Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3590/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 12 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2011 -2015;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3231/TTr-SNN ngày 22/10/2014 về ban hành Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
Điều 2. Căn cứ nội dung Đề án, Giao trách nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa:
- Tổ chức công bố Đề án theo quy định hiện hành để các tổ chức, địa phương biết thực hiện.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các Dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch hàng năm. Làm việc thống nhất với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán kinh phí triển khai thực hiện cho các Dự án trong Kế hoạch hàng năm.
- Báo cáo đánh giá kết quả tổ chức quản lý, thực hiện Đề án, các Dự án theo định kỳ hàng năm.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Trong thời gian qua ngành Nông nghiệp Đồng Nai đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực giống, qua công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản có ưu thế, tiên tiến, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đưa vào sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Trên lĩnh vực trồng trọt, nông dân ngày càng quan tâm hơn đến việc sử dụng giống có phẩm cấp cao. Đối với chăn nuôi, nhiều công thức lai được công nhận đưa vào và sản xuất. Trong lâm nghiệp, tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống, nhân nhanh giống bằng công nghệ cấy mô, giâm hom đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Đối với thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống chủ động tạo ra con giống có chất lượng cao.
Bên cạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống, ngành Nông nghiệp cũng từng bước tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên so với yêu cầu sản xuất, số giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với các vùng sinh thái vẫn còn thiếu về chủng loại. Tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất trên 2 vật nuôi chủ lực chính của tỉnh là heo và gà đã đạt được mục tiêu quốc gia đề ra, tuy nhiên cần duy trì và nâng cao chất lượng con giống; Đối với sản xuất giống cây lâm nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất giống chưa được ưu tiên chú trọng đầu tư, cơ cấu giống cây trồng rừng đối với những loài cây bản địa còn hạn chế, chất lượng rừng trồng chưa cao; Về thủy sản, các cơ sở sản xuất giống phần lớn là các trại quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng, thiết bị chưa được đầu tư nhiều, nên lượng giống có tăng nhưng một số đối tượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chất lượng giống chưa cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng giống còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thị trường giống chưa ổn định, việc quản lý kinh doanh giống tại các địa phương chưa chặt chẽ;
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trong sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai xây dựng Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” nhằm góp phần nâng cao năng lực của hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất cung ứng giống và quản lý chất lượng giống trên địa bàn.
- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục hàng hóa giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng;
- Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng;
- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ NN&PTNT về ban hành quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi;
- Quyết định số 77/2004/QĐ-BNN, ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc ban hành danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành;
- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống;
- Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Ban hành Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh;
- Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc quy định quản lý, sử dụng bò đực giống;
- Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN ngày 16/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/2/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi;
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Quyết định 01 /2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Phê duyệt “ Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020;
- Nghị quyết số 200/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011-2015 (Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 ban hành chương trình "Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011-2015”);
- Nghị quyết số 188/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 2419/QĐ UBND ngày 26/9/2011 ban hành "Chương trình Phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015”).
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản
- Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
- Thông tư số 15/2014/BNN-PTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013 ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN - SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Hiện trạng sản xuất, cung ứng, sử dụng và quản lý giống
1.1. Hiện trạng sản xuất, cung ứng, sử dụng giống
1.1.1. Đối với giống cây nông nghiệp
a. Cây lương thực:
Đồng Nai có diện tích gieo trồng cây lương thực khoảng 118.524 ha. Trong đó: cây lúa là 68.657 ha và cây bắp: 49.867 ha. Nhu cầu về giống hằng năm lớn: cây lúa 10.298 tấn, cây bắp 898 tấn.
Đối với lúa, tỉ lệ sử dụng giống lúa xác nhận là 62,1%; đối với bắp, tỉ lệ sử dụng giống bắp lai là 95%.
Tình hình sản xuất, cung ứng giống cây lương thực với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước (Công ty giống cây trồng Đồng Nai; Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc; công ty CP BVTV An Giang; công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam.v.v.). Khả năng cung ứng giống của các doanh nghiệp cho Đồng Nai là: giống lúa từ 4.286 - 5.143 tấn/năm, đáp ứng khoảng 60%; giống bắp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Nhìn chung, việc sử dụng giống cây lương thực của nông dân khá đa dạng. Đối với giống lúa đa phần nông dân mua giống của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống để gieo trồng, một số tự để giống sử dụng giúp giảm bớt chi phí đầu tư. Đối với giống bắp, hầu như toàn bộ người dân sử dụng giống bắp lai được cung ứng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Về chất lượng giống, các giống lúa, bắp do các doanh nghiệp cung cấp cho sản xuất trên địa bàn nhìn chung chất lượng bảo đảm, đáp ứng tốt số lượng và chủng loại và luôn bổ sung các giống tiến bộ. Riêng đối với giống lúa do nông dân tự để giống thì chất lượng còn thấp, không đảm bảo cho sản xuất do lẫn tạp, thóai hóa...
b. Cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh gồm các loại: cây cà phê chiếm diện tích 21.804 ha, cây cao su 44.514 ha, cây hồ tiêu 9.339 ha, cây điều 44.779 ha, ca cao 850 ha.
Hằng năm nhu cầu giống phục vụ cho việc trồng mới và tái canh rất lớn khoảng 6.000 ha (tính bình quân chu kỳ một cây khoảng 20 năm).
Riêng đối với giống cao su phần lớn diện tích do các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý. Các doanh nghiệp này có hệ thống nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất để phục vụ việc tái canh hằng năm. Tuy nhiên, diện tích cao su tiểu điền tăng nhanh trong thời gian qua (khoảng 4000 ha). Nguồn giống phục vụ cho diện tích này phụ thuộc vào thị trường, chất lượng giống không bảo đảm.
Đối với giống cây công nghiệp lâu năm khác: Hiện nay, trên địa bàn có các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống điều, ca cao (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc; công ty TNHH Trọng Đức, Nguyên Lộc, Donafoods v.v) đáp ứng nhu cầu sản xuất. Riêng đối với giống tiêu, cà phê phần lớn là do nông dân tự nhân giống hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết giống cung cấp ra thị trường đều chưa đáp ứng được quy định của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
c. Cây ăn quả lâu năm
Cây ăn quả lâu năm trên địa bàn tỉnh khá phong phú bao gồm các loại như: cây xoài với diện tích 10.898 ha, cây bưởi 1.876 ha, cây sầu riêng 3.931 ha, cây chôm chôm 11.340 ha.v.v.
Việc sản xuất và cung ứng giống trên thị trường hiện nay có 3 dạng:
- Nông dân tự nhân giống để trồng (bưởi);
- Các đơn vị đóng trên địa bàn nhập giống, sản xuất và cung ứng (công Ty Donatechno; công ty Vacdona.v.v.) có địa chỉ cụ thể;
- Các cơ sở ngoài tỉnh sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh hầu như không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng giống.
d. Rau, đậu các loại: Cây rau với diện tích gieo trồng khoảng 13.851 ha; đậu các loại diện tích gieo trồng khoảng 7.517ha.
Hầu hết diện tích rau, đậu sử dụng giống do các doanh nghiệp lai tạo trong nước hoặc nhập khẩu, phân phối với các giống có thương hiệu và chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Hệ thống kinh doanh giống: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 403 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng (sản xuất, kinh doanh hạt giống: 279; cây giống: 124). Hệ thống kinh doanh giống cây nông nghiệp đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất trên địa bàn.
1.1.2. Đối với giống cây lâm nghiệp
Hàng năm diện tích rừng được trồng mới, tập trung ước từ 300 - 400 ha, trồng bổ sung cây gỗ lớn bản địa làm giàu rừng (Sao, Dầu, Gõ đỏ, Dáng hương, Gõ mật,...) 300 - 350 ha và hơn 300 ngàn cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn tỉnh.
a) Về nguồn giống
Trên địa bàn tỉnh có 29 nguồn giống, tổng diện tích là 365,254 ha, cụ thể:
- Lâm phần tuyển chọn: 14, diện tích 95,86 ha, gồm các loài cây như: Dầu con rái: (11,58 ha); Vên vên (6,0 ha); Sao đen (11,28 ha); Cẩm lai bà rịa (3,0 ha); Căm xe (7,0 ha); Bời lời vàng (3,0 ha); Chò chai (3,0 ha); Sến mủ (9,0 ha); Gõ mật (3,0 ha); Dầu song nàng (39 ha);
- Rừng giống chuyển hóa: 07, diện tích 262,14 ha, gồm các loài cây như: Keo lá tràm (16,18 ha); Keo tai tượng (24,79 ha); Giá tỵ (146,37 ha); Đước đôi (70 ha); Sao; Dầu hỗn giao (7,0 ha);
- Vườn cây đầu dòng: 12, diện tích 11,654 ha , gồm các loài cây như: Keo lai, Keo lá tràm;
- Cây mẹ (ươi 30 cây).
- Cơ sở nuôi cấy mô: hiện có 02 đơn vị có năng lực sản xuất trung bình từ 2-3 triệu cây mô/năm, mỗi đơn vị đều bố trí phòng nuôi cấy mô có diện tích từ 150- 200m2.
b) Năng lực cung cấp giống:
- Đối với cây con: Cây gỗ lớn: khoảng 400.000 cây/năm; Cây Keo lai, Bạch đàn (vô tính, cấy mô, giâm hom): khoảng 8.000.000 cây/năm.
- Đối với hạt giống: Keo tai tượng: 3.000 - 4.000 kg/năm; Keo lá tràm: khoảng 2.000 kg/năm; Dầu con rái: khoảng 3.500 kg/năm; Sao đen: khoảng 3.000 kg/năm…, số lượng hạt giống và việc thu hái nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa cho hạt của cây và nhu cầu của thị trường.
c) Tình hình sử dụng giống:
Tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã thực hiện một số dự án về trồng rừng như: dự án 327, dự án 661, dự án trồng rừng phòng hộ Trị An, dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng chiến khu Đ tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2009 - 2015.
Đối với giống cây lâm nghiệp, khả năng sản xuất, cung ứng đảm bảo số lượng và chủng loại cây phục vụ sản xuất. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được giám sát kiểm tra theo qui trình giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp, quy định tại Qui chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nguồn gốc giống, chất lượng cây con khi xuất vườn đều được kiểm tra, công nhận theo quy định tại Qui chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
1.1.3. Đối với giống vật nuôi:
Đồng Nai có số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn. Trong đó, bò khoảng 64,8 ngàn con, đàn heo 1,33 triệu con, dê 86,5 ngàn con; đàn gà 12 triệu con.
a) Tình hình sản xuất và cung ứng con giống
Trên địa bàn có 42 cơ sở kinh doanh, cung ứng tinh heo (trong đó có 8 công ty chăn nuôi và 34 điểm thụ tinh nhân tạo). Số lượng cơ sở nuôi giữ giống gốc (đàn ông bà): 9 cơ sở, Trung tâm Khuyến nông hiện nay đang quản lý hệ thống dẫn tinh và cung cấp tinh bò khoảng 5.000 liều/năm.
Có 17 cơ sở ấp nở gà con 01 ngày tuổi, một năm cung ứng cho thị trường chăn nuôi của tỉnh 30.000.000 con/năm.
b) Tình hình sử dụng con giống
* Gia súc:
Gia súc nuôi trên địa bàn chủ yếu là heo (1.337.000 con), trâu bò (64.800 con), dê (86.500 con).
Các giống heo nuôi là Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và heo lai 3, 4 dòng từ các giống ngoại, chiếm tỷ lệ trên 95 %. Số lượng heo đực giống khoảng 1.900 con; nái sinh sản 160.000 con, trong đó nái nuôi trang trại 101.733 con/943 trang trại, hàng năm tạo ra khoảng 2,5 triệu con heo thương phẩm.
Chăn nuôi bò chủ yếu sử dụng các giống bò lai hướng thịt. Hiện nay, tỷ lệ bò lai Zebu chiếm khoảng 80%, trọng lượng lúc 24 tháng tuổi khoảng 270kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 55%; đây là cơ sở để làm đàn bò nền cho chương trình phát triển bò hướng thịt.
* Gia cầm:
Chủ yếu là phát triển chăn nuôi gà (12 triệu con), vịt, ngan, ngỗng (61 ngàn con), chim cút (4 triệu con). Gà trắng hướng thịt công nghiệp thường sử dụng các giống Arbor Acres, Ross, Cobb, chiếm tỷ lệ 35,26 % tổng đàn; Gà màu hướng thịt (Tam Hoàng, Lương Phượng): chiếm tỷ lệ 25,06 %; Gà hướng trứng nuôi công nghiệp (Hyline Brown, Lohmann Brown, ISA Brown) chiếm tỷ lệ 25,48 %; Gà ta nuôi trong dân chiếm tỷ lệ 14,20%. Đàn gà giống bố mẹ trên dưới 1.000.000 con/ 25 trang trại của 17 cơ sở sản xuất kinh doanh con giống.
Con giống vật nuôi đảm phục vụ tốt nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và chất lượng con giống được quản lý thông qua công tác kiểm dịch vận chuyển.
1.1.4. Đối với giống thủy sản
a) Tình hình sản xuất và cung ứng con giống
Diện tích cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh 2010 là 20.4 ha, sản lượng đạt 165.083 triệu cá giống với các đối tượng chính như mè, trôi, trắm, chép, rô phi, diêu hồng, rô đồng... Trong đó, có 1,92 triệu cá giống thuộc công ty nhà nước với diện tích cơ sở là 2 ha, còn lại là các hộ cá thể.
Về giống thủy sản nước lợ, chủ yếu là tôm giống. Trước đây, tỉnh có một trại ương tôm post thẻ chân trắng. Từ năm 2010, trại ngưng hoạt động. Các hộ nuôi khi có nhu cầu về giống sẽ lấy nguồn tôm giống từ các tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Cà Mau...
Phần lớn, các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt là những cơ sở tư nhân cá thể, hoạt động theo quy mô vừa kinh doanh dịch vụ, vừa tự sản xuất con giống theo hướng tự phát nên chất lượng con giống không bảo đảm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về giống cho cơ sở sản xuất còn hạn chế; đối tượng nuôi chưa đa dạng.
b) Tình hình sử dụng con giống
Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh là 33.366 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt chiếm chủ yếu với 31.478 ha. Số lượng lồng bè là 1.548 lồng với thể tích 58.524 m3. Nhu cầu của người dân về các đối tượng cá chiếm 85,9%, tôm 12,9% và các thủy sản khác là 1,2%.
Nhìn chung, việc sản xuất, cung ứng giống chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng giống về chủng loại cũng như chất lượng.
1.2. Hiện trạng về công tác quản lý giống
a) Công tác quy hoạch, kế hoạch:
Hiện tại, việc sản xuất, cung ứng và quản lý giống trên địa bàn chưa có quy hoạch dài hạn, việc sản xuất giống còn mang tính tự phát theo yêu cầu thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ, hoạt động theo mùa.
b) Công tác kiểm tra, kiểm soát:
Công tác kiểm tra, kiểm soát theo các Quy định, quy chế quản lý giống hiện hành được thực hiện theo kế hoạch hằng năm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh được tổ chức định kỳ theo phân cấp.
Hàng năm, Ngành Nông nghiệp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho đàn gà giống bố mẹ, đàn heo giống (ông bà, bố mẹ và trại nái sinh sản). Hiện trên địa bàn có 25 trang trại gà giống bố mẹ được công nhận an toàn với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle; 90 trang trại nái sinh sản an toàn bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả.
Đối với cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ, hoạt động theo mùa, công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng giống gặp nhiều khó khăn.
c) Chính sách
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi trong việc sản xuất và kinh doanh giống như: Chính sách đặc biệt ưu đãi về hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chính sách vay vốn tín dụng theo quy định tại Nghị định số 1/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Chính sách hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số 719/QĐ- TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Chính sách hỗ trợ giống gốc theo Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh về Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; Chính sách về bảo hiểm vật nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng chính Phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đến năm 2013; Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư nhằm trình diễn và nhân rộng các mô hình sản xuất tốt, tuyên truyền, tư vấn các chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhiều Thông tư, hướng dẫn khác hỗ trợ tích cực cho công tác triển khai kế hoạch cũng như công tác quản lý; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.
Tuy nhiên, việc vận dụng, triển khai hỗ trợ theo các chính sách cho người sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực giống còn hạn chế.
d. Nguồn lực
* Nhân lực:
Đối với các đơn vị quản lý Nhà nước: Lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý giống có tính chất kiêm nhiệm và còn quá mỏng, trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống phân tán rải rác trên khắp cả địa bàn nên công tác quản lý giống còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý chăn nuôi từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, tuy nhiên cán bộ chuyên môn còn hạn chế trong công tác giám định, bình tuyển giống vật nuôi.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh giống: Cơ sở sản xuất kinh doanh giống được cấp phép đều có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành. Lực lượng lao động phổ thông tham gia trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống đa số không có chuyên môn và qua trường lớp đào tạo.
* Cơ sở vật chất
Đối với các đơn vị quản lý Nhà nước: Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý giống chưa đáp ứng yêu cầu như: Phương tiện đi lại, trang thiết bị kiểm tra mẫu, phòng kiểm nghiệm giống .v.v. còn phụ thuộc vào các đơn vị xét nghiệm bên ngoài.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh giống: Các công ty chuyên về sản xuất giống đã đầu tư cơ sở vật chất tương đối tốt. Các đơn vị sản xuất giống nhỏ lẻ, hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh giống.
* Tài chính
Đối với các đơn vị quản lý Nhà nước
Nguồn tài chính từ phía nhà nước quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và năng lực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh giống: Ngoại trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống có quy mô lớn, hầu hết các cơ sở sản xuất không đủ năng lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất theo quy định, để tăng lợi nhuận các cơ sở này giảm chi phí đầu tư.
1.3. Đánh giá hiện trạng sản xuất, cung ứng, quản lý giống và những vấn đề cần đặt ra.
1.3.1. Đánh giá hiện trạng
1.3.1.1. Những nội dung đạt được
a. Tỷ lệ sử dụng giống và hệ thống cung ứng giống
Các tiến bộ về giống được ứng dụng nhanh, có hiệu quả vào sản xuất, tỉ lệ sử dụng giống mới, giống được cải tiến, giống có phẩm cấp cao đạt cao: lúa tỷ lệ sử dụng giống nguyên chủng 0,33%, giống xác nhận khoảng 62,1%; bắp 95%; Cao su, điều, cà phê, ca cao 100% đối với diện tích trồng mới và tái canh; Cây ăn quả khoảng 80 - 90%. Lâm nghiệp sử dụng 100% giống đã được công nhận. Tỉ lệ sử dụng giống tiến bộ trong chăn nuôi heo, gà đạt 90 %, bò 80%, dê 50%. Nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản mới được đưa vào sản xuất.
Trên địa bàn có nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống có uy tín và chất lượng như Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ và Trạm thực nghiệm mô hom, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Công ty giống cây trồng Đồng Nai, Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty TNHH Bayer Việt Nam, Công ty chăn nuôi Phú Sơn...
Hệ thống phân phối giống rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho người sản xuất.
Năng lực sản xuất giống cây lâm nghiệp, giống vật nuôi đảm bảo đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi, thủy sản đều đăng ký kiểm tra vệ sinh thú y và đăng ký khai báo kiểm dịch giống.
b) Chính sách trong công tác giống
Trong những năm qua, Tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi trong việc chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh giống như Nghị định 02/2010/NĐ- CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư giúp đưa nhanh các giống mới vào sản xuất đại trà; Thực hiện các Đề án, Dự án như: Trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng cây gỗ lớn bản địa vùng chiến khu Đ; Chính sách hỗ trợ nuôi giữ giống gốc trong chăn nuôi đã góp phần trong việc cung ứng con giống cho người chăn nuôi trên địa bàn.
1.3.1.2. Tồn tại, hạn chế:
Công tác quy hoạch, kế hoạch thực hiện công tác giống vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; Việc sản xuất, cung ứng giống trong tỉnh tuy đảm bảo yêu cầu nhưng còn manh mún, đặc biệt đối với giống cây công nghiệp, cây ăn trái.
Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản.
Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý về giống chưa thực hiện triệt để.
Hầu hết cơ sở sản xuất kinh doanh giống chưa đáp ứng được các quy định trong sản xuất kinh doanh giống theo Pháp lệnh giống cây trồng, giống vật nuôi như: Cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị kỹ thuật chưa phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi, phẩm cấp giống; Công tác xây dựng, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng con giống thực hiện chưa tốt; Thực hiện quy trình sản xuất giống chưa đúng theo quy định; Nhân viên kỹ thuật chưa đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng; thiếu nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.
Việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng; bình tuyển giám định giống vật nuôi còn chậm.
Chưa quản lý được nguồn giống, chất lượng giống do các cơ sở kinh doanh nhập từ tỉnh khác;
Cơ cấu giống cây trồng rừng đối với những loài cây bản địa còn hạn chế do phụ thuộc vào danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính và danh mục các loài cây được phép sản xuất kinh doanh chưa phong phú, phù hợp vùng miền.
Chưa có cơ sở sản xuất giống thủy sản hoàn chỉnh từ khâu chọn, nuôi dưỡng đàn bố mẹ, cho sinh sản đến ương nuôi.
Nhu cầu giống cây ăn trái, cây công nghiệp, giống thủy sản trên địa bàn tỉnh rất lớn nhưng năng lực sản xuất chưa đáp ứng còn phụ thuộc vào nguồn giống từ các tỉnh khác.
Ngoài chính sách nuôi dưỡng đàn giống gốc, giống cụ kỵ, giống ông bà trong chăn nuôi; chính sách chuyển giao kỹ thuật về giống, chính sách hỗ trợ trồng rừng chưa có chính sách để đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư sản xuất giống trên địa bàn.
Nguồn gốc giống không rõ ràng, chất lượng giống còn nhiều hạn chế.
1.3.1.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, nhu cầu giống của từng loại lớn.
Nhận thức pháp luật của người sản xuất, kinh doanh giống chưa cao.
Do chạy theo lợi nhuận nên các cơ sở sản xuất kinh doanh giống không đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn theo yêu cầu của pháp lệnh giống cây trồng vật nuôi.
Một bộ phận nông dân còn thiếu vốn sản xuất nên vẫn còn tự để giống, sử dụng giống có phẩm cấp thấp.
Người sản xuất, kinh doanh con giống chưa được tiếp cận đầy đủ các quy định của nhà nước trong lĩnh này.
* Nguyên nhân chủ quan:
Công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi còn nhiều hạn chế.
Chưa có quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn.
Sự phối hợp của các cấp các ngành trong quản lý sản xuất kinh doanh giống chưa thật sự đồng bộ, thiếu cán bộ kỹ thuật làm công tác giống và quản lý giống.
1.3.2. Những vấn đề cần đặt ra
a) Yêu cầu về giống:
Đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao, phục vụ phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp của tỉnh đến 2020.
Đối với giống cây nông nghiệp: Chọn, tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện sản xuất bất lợi, phù hợp với địa phương và đáp ứng yêu cầu thị trường; tăng cường giống có phẩm cấp cao sử dụng trong sản xuất.
* Đối với giống cây lâm nghiệp: Trọng tâm xây dựng, nâng cấp hệ thống nguồn giống hiện có và nâng cao chất lượng giống.
* Đối với giống vật nuôi: Duy trì tỉ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với heo, gà đạt trên 90 %, bò thịt, dê đạt trên 70%, bò sữa 100% và tăng cường chất lượng con giống thông qua việc hỗ trợ nuôi giữ đàn giống gốc, giống cụ kỵ, giống ông bà, tạo nguồn cung ứng giống tốt.
* Đối với thủy sản: Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ trên địa bàn đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển nuôi trồng trong thời gian tới.
b) Đối với cơ chế chính sách, quản lý nhà nước
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực giống.
Khuyến khích và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp với địa phương và đáp ứng yêu cầu thị trường.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nhân, giữ giống cây đầu dòng, vườn giống cây đầu dòng, nâng cấp vườn ươm.
Áp dụng chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm giống, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý giống chuyên sâu.
Có chính sách ưu đãi, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và mặt nước cho vùng sản xuất giống tập trung.
Có chính sách ưu đãi, thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực giống, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chọn, tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp yêu cầu sản xuất.
c) Nguồn lực
Gắn kết các thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực chọn, tạo giống; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động về giống, bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.
Bổ sung nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về giống cho cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật viện hoạt động trong công tác giống.
II. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trong sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai xây dựng Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”. Việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện đề án này sẽ giải quyết được những vấn đề đặt ra nêu trên nhằm quản lý, tác động cho sản xuất phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nông sản phẩm trên địa bàn.
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh;
2. Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác;
3. Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm;
4. Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: là những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm.
5. Cây đầu dòng: là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, tính chống chịu tốt hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống (giống địa phương, giống mới chọn tạo, giống nhập nội) được cơ quan có thẩm quyền bình tuyển và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.
6. Vườn cây đầu dòng: là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng; được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.
7. Cây có múi S0: là cây được nhân giống vô tính theo phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng từ cây đầu dòng cây có múi, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S0 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S1.
8. Cây có múi S1: là cây được nhân giống vô tính từ cây S0, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S1 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S2.
9. Cây có múi S2: là cây được nhân giống vô tính từ cây S1, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S2 được trồng lấy quả, không sử dụng khai thác vật liệu nhân giống.
10. Nguồn giống: là tên gọi chung để chỉ các cây đầu dòng (bao gồm cây có múi S0) và vườn cây đầu dòng (bao gồm vườn cây có múi S1) được công nhận.
11. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
12. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
13. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
14. Giống cây trồng lâm nghiệp chính: là một số giống có trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, nhưng do được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống.
15. Cây mẹ (cây trội): là cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây phân tán, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.
16. Lâm phần tuyển chọn: là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa đủ diện tích, hay chưa đánh giá để công nhận là rừng giống chuyển hóa.
17. Rừng giống chuyển hóa: là những lâm phần tốt nhất được chọn từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, có diện tích ít nhất 03 ha đạt tiêu chuẩn cây lấy giống và đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định.
18. Chuỗi hành trình: là quá trình liên hoàn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp từ khâu xây dựng nguồn giống, sản xuất vật liệu giống đến sản xuất cây con ở vườn ươm và sử dụng cho trồng rừng.
19. Giám sát chất lượng giống theo chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính: là các thủ tục nhằm kiểm soát nguồn gốc của vật liệu giống trong từng bước của quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp chính.
20. Giống gốc là giống vật nuôi thuần chủng được chọn lọc và nuôi dưỡng để nhân giống có năng suất, chất lượng ổn định.
21. Giống vật nuôi thuần chủng là giống ổn định về di truyền và năng suất; giống nhau về kiểu gen, ngoại hình và khả năng kháng bệnh.
22. Giống cụ kỵ: là đàn giống vật nuôi thuần chủng hoặc đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống ông bà.
23. Giống ông bà: là đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống bố mẹ.
24. Giống bố mẹ: đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống ông bà để sản xuất ra giống thương phẩm.
25. Kiểm định giống vật nuôi: là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sở công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn.
26. Giống các cây trồng, vật nuôi chủ lực: là những loại cây trồng, vật nuôi được xác định tại Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
27. Giống cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, thủy sản đặc thù; giống cây gỗ lớn bản địa ưu tiên: là những giống phổ biến tham gia sản xuất hàng hóa (giống cây nông nghiệp: lúa, bắp, ca cao, chôm chôm; giống vật nuôi: bò, dê; giống thủy sản: cá lăng, cá rô đồng, cá rô phi, cá lóc; giống cây lâm nghiệp: sao, dầu, bằng lăng, gõ đỏ, cơm Đồng Nai, cẩm lai, gõ mật, giáng hương quả to, vên vên).
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
- Giống các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh và địa phương.
- Giống cây lương thực, thực phẩm: Lúa, Bắp, Ca cao, Chôm Chôm ...
- Giống vật nuôi: Bò, Dê
- Giống Thủy sản: Cá lăng, cá Rô đồng, cá Rô phi, cá Lóc.
- Giống cây gỗ lớn bản địa ưu tiên: sao, dầu, bằng lăng, gõ Đỏ, cơm Đồng Nai, Cẩm Lai, gõ Mật, Giáng hương quả to, Vên Vên, ươi.
2. Đối tượng:
Các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giống trên địa bàn tỉnh.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a. Tỷ lệ sử dụng giống:
+ Giống cây lương thực:
* Năm 2015, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đạt 70%; Bắp lai đạt 100%, năm 2020 lúa đạt 86%.
+ Giống cây công nghiệp lâu năm:
* Đến năm 2020, diện tích canh tác sử dụng giống đã qua bình tuyển, công nhận giống: tiêu, điều, cà phê đạt 75%; ca cao, cao su đạt 100%.
+ Giống cây ăn quả:
Đến năm 2020, diện tích trồng mới sử dụng giống đã qua bình tuyển, công nhận: bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm đạt trên 90%.
+ Giống cây lâm nghiệp
Duy trì tỉ lệ sử dụng giống được công nhận đã đạt được ở giai đoạn trước (100%), không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
+ Giống vật nuôi
Duy trì tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với heo, gà đạt 90%; bò thịt đạt 80%, dê đạt 70%; bò sữa đạt 100 %.
+ Giống thủy sản
Ưu tiên phát triển các giống thủy sản đặc thù mới được chọn tạo trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, sản lượng giống cá nước ngọt đạt 920 triệu con.
b) Công tác quản lý giống
- Hoàn thiện bộ máy quản lý, kiểm soát tốt chất lượng giống, bảo đảm kiểm soát 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh giống theo quy định.
- 100% cán bộ làm công tác kiểm định, kiểm nghiệm, xét nghiệm chất lượng giống được đào tạo.
3. Các chương trình ưu tiên
a) Nghiên cứu giống
- Tổ chức điều tra, bình tuyển cây mẹ hoặc lâm phần tuyển chọn của một số loài cây gỗ lớn bản địa như sao, dầu, bằng lăng, gõ đỏ, cơm Đồng Nai, cẩm lai, gõ mật, giáng hương quả to, vên vên.
- Điều tra bình tuyển nguồn giống, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Rừng giống chuyển hóa: Khảo sát, nâng cấp 11 lâm phần tuyển chọn đạt yêu cầu chuyển hóa thành rừng giống, từ nguồn giống hiện có là rừng tự nhiên và rừng trồng.
b) Hỗ trợ sản xuất giống
* Hỗ trợ nhân giống lúa xác nhận: 100 ha/năm đến năm 2015
* Hỗ trợ sản xuất và nuôi giữ đàn giống gốc 4.800 con heo; 8000 con gà; 120 con bò và 240 con dê giống gốc, giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ.
* Hỗ trợ chi phí sản xuất giống lai cho 50 cơ sở sản xuất, đạt 700 triệu cá bột đến năm 2015, 1.150 triệu cá bột đến năm 2020. Trong đó, trung tâm giống cấp 1 của tỉnh hoạt động với năng suất tối thiểu 50 triệu cá bột/năm.
c) Các hoạt động quản lý
- Quản lý heo đực giống: Đến năm 2015: 100 % cơ sở chăn nuôi heo đực giống đăng ký theo cấp quản lý và được quản lý theo quy định.
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho các cơ sở nuôi con giống:
· Đến năm 2015 xây dựng 100 % cơ sở chăn nuôi gà giống; 30 % trang trại heo nái sinh sản, chuyên đực giống đạt an toàn dịch bệnh; thực hiện VietGAHP.
· Đến năm 2020: 100 % cơ sở gà giống thực hiện quy trình VietGAHP; 70% trang trại heo nái sinh sản, chuyên đực giống đạt an toàn dịch bệnh; thực hiện VietGAHP.
- Xây dựng hệ thống kinh doanh con giống, kinh doanh tinh heo đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đến năm 2015, 100% cơ sở kinh doanh con giống, kinh doanh tinh heo đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Kiểm tra nhà nước về giống vật nuôi: 2 đợt/năm (kiểm tra giám sát việc đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng con giống; việc bình tuyển, giám định con giống (ông bà, bố mẹ); Quy trình chăn nuôi, phòng bệnh...
- Đến năm 2020, đảm bảo 75% giống phục vụ nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh, chất lượng cao, 100% cơ sở áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Năng suất nuôi trồng các loại thủy sản tăng trên 50%.
d. Công tác đào tạo, tuyên truyền và cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Công tác đào tạo:
- Đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, tư vấn, xét nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
+ Công tác tuyên truyền:
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao thông tin giống mới đến các tổ chức cá nhân có nhu cầu; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp sử dụng giống mới theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi; thủ tục đăng ký chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng giống; Danh mục giống được phép nhập, sản xuất tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân này tự nguyện chấp hành.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Xây dựng cơ sở sản xuất giống cây ăn trái, cây công nghiệp
- Xây dựng 01 trung tâm giống thủy sản của tỉnh.
- Xây dựng phòng kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý giống.
IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp về khung pháp lý, cơ chế chính sách
- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư, tín dụng, đất đai và thuế cho các cơ sở đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống theo các quy định hiện hành.
- Giao, cho thuê, khóan rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo quy định của Pháp luật và phù hợp các chương trình, dự án lâm nghiệp.
- Hỗ trợ chi phí sản xuất giống theo Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012.
- Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi giống, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng quy trình vietGAHP theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012.
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
- Hỗ trợ các cơ sở kinh doanh con giống, tinh heo đạt điều kiện vệ sinh thú y. Hỗ trợ một lần 100 % chi phí thẩm định điều kiện vệ sinh thú y, cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
- Đầu tư 100% chi phí cho hệ thống quản lý chất lượng giống vật nuôi (về con người và máy móc, trang thiết bị liên quan)
- Vận dụng một số chính sách như Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh kiểm tra:
+ Tăng cường biên chế và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác quản lý giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản trên địa bàn từ tỉnh đến địa phương.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Thực hiện tốt Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT quy định tại Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2010.
- Xác định vùng trồng rừng, loại cây trồng hợp lý theo vùng sinh thái, theo mục tiêu trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn; tổ chức theo dõi, quản lý, giám sát các khâu sản xuất, kinh doanh mọi loại vật liệu giống, các loại vật liệu giống phải được thu hoạch từ các nguồn giống được công nhận thuộc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; thực hiện đúng Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp và thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính.
- Kiểm tra việc giám định, bình tuyển giống định kỳ; kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, tinh.
- Thẩm định, cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
3. Duy trì, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất phát triển giống:
- Quy hoạch hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống; Xây dựng, nâng cấp cơ sở, trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm định, kiểm nghiệm giống.
- Củng cố, xây dựng các nguồn giống trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp đủ vật liệu giống cho công tác sản xuất, cung ứng giống. Cải tạo, nâng cấp và mở rộng hợp lý các vườn ươn để đáp ứng được kế hoạch sản xuất, cung ứng giống.
- Tổ chức sản xuất, cung ứng đủ giống có chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất; chú trọng phát triển giống theo phương pháp vô tính, đa loài, đa dòng.
- Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, nâng cao năng lực quản lý cho phòng kiểm nghiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành,
4. Huy động, liên kết các nguồn lực tham gia quản lý chất lượng, sản xuất, cung ứng và dịch vụ về giống
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư trong lĩnh vực chọn, tạo, sản xuất, cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản.
- Phát triển mạnh mạng lưới các cơ sở sản xuất, cung ứng giống. Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nhân giống.
- Khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa những cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống trên địa bàn tỉnh và khu vực;
- Hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng, giúp cho việc quản lý tốt chất lượng giống.
- Phối hợp với Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất giống tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật nhân giống cho các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện.
- Thông tin công khai danh sách các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống tốt và danh sách các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trên trang Web của tỉnh, đây cũng chính là biện pháp giúp cho việc quản lý tốt chất lượng giống.
5. Về khoa học, công nghệ:
- Ứng dụng công nghệ sinh học, biến đổi gen; chọn tạo giống cây trồng mới; Nghiên cứu các quy trình phòng trừ sinh vật hại theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng vào quá trình sản xuất giống cây trồng.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
- Phối hợp các đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống của Trung Ương đóng trên địa bàn tỉnh để phát huy lợi thế sẵn có về kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Tranh thủ nguồn lực từ các Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn tỉnh thúc đẩy nhanh tiến độ sử dụng giống tốt, giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đại trà.
6. Tăng cường công tác khuyến nông ứng dụng giống mới, chuyển giao kỹ thuật.
- Chuyển giao các công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành công, xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới để nhân rộng ra sản xuất giống đại trà.
- Tăng cường tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống, bảo đảm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; phát hành tài liệu tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi tốt, giống có nguồn gốc rõ ràng, và thực hiện đúng các quy định của nhà nước.
7. Tăng cường công tác truyền thông và đào tạo nguồn nhân lực
- Thành lập trang thông tin điện tử về giống, giải đáp các thắc mắc pháp luật trong lĩnh vực giống, lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về giống để nâng cao nhận thức người dân;
- Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng; đào tạo nâng cao cho các cán bộ kỹ thuật của tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống về năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng giống.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 là: 117.065.000.000 đồng
Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 58.554.000.000 đồng.
Chia ra:
* Công tác quản lý, phát triển giống cây nông nghiệp: 3.317.000.000 đồng
* Công tác quản lý, phát triển giống cây lâm nghiệp: 1.339.000.000 đồng
* Công tác quản lý, phát triển giống vật nuôi: 30.487.000.000 đồng
* Công tác quản lý, phát triển giống thủy sản: 16.489.000.000 đồng
* Xây dựng, nâng cấp phòng kiểm nghiệm giống: 6.922.000.000 đồng
+ Vốn đối ứng của người dân và các nguồn khác: 58.511.000.000 đồng.
Chia ra:
* Công tác quản lý, phát triển giống cây nông nghiệp: 3.770.000.000 đồng
* Công tác quản lý, phát triển giống cây lâm nghiệp: 758.000.000 đồng
* Công tác quản lý, phát triển giống vật nuôi: 43.911.000.000 đồng.
* Công tác quản lý, phát triển giống thủy sản: 10.072.000.000 đồng
2. Kinh phí chi tiết trên từng lĩnh vực (Đính kèm các phụ lục)
3. Cơ chế đầu tư hỗ trợ và thu hồi
- Cơ chế đầu tư hỗ trợ
Vận dụng Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giống thủy sản; Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. Việc hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ trong chăn nuôi và hỗ trợ nâng cấp nguồn giống lâm nghiệp được hỗ trợ theo quy định của Ngành.
- Cơ chế thu hồi
Đối với các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước: sau khi dự án hoàn thành giá trị vốn đầu tư được ghi tăng vào giá trị tài sản nhà nước giao cho đơn vị quản lý sử dụng.
Đối với các dự án giống hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống có thu hồi sản phẩm; sản phẩm thu hồi bán ra theo giá thị trường, nộp ngân sách nhà nước 70% giá trị, còn lại 30% giá trị được để lại bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị.
Đối với sản xuất giống được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 01 lần; mức thu hồi nộp ngân sách nhà nước bằng 30% số kinh phí ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư để thực hiện.
VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả về kinh tế:
- Tạo ra được những giống cây trồng, vật nuôi mới giúp tăng năng suất, chất lượng trên đơn vị diện tích đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Tăng tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn do đời sống nhân dân được tăng lên;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất cung ứng giống. Hình thành được những vùng chuyên canh sản xuất giống năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu về phòng hộ, bảo tồn nguồn gen và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
- Đảm bảo đủ và chủ động được giống tốt phục vụ nhu cầu trồng rừng hàng năm, đáp ứng yêu cầu của các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Góp phần cung ứng các loại giống có chất lượng tốt cho thị trường các tỉnh bạn.
- Tăng quy mô, chất lượng, số lượng đàn giống (cụ kỵ, ông bà, bố mẹ), tạo được đàn thương phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu và đạt chỉ tiêu tổng đàn, tổng sản lượng đề ra đến năm 2015 và đến năm 2020. Tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp.
- Đối với xây dựng thương hiệu: Tạo ra các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, từ đó nâng cao uy tín sản phẩm động vật của tỉnh, thúc đẩy sự tham gia tốt hơn vào thị trường trong nước và thế giới.
2. Hiệu quả về xã hội và môi trường:
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
- Cung cấp cho xã hội những sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tạo việc làm, tham gia việc xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển văn hóa, chính trị, xã hội khu vực nông thôn.
- Tăng diện tích rừng trồng có chất lượng cao, đảm bảo tính duy truyền của loài cây trồng.
- Tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa lâm sản trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất, tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo việc làm, tham gia có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo và phát triển văn hóa, chính trị, xã hội.
- Từ việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; tăng cường quản lý, giám sát theo các quy định của Nhà nước sẽ giúp quản lý tốt dịch bệnh, bảo vệ môi trường; sản phẩm làm ra đảm bảo VSATTP, góp phần nâng cao bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Thực hiện Đề án sẽ góp phần phát triển bền vững và mang lại hiệu quả toàn diện ngành nông nghiệp của tỉnh.
VIII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
a) Công tác quản lý, phát triển giống cây nông nghiệp
Stt | Nội dung | Năm 2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Tổng cộng | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng | ||||
1 | Đào tạo nguồn lực cán bộ trong lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm hạt giống và cây giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm định | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 10 | 15 | |
- Kiểm nghiệm | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 10 | 15 | |
2 | Xây dựng phòng kiểm nghiệm giống | 01 |
|
|
|
|
|
| 01 |
3 | Thành lập trang Web giống cây trồng (mời các chuyên gia trong lĩnh vực giống cây trồng tham gia) | 01 |
|
|
|
|
|
| 01 |
4 | Điều tra bình tuyển nguồn giống, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 | 05 | 06 |
5 | Triển khai các lớp tập huấn, hội thảo, tuyên truyền: giống mới, văn bản pháp luật trong lĩnh vực giống cây trồng (lớp 50 người) | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 | 11 | 55 | 66 |
6 | Thay thế các loại giống cũ bằng các giống tốt, chống chịu dịch hại, có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng theo kế hoạch đề ra |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận % | 65 | 72 | 74 | 80 | 84 | 85- 86 | 85- 86 | 85- 86 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống bắp lai % | 98 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống tiêu chống chịu dịch hại nguy hiểm, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 15 | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | >75 | >75 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống điều cao sản, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 35 | 50 | 55 | 60 | 65 | >75 | >75 | >75 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống cà phê có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 30 | 40 | 45 | 55 | 65 | >75 | >75 | >75 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống cao su chống chịu một số dịch bệnh nguy hiểm, có nguồn gốc từ vườn đầu dòng % | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 90 | 90 | 90 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống ca cao chống chịu sâu bệnh, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 100 | 100 | 100 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống bưởi có chất lượng tốt, năng suất cao % | 20 | 30 | 40 | 50 | 65 | 90 | 90 | 90 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống xoài có chất lượng tốt, năng suất cao, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 20 | 30 | 40 | 50 | 65 | 90 | 90 | 90 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống sầu riêng chất lượng tốt và năng suất cao, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 20 | 30 | 40 | 50 | 65 | 80 | 80 | 80 | |
- Tỷ lệ sử dụng giống chôm chôm phẩm chất tốt và năng suất cao, có nguồn gốc từ vườn cây đầu dòng % | 20 | 30 | 40 | 50 | 70 | 90 | 90 | 90 |
b) Công tác quản lý, phát triển giống cây lâm nghiệp
Stt | Nội dung | Giai đoạn 2(2016 – 2020) | |||||
|
| 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng |
1 | Khảo sát, nâng cấp 11 lâm phần | 4 | 4 | 3 |
|
| 11 |
2 | Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn tuyên truyền pháp luật về giống cây lâm nghiệp | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 8 |
3 | Điều tra bình tuyển cây mẹ hoặc lâm phần tuyển chọn (cây gỗ lớn bản địa - 9 loài) | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 9 |
c) Công tác quản lý, phát triển giống vật nuôi
Stt | Nội dung | Lộ trình hàng năm | ||||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng | ||
1 | Hỗ trợ sản xuất heo giống gốc, giống cụ kỵ, ông bà |
|
|
|
|
|
|
|
a | Số lượng heo | 340 | 340 | 340 | 340 | 340 | 340 | 2.040 |
| Số lượng heo nái | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.800 |
| Số lượng heo đực | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 240 |
b | Số lượng gà | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 6.000 |
c | Số lượng Bò | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 90 |
d | Số lượng Dê | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 180 |
2 | Quản lý đực giống | 2.250 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | 2.500 |
a | Số lượng đực giống do cấp tỉnh Quản lý | 2.000 | 2.250 | 2.250 | 2.250 | 2.250 | 2.250 | 2.250 |
b | Số lượng đực giống do cấp huyện Quản lý | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 |
c | Số lượng cơ sở chăn nuôi đực giống | 230 | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 |
3 | Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho các cơ sở nuôi đàn giống | 99 | 65 | 60 | 60 | 60 | 60 | 404 |
| Cơ sở chăn nuôi heo | 90 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 390 |
| Cơ sở chăn nuôi gà | 9 | 5 |
|
|
|
| 14 |
4 | Áp dụng VietGAHP | 8 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 108 |
| Cơ sở chăn nuôi heo | 4 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 54 |
| Cơ sở chăn nuôi gà | 4 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 54 |
5 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh tinh heo đạt tiêu chuẩn (cơ sở) | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 270 |
6 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh con giống heo, gà đạt tiêu chuẩn quy định (cơ sở) | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 180 |
7 | Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền (lớp) | 12 | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 42 |
8 | Đầu tư năng lực xét nghiệm chất lượng giống vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
| Đào tạo cán bộ năng lực bình tuyển giám định và xét nghiệm chuyên sâu(4 cán bộ) | 4 |
|
|
|
|
| 4 |
| Mua máy móc trang thiết bị vật tư phục vụ công tác kiểm tra chất lượng giống (1 bộ) | 1 |
|
|
|
|
| 1 |
d) Công tác quản lý, phát triển giống thủy sản
TT | Nội dung | Năm 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | Tổng cộng | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng | ||||
1 | Số cơ sở sản xuất (cơ sở) | 15 | 10 | 10 | 5 | 5 | 5 | 35 | 50 |
2 | Các khoản hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Giống ban đầu(kg) | 17,174 | 17,174 | 17,174 | 7,133 | 7,133 | 7,133 | 55,747 | 72,921 |
2.2 | Thức ăn (kg) | 1,717 | 1,717 | 1,717 | 713 | 713 | 713 | 5,575 | 7,292 |
3 | Công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Đào tạo cán bộ (người) | 3 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 7 | 10 |
3.2 | Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật (lớp) | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 25 | 30 |
4 | Nâng cấp phòng kiểm nghiệm chuyên ngành (hạng mục) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | 6 |
5 | Xây dựng trung tâm giống | 1 | - | - | - | - | - | - | 1 |
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Quản lý giống theo pháp lệnh giống cây trồng, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y.
- Tham mưu UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; tham mưu trong việc cân đối, bố trí ngân sách đầu tư hàng năm cho các dự án cụ thể trong quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tổ chức, triển khai thực hiện Đề án đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện; Tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành.
- Tổ chức, phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; thủ tục đăng ký chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi; Danh mục giống vật nuôi được phép nhập, sản xuất tại Việt Nam; ghi chép sổ theo dõi chăn nuôi, giống vật nuôi.
- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, xã chỉ đạo, hướng dẫn công tác xây dựng kế hoạch giống giai đoạn 2013 - 2020, phương án sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng giống.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng rộng rãi các qui trình công nghệ sản xuất giống mới, sạch bệnh; phổ biến chuyển giao rộng rãi các mô hình, công nghệ sản xuất giống mới có hiệu quả; tham gia công tác tuyên truyền để người dân thực hiện đúng các quy định về sản xuất, kinh doanh giống của Nhà nước.
- Phân bổ kinh phí nâng cấp cơ sở, bổ sung phương tiện, trang thiết bị phòng kiểm nghiệm và nâng cao năng lực quản lý.
- Tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án, báo cáo về tình hình thực hiện Đề án cho UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giống trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan thực hiện công tác phát triển giống trên địa bàn.
- Tổ chức quản lý giống theo Pháp lệnh giống cây trồng, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các quyết định về quản lý giống của Bộ nông nghiệp &PTNT.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Sở Tài chính: phối hợp các sở, ngành liên quan, phân bổ kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành, tổng hợp phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Đề án.
- Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc giám sát các cơ sở kinh doanh giống.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các chính sách về đất đai, thực hiện công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển giống bền vững.
- Sở Khoa học - Công nghệ: Chủ trì hướng dẫn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng giống theo quy định; triển khai các đề tài, dự án trong ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống.
- Các Hội, Đoàn thể: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các Hội viên tham gia tích cực trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan truyền thông, báo chí: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu, tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống tốt; thông tin đầy đủ về công tác quản lý, sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh giống: Thực hiện sản xuất, kinh doanh giống đúng theo Pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi, quy chế quản lý giống và các nội dung có liên quan trong Đề án giống của tỉnh.
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT | Nội dung | Tổng số tiền thực hiện | Mức nhà nước hỗ trợ (%) | Nguồn kInh phí của dân | Nguồn kinh phí của Nhà nước | Phân nguồn | |
Sở Nông nghiệp &PTNT | UBND Huyện | ||||||
I | Lĩnh vực giống cây nông nghiệp | 7.087,40 |
| 3.770,20 | 3.317,20 | 3.317,20 | 0,00 |
1 | Đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm hạt và cây giống | 180,00 | 100,00 |
| 180,00 | 180,00 |
|
2 | Thành lập trang Web giống cây trồng | 180,00 | 100,00 |
| 180,00 | 180,00 |
|
3 | Điều tra bình tuyển nguồn giống, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả | 300,00 | 100,00 |
| 300,00 | 300,00 |
|
4 | Triển khai các lớp tập huấn, hội thảo, tuyên truyền văn bản pháp luật trong lĩnh vực giống (lớp 50 người) | 541,20 | 100,00 |
| 541,20 | 541,20 |
|
5 | Hỗ trợ giống lúa xác nhận | 5.386,20 |
| 3.770,20 | 1.616,00 | 1.616,00 |
|
6 | Hỗ trợ Công ty cổ phần giống cây trồng Đồng Nai | 500,00 |
|
| 500,00 | 500,00 |
|
II | Lĩnh vực giống lâm nghiệp | 2.097,82 |
| 758,40 | 1.339,42 | 1.339,42 |
|
1 | Khảo sát, nâng cấp 11 lâm phần | 1.516,80 | 50,00 | 758,40 | 758,40 | 758,40 |
|
2 | Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn tuyên truyền pháp luật về giống cây lâm nghiệp | 214,40 | 100,00 |
| 214,40 | 214,40 |
|
3 | Điều tra bình tuyển cây mẹ hoặc lâm phần tuyển chọn (một số loài cây gỗ lớn bản địa -9 loài) | 366,62 | 100,00 |
| 366,62 | 366,62 |
|
III | Lĩnh vực giống vật nuôi | 74.397,91 | 324,81 | 43.910,83 | 30.487,09 | 28.681,01 | 1.806,08 |
1 | Chi phí hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ | 38.116,00 | 30 | 26.681 | 11.434,80 | 11.434,80 |
|
a | Heo | 28.352 | 30 | 19.846 | 8.505,60 | 8.505,60 |
|
b | Gà | 5.810 | 30 | 4.067 | 1.743,00 | 1.743,00 |
|
c | Bò | 2.754 | 30 | 1.928 | 826,20 | 826,20 |
|
d | Dê | 1.200 | 30 | 840 | 360,00 | 360,00 |
|
2 | Quản lý đực giống | 27.023 | 39 | 16.484,03 | 10.538,97 | 8.958,12 | 1.580,85 |
3 | Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng VietGAHP cho các cơ sở giống |
| Lồng ghép đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi |
|
|
|
|
4 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh tinh heo đạt tiêu chuẩn | 7.258,14 | 100 |
| 7.258,14 | 7.258,14 |
|
5 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh con giống heo, gà đạt tiêu chuẩn | 411,07 | 100 |
| 411,07 | 411,07 |
|
6 | Công tác đào tạo, tập huấn | 1.590,00 | 56 | 700 | 890,00 | 600,00 | 290,00 |
IV | Lĩnh vực giống thủy sản | 26.560,30 |
| 10.071,53 | 16.488,77 | 16.488,77 | 0,00 |
1 | Hỗ trợ sản xuất con giống | 14.387,90 | 30,00 | 10.071,53 | 4.316,37 | 4.316,37 |
|
2 | Đào tạo cán bộ | 58,50 | 100,00 | 0,00 | 58,50 | 58,50 |
|
3 | Tập huấn, Chuyển giao kỹ thuật | 113,90 | 100,00 | 0,00 | 113,90 | 113,90 |
|
4 | Xây dựng Trung tâm giống | 12.000,00 |
| 0,00 | 12.000,00 | 12.000,00 |
|
V | Nâng cấp phòng kiểm nghiệm giống | 6.922,00 |
|
| 6.922,00 | 6.922,00 | 0,00 |
| - Cây giống nông, lâm nghiệp | 3.410,00 |
|
| 3.410,00 | 3.410,00 |
|
| - Giống vật nuôi | 2.012,00 |
|
| 2.012,00 | 2.012,00 |
|
| - Giống thủy sản | 1.500,00 |
|
| 1.500,00 | 1.500,00 |
|
| Tổng cộng (I)+(II)+(III)+(IV)+(V) | 117.065,43 | 324,81 | 58.510,96 | 58.554,48 | 56.748,40 | 1.806,08 |
THUYẾT MINH DỰ TOÁN KINH PHÍ GIỐNG CÂY NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Công | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
1 | Đào tạo nguồn lực cán bộ trong lĩnh vực kiểm định, kiểm nghiệm hạt giống và cây giống nông, lâm nghiệp - Kiểm định - Kiểm nghiệm | Người | 15 15 |
|
| 180.000.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 |
2 | Thành lập trang Web giống cây trồng: - Chi phí đưa đón, bồi dưỡng các chuyên gia trong lĩnh vực giống cây trồng tham gia, tư vấn và hỗ trợ những người thực hiện | Năm | 06 |
|
| 180.000.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 |
3 | Điều tra bình tuyển nguồn giống, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: - Chi phí thuê xe đi lại theo dõi nguồn giống, đưa đón và bồi dưỡng chuyên gia trong hội đồng | Năm | 06 |
|
| 300. 000.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 |
4 | Triển khai các lớp tập huấn, hội thảo, tuyên truyền văn bản pháp luật trong lĩnh vực giống cây trồng (lớp 50 người) gồm: - Chi phí ăn nhẹ và nước uống HV 15.000đ/người X 50người/lớp - Chi phí giảng viên/lớp 250.000đ/ngày - Chi phí thuê hội trường 500.000đ/ngày/lớp - Chi phí tổ chức, phục lóp, thuê bàn ghế, âm thanh... 1.000.000đ/ngày/lớp - Chi phí đi lại cho giảng viên 500.000đ/lớp - Chi phí bồi dưỡng soạn tài liệu 200.000đ/lớp - In tài liệu cấp phát cho học viên 100.0000đ x 50 học viên/lớp | Lớp | 66 | 8.200.000 |
| 541.200.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 |
5 | Hỗ trợ sản xuất giống lúa xác nhận (giống 100% + vật tư 30%) - Giống lúa - Phân bón: Urea, supper lân, KCl, hữu cơ vi sinh, vôi, - Thuốc BVTV | ha | 857 | 6.285.00 |
| 5.386.000.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 - Nguồn kinh phí của nhà nước: 1.616.000.000đ - Nguồn kinh phí của dân: 3.770.000.000đ |
6 | Hỗ trợ Công ty cổ phần giống cây trồng Đồng Nai - Vườn cây đầu dòng nguồn giống cà phê (12 giống) + Phun thuốc trừ cỏ 3 lần/năm + Tỉa cành /năm: 20 công + Làm bồn 1 lần/năm: 40 công + Tưới vào mùa khô: 20 lần + Công tưới: 20 công Dầu tưới 25 lít/lần tưới x 20 lần = 500 lít + Phân bón Phân hữu cơ+ SA+ Supper lân+ KCl + Thuốc BVTV sử dụng 3-4 lần/năm + Công quản lý kỹ thuật: 36 công / năm | ha | 01 |
|
| 500.000.000 | Thời gian từ năm 2015 - 2020 |
| - Vườn cây đầu dòng nguồn giống cà phê TR4 + Phun thuốc trừ cỏ 3 lần/năm + Tỉa cành /năm: 20 công + Làm bồn 1 lần/năm: 40 công + Tưới vào mùa khô: 20 lần + Công tưới: 20 công Dầu tưới 25 lít/lần tưới x 20 lần - 500 lít + Phân bón Phân hữu cơ+ SA+ Supper lân+ KCl + Thuốc BVTV sử dụng 3-4 lần/năm + Công quản lý kỹ thuật: 36 công / năm | ha | 01 |
|
|
|
|
| - Vườn cây đầu dòng nguồn giống mít (4 giống) + Phun thuốc trừ cỏ 3 lần/năm + Tỉa cành /năm: 20 công + Làm bồn 1 lần/năm: 20 công + Tưới vào mùa khô: 15 lần + Công tưới: 15 công Dầu tưới 25 lít/lần tưới x 15 lần = 375 lít + Phân bón Phân hữu cơ+ SA+ Supper lân+ KCl + Thuốc BVTV sử dụng 2-4 lần/năm + Công quản lý kỹ thuật: 36 công / năm | ha | 01 |
|
|
|
|
| - Vườn cây đâu dòng nguồn giống chôm chôm nhãn và Rongrien + Phun thuốc trừ cỏ 3 lần/năm + Tỉa cành /năm: 30 công + Làm bồn 1 lần/năm: 20 công + Tưới vào mùa khô: 40 lần + Công tưới: 40 công Dầu tưới 25 lít/lần tưới x 40 lần = 1.000 lít + Phân bón Phân hữu cơ+ NPK + Thuốc BVTV sử dụng 3-5 lần/năm + Công quản lý kỹ thuật: 36 công / năm | ha | 04 |
|
|
|
|
7 | Nâng cấp phòng kiểm nghiệm giống - Giống cây nông, lâm nghiệp |
|
|
|
| 3.410.000.000 |
|
THUYẾT MINH DỰ TOÁN KINH PHÍ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Hạng mục | Đơn vị tính | khối lượng | Đơn giá (đồng) | Công | Thành tiền (đồng) |
Tổng cộng |
|
|
|
| 2.097.826.900 |
I. Khảo sát, nâng cấp 11 lâm phần (80 ha) |
|
|
|
| 1.516.806.900 |
1. Chi phí trực tiếp |
|
|
|
| 1.366.160.000 |
- Chi phí nhân công |
|
|
|
| 548.800.000 |
+ Xử lý thực bì | ha | 80 | 140.000 | 23 | 257.600.000 |
+ Tỉa thưa, điều chỉnh mật độ | ha | 80 | 140.000 | 13 | 145.600.000 |
+ Chăm sóc dồi dưỡng cây giống | ha | 80 | 140.000 | 13 | 145.600.000 |
- Chi phí xây dựng đai cách ly | ha | 120 | 120.000 | 39 | 561.600.000 |
- Chi phí vật tư |
|
|
|
| 105.760.000 |
+ Phân bón | kg | 80 | 11000 | 82 | 72.160.000 |
+ Thuốc bảo vệ thực vật | kg | 80 | 30000 | 14 | 33.600.000 |
- Điều tra, thu thập số liệu thiết kế, lập dự toán |
|
|
|
| 100.000.000 |
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (báo cáo, bản đồ, hồ sơ lưu trữ) |
|
|
|
| 50.000.000 |
2. Chi phí Quản lý |
|
|
|
| 29.030.900 |
3. Chi dự phòng |
|
|
|
| 121.616.000 |
II. Điều tra bình tuyển cây mẹ hoặc lâm phần tuyển chọn (một số loài cây gỗ lớn bản địa -9 loài) |
|
|
|
| 366.620.000 |
- Điều Khảo sát, thu thập số liệu | loài | 9 | 35.000.000 |
| 3 15.000.000 |
- Chăm sóc, bồi dưỡng cây giống | ha | 5 | 140.000 | 2 | 1.400.000 |
- Chi phí vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) | kg | 10 | 11.000 | 2 | 220.000 |
- chi phí quản lý, bảo vệ |
|
|
|
| 50.000.000 |
III. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn tuyên truyền pháp luật về giống cây lâm nghiệp |
|
|
|
| 214.400.000 |
- Kinh phí thuê giảng viên | người | 8 | 1.000.000 | 2 | 16.000.000 |
- Kinh phí tổ chức hội nghị | cuộc | 8 | 15.000.000 |
| 120.000.000 |
- Kinh phí In tài liệu | tài liệu | 8 | 100.000 | 30 | 24.000.000 |
- Kinh phí hỗ trợ cán bộ, kỹ sư tham dự | người | 8 | 200.000 | 30 | 48.000.000 |
- Băng rôn, khẩu hiệu | cái | 8 | 400.000 | 2 | 6.400.000 |
THUYẾT MINH KINH PHÍ GIỐNG VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung | Tổng số tiền thực hiện | Mức nhà nước hỗ trợ (%) | Nguồn kinh phí của dân | Nguồn kinh phí của Nhà nước | Phân nguồn | |
Sở Nông nghiệp & PTNT | UBND Huyện | ||||||
1 | Chi phí hỗ trợ sản xuất giống gốc, giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ | 38.116,00 | 30 | 26.681 | 11.434,80 | 11.434,80 |
|
a | Heo | 28.352 | 30 | 19.846 | 8.505,60 | 8.505,60 |
|
b | Gà | 5.810 | 30 | 4.067 | 1.743,00 | 1.743,00 |
|
c | Bò | 2.754 | 30 | 1.928 | 826,20 | 826,20 |
|
d | Dê | 1.200 | 30 | 840 | 360,00 | 360,00 |
|
2 | Quản lý đực giống | 27.023 | 39 | 16.530 | 10.493,08 | 8.977,00 | 1.516,08 |
3 | Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng VietGAHP cho các cơ sở giống |
| Lồng ghép đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi |
|
|
|
|
4 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh tinh heo đạt tiêu chuẩn | 7.258,14 | 100 |
| 7.258,14 | 7.258,14 |
|
5 | Xây dựng, quản lý hệ thống kinh doanh con giống heo, gà đạt tiêu chuẩn | 411,07 | 100 |
| 411,07 | 411,07 |
|
6 | Công tác đào tạo, tập huấn | 1.590,00 | 56 | 700 | 890,00 | 600,00 | 290,00 |
7 | Đầu tư năng lực xét nghiệm chất lượng giống vật nuôi | 2.012,00 | 100 |
| 2.012,00 | 2.012,00 |
|
8 | Tổng cộng | 76.409,91 | 43 | 43.910,83 | 32.499,09 | 30.693,01 | 1.806,08 |
THUYẾT MINH KINH PHÍ GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung | Tổng đầu tư toàn xã hội | Người nuôi đầu tư | Ngân sách tỉnh đầu tư, hỗ trợ | |||
Tổng | Huyện, TX, TP | Sở NN&PTNT | Sở Công thương | ||||
1 = 2+3 | 2 | 3 = 4+5+6 | 4 | 5 | 6 | ||
1 | Sản xuất con giống | 14.387,90 | 10.071,53 | 4.316,37 |
| 4.316,37 |
|
2 | Nâng cấp phòng kiểm nghiệm chuyên ngành | 1.500,00 | 0 | 1.500 |
| 1.500 |
|
3 | Đào tạo cán bộ | 58,50 | 0 | 58,50 |
| 58,50 |
|
4 | Tập huấn, Chuyển giao kỹ thuật | 113,90 | 0 | 113,90 |
| 113,90 |
|
5 | Trung tâm giống | 12.000,00 | 0 | 12.000 |
| 12.000 |
|
Tổng kinh phí | 28,060.30 | 10.071,53 | 17.988,77 |
| 17.988,77 |
|
- 1Quyết định 32/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 3Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020
- 4Kế hoạch 8732/KH-UBND năm 2015 thực hiện kết luận 97-KL/TW về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Quyết định 1386/QĐ-UBND về chỉ định, công bố danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư chăn nuôi và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn nuôi năm 2016 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Quyết định 4652/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 06/KH-UBND triển khai công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 1076/2011/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
- 1Quyết định 07/2005/QĐ-BNN về quản lý và sử dụng lợn đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 67/2005/QĐ-BNN về Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 66/2005/QĐ-BNN về quản lý và sử dụng bò đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 67/2002/QĐ-BNN ban hành Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 66/2002/QĐ-BNN về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 62/2006/QĐ-BNN phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 10Quyết định 13/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành
- 11Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 61/2002/QĐ-BNN về Danh mục hàng hoá giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 15Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 16Quyết định 77/2004/QĐ-BNN ban hành Danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 108/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 23Quyết định 32/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 24Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 25Thông tư 02/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 26Quyết định 315/QĐ-TTg năm 2011 về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 28Quyết định 2419/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 29Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Thông tư liên tịch 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 31Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 32Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 33Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình "Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015"
- 34Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020
- 35Quyết định 1771/QĐ-BNN-TCTS năm 2012 phê duyệt quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 36Nghị quyết 200/2010/NQ-HĐND hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2015
- 37Nghị quyết 188/2010/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 05 năm 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 21 ban hành
- 38Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- 39Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 41Quyết định 680/QĐ-BNN-CN năm 2014 phê duyệt "Đề án Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 42Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 43Kế hoạch 8732/KH-UBND năm 2015 thực hiện kết luận 97-KL/TW về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 44Quyết định 1386/QĐ-UBND về chỉ định, công bố danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp vật tư chăn nuôi và cung cấp liều tinh; đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc; cung cấp bình Nitơ lỏng; xử lý chất thải chăn nuôi năm 2016 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 45Quyết định 4652/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 46Kế hoạch 06/KH-UBND triển khai công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 47Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 48Quyết định 1076/2011/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
- 49Chỉ thị 10/CT-UBND tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
Quyết định 3590/QĐ-UBND năm 2014 ban hành Đề án “Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"
- Số hiệu: 3590/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra