Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2021/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 17 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá năm 2012 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất vật lý, hóa giống nhau;

Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất vật lý, hóa giống nhau;

Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 203/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và thay thế cho Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT và ủy viên UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như Điều 3 (giao Sở NN&PTNT sao gửi cho các Công ty Lâm nghiệp, Khu BTTN, Ban QLR);
- Sở Tư pháp;
- Báo Bình Thuận;
- Đài PTTH Bình Thuận;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, NC&KSTTHC, KT. V.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Phong

 

QUY ĐỊNH

KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2021/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Khung giá rừng trên địa bàn tỉnh được xác định gồm:

1. Khung giá rừng tự nhiên quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các trạng thái rừng theo từng loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.

2. Khung giá rừng trồng quy định giá tối thiểu và giá tối đa đối với các loại rừng trồng chính trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Phân loại rừng để định giá

1. Phân theo mục đích sử dụng: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

2. Phân theo nguồn gốc hình thành: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

3. Phân theo loài cây: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

4. Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng gỗ: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Điều 4. Các loại rừng được định giá

1. Đối với rừng tự nhiên: Định giá các loại rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí phân loại rừng căn cứ theo trữ lượng, theo loài cây và theo mục đích sử dụng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất), cụ thể như sau:

a) Đối tượng là rừng đặc dụng: Trên địa bàn tỉnh có 13 trạng thái rừng.

b) Đối tượng là rừng phòng hộ: Trên địa bàn tỉnh có 18 trạng thái rừng.

c) Đối tượng là rừng sản xuất: Trên địa bàn tỉnh có 18 trạng thái rừng.

2. Đối với rừng trồng: Định giá rừng trồng theo loài cây trồng phổ biến, mật độ cây trồng và cấp tuổi rừng trồng.

Chương II

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Điều 5. Xác định khung giá rừng

1. Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Bảng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh

a) Khung giá rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh (kèm theo phụ lục 01).

b) Khung giá rừng trồng trên địa bàn tỉnh (kèm theo phụ lục 02).

Điều 6. Điều chỉnh giá các loại rừng

Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh khung giá rừng khi có biến động.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan Quy định về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giá rừng đối với từng chương trình, dự án cụ thể, trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

c) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo đúng quy định.

d) Tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.

2. Sở Tài chính:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giá rừng đối với từng chương trình, dự án cụ thể, trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

b) Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có rừng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất trên diện tích giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích đất rừng để thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Cục Thuế tỉnh:

a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của tổ chức do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi đến.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do các cơ quan chức năng liên quan gửi đến.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có rừng:

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định giao rừng, cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Thực hiện thẩm quyền về giao rừng, cho thuê rừng; quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở Quy định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh đã được ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án đầu tư có liên quan đến phát triển, bảo vệ rừng của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trên toàn tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 01.

KHUNG GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
 (Kèm theo Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng/ha

TT

Trạng thái rừng

Mã TTR

Khung giá rừng tự nhiên

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu (M > 200 m3/ha)

TXG

561,864

981,512

532,604

942,205

444,812

827,428

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX TB (M: 101-200 m3/ha)

TXB

289,543

482,771

273,557

463,883

240,689

420,641

3

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (M: 51-100 m3/ha)

TXN

110,795

186,139

99,802

170,792

83,184

149,322

4

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha)

TXK

56,709

94,298

49,047

84,705

43,222

76,848

5

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX chưa có TL (M <10 m3/ha)

TXP

8,342

15,802

6,457

12,769

5,093

10,762

6

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL giàu (M > 200 m3/ha)

RLG

405,191

665,159

376,074

628,249

324,671

558,510

7

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL TB (M: 101-200 m3/ha)

RLB

302,096

484,898

264,556

432,894

223,016

375,484

8

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo (M: 51-100 m3/ha)

RLN

172,662

273,883

133,631

217,982

107,184

181,122

9

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo kiệt (M: 10-50 m3/ha)

RLK

68,024

107,562

46,198

77,777

40,885

69,805

10

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL chưa có TL (M < 10 m3/ha)

RLP

 

 

 

 

3,796

8,992

11

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá kim nghèo kiệt(M: 10-50 m3/ha)

LKK

 

 

26,576

41,499

 

 

12

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK TB(M: 101-200 m3/ha)

RKB

 

 

279,532

443,774

246,384

403,047

13

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK nghèo(M: 51-100 m3/ha)

RKN

 

 

118,399

189,825

103,309

170,638

14

Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRLK nghèo kiệt(M: 10-50 m3/ha)

RKK

 

 

50,797

79,352

44,132

71,381

15

Rừng tự nhiên núi đá nghèo(Mgo: 51-100 m3/ha)

TXDN

76,573

139,719

73,123

136,606

64,171

123,858

16

Rừng hỗn giao G-TN (M: 50-150 m3/ha; N: 500 - 4000 cây/ha)

HG1

222,548

397,447

215,417

386,711

202,899

372,079

17

Rừng hỗn giao TN-G (M: 10-100 m3/ha; N: 2000 - 8000 cây/ha)

HG2

161,115

288,583

143,031

262,514

133,615

250,552

18

Rừng lồ ô tự nhiên núi đất(N: 500 - 8000 cây/ha)

LOO

2,191

18,739

2,109

18,639

1,963

18,462

19

Rừng tre nứa khác tự nhiên núi đất(N: 500 - 8000 cây/ha)

TNK

 

 

0,837

2,976

0,691

2,799

Ghi chú: những ô trống: Không tồn tại trạng thái rừng

 

PHỤ LỤC 02.

KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng/ha

STT

Loại rừng

Khung giá rừng

Tối thiểu

Tối đa

A

Keo lá tràm, Keo lai

 

 

I

Keo lá tràm

 

 

1

Mật độ: 1333 cây/ha

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

20,854

29,792

 

Năm thứ hai

30,538

43,625

 

Năm thứ ba

34,581

49,401

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

108,786

132,605

2

Mật độ: 1666 cây/ha

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

26,064

37,234

 

Năm thứ hai

38,166

54,523

 

Năm thứ ba

43,219

61,742

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

135,914

163,436

II

Keo lai

 

 

1

Mật độ: 1333 cây/ha

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

21,400

30,571

 

Năm thứ hai

31,595

45,135

 

Năm thứ ba

36,056

51,509

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

119,506

143,958

2

Mật độ: 1666 cây/ha

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

26,746

38,208

 

Năm thứ hai

39,487

56,410

 

Năm thứ ba

45,064

64,377

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

147,003

175,315

B

Bạch đàn

 

 

1

Mật độ: 1333 cây/ha

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

22,174

31,677

 

Năm thứ hai

32,879

46,971

 

Năm thứ ba

37,939

54,199

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

116,376

141,635

2

Mật độ: 1666 cây/ha

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

27,713

39,590

 

Năm thứ hai

41,093

58,704

 

Năm thứ ba

47,417

67,739

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

141,060

170,381

C

Phi lao

 

 

1

Mật độ: 1250 cây/ha

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

36,507

52,152

 

Năm thứ hai

47,644

68,062

 

Năm thứ ba

54,675

78,107

 

Năm thứ 4

56,818

81,169

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 8) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

85,621

118,679

2

Mật độ: 1666 cây/ha

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

48,656

69,508

 

Năm thứ hai

63,499

90,713

 

Năm thứ ba

72,871

104,101

 

Năm thứ tư

75,727

108,182

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 8) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

98,590

139,752

D

Xoan chịu hạn

 

 

1

Mật độ: 625 cây/ha

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

15,647

22,353

 

Năm thứ hai

22,912

32,732

 

Năm thứ ba

25,946

37,066

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

69,217

89,336

2

Mật độ: 833 cây/ha

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (trồng và chăm sóc trong 3 năm)

 

 

 

Năm thứ nhất (năm trồng)

20,854

29,792

 

Năm thứ hai

30,538

43,625

 

Năm thứ ba

34,581

49,401

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 6) (Trữ lượng từ 10 - 200m3)

93,935

117,755

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2021/QĐ-UBND quy định về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

  • Số hiệu: 06/2021/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/02/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tuấn Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản