Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2001/QH10 | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001 |
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 28/2001/QH10 VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về di sản văn hoá.
Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân.
Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.
2. Di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 9
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân.
Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Điều 13
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các quy định tại
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;
3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
Điều 17
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Điều 18
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định thủ tục lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hoá phi vật thể.
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hoá thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
Điều 21
Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hoá của nhân dân.
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài.
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Điều 25
Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật.
Điều 26
Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
Điều 27
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương 4:
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ
Mục 1: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Điều 29
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) được chia thành:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Điều 31
Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
Điều 32
a) Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, đối với di tích cấp tỉnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh vùng bảo vệ và phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di tích.
Điều 33
1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất.
2. Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
Điều 34
Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Điều 35
Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
Điều 36
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại
2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 37
1. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ nguyên trạng di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
3. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí thăm dò, khai quật do Chính phủ quy định.
Điều 38
Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại thì Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp.
1. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ muốn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ phải gửi hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đến Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ; trường hợp không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về thăm dò, khai quật khảo cổ.
1. Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:
a) Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;
b) Có ít nhất 5 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;
c) Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hoá - Thông tin.
Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ của Việt Nam được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Mục 2: DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
Điều 41
1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Căn cứ vào giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho bảo tàng nhà nước có chức năng thích hợp.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 42
1. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.
2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký được Nhà nước thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia ở trong nước thì chủ sở hữu cũ phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên và địa chỉ của chủ sở hữu mới của bảo vật quốc gia đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu.
Điều 43
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.
Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Có mục đích rõ ràng;
2. Có bản gốc để đối chiếu;
3. Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;
4. Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
5. Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.
Mục 3: BẢO TÀNG
Điều 47
Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Bảo tàng Việt Nam bao gồm:
1. Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước;
2. Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành;
3. Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương;
4. Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề.
Điều 48
Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập;
2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hoá;
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ lợi ích của toàn xã hội;
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ;
5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 49
Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:
1. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;
2. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;
3. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
Điều 50
1. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân.
2. Thủ tục thành lập bảo tàng được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập bảo tàng phải gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ đề nghị thành lập bảo tàng gồm văn bản đề nghị thành lập, giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện được quy định tại
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:
a) Số lượng và giá trị các sưu tập;
b) Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập;
c) Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
d) Mức độ chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ đạt được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định cụ thể về việc xếp hạng bảo tàng.
Di sản văn hoá có trong nhà truyền thống, nhà lưu niệm phải được bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật này.
Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu tập, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình.
Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin có thể thoả thuận với chủ sở hữu về việc sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc trưng bày tại các bảo tàng nhà nước.
Điều kiện, nội dung và thời hạn sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ sở hữu thoả thuận bằng văn bản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Mục 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 56
Hội đồng di sản văn hoá quốc gia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hoá.
Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
NGUỒN LỰC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
2. Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.
Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Mục 3: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ;
4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hoá;
5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài;
6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Mục 4: THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Thanh tra nhà nước về văn hoá - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá;
2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá;
5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hoá.
Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra;
4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hoá.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 69
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi.
Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Quyết định 78/2006/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 2Thông tư 67/2006/TT-BVHTT hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động văn hóa - thông tin do Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 3Quyết định 86/2006/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 4Quyết định 67/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin ban hành
- 5Quyết định 55/2004/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hội Di sản văn hóa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Nghị định 42-CP năm 1960 quy định chính sách đối với những người mò, đào, nhặt được các loại kim khí quý, đá quý do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 7Sắc lệnh số 65 về việc ấn định nhiệm vụ Đông dương bác cổ học viện do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 8Chương trình hành động số 1109/CP-VX về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hàng TW Đảng (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" do Chính phủ ban hành do Chính Phủ ban hành
- 9Nghị định 288-HĐBT năm 1985 thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 10Quyết định 125/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Lệnh công bố Luật Di sản văn hoá 2001
- 1Quyết định 1243/QĐ-TTg năm 2004 về việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 78/2006/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 3Thông tư 67/2006/TT-BVHTT hướng dẫn phân hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập hoạt động văn hóa - thông tin do Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 4Quyết định 86/2006/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
- 5Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 6Quyết định 67/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin ban hành
- 7Quyết định 55/2004/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hội Di sản văn hóa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Nghị định 42-CP năm 1960 quy định chính sách đối với những người mò, đào, nhặt được các loại kim khí quý, đá quý do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 9Sắc lệnh số 65 về việc ấn định nhiệm vụ Đông dương bác cổ học viện do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 10Hiến pháp năm 1992
- 11Chương trình hành động số 1109/CP-VX về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hàng TW Đảng (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" do Chính phủ ban hành do Chính Phủ ban hành
- 12Nghị định 288-HĐBT năm 1985 thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 13Nghị định 92/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Di sản văn hoá
- 14Quyết định 125/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Lệnh công bố Luật Di sản văn hoá 2001
- 16Nghị định 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá
- 17Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 18Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 19Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 20Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 21Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
- 22Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- 23Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 24Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13586:2022 về Kho bảo quản hiện vật bảo tàng - Các yêu cầu