan, điểm chụp ảnh - Cải tạo khu vực cắm trại và picnic ….m2. - Xây dựng hệ thống bể chứa nước sinh hoạt, hệ thống cấp và thoát nước: ….m2. - Xây dựng khu vực thu gom và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt: ….m2. - Khu câu cá giải trí ngoài trời: ….m2 - Kiến trúc cảnh quan khác: Toàn bộ diện tích còn lại khu ….ha o Rừng cảnh quan tự nhiên o Trồng các loại hoa và cây cảnh quan o Xây dựng khu vực vãn cảnh, chụp ảnh để check in. \ o Thiết kế các bảng chỉ dẫn, diễn giải giáo dục môi trường theo từng khu vực dịch vụ. |
Chi phí ước tính |
|
Thời gian thực hiện | Giai đoạn: 2021-2025 hoặc 2025-2030 |
Những lợi ích cho cộng đồng, bảo tồn và kinh tế |
|
Những ảnh hưởng tiêu cực cần lưu ý |
|
Ghi chú |
|
2.5.2. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các tuyến du lịch
2.5.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí chung về việc chọn các tuyến du lịch
Đưa ra các nguyên tắc, cũng như tiêu chí để lựa chọn tuyến du lịch.
2.5.2.2. Thuyết minh chi tiết các tuyến du lịch trong RĐD\RPH
Trên cơ sở nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn điểm du lịch thuyết minh và lập bảng thuyết minh chi tiết từng tuyến du lịch được lựa chọn, kèm theo bản đồ hiện trạng.
Ví dụ Bảng thuyết minh Tuyến du lịch XYZ
Tên tuyến | Tuyến XYZ |
Loại hình du lịch trên tuyến | - Du lịch cộng đồng; - Du lịch sinh thái - trải nghiệm thiên nhiên. - Du lịch khám phá/mạo hiểm leo núi. |
Các điểm tham quan, trải nghiệm trên tuyến | - Tham quan cảnh quan làng bản, trải nghiệm các nét văn hoá các dân tộc, ẩm thực và lưu trú - Ngắm nhìn, chụp ảnh và trải nghiệm thiên nhiên tại …. - Đỉnh XYZ: cắm trại nghỉ ngơi, ăn trưa, tham gia các hoạt động khám phá và diễn giải về thiên nhiên; ngắm cảnh từ đỉnh cao, tham gia tìm hiểu về các hệ sinh thái rừng tự nhiên trên đỉnh cao. |
Phương tiện sử dụng du lịch trên tuyến | - Đi bộ, leo núi. - Xe đạp - Xe máy, ô tô. - Zipline - Khác |
Nhóm khách hàng ưu tiên | - Khách thích mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm thiên nhiên (lưu ý là cần có sức khoẻ tốt, có khả năng đi bộ dài và leo núi) |
Chiều dài tuyến | ….km đi xuyên rừng |
Thời gian | Thời gian đi và về trong ngày. ….ngày …. đêm nếu cắm trại và nghỉ lại |
Mô tả chi tiết về lịch trình |
|
Phương thức tổ chức |
|
Các hạng mục đầu tư |
|
Chi phí ước tính |
|
Thời gian thực hiện |
|
Những lợi ích cho cộng đồng, bảo tồn và kinh tế |
|
Những ảnh hưởng tiêu cực cần lưu ý |
|
Ghi chú |
|
2.6. Đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện
2.6.1. Khái toán đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư (theo gian đoạn 2021-2025 và 2026-2030) và phương án huy động vốn
- Tổng mức đầu tư, phân kỳ.
- Nguồn vốn, phân kỳ.
- Phân kỳ đầu tư và kế hoạch thực hiện.
- Phương án huy động vốn.
Lập bảng khái toán danh mục các dự án đầu tư.
Ví dụ bảng Khái toán danh mục các dự án đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Danh mục, dự án đầu tư | Đơn vị tính | Tổng | Phân theo giai đoạn | |||||||
Giai đoạn 2021-2025 | Giai đoạn 2026-2030 | ||||||||||
Tổng | Ngân sách | Kêu gọi đầu tư | Nguồn vốn hợp pháp khác | Tổng | Ngân sách | Kêu gọi đầu tư | Nguồn vốn hợp pháp khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6.2. Các dự án ưu tiên
Các dự án ưu tiên đầu tư có thể là về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,...
Các dự án này có thể được tổng hợp và đưa vào bảng danh mục như ví dụ sau:
Ví dụ: Bảng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2030
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên dự án | Nội dung các công việc | Giai đoạn triển khai | Khái toán kinh phí | Nguồn vốn |
1 | Dự án A | - - | Giai đoạn: 2021-2025 hoặc 2026-2030 | …. |
|
2 | Dự án B | - - | Giai đoạn: 2021-2025 hoặc 2026-2030 | …. |
|
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ KHU RĐD/RPH
Tùy tình hình thực tế triển khai, BQL tham khảo lựa chọn các giải pháp sau, hoặc bổ sung (nếu có).
Các giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch liên quan tới quản lý chất thải, giảm thiểu chất thải, xử lý nước thải, tiết kiệm nước và năng lượng.
Các giải pháp phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với hoạt động du lịch.
3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý
Đề xuất các cơ chế chính sách chung và cơ chế chính sách đặc thù (nếu có) cho việc triển khai dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Đề xuất các giải pháp liên quan tới quản lý nhà nước.
3.3. Nhóm các giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Các giải pháp có thể là đào tạo - tập huấn, tổ chức các chuyến đi khảo sát, tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức thi kiến thức - tay nghề, cập nhật nội dung DLST vào trong các cuộc họp, các văn bản của cơ quan tổ chức cho cán bộ và cho người dân.
3.4. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Các giải pháp về cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc,… ). Các giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, điểm quan sát, mua sắm, vui chơi giải trí, hệ thống xử lý rác thải, nước thải,…).
3.5. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
Các loại hình du lịch chủ yếu. Các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
3.6. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch
Các giải pháp về xúc tiến đầu tư và xây dựng môi trường đầu tư.
Các giải pháp để cải thiện quan hệ với đối tác đầu tư từ khu vực tư nhân bao gồm cải thiện quy trình lựa chọn đối tác đầu tư.
3.7. Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch
Liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước.
Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành.
Liên kết với các hiệp hội du lịch, lữ hành, khách sạn.
3.8. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch
Xác định bộ nhận diện thương hiệu.
Xây dựng nội dung nội dung xúc tiến quảng bá.
Xác định kênh quảng bá (Tập gấp, sách hướng dẫn, kênh phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài, TV, internet, mạng xã hội,…).
Tổ chức các hoạt động xúc tiến (Các chương trình khảo sát du lịch hội chợ, triển lãm, sự kiện....).
Thu hút thị trường khách (Thị trường khách xung quanh địa bàn, thị trường khách nội địa, thị trường khách quốc tế).
3.9. Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa
Các giải pháp có thể là tập huấn, tổ chức các chuyến đi khảo sát, giải pháp về vốn cho phát triển du lịch cộng đồng, giải pháp xây dựng cơ sở sở hạ tầng tiếp cận cộng đồng.
Các giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng và hưởng lợi từ du lịch (ví dụ: phát triển các điểm du lịch hoặc sản phẩm du lịch cộng đồng mới, tăng việc làm, đào tạo,...).
Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
3.10. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục
Giải pháp về biển báo và đường mòn diễn giải.
Giải pháp về xây dựng các chương trình trải nghiệm giáo dục diễn giải.
3.11. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch
Các giải pháp để cải thiện các quy trình đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Giải pháp nâng cao năng lực cho nhân viên và người dân địa phương cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách đảm bảo an ninh và an toàn (tập huấn phòng chống cháy nổ, sơ cấp cứu du khách,...).
3.12. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh (nếu có)
Các giải pháp về số hóa thuyết minh, mã hóa thuyết minh; xây dựng giới thiệu sản phẩm du lịch bằng thực tế ảo; bổ sung thông tin trên google map; hệ thống wifi miễn phí; xóa điểm mù sóng.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ GIÁM SÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
4.1.1. Cơ quan cấp trên trực tiếp
4.1.2. Ban quản lý RĐD\RPH…
4.1.3. Các cơ quan ban, ngành địa phương liên quan
4.1.4. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương
4.1.5. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển DLST
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định hiện hành của Nhà nước, các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp tổ chức quản lý, thực hiện theo quy định hiện hành.
4.2. Tổ chức đánh giá, giám sát
Nêu chi tiết vai trò đánh giá, giám sát của các bên liên quan.
Nêu cách thức triển khai việc tổ chức đánh giá, giám sát của các bên liên quan.
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Góp phần tích cực vào việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển;
Góp phần tích cực vào việc gia tăng GRDP;
Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
4.3.2. Hiệu quả văn hóa xã hội
Góp phần tích cực vào việc phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa;
Góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí;
Góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng;
Góp phần tích cực vào việc giảm nghèo hiệu quả;
Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.3.3. Hiệu quả bảo vệ môi trường
Góp phần tích cực vào việc nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen, bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của khu rừng.
4.3.4. Hiệu quả an ninh quốc phòng
Góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự xã hội của địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Hệ thống bảng, biểu
2. Hệ thống bản đồ chuyên đề
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng.
- Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng.
Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng và quy mô các tuyến, điểm du lịch.
3. Các hình ảnh, tài liệu khác (nếu có)
- 1Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 2Công văn 4424/VPCP-NN năm 2019 về chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác để xây dựng công trình do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 1326/TTg-NN năm 2020 về chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Luật Du lịch 2017
- 8Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 9Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 11Luật Lâm nghiệp 2017
- 12Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 13Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 15Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 16Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đa dạng sinh học do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 17Công văn 4424/VPCP-NN năm 2019 về chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác để xây dựng công trình do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 20Công văn 1326/TTg-NN năm 2020 về chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 1183/TCLN-ĐDPH năm 2021 hướng dẫn xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 1183/TCLN-ĐDPH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/08/2021
- Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
- Người ký: Trần Quang Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực